Đề cương ôn tập kiểm tra học kỳ II môn Hóa học Lớp 11 - Năm học 2020-2021

A.KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG:

 1. Đại cương hóa học hữu cơ (Khái niệm :đồng đẳng , đồng phân , lập CTPT , CTCT )

 2.Hiđrocacbon no ( An kan ): Đồng đẳng (công thức chung), đồng phân ,danh pháp ,tính chất hóa học và phương pháp điều chế Ankan,

 3.Hiđrocacbon không no ( An ken, ankaddien, an kin ): Cấu tạo, đồng phân ,danh pháp ,tính chất hóa học đặc trưng và PT điều chế ( An ken, ankaddien, an kin )

 4.Hiđrocacbon Thơm ( Đồng đẳng ,đồng phân ,danh pháp ,cấu tạo ,tính chất hóa học đặc trưng của benzen và đồng đẳng)

 5. Khái niệm ,đặc điểm cấu tạo ,phân loại,đồng phân ,danh pháp ,tính chất vật lý ,tính chất hóa học và điều chế : ancol , phenol.

 

Đề cương ôn tập kiểm tra học kỳ II môn Hóa học Lớp 11 - Năm học 2020-2021 trang 1

Trang 1

Đề cương ôn tập kiểm tra học kỳ II môn Hóa học Lớp 11 - Năm học 2020-2021 trang 2

Trang 2

Đề cương ôn tập kiểm tra học kỳ II môn Hóa học Lớp 11 - Năm học 2020-2021 trang 3

Trang 3

Đề cương ôn tập kiểm tra học kỳ II môn Hóa học Lớp 11 - Năm học 2020-2021 trang 4

Trang 4

Đề cương ôn tập kiểm tra học kỳ II môn Hóa học Lớp 11 - Năm học 2020-2021 trang 5

Trang 5

Đề cương ôn tập kiểm tra học kỳ II môn Hóa học Lớp 11 - Năm học 2020-2021 trang 6

Trang 6

Đề cương ôn tập kiểm tra học kỳ II môn Hóa học Lớp 11 - Năm học 2020-2021 trang 7

Trang 7

Đề cương ôn tập kiểm tra học kỳ II môn Hóa học Lớp 11 - Năm học 2020-2021 trang 8

Trang 8

doc 8 trang viethung 7440
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra học kỳ II môn Hóa học Lớp 11 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập kiểm tra học kỳ II môn Hóa học Lớp 11 - Năm học 2020-2021

