Đề kiểm tra năng lực giáo viên dạy giỏi cấp trường THPT môn Lịch sử - Năm học 2019-2020

Câu 1. Chính sách nào về kinh tế không phải do chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh thực hiện trong những năm 1930 - 1931. ?

A. Chia ruộng đất công cho dân cày. B. Bãi bỏ thuế thân,

C. Xoá nợ cho người nghèo. D. Cải cách rụộng đất.

Câu 2. Điểm giống nhau giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo và Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo là

A. xác định cách mạng Việt Nam trải qua hai giai đoạn : cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng XHCN ; lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân với đội tiên phong là Đảng Cộng sản.

B. Xác định nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là đánh đổ đế quốc trước, đánh đổ phong kiến sau.

c. Xác định nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam là giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

D. Lực lượng nòng cốt của cách mạng Việt Nam là công nhân, nồng dân và tư sản dân tộc.

 

Đề kiểm tra năng lực giáo viên dạy giỏi cấp trường THPT môn Lịch sử - Năm học 2019-2020 trang 1

Trang 1

Đề kiểm tra năng lực giáo viên dạy giỏi cấp trường THPT môn Lịch sử - Năm học 2019-2020 trang 2

Trang 2

Đề kiểm tra năng lực giáo viên dạy giỏi cấp trường THPT môn Lịch sử - Năm học 2019-2020 trang 3

Trang 3

Đề kiểm tra năng lực giáo viên dạy giỏi cấp trường THPT môn Lịch sử - Năm học 2019-2020 trang 4

Trang 4

Đề kiểm tra năng lực giáo viên dạy giỏi cấp trường THPT môn Lịch sử - Năm học 2019-2020 trang 5

Trang 5

Đề kiểm tra năng lực giáo viên dạy giỏi cấp trường THPT môn Lịch sử - Năm học 2019-2020 trang 6

Trang 6

doc 6 trang viethung 06/01/2022 7340
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra năng lực giáo viên dạy giỏi cấp trường THPT môn Lịch sử - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra năng lực giáo viên dạy giỏi cấp trường THPT môn Lịch sử - Năm học 2019-2020

