Đề luyện thi Trạng nguyên Tiếng Việt Lớp 5 - Vòng 15 - Năm học 2020-2021

Bài 1: Trâu vàng uyên bác

Em hãy giúp bạn Trâu điền từ, số thích hợp vào ô trống

1. Đen như củ thất

Đáp án: tam

2. Đi guốc trong .

Đáp án: bụng

3. Điệu hổ li .

Đáp án: sơn

4. Đồng . hiệp lực

Đáp án: tâm

5. Đa sầu cảm

Đáp án: đa

 

Đề luyện thi Trạng nguyên Tiếng Việt Lớp 5 - Vòng 15 - Năm học 2020-2021 trang 1

Trang 1

Đề luyện thi Trạng nguyên Tiếng Việt Lớp 5 - Vòng 15 - Năm học 2020-2021 trang 2

Trang 2

Đề luyện thi Trạng nguyên Tiếng Việt Lớp 5 - Vòng 15 - Năm học 2020-2021 trang 3

Trang 3

Đề luyện thi Trạng nguyên Tiếng Việt Lớp 5 - Vòng 15 - Năm học 2020-2021 trang 4

Trang 4

Đề luyện thi Trạng nguyên Tiếng Việt Lớp 5 - Vòng 15 - Năm học 2020-2021 trang 5

Trang 5

doc 5 trang viethung 06/01/2022 4620
Bạn đang xem tài liệu "Đề luyện thi Trạng nguyên Tiếng Việt Lớp 5 - Vòng 15 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề luyện thi Trạng nguyên Tiếng Việt Lớp 5 - Vòng 15 - Năm học 2020-2021

Đề luyện thi Trạng nguyên Tiếng Việt Lớp 5 - Vòng 15 - Năm học 2020-2021
Luyện Thi Trạng Nguyên Tiếng Việt Lớp 5 Vòng 15
Năm học 2020 - 2021
Bài 1: Trâu vàng uyên bác
Em hãy giúp bạn Trâu điền từ, số thích hợp vào ô trống
Đen như củ  thất
Đáp án: tam
Đi guốc trong ..
Đáp án: bụng
Điệu hổ li ..
Đáp án: sơn
Đồng .. hiệp lực
Đáp án: tâm
Đa sầu  cảm
Đáp án: đa
Đất khách . người
Đáp án: quê
Đất lành . đậu
Đáp án: chim
Đầu bạc, răng ..
Đáp án: long
Đồng  cộng khổ
Đáp án: cam
Đá thúng đụng ..
Đáp án: nia
Bài 2: 
Em hãy giúp bạn Dê nối 2 ô với nhau để được cặp từ trái nghĩa
Đáp án:
Lười nhác - siêng năng
Giữ - bỏ
Vui sướng - buồn rầu
Cẩn thận - cẩu thả
Vội vàng - thong thả
Tập thể - cá nhân
Chật chội - rộng rãi
Sâu - nông
Trầm - bổng
Chùng - căng
Bài 3. Trắc nghiệm
Câu hỏi 1: Để thể hiện quan hệ phản bác giữa các vế câu, ta có thể dùng cặp quan hệ từ nào?
A. Không những - mà
B. Không chỉ - mà còn
C. Tuy - nhưng
D. Nhờ - mà
Đáp án: C
Câu hỏi 2: Chọn cặp từ phù hợp điền vào chỗ trống
“Trời . tối là lũ gà con  nháo nhác tìm mẹ.”
A. Vừa - đã
B. Đã - đã
C. Chưa - nên
D. Chưa - vừa
Đáp án: A
Câu hỏi 3: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu thơ:
“Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc
Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng”
(Về ngôi nhà đang xây, Đồng Xuân Lan)
A. So sánh
B. Nhân hóa
C. Lặp từ
D. Nhân hóa và so sánh
Đáp án: B
Câu hỏi 4: Từ nào viết sai chính tả?
A. Da đình
B. Da diết
C. Giã gạo
D. Giúp đỡ
Đáp án: A
Câu hỏi 5: Từ nào viết đúng chính tả?
A. Chang trại
B. Nung ninh
C. Ríu rít
D. Trăm chỉ
Đáp án: C
Câu hỏi 6: Những sự vật nào được so sánh với nhau trong câu:
“Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.”
A. Cày đồng - ban trưa
B. Mồ hôi - thánh thót
C. Mưa - ruộng cày
D. Mồ hôi - mưa
Đáp án: D
Câu hỏi 7: Điền vào chỗ trống cặp quan hệ từ phù hợp để tạo ra câu biểu thị quan hệ tương phản: “.. trời mưa rất to Lan vẫn đi thăm bà ngoại bị ốm?
A. Nếu - thì
B. Tuy - nhưng
C. Do - nên
D. Vì - nên
Đáp án: B
Câu hỏi 8: Chỉ ra cặp từ trái nghĩa trong câu thơ:
“Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy.”
(“Hạt gạo làng ta”, Trần Đăng Khoa, SGK TV5, Tập 1, tr.139)
A. Ngoi, lên
B. Xuống, ngoi
C. Cua, cấy
D. Lên, xuống
Đáp án: D
Câu hỏi 9. Điền cặp quan hệ từ phù hợp:  trời đã sang hè . buổi sớm ở Sapa vẫn lạnh cóng.
A. Tuy - nhưng
B. Vì - nên
C. Nếu - Thì
D. Không những - mà
Đáp án: A
Câu hỏi 10: Từ nào khác với các từ còn lại?
A. Lễ nghĩa
B. lễ phép
C. lễ vật
D. lễ độ
Đáp án: C

File đính kèm:

  • docde_luyen_thi_trang_nguyen_tieng_viet_lop_5_vong_15_nam_hoc_2.doc