Đề cương ôn tập kiểm tra học kỳ II môn Hóa học Lớp 11 - Năm học 2020-2021
TRƯỜNG THPT
LƯƠNG NGỌC QUYẾN
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ II 
 MÔN : HÓA HỌC LỚP 11NĂM HỌC 2020- 2021
A.KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG:
 1. Đại cương hóa học hữu cơ (Khái niệm :đồng đẳng , đồng phân , lập CTPT , CTCT )
 2.Hiđrocacbon no ( An kan ): Đồng đẳng (công thức chung), đồng phân ,danh pháp ,tính chất hóa học và phương pháp điều chế Ankan, 
	3.Hiđrocacbon không no ( An ken, ankaddien, an kin ): Cấu tạo, đồng phân ,danh pháp ,tính chất hóa học đặc trưng và PT điều chế ( An ken, ankaddien, an kin ) 
 4.Hiđrocacbon Thơm ( Đồng đẳng ,đồng phân ,danh pháp ,cấu tạo ,tính chất hóa học đặc trưng của benzen và đồng đẳng)
 5. Khái niệm ,đặc điểm cấu tạo ,phân loại,đồng phân ,danh pháp ,tính chất vật lý ,tính chất hóa học và điều chế : ancol , phenol.
B. BÀI TẬP VẬN DỤNG : 
 I. Bài tập nhận biết :
a)etilen, axetilen, metan. 
b) Hex-1-in, stiren, benzen, toluen.
c) glixerol , ancol etylic.
e) Các chất lỏng :benzen, phenol , ancolbenzylic, stiren, toluen. 
 II. Hoàn thành dãy biến hóa (ghi rõ điều kiện nếu có)
 ®AgCºCAg ®CHºCH® CH3CHO 
 CH3COONa ®CH2=CHCl ® PVC 
 Al4C3 CH4® C2H2 ®C6H6 ® C6H5Br ® C6H5ONa ® C6H5OH 
 ®C2H4 C2H5OH C2H5Cl C2H4® C2H4(OH)2
 III. Hệ thống các câu hỏi trác nghiệm
1. ĐẠI CƯƠNG HÓA HỌC HỮU CƠ
Câu 1: Thành phần các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ
A. nhất thiết phải có cacbon, thường có H, hay gặp O, N sau đó đến halogen, S, P...
B. gồm có C, H và các nguyên tố khác.
C. bao gồm tất cả các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
D. thường có C, H hay gặp O, N, sau đó đến halogen, S, P.
Câu 2: Chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ ?
A. CaCO3. 	B. C2H6O. 	 C. CO2.	 D. NH4HCO3.
Câu 3: Một hợp chất hữu cơ A có M = 74. Đốt cháy A bằng oxi thu được khí CO2 và H2O. Có bao nhiêu công thức phân tử phù hợp với A?
A. 4.	B. 2.	C. 3.	D. A.1.
Câu4: Một hợp chất hữu cơ A có tỉ khối so với không khí bằng bằng 2. Đốt cháy hoàn toàn A bằng khí O2 thu được CO2 và H2O. Có bao nhiêu công thức phân tử phù hợp với A ?
A. 2.	 	B. A. 1.	 	C. 3.	D. 4.
Câu 5: Hợp chất X có thành phần % về khối lượng : C (85,8%) và H (14,2%). Hợp chất X là
A. C3H8.	 	B. C4H10.	C. C4H8.	D. kết quả khác.
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ đơn chức X thu được sản phẩm cháy chỉ gồm CO2 và H2O với tỷ lệ khối lượng tương ứng là 44 : 27. Công thức phân tử của X là:
A. C2H6.	B. C2H6O.	C. C2H6O2.	D. C2H4O.
2. HIĐROCACBON NO
Câu 1: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có công thức phân tử C5H12 ?
A. 3 đồng phân.	B. 4 đồng phân.	C. 5 đồng phân.	D. 6 đồng phân
Câu 2: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có công thức phân tử C4H9Cl ?
A. 3 đồng phân.	B. 4 đồng phân.	C. 5 đồng phân.	D. 6 đồng phân.
Câu 3: Phần trăm khối lượng cacbon trong phân tử ankan Y bằng 83,33%. Công thức phân tử của Y là: 
A. C2H6.	B. C3H8. 	C. C4H10.	D. C5H12. 