Đề kiểm tra năng lực giáo viên dạy giỏi cấp trường THPT môn Lịch sử - Năm học 2019-2020
 SỞ G D & Đ T BẮC NINH
TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ
 (đề thi gồm có 06 trang)
HỘI THI GVDG CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2019-2020
ĐỀ KIỂM TRA NĂNG LỰC GIÁO VIÊN
 NĂM HỌC 2019-2020
Môn : Lịch sử
 Thời gian làm bài: 60 phút; 
(50 câu trắc nghiệm)
Ngày thi: 22/11/2019
MÃ ĐỀ: 256
Câu 1. Chính sách nào về kinh tế không phải do chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh thực hiện trong những năm 1930 - 1931. ?
A. Chia ruộng đất công cho dân cày. B. Bãi bỏ thuế thân,
C. Xoá nợ cho người nghèo. D. Cải cách rụộng đất.
Câu 2. Điểm giống nhau giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo và Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo là
A. xác định cách mạng Việt Nam trải qua hai giai đoạn : cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng XHCN ; lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân với đội tiên phong là Đảng Cộng sản.
B. Xác định nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là đánh đổ đế quốc trước, đánh đổ phong kiến sau.
c. Xác định nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam là giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
D. Lực lượng nòng cốt của cách mạng Việt Nam là công nhân, nồng dân và tư sản dân tộc.
Câu 3. Mục tiêu đấu tranh trong thời kì 1936 - 1939 là gì ?
A. Chống đế quốc và phong kiến. 
B. Chống phát xít.
C. Chống đế quốc và phát xít.
D. Chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do dân sinh, dân chủ, hoà bình.
Câu 4. "Nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập tự do cho toàn thế dân tộc thì chẳng những quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được." Nội dung trên được trích trong văn kiện của hội nghị nào ?
A. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ưong Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1939.
C. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đồng Dương tháng 11-1940.
D. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941),
Câu 5. Nội dung nào phản ánh đầy đủ những khó khăn cơ bản của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 ?
A. Nạn đói, nạn dốt, hạn hán và lũ lụt.
B. Sự chống phá của bọn phản cách mạng Việt Quốc, Việt Cách,
C. Quân Pháp tấn công Nam Bộ.
D. Nạn đói, nạn dốt, khó khăn về tài chính, thù trong giặc ngoài.
Câu 6. Thuận lợi cơ bản của nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì ?
A. Dân ta có truyền thống yêu nước, đoàn kết, Đảng ta được tôi luyện và có lãnh tụ thiên tài
B. Chủ nghĩa xã hội (CNXH) dần dần trở thành hệ thống thế giới,
C. Phong trào đấu tranh đòi dân chủ ở các nước tư bản phát triển.
D. Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc lên cao.
Câu 7. Sự kiện mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai của thực dân Pháp là
A. thành lập đội quân viễn chinh và bổ nhiệm Cao uỷ Pháp ở Đông Dương ngay sau khi Nhật Bản đầu hàng.
B. xả súng vào đám đông khi nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn tổ chức mít tinh mừng ngày độc tập (2-9-1945)
C. cho quân quấy nhiễu nhân ngày Tổng tuyển cử bầu Quốc hội (6-1-1946),
D. đánh úp trụ sở Uỷ ban nhân dân Nam Bộ và Cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn (23-9-1945).
Câu 8. Vì sao Việt Nam kí với Pháp Hiệp định Sơ hộ ngày 6-3-1946 ?
A. Để củng cố khối đoàn kết toàn dân.
B, Chính quyền đang gặp khó khăn về đối nội.
C. Tạm hoà hoàn với Pháp để đuổi quân Trung Hoa Dân quốc về nước, tránh cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù.
D. Tạm hoà hoàn với Pháp để tập trung đối phó với quân Trung Hoa Dân quốc ở miền Bắc.
Câu 9. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1945 - 1954, chiến thắng nào của quân và dân ta được ghi nhận là "cái mốc bằng vàng, nơi ghi dấu chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc" ?
A. Chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947. B. Chiến thắng Biên giới thu - đông năm 1950.
C. Chiến thắng trong Đông - Xuân 1953 - 1954. D. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.
Câu 10. Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam trong việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (21-7-1954) là gì ?
