Đề cương ôn tập học kỳ II môn Giáo dục công dân 12 - Năm học 2019-2020

A. NỘI DUNG CƠ BẢN:

BÀI 6: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN (Tiếp theo)

I. Nội dung kiến thức:

1.Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

-Khái niệm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

-Nội dung quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân:

+ Về nguyên tắc, việc cá nhân, tổ chức tự tiện vào chỗ ở của người khác, tự tiện khám chỗ ở của công dân là vi phạm pháp luật.

+ Theo quy định của pháp luật, chỉ được phép khám chỗ ở của công dân trong hai trường hợp, nhưng việc khám không được tiến hành tùy tiện mà phải tuân theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định:

.Trường hợp thứ nhất, khi có căn cứ để khửng định chỗ ở, địa điểm của người nào đó có công cụ, phương tiện, tài liệu liên quan đến vụ án.

.Trường hợp thứ hai, việc khám chỗ ở, địa điểm của người nào đó cũng được tiến hành khi cần bắt người đang bị truy nã hoặc người phạm tội đang lẩn tránh ở đó

 

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Giáo dục công dân 12 - Năm học 2019-2020 trang 1

Trang 1

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Giáo dục công dân 12 - Năm học 2019-2020 trang 2

Trang 2

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Giáo dục công dân 12 - Năm học 2019-2020 trang 3

Trang 3

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Giáo dục công dân 12 - Năm học 2019-2020 trang 4

Trang 4

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Giáo dục công dân 12 - Năm học 2019-2020 trang 5

Trang 5

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Giáo dục công dân 12 - Năm học 2019-2020 trang 6

Trang 6

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Giáo dục công dân 12 - Năm học 2019-2020 trang 7

Trang 7

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Giáo dục công dân 12 - Năm học 2019-2020 trang 8

Trang 8

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Giáo dục công dân 12 - Năm học 2019-2020 trang 9

Trang 9

doc 9 trang viethung 04/01/2022 4540
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ II môn Giáo dục công dân 12 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kỳ II môn Giáo dục công dân 12 - Năm học 2019-2020