Câu 4: Các ankan không tham gia loại phản ứng hóa học nào sau đây?
A. Phản ứng thế	B. Phản ứng cộng	C. Phản ứng tách	D. Phản ứng cháy
Câu 5: Cho ankan có CTCT là: (CH3)2CHCH2C(CH3)3. Tên gọi của ankan là:
A. 2,2,4-trimetylpentan.	B. 2,4-trimetylpetan.
C. 2,4,4-trimetylpentan.	D. 2-đimetyl-4-metylpentan.
Câu 6: Phản ứng đặc trưng của hiđrocacbon no là
A. Phản ứng tách.	 B. Phản ứng thế.	C. Phản ứng cộng.	D. Cả A, B và C.
Câu 7: Cho iso-pentan tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ số mol 1 : 1, số sản phẩm monoclo tối đa thu được là:
A. 2.	B. 3.	C. 5.	D. 4.
Câu 8: Iso-hexan tác dụng với clo (có chiếu sáng) có thể tạo tối đa bao nhiêu dẫn xuất monoclo ?
A. 3.	B. 4.	C. 5.	D. 6
Câu 9: Khi cho 2-metylbutan tác dụng với Cl2 theo tỷ lệ mol 1:1 thì tạo ra sản phẩm chính là:
A. 1-clo-2-metylbutan.	B. 2-clo-2-metylbutan.	
C. 2-clo-3-metylbutan.	D. 1-clo-3-metylbutan.
Câu 10: Khi clo hóa metan thu được một sản phẩm thế chứa 89,12% clo về khối lượng. Công thức của sản phẩm là:
A. CH3Cl.	B. CH2Cl2.	C. CHCl3.	D. CCl4.
Câu 11: Khi clo hóa hỗn hợp 2 ankan, người ta chỉ thu được 3 sản phẩm thế monoclo. Tên gọi của 2 ankan đó là:
A. etan và propan.	B. propan và iso-butan.
C. iso-butan và n-pentan.	 D. neo-pentan và etan.
Câu 12: Khi Clo hóa một ankan chỉ thu được một dẫn xuất monobrom duy nhất có tỉ khối hơi đối với hiđro là 53,25. Tên của ankan đó là: 
A. 3,3-đimetylhecxan.	C. isopentan.
B. 2,2-đimetylpropan.	D. 2,2,3-trimetylpentan
Câu 13: Khi crackinh hoàn toàn một thể tích ankan X thu được ba thể tích hỗn hợp Y (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất); tỉ khối của Y so với H2 bằng 12. Công thức phân tử của X là:
A. C6H14.	B. C3H8.	C. C4H10.	D. C5H12.
Câu 14: Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ hỗn hợp rắn gồm CaC2 và Al4C3:
Khí Y là
A. C2H4.	B. C2H6.	C. CH4.	D. C2H2.
Câu 55: Đây là thí nghiệm điều chế và thu khí gì?
A. O2.	B. CH4.	C. C2H2.	D. H2.
3. HIĐROCACBON KHÔNG NO
3.1. ANKEN
Câu 1: Anken X có công thức cấu tạo: CH3–CH2–C(CH3)=CH–CH3. Tên của X là
A. isohexan. B. 3-metylpent-3-en C. 3-metylpent-2-en.	 D. 2-etylbut-2-en.
Câu 2: Số đồng phân của C4H8 là
 A. 7. B. 4. C. 6. D. 5.
Câu 3: Hợp chất C5H10 mạch hở có bao nhiêu đồng phân cấu tạo ?	
A. 4. B. 5. C. 6. D. 10.
Câu 4: Áp dụng quy tắc Maccopnhicop vào trường hợp nào sau đây ?
A. Phản ứng cộng của Br2 với anken đối xứng.	
C. Phản ứng cộng của HX vào anken đối xứng.
B. Phản ứng trùng hợp của anken.
D. Phản ứng cộng của HX vào anken bất đối xứng.
Câu 5: Khi cho but-1-en tác dụng với dung dịch HBr, theo qui tắc Maccopnhicop sản phẩm nào sau đây là sản phẩm chính ?
A. CH3-CH2-CHBr-CH2Br. C. CH3-CH2-CHBr-CH3.
B. CH2Br-CH2-CH2-CH2Br . D. CH3-CH2-CH2-CH2Br.
Câu 6: Anken C4H8 có bao nhiêu đồng phân khi tác dụng với dung dịch HCl chỉ cho một sản phẩm hữu cơ duy nhất ?
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 7: Cho hỗn hợp tất cả các đồng phân mạch hở của C4H8 tác dụng với H2O (H+,to) thu được tối đa bao nhiêu sản phẩm cộng ? 	
A. 2. B. 4. C. 6. D. 5