A. Phân hoá và cô lập cao độ kẻ thù. B. Đảm bảo giành thắng lợi từng bước,
C. Đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng. D. Không vi phạm chủ quyền quốc gia.
Câu 11. Nét nổi bật nhất của tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là
A. Mĩ thay chân Pháp, đưa tay sai lên nắm chính quyền ở miền Nam.
B. miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ.
C. miền Bắc được hoàn toàn giải phóng và tiến lên CNXH.
D. đất nước bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau.
Câu 12. Nhiệm vụ của cách mạng nước ta sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là
A. hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế ở miền Bắc, đưa miền Bắc tiến lên CNXH ; tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà.
B. tiên hành đồng thời nhiệm vụ khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và tiến lên CNXH trên phạm vi cả nước.
C. tiến hành đồng thời nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và tiến lên CNXH trên phạm vi cả nước.
D. tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và thực hiện độc lập, thống nhất đất nước.
Câu 13. Ý nào không phản ánh đúng mục tiêu đấu tranh chống Mĩ - Diệm của nhân dân miền Nam trong những năm 1954 - 1959 ?
A. Đòi hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước.
B. Đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ.
C. Đòi quyền tham gia vào hệ thống chính quyền các cấp.
D. Đòi chính quyền Diệm thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Giơnevơ.
Câu 14. Vấn đề quan trọng nhất về chiến lược cách mạng được xác định tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9-4960) là gì ?
A. Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và nhiệm vụ của cách mạng từng miền.
B. Vị trí, vai trò của cách mạng từng miền,
C. Mối quan hệ giữa cách mạng hai miền.
D. Đường lối xây dựng CNXH ở miền Bắc.
Câu 15. Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào "Đồng khởi" là gì ?
A. Đưa nhân dân lên làm chủ ở nhiều thôn, xã ở miền Nam.
B. Giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực  ... nh đẫ để lại bản Di chúc với dự liệu thiên tài, động viên tinh thần chiến đấu của quân dân ta là
A. "Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải chiến đấu, quét sạch nó đi".
B. "Vì độc lập, vì tự do, đánh cho Mĩ cút, đánh cho nguỵ nhào".
C. "Đế quốc Mĩ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam, Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà",
D. "Tiến lên ! Toàn thắng ắt về ta !".
Câu 19. Nguyên nhân quan trọng nhất quyết định Đảng ta phải tiến hành công cuộc đổi mới đất nước là gì ?
A. Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, trước hết là khủng hoảng kinh tế-xã hội.
B. Cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng ở Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu.
C. Sự phát triển của cách mạng khoa học - kĩ thuật.
D. Những thay đổi của tình hình thế giới và mối quan hệ giữa các nước.
Câu 20. Đường lối đổi mới đất nước của Đảng nên hiểu như thế nào cho đúng ?
A. Không phải là thay đổi mục tiêu của CNXH mà là thực hiện mục tiêu ấy có hiệu quả bằng những bước đi và biện pháp thích họp, thông qua nhận thức đúng đắn về CNXH.
B. Không phải là thay đổi mục tiêu của CNXH mà thông qua phát triển nền kinh tế TBCN để thực hiện mục tiêu đó.
C. Xác định đúng mục tiêu của thời kì đầu quá độ lên CNXH để việc thực hiện đạt được kết quả khả thi.
D. Thay đổi mục tiêu của CNXH cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam.
Câu 21 Sau chiến tranh thế giới thứ hai, giữa các nước Tây Âu và Nhật Bản có gì khác biệt trong quan hệ với Mĩ?
A. Nhật Bản và Tây Âu luôn liên minh chặt chẽ với Mĩ, là đồng minh tin cậy của Mĩ
B. Nhật Bản liên minh chặt chẽ với Mĩ, nhưng nhiều nước Tây Âu tìm cách thoát dần ảnh hưởng của Mĩ.
C. Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ, nhưng Nhật Bản tìm cách thoát dần ảnh hưởng của Mĩ.
D. Nhật Bản liên minh với cả Mĩ và Liên Xô, còn Tây Âu chỉ liên minh với Mĩ.
Câu 22 : Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ( 1945- 1954) giành thắng lợi do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu là :
A. Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh, đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.
B. Toàn dân, toàn dân đoàn kết, dũng cảm trong chiến đấu, cần cù trong lao động sản xuất.
C. Xây dựng được hệ thống chính quyền dân chủ, mặt trời dân tộc thống nhất được củng cố, lục lượng vũ trang ba thứ quân vững mạnh, hậu phương được củng cố.
D. Tình đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân ba nước Đông Dương, sự đồng tình ủng hộ của Trung Quốc, Liên Xô, các nước dân chủ nhân dân, nhân dân Pháp va loài ngoài tiến bộ,
Câu 23 : Chiến thắng quân sự nào của quân và dân miền Nam đã làm phá sản về cơ bản chiến lược ‘’Chiến tranh đặc biệt ‘’ của Mĩ ?
A. Chiến thắng Áp Bắc (Mĩ Tho) B. Chiến thắng Bình Giã (Bà Rịa)
C. Chiến thắng Đồng Xoài ( Biên Hòa) D. Chiến thắng Ba Gia ( Quảng Ngãi)
Câu 24 : Đáp ứng yêu cầu phát triển của cách mạng miền Nam trong những năm 1961- 1965 Đảng đã chu trương thành lập cơ quan lực lượng nào ở miền Nam?
A. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam
B. Mặt trận Tổ quốc VIệt Nam.
C. Trung ương Cục miền Nam, Quân giải phóng miền Nam.
D. Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
Câu 25 : Âm mưu thâm độc của đế quốc Mĩ trong chiến lược ‘’Chiến tranh cục bộ’’ được thể hiện trong chiến thuật.
A. Trực thăng vận, thiết xa vận B. Dồn dân lập ấp chiến lược
C. Tìm diệt và chiếm đóng D. Tìm diệt và bình định vào vùng đất thánh Việt cộng
Câu 26 : Sau thắng lợi của quân dân miền Nam ở Vạn Tường (Quảng Ngãi) và hai mùa khô (đông- xuân 1965 -1966 và đông –xuân 1966- 1967) đã chứng tỏ
A. Lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam đủ sức đương đầu và đánh bại quân viễn chinh Mĩ.
B. Lực lượng vũ trang miền Nam đã trưởng thành nhanh chóng.
C. Quân viễn chinh Mĩ đã mất khả năng chiến đấu.
D. Chiến lược Chiến tranh cục bộ của Mĩ đã thất bại hoàn toàn.
Câu 27 : Chiến thắng nào đã mở ra bước ngoặt cho cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta?
A. Phong trào Đồng khởi (1960)
B. Chiến thắng Áp Bắc (1963)
C. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968)
D. Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975
Câu 28 : Điểm giống nhau giữa các chiến lược ‘’Chiến tranh cục bộ ‘’ và ‘’Chiến tranh đặc biệt’’ là:
A. Sử dụng lực lượng quân viễn chinh Mĩ, quân đồng minh và tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc.
B. Sử dụng cố vấn Mĩ, vũ khí và phương tiện chiến tranh của Mĩ.
C. Loại hình chiến tranh thực dân mới nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta.
D. Gây chiến tranh phá hoại miền bắc và mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương.
Câu 29 : Vì sao Mĩ buộc phải tuyên bố ‘’Mĩ hóa’’ trở lại chiến tranh xâm lược tức thừa nhận sự thất bại của ‘’Việt Nam hóa chiến tranh’’?
A. Do thắng lợi liên tiếp của ta trên mặt trận quân sự trong ba năm 1969, 1970, 1971.
B. Đòn tấn công bất ngờ, gây choáng váng của quân ta trong cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
C. Do thắng lợi của ta trên bàn đàm phán ở Pari.
D. Do thắng lợi của nhân dân miền Bắc trong chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ.
Câu 30 : Sự kiện nào chứng tỏ sự phát triển “thần kỳ “của Nhật Bản
A.Trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới
 B.Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 10.8%/ năm
C. Thu nhập đầu người cao so với thế giới 
D. Năm 1968 kinh tế Nhật Bản vượt Anh, Pháp CHLB Đức vươn lên đứng thứ 2 thế giới tư bản
Câu 31. Hội nghị Ianta đã quyết định nhiều vấn đề quan trọng, ngoại trừ việc
A. tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.
B. hợp tác giữa các nước nhằm khôi phục lại đất nước sau chiến tranh.
C. thoả thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.
D. thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hoà bình và an ninh thế giới.
Câu 32. Hội nghị Pốtxđam (Đức) đã có quyết định nào gây khó khăn cho cách mạng Việt Nam khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc ?
A. Đồng ý cho quân Anh và quân Trung Hoa Dân quốc vào Đông Dương làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật.
B. Liên Xô không được đưa quân vào Đông Dương.
C. Một vài đảng phái người Việt thân Trung Hoa Dân quốc được phép tham gia chính phủ ở Việt Nam.