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Giáo dục công dân 12 - Năm học 2019-2020
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II - MÔN GDCD LỚP 12
NĂM HỌC 2019 - 2020
NỘI DUNG CƠ BẢN:
BÀI 6: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN (Tiếp theo)
I. Nội dung kiến thức: 
1.Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
-Khái niệm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
-Nội dung quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân:
+ Về nguyên tắc, việc cá nhân, tổ chức tự tiện vào chỗ ở của người khác, tự tiện khám chỗ ở của công dân là vi phạm pháp luật.
+ Theo quy định của pháp luật, chỉ được phép khám chỗ ở của công dân trong hai trường hợp, nhưng việc khám không được tiến hành tùy tiện mà phải tuân theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định:
.Trường hợp thứ nhất, khi có căn cứ để khửng định chỗ ở, địa điểm của người nào đó có công cụ, phương tiện, tài liệu liên quan đến vụ án.
.Trường hợp thứ hai, việc khám chỗ ở, địa điểm của người nào đó cũng được tiến hành khi cần bắt người đang bị truy nã hoặc người phạm tội đang lẩn tránh ở đó.
+ Khám chỗ ở đúng pháp luật là thực hiện khám trong những trường hợp do pháp luật quy định; chỉ những người có thẩm quyền theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự mới có quyền ra lệnh khám; người tiến hành khám phải thực hiện theo đúng thể thức mà pháp luật quy định.
 2. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
-Khái niệm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
-Nội dung quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín:
+ Không ai được tự tiện bóc mở, thu giũ, tiêu huỷ thư, điện tín của người khác
+ Chỉ những người có thẩm quyền theo quy định của pl và chỉ trong trường hợp cần thiết mới có quyền kiểm soát thư, điện thọại, điện tín của người khác.
+ Người nào tự tiện bóc, mở thư, tiêu huỷ thư, điện tín của người khác sẽ bị xử lý theo pl
 -Ý nghĩa
 3. Quyền tự do ngôn luận
-Khái niệm quyền tự do ngôn luận
-Nội dung quyền tự do ngôn luận:
+ Công dân có thể sử dụng quyền này tại cuộc họp ở cơ quan, trờng học, tổ dân phố bằng cách trực tiếp phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, trờng học, địa phương mình.
+ Công dân có thể viết bài gửi đăng báo, trong đó bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về chủ trơng, chính sách và pháp luật của nhà nớc; về xây dựng bộ máy nhà nớc trong sạch, vững mạnh; về ủng hộ cái đúng, cái tốt, phê phán và phản đối cái sai, cái xấu trong đời sống xã hội
+ Công dân có quyền đóng góp ý kiến, kiến nghị với các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân trong dịp đại biểu tiếp xúc với cử tri ở cơ sở, hoặc công dân có thể viết th cho đại biểu Quốc hội trình bày, đề đạt nguyện vọng về những vấn đề mình quan tâm.
 -Ý nghĩa
II. Tìm hiểu một số văn bản pháp luật liên quan:
 Hiến pháp 2013, bộ luật hình sự 2015, bộ luật tố tụng hình sự 2015, luật xử lý vi phạm hành chính 2012
BÀI 7: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ
I. Nội dung kiến thức: 
1.Quyền bầu cử và quyền ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân.
-Khái niệm quyền bầu cử và quyền ứng cử
- Nội dung quyền bầu cử và quyền ứng cử
+ Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào quốc hội, hội đồng nhân dân.
Công dân được hưởng quyền bầu cử và ứng cử một cách bình đẳng, không bị phân biệt đối xử theo giới tính, dân tộc, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú tại nơi học thực hiện quyền bầu cử, ứng cử, trừ một số trường hợp mà luật bầu cử quy định không được thực hiện quyền bầu cử và quyền ứng cử.
+ Cách thực hiện:
. Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo các nguyên tắc bầu cử phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín.
. Quyền ứng cử của công dân được thực hiện bằng 2 con đường: Tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử. Các công dân đủ 21 tuổi trở lên, có năng lực và tín nhiệm với cử tri đều có thể tự ứng cử hoặc được cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội giới thiệu ứng cử ( trừ các trường hợp do luật định không được ứng cử) 
2. Quyền tham gia quản lý nà nước và xã hội
- Khái niệm quyền tham gia quản lý nà nước và xã hội
-Nội dung quyền tham gia quản lý nà nước và xã hội:
+ Ở phạm vi cả nước:
. Tham gia thảo luận, góp ý kiến xây dựng các văn bản pl quan trọng, liên quan đến các quyền và lợi ích cơ bản của mọi công dân. Đồng thời, trong quá trình thực hiện pl, nhân dân có quyền và trách nhiệm đóng góp ý kiến, phản ánh kịp thời với nhà nước về những vướng mắc, bất cập, không phù hợp của các chính sách pl để nhà nước sửa đổi, hoàn thiện.