Câu 8: Trùng hợp eten, sản phẩm thu được có cấu tạo là:
A. (-CH2=CH2-)n . B. (-CH2-CH2-)n . C. (-CH=CH-)n. D. (-CH3-CH3-)n .
Câu 9: Anken X có công thức cấu tạo: CH3–CH2= C(CH3)CH3. Tên của X là
A. 2-metylbut-2-en.	B. 3-metylpent-3-en.	C. 3-metylpent-2-en.	D. isohexan
Câu 10: Điều chế etilen trong phòng thí nghiệm từ C2H5OH, (H2SO4 đặc, 170oC) thường lẫn các oxit như SO2, CO2. Chất dùng để làm sạch etilen là:
A. dd brom dư. B. dd NaOH dư.	
C. dd Na2CO3 dư. D. dd KMnO4 loãng dư.
Câu 11: Sản phẩm chính của sự đehiđrat hóa 2-metylbutan-2-ol là chất nào ? 
A. 3-Metylbut-1-en. B. 2-Metylbut-1en. C. 3-Metylbut-2-en.	 D.2-Metylbut-2-en.
Câu 12: Cho 3,36 lít hỗn hợp etan và etilen (đktc) đi chậm qua qua dung dịch brom dư. Sau phản ứng khối lượng bình brom tăng thêm 2,8 gam. Số mol etan và etilen trong hỗn hợp lần lượt là:
A. 0,05 và 0,1. B. 0,1 và 0,05. C. 0,12 và 0,03.	D. 0,03 và 0,12.
Câu 13: Dẫn 3,36 lít (đktc) hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng kế tiếp vào bình nước brom dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 7,7 gam. CTPT của 2 anken là:
A. C2H4 và C3H6. B. C3H6 và C4H8. C. C4H8 và C5H10.	 D. C5H10 và C6H12.
Câu 14: Hỗn hợp khí X gồm H2 và C2H4 có tỉ khối so với He là 3,75. Dẫn X qua Ni nung nóng, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He là 5. Hiệu suất của phản ứng hiđro hoá là: 
A. 20%. B. 25%. C. 50%.	D. 40%.
Câu 15 Hiện nay PVC được điều chế theo sơ đồ sau: 
C2H4 CH2Cl–CH2Cl C2H3Cl PVC.
Nếu hiệu suất toàn bộ quá trình đạt 80% thì lượng C2H4 cần dùng để sản xuất 5000 kg PVC là:
A. 280 kg.	B. 1792 kg.	C. 2800 kg.	D. 179,2 kg.
3.2. ANKAĐIEN - ANKIN 
Câu 1: C5H8 có bao nhiêu đồng phân ankađien liên hợp ?
A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Câu 2: Công thức phân tử của buta-1,3-đien (đivinyl) và isopren (2-metylbuta-1,3-đien) lần lượt là
A. C4H6 và C5H10.	B. C4H4 và C5H8.	C. C4H6 và C5H8.	D. C4H8 và C5H10.
Câu 3: Cho phản ứng giữa buta-1,3-đien và HBr ở -80oC (tỉ lệ mol 1:1), sản phẩm chính của phản ứng là
A. CH3CHBrCH=CH2.	B. CH3CH=CHCH2Br.	
C. CH2BrCH2CH=CH2.	D. CH3CH=CBrCH3.
Câu 4: Cho phản ứng giữa buta-1,3-đien và HBr ở 40oC (tỉ lệ mol 1:1), sản phẩm chính của phản ứng là
A. CH3CHBrCH=CH2.	B. CH3CH=CHCH2Br.	
C. CH2BrCH2CH=CH2.	D. CH3CH=CBrCH3.
Câu 5: 1 mol buta-1,3-đien có thể phản ứng tối đa với bao nhiêu mol brom ?
A. 1 mol.	B. 1,5 mol.	C. 2 mol.	D. 0,5 mol.
Câu 6: Isopren tham gia phản ứng với dung dịch Br2 theo tỉ lệ mol 1:1 tạo ra tối đa bao nhiêu sản phẩm?
A. 4.	B. 1.	C. 3.	D. 2.
Câu 7: Trùng hợp đivinyl tạo ra cao su Buna có cấu tạo là ?
A. (-C2H-CH-CH-CH2-)n.	 B. (-CH2-CH=CH-CH2-)n. 
C. (-CH2-CH-CH=CH2-)n.	D. (-CH2-CH2-CH2-CH2-)n.
Câu 8: Có bao nhiêu ankin ứng với công thức phân tử C5H8 ? 
	A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4 
Câu 9: Ankin C4H6 có bao nhiêu đồng phân cho phản ứng thế kim loại (phản ứng với dung dịch chứa AgNO3/NH3)
A. 4.	B. 2.	C. 1.	D. 3. 
Câu 10: Có bao nhiêu đồng phân ankin C5H8 tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa 