D. Các nước phương Tây vẫn được duy trì phạm vi ảnh hưởng tại các thuộc địa truyền thống của mình.
Câu 33. Sau CTTG II, nhân dân Liên Xô bắt tay khôi phục kinh tế và xây dựng CNXH trong hoàn cảnh
A. được sự giúp đỡ của các nước trong phe xã hội chủ nghĩa (XHCN).
B. là nước thắng trận, thu nhiều lợi nhuận và thành quả từ Hội nghị Ianta.
C. đất nước chịu nhiều tổn thất về người và của, khó khăn về nhiều mặt.
D. Liên Xô, Mĩ, Anh và Pháp vẫn là đồng minh, giúp đờ lẫn nhau.
Câu 34. Ý nào đúng để hoàn thiện đoạn dữ liệu sau: "Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Bắc Á (trừ.....) đều bị chủ nghĩa thực dân nô dịch. Sau chiến tranh, khu vực này có sự biến đổi to lớn về ... Đây là khu vực duy nhất ở châu Á có ...... cửa thế giới."
A. Hàn Quốc ..... địa - chính trị và kinh tế ..... trung tâm khoa học - kĩ thuật
B. Trung Quốc ..... địa - chính trị ..... trung tâm vũ trụ
C. Hàn Quốc ..... địa - chính trị ..... trùng tâm kinh tế - tài chính lớn
D. Nhật Bản ..... địa - chính trị ..... trung tâm kinh tế - tài chính lớn
Câu3 5. Ý nào dưới đây phản ánh hoạt động đối ngoại của Trung Quốc trong năm 1972 đã gây bất lợi cho cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam?
A. Xảy ra xung đột biên giới với Liên Xô.
B. Tổng thống Mĩ thăm Trung Quốc, mớ đầu quan hệ mới theo hướng hòa dịu giữa hai nước.
C. Xảy ra xung đột biên giới với Ấn Độ và Liên Xô
D. Bình thường hoá quan hệ với Nhật Bản và các nước phương Tây
Câu 36. Biến đổi lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. từ thân phận là nước thuộc địa, các nước đã trở thành quốc gia độc lập, tự chủ
B. nhiều nước đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, trở thành nước công nghiệp
C. thành lập và mở rộng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
D. Việt Nam góp phần làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân kiểu cũ và kiểu mới
Câu 37. Điểm khác của tình hình nước Mĩ so với các nước Đồng minh ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. sở hữu vũ khí nguyên tử và nhiều loại vũ khí hiện đại khác
B. khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại.
C. không bị tàn phá về cơ sở vật chất và thiệt hại về dân thường
D. lôi kéo nhiều nước đồng minh thành lập liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Câu 38. Chính sách đối ngoại của Mĩ đối với Việt Nam từ năm 1949 đến năm 1954 là
A. can thiệp, "dính líu" trực tiếp vào cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của Pháp
B. ủng hộ nhân dân Việt Nam giành độc lập từ tay quân phiệt Nhật Bản.
C. trung lập, không can thiệp vào Việt Nam.
D. phản đối Pháp xâm lược trở lại Việt Nam.
Câu 39. Hãy sắp xếp các dữ kiện theo thứ tự thời gian vì quá trình liên kết khu vực ở Tây Âu : 1. Sáu nước Tây Âu thành lập "Cộng đồng than - thép châu Âu" ; 2. Hợp nhất ba cộng đồng thành "Cộng đồng châu Âu (EC) ; 3, "Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu" và "Cộng đồng kinh tế châu Âu" được thành lập; 4 Phát hành và sử dụng đồng tiền chung châu Âu (ơrô) ; 5. EC được đổi tên thành Liên minh tránh châu Âu (EU).
A. 1,3,4,2,5. B. 1,3,4,5,2. C. 1,3,2,5,4. D. 4,1.5 2,1.
Câu 40. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ giữa Mĩ và Liên xô thay đổi ra sao ?
A. Từng là đồng minh trong chiến tranh chuyển sang đối đầu vá đi tới tình trạng chiến tranh lạnh.
B. Chuyển từ đối đầu sang đối thoại.
C. Hợp tác với nhau trong việc giải quyết nhiều vắn đề quốc tế lớn.
D. Mâu thuẫn gay gắt về quyền lợi.
Câu 41. Trong xu thế hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển hiện nay, Việt Nam có được nhưng thời cơ và thuận lợi gì 
A. Ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
B. Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động.
C. Có được thị trường lớn để tăng cường xuất khẩu hàng hoá.
D. Hợp tác kinh tế, thu hút vốn đầu tư và ứng dụng khoa học - kĩ thuật.
Câu 42. Các cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật diễn ra trong lịch sử đều nhằm mục đích gì ?
A. Giải quyết vấn đề bùng nổ dân số và ô nhiễm môi trường sinh thái.
B. Giải quyết những đòi hỏi từ quả trình sản xuất của con người.
C. Giải quyết những đòi hỏi của cuộc sống, sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người.
D. Đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.
Câu 43. Thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương trong hoàn cành nào ?
A. Sau khi cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất kết thúc.
B. Chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu.
C. Chiến tranh thế giới thứ nhất đang trong giai đoạn quyết liệt.
D. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, nước Pháp bị thiệt hại nặng nề.
Câu 44. Điểm mới trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam là
A. chú trọng vơ vét tài nguyên thiên nhiên.
B. tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực thu lợi nhuận cao.
C. đầu tư vào hai ngành đồn điền cao su và khai mỏ.
D. đầu tư vào giao thông vận tải và ngân hàng.
Câu 45. Mâu thuần cơ bản nhất trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và mâu thuẫn dân với địa chủ phong kiến.
B. mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai phân động,
C. mâu thuần giữa tư sản và vô sản.
D. mâu thuần giữa các giai cấp cũ với các giai cấp, tầng lớp mới.
Câu 46. Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu đi vào con đường đấu tranh tự giác ?
A.Thành lập Công hội (bí mật) tại Sài Gòn - Chợ Lớn.
B. Bãi công của thợ nhuộm ở Chợ Lớn.
c. Bãi công của công nhân ở Nam Định, Hi Nội, Hải Phòng.
D.Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son (Sài Gòn) ngăn tàu Pháp chở binh lính sang đàn áp cách mạng Trung Quốc.
Câu 47. Công lao đầu tiên, to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong những năm 1919 - 1930 là
A. tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.
B. thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
C. hợp nhất ba tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
D. khởi thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
Câu 48. Ý nào nhận xét đúng về nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ?
A. Nhiệm vụ nêu trong Cương lĩnh bao hàm cả hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, trong đó nhiệm vụ dân tộc được đặt lên hàng đầu.
B. Nhiệm vụ nêu trong Cương lĩnh bao hàm cả nhiệm vụ giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.
C. Nhiệm vụ nêu trong Cương lĩnh bao hàm cả nhiệm vụ dân tộc và nhiệm vụ dân chủ, hai nhiệm vụ này có quan hệ khăng khít với nhau.
D. Nhiệm vụ nêu trong Cương lĩnh thể hiện sự vận dụng đúng học thuyết Mác - Lenin trong việc giải quyết vấn đề dân tộc và giai cấp của Nguyền Ái Quốc.
Câu 49. Ý nào không đúng khi giải thích cho luận điểm : "Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã tạo ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam" ?
A. Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành chính đảng mạnh nhất, giữ vai trò lãnh dạo cách mạng Việt Nam.
B. Từ đây, cách mạng Việt Nam có đường lối đúng đắn, khoa học, sáng tạo.
C. Cách mạng Việt Nam trở thành bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.
D. Là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên, quyết định những bước phát triến nhảy vọt mới cùa cách mạng.
Câu 50. Hậu quả bao trùm về mặt xã hội mà cuộc khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam trong những năm 1929 - 1933 gây ra là gì ?
A. Nhiều công nhân, viên chức bị sa thải, thợ thủ công thất nghiệp.
B. Làm trầm trọng thêm tính trạng đói khổ của các tầng lớp nhân dân lao động.
C. Nông dân phải chịu thuế cao, lãi nặng, bị chiếm đoạt ruộng đất, cuộc sống bần cùng.
D. Số đông tư sản dân tộc gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh.
 ----------------------------Hết------------------------------
 ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA NĂNG LỰC GV 
 MÃ ĐỀ: 256
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
D
A
D
D
D
A
D
C
D
D
Câu
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Đáp án
D
A
C
A
D
B
A
C
A
A
Câu
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
Đáp án
B
A
B
C
D
A
C
C
B
A
Câu
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
Đáp án
B
A
C
D
B
A
C
A
C
A
Câu
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
Đáp án
D
C
D
B
B
D
A
A
A
B

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_nang_luc_giao_vien_day_gioi_cap_truong_thpt_mon.doc