. Thảo luận và biểu quyết các vấn đề trọng đại khi nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý
+ Ở phạm vi cơ sở: Dân chủ trực tiếp được thực hiện theo cơ chế “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”
3. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
-Khái niệm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
-Nội dung quyền khiếu nại, tố cáo của công dân:
+Người có quyền khiếu nại, tố cáo
Người khiếu nại: cá nhân (công dân), tổ chức
Người tố cáo: chỉ có công dân
+ Người giải quyết khiếu nại, tố cáo
+ Cách thực hiện khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
II. Tìm hiểu một số văn bản pháp luật liên quan:
 Hiến pháp 2013, luật bầu cử đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân 2015, Luật hoạt động giám sát của quốc hội và hội đồng nhân dân 2015, luật khiếu nại 2011, luật tố cáo 2011, bộ luật hình sự 2015
BÀI 8: PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN
I. Nội dung kiến thức
1.Quyền học tập của công dân
- Khái niệm
-Nội dung:
+ Mọi công dân đều có quyền học không hạn chế.
+ Công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào
+ Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời
+ Mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập
2.Quyền sáng tạo của công dân
- Khái niệm
-Nội dung:
Công dân có quyền sáng tạo ra các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; các tác phẩm báo chí; các sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa và tạo ra các sản phẩm mang tính sáng tạo trong hoạt động khoa học công nghệ.
3.Quyền phát triển của công dân
- Khái niệm
-Nội dung:
+ Quyền của công dân được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện, phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước.
+ Công dân có quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.
II. Tìm hiểu một số văn bản pháp luật liên quan:
 Hiến pháp 2013, Luật giáo dục ( sửa đổi 2009), luật sở hữu trí tuệ ( sửa đổi 2009)
luật xử lý vi phạm hành chính 2012
BÀI 9: PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA ĐẤT NƯỚC
I. Nội dung kiến thức
2. Nội dung cơ bản của pháp luật về sự phát triển bền vững đất nước.
- Một số nội dung cơ bản của pháp luật về sự phát triển kinh tế.
+ Quyền tự do kinh doanh
+ Nghĩa vụ của công dân khi thực hiện các hoạt động kinh doanh.
- Một số nội dung cơ bản của pháp luật về sự phát triển các lĩnh vực xã hội
+ Trong việc xóa đói, giảm nghèo, mở rộng các hình thức trợ giúp người nghèo.
+ Trong lĩnh vực dân số.
+ Trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội.
 Hiến pháp 2013, Luật doanh nghiệp 2014, luật di sản văn hóa 2001, luật bảo vệ môi trường 2014, luật an ninh quốc gia 2004
B. MỘT SỐ CÂU HỎI THAM KHẢO:
Câu 1: Người có quyền tố cáo là?
A. Cá nhân, tổ chức.
B. Công dân, cán bộ, công chức, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân.
C. Chỉ có công dân.	
D. Chỉ có những người cùng cơ quan, đơn vị.
Câu 2:Nội dung nào dưới đây không đúng với quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội?
A. Thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
B. Kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước.
C. Kiến nghị với các cơ quan nhà nước xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội.
D. Tố cáo những hành vi trái pháp luật của các cá nhân, tổ chức.
Câu 3: Kế hoạch tổ chức hội làng truyền thống là việc
A. dân bàn và quyết định trực tiếp . 	
B. Chính quyền thông báo để dân biết và thực hiện.
C .dân giám sát, kiểm tra..	 
 D. tùy chính quyền quyết định.
Câu 4: Nhận định nào sau đây là sai khi nói về quyền bầu cử, ứng cử của công dân?
A.Không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo. 
B. Không phân biệt tình trạng pháp lý.
C. Không phân biệt trình độ văn hoá, nghề nghiệp.
D. Không phân biệt người ốm đau, già yếu, tàn tật.
Câu 5: Trong những trường hợp sau đây, trường hợp nào được thực hiện quyền bầu cử?
A. Người đang chấp hành hình phạt tù.	 
B. Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của tòa đã có hiệu lực..
C. Người đang bị kỉ luật.	 
D. Người mất năng lực hành vi dân sự.
Câu 6: Ở phạm vi cơ sở, xây dựng hương ước, qui ước là
A. những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện
B.những việc dân bàn và quyết định trực tiếp.
C. những việc dân đuợc thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định
D. những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra
Câu 7: Ở phạm vi cơ sở, kiểm sát dự toán và quyết toán ngân sách xã, phường là
A. những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện
B. những việc dân bàn và quyết định trực tiếp
C. những việc dân đuợc thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định
D. những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra
Câu 8: Ở phạm vi cơ sở, dự thảo qui hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của xã, phường là
A. những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện
B. những việc dân bàn và quyết định trực tiếp
C. những việc dân đuợc thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định
D. những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra
Câu 9: Nhà trường phát động cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Bảo vệ biển đảo quê hương”, M đã tự ý sao chép bức tranh của chị gái và gửi dự thi với tên mình. M đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Ứng dụng. B. Ủy nhiệm. C. Sáng tạo. D. Chuyển nhượng.
Câu 10: Ở nước ta, việc nhờ người thân trong gia đình đi bỏ phiếu hộ khi bầu cử đại biểu Quốc hội là vi phạm nguyên tắc bầu cử nào theo Luật bầu cử đại biểu Quốc hội?
 A: Nguyên tắc bỏ phiếu kín B: Nguyên tắc trực tiếp
 C: Nguyên tắc bình đẳng D: Nguyên tắc phổ thông
Câu 11: Bà Hiệp dựng xe đạp ở hè phố nhưng quên mang túi xách vào nhà. Quay trở ra không thấy túi xách đâu, bà Hiệp hoảng hốt vì trong túi có hơn 1 triệu đồng và một chiếc điện thoại di động.Bà Hiệp nghi cho Toán (13 tuổi) lấy trộm vì Toán đang chơi ở gần đó.Bà Hiệp đòi vào khám nhà Toán.Mặc dù Toán không đồng ý song bà Hiệp vẫn xông vào nhà lục soát. Hành vi của bà Hiệp đã vi phạm quyền nào sau đây?
 A. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
 B. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật riêng tư
 C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe
 D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm
Câu 12: Trong quá trình bầu cử, mỗi lá phiếu đều có giá trị như nhau thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử?
 A. Phổ thông B. Bình đẳng C. Trực tiếp D.Bỏ phiếu kín
Câu 13: Trong quy định của pháp luật về quyền tố cáo, đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật mà công dân có thể tố cáo là
 A. Cá nhân B. Tổ chức 
 C. Cơ quan nhà nước D. Bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào
Câu 14: Công dân A tham gia góp ý vào dự thảo luật khi Nhà nước trưng cầu dân ý, ta gọi công dân A đã thực hiện quyền dân chủ nào?
 A. Quyền ứng cử	 C. Quyền kiểm tra, giám sát
 B. Quyền đóng góp ý kiến D. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội
Câu 15: Mục đích quyền khiếu nại là nhằm ... quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.
 A. đền bù	 B. bù đắp	 C. chia sẻ	 D. khôi phục	
Câu 16: Mục đích của quyền tố cáo nhằm .... các việc làm trái pháp luật, xâm hại đến lợi ích của nhà nước,tổ chức và công dân.
 A. phát hiện, ngăn ngừa	 B. phát sinh	
 C. phát triển	 D. phát hiện, trừng phạt 
Câu 17: Anh A đề nghị thủ trưởng cơ quan xem xét lại quyết định cho thôi việc của mình. Ta nói anh A đang thực hiện quyền gì?
 A. Quyền tố cáo 	B. Quyền ứng cử 
 C. Quyền bãi nại	D. Quyền khiếu nại
Câu 18:Theo nguyên tắc nào dưới đây thì mọi công dân từ đủ 18 tuổi trở lên đều được tham gia bầu cử, trừ trường hợp đặc biệt bị pháp luật cấm?
 A. Trực tiếp	B. Bình đẳng	
 C. Phổ thông	D. Bỏ phiếu kín
Câu 19: "Việc cá nhân, tổ chức tự tiện vào chỗ ở của người khác, tự tiện khám chỗ ở của công dân là vi phạm pháp luật." là một nội dung thuộc
 A. Khái niệm về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
 B. Bình đẳng về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
 C.Ý nghĩa về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
 D. Nội dung về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
Câu 20:Công dân có thể học bằng nhiều hình thức khác nhau phù hợp với khả năng và điều kiện của mình là thực hiện hình thức học
 A. giáo trình liên thông. B. chương trình song ngữ 
 C. theo chủ đề tự chọn. D. thường xuyên, suốt đời.
Câu 21: Hôm nay là ngày bầu cử cử đại biểu quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp, nhưng bà A có việc đột xuất phải về quê, bà đã nhờ con dâu bỏ phiếu luôn hộ bà.Việc bỏ phiếu là vi phạm nguyên tắc:
 A. Phổ thông	B. Trực tiếp	 C. Bình đẳng	D. Dân chủ
Câu 22: Việc mở trường trung học phổ thông chuyên ở nước ta hiện nay nhằm? 
 A. Bảo đảm tính nhân văn trong giáo dục. B. Bảo đảm công bằng trong giáo dục. 
 C. Đào tạo chuyên gia kỹ thuật cho đất nước. D. Bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. 
Câu 23: Việc cộng điểm ưu tiên trong tuyển sinh đại học, cao đẳng cho học sinh là người dân tộc thiểu số đã thể hiện quyền bình đẳng về?
 A. Điều kiện chăm sóc về thể chất. B. Điều kiện học tập không hạn chế.
 C. Điều kiện tham gia các hoạt động văn hóa. D. Điều kiện hưởng thụ các giá trị văn hóa.
Câu 24. Mọi công dân đều có quyền được học
 A. giáo trình nâng cao. B. không bị hạn chế. 
 C. chương trình liên kết. D. theo chủ đề tự chọn.
Câu 25: Tổ chức và xây dựng bộ máy các cơ quan bảo vệ pháp luật để bảo vệ các quyền tự do cơ bản của công dân là trách nhiệm của
 A. nhân dân	B. công dân	C. nhà nước	D. lãnh đạo nhà nước
Câu 26: Phải học tập tìm hiểu nội dung các quyền tự do cơ bản để phân biệt hành vi đúng pháp luật và hành vi vi phạm pháp luật là trách nhiệm của
 A. nhân dân	B. công dân	C. nhà nước	D. lãnh đạo nhà nước
Câu 27. Tự tiện khám chỗ ở của công dân là vi phạm quyền
 A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
 B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân
 C. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân
 D. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
Câu 28. Dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân khác nhau được gọi là
 A. nhãn hiệu B. tên sản phẩm 
 C. xuất xứ hàng hóa D. kiểu dáng công nghiệp
Câu 29: Hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc được gọi là
 A. nhãn hiệu B. tên sản phẩm 
 C. xuất xứ hàng hóa D. kiểu dáng công nghiệp
Câu 30: Việc công dân tham gia thảo luận, góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật khi nhà nước trưng cầu dân ý thuộc phạm vi nào dưới đây?
 A. Phạm vi cả nước	 B. Phạm vi cơ sở
 C. Phạm vi địa phương	 D. Phạm vi cơ sở và địa phương
Câu 31: Việc lồng ghép giảng dạy pháp luật với các chủ đề liên quan đến: bạo lực học đường, ma túy, HIV/AIDS... trong chương trình giáo dục công dân cấp trung học phổ thông là thực hiện nội dung cơ bản của pháp luật về 
 A. vấn đề an sinh xã hội. B. chăm sóc sức khỏe cộng đồng. 
 C. ngăn ngừa lây lan dịch bệnh. D. phòng chống tệ nạn xã hội.
Câu 32: Do mâu thuẫn với chị M là kế toán của công ty, chị N đã bịa đặt và tung tin cho chị M lấy trộm tiền của ngân quỹ. Tức giận chị M hành hung gây thương tích cho chị N. Trong trường hợp này, chị M đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
 A. Được pháp luật bảo hộ về bí mật đời tư. B. Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe.
 C. Được pháp luật bảo hộ về tài sản. D. Được pháp luật bảo hộ về danh dự.
Câu 33: Theo qui định của pháp luật, tuổi nào sau đây được bầu cử và ứng cử?
 A. từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử. 
 B. đủ 21 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử. 
 C. từ đủ 18 đến 21 tuổi có quyền bầu cử và ứng cử.
 D. từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử, đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử.
Câu 34. Trường hợp nào sau đây được sử dụng quyền khiếu nại?
 A. Ông B từng chứng kiến một vụ đưa tiền hối lộ.
 B. Chị Y nhận giấy báo đền bù đất đai thấp hơn các nhà hàng xóm.
 C. Anh H phát hiện một nhóm người mua bán ma túy trái phép.
 D. Chị M phát hiện một chủ cơ sở kinh doanh đánh đập người lao động.
Câu 35. Học sinh lớp 12 đang thảo luận kế hoạch tổ chức liên hoan chia tay sau khi tốt nghiệp phổ thông. Bạn nào cũng hăng hái phát biểu ý kiến. Đây là việc các bạn đang thực hiện
 A. quyền tự do của học sinh trong lớp. B. quyền bình đẳng trong hội họp.
 C. quyền dân chủ trực tiếp. D. quyền dân chủ gián tiếp.
Câu 36. Phát hiện một nhóm thanh niên bẻ khóa lấy trộm tài sản của một nhà vắng chủ, Q đã báo cho công an biết. Hành vi của Q đã thực hiện
 A. quyền khiếu nại B. quyền dân chủ.
 C. quyền thân nhân. D. quyền tố cáo.
Câu 37: K năm nay 15 tuổi, làm thuê cho một cửa hàng thuộc thị trấn X. Em phải làm việc 12h mỗi ngày. K còn thường xuyên bị bà chủ chửi rủa, đánh mắng. Nếu là K em sẽ chọn cách nào sau đay để bảo vệ mình?
 A. Bỏ việc làm ở cửa hàng này để tìm việc làm ở cửa hàng khác.
 B. Gửi đơn khiếu nại đến công an thị trấn X.
 C. Gửi đơn khiếu nại đến Ủy ban nhân dân thị trấn X.
 D. Gửi đơn tố cáo đến công an thị trấn X.
Câu 38: Khi xử lí những hộ dân lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, một số hộ dân đã lớn tiếng cãi vã, không tuân thủ quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hành vi này là hành vi nào dưới đây? 
 A. Hành vi vi phạm pháp luật. B. Hành vi vi phạm đạo đức. 
 C. Hành vi vi phạm nếp sống văn hóa mới. D. Hành vi thiếu văn hóa nơi công cộng.
Câu 39:Quyền sáng tạo của công dân không bao gồm nội dung nào dưới đây?
 A. Tự do nghiên cứu khoa học.
 B. Kiến nghị với các cơ quan trường học.
 C. Đưa ra phát minh, sáng chế.
 D. Sáng tác văn học, nghệ thuật.
Câu 40: Nội dung nào dưới đây không thuộc quyền được phát triển của công dân?
 A. Những người phát triển sớm về trí tuệ có quyền được học tập vượt lớp.
 B. Những học sinh nghèo được miễn giảm học phí.
 C. Những học sinh học xuất sắc có thể được học ở các trường chuyên.
 D. Những người đạt giải trong các kỳ thi quốc gia được tuyển thẳng vào đại học.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ky_ii_mon_giao_duc_cong_dan_12_nam_hoc_2.doc