A. 3.	B. 2.	C. 4.	D. 1. 
Câu 11: Cho phản ứng : C2H2 + H2O A. A là chất nào dưới đây 
A. CH2=CHOH.	B. CH3CHO.	C. CH3COOH.	D. C2H5OH. 
Câu 12: Cho sơ đồ phản ứng sau:	CH3-C≡CH + AgNO3/ NH3 X + NH4NO3 
X có công thức cấu tạo là?
	A. CH3-CAg≡CAg. 	B. CH3-C≡CAg.	
C. AgCH2-C≡CAg.	D. A, B, C đều có thể đúng.
Câu 13: : Để làm sạch etilen có lẫn axetilen ta cho hỗn hợp đi qua dd nào sau đây ?
A. dd brom dư.	B. dd KMnO4 dư.	
C. dd AgNO3 /NH3 dư.	D. các cách trên đều đúng.
Câu 14: 4 gam một ankin X có thể làm mất màu tối đa 100 ml dung dịch Br2 2M. CTPT X là
A. C5H8 .	B. C2H2.	 C. C3H4.	D. C4H6.
Câu 15: Làm thí nghiệm như hình vẽ: Hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm (2) là
	A. Có kết tủa vàng nhạt.	B. Có kết tủa trắng.C.Có bọt khí và kết tủa. D.Có bọt khí
4. HIĐROCACBON THƠM - NGUỒN HIĐROCACBON THIÊN NHIÊN
Câu 1: Trong phân tử benzen:
A. 6 nguyên tử H và 6 C đều nằm trên 1 mặt phẳng. 
B. 6 nguyên tử H nằm trên cùng 1 mặt phẳng khác với mặt phẳng của 6 C. 
C. Chỉ có 6 C nằm trong cùng 1 mặt phẳng. 
D. Chỉ có 6 H mằm trong cùng 1 mặt phẳng.
Câu 2: Dãy đồng đẳng của benzen có công thức chung là:
A. CnH2n+6 ; n 6. 	B. CnH2n-6 ; n 3. 	C. CnH2n-6 ; n 6. 	D. CnH2n-6 ; n 6.
Câu 3: (CH3)2CHC6H5 có tên gọi là:
A. propylbenzen. 	B. n-propylbenzen. 
C. iso-propylbenzen. 	 D. đimetylbenzen.
Câu 4: iso-propyl benzen còn gọi là:
A.Toluen. 	B. Stiren. 	C. Cumen. 	D. Xilen.
Câu 5: Ứng với công thức phân tử C8H10 có bao nhiêu cấu tạo chứa vòng benzen ?
A. 2. 	B. 3. 	C. 4. 	D. 5.
Câu 6: Phản ứng nào sau đây không xảy ra:
A. Benzen + Cl2 (as). 	B. Benzen + H2 (Ni, p, to). 
C. Benzen + Br2 (dd). 	D. Benzen + HNO3 (đ) /H2SO4 (đ).
Câu 7: Cho benzen + Cl2 (as) ta thu được dẫn xuất clo A. Vậy A là:
A. C6H5Cl. 	B. p-C6H4Cl2.	C. C6H6Cl6. 	D. m-C6H4Cl2. 
Câu 8: Benzen + X etyl benzen. Vậy X là 
A. axetilen. 	B. etilen. 	C. etyl clorua. 	D. etan.
Câu 9 : Benzen A o-brom-nitrobenzen. Công thức của A là:
A. nitrobenzen. 	B. brombenzen. 	
C. aminobenzen. 	D. o-đibrombenzen. 
Câu 10: Để phân biệt benzen, toluen, stiren ta chỉ dùng 1 thuốc thử duy nhất là:
A. Brom (dd). 	B. Br2 (Fe). 	
C. KMnO4 (dd). 	D. Br2 (dd) hoặc KMnO4(dd).
 Câu 11: Benzen A o-brom-nitrobenzen. Công thức của A là:
A. nitrobenzen. 	B. brombenzen. 	
C. aminobenzen. 	D. o-đibrombenzen. 
Câu 13: Để phân biệt benzen, toluen, stiren ta chỉ dùng 1 thuốc thử duy nhất là:
A. Brom (dd). 	B. Br2 (Fe). 	
C. KMnO4 (dd). 	D. Br2 (dd) hoặc KMnO4(dd).
Câu 14: Tiến hành trùng hợp 10,4 gam stiren được hỗn hợp X gồm polistiren và stiren (dư). Cho X tác dụng với 200 ml dung dịch Br2 0,15M, sau đó cho dung KI dư vào thấy xuất hiện 1,27 gam iot. Hiệu suất trùng hợp stiren là 
A. 60%.	B. 75%.	C. 80%.	 	D. 83,33%.
Câu 15: Đề hiđro hoá etylbenzen ta được stiren; trùng hợp stiren ta được polistiren với hiệu suất chung 80%. Khối lượng etylbenzen cần dùng để sản xuất 10,4 tấn polisitren là:
A.13,52 tấn. 	B. 10,6 tấn. 	C. 13,25 tấn. 	D. 8,48 tấn.
5. ANCOL - PHENOL 
Câu 1: Công thức dãy đồng đẳng của ancol etylic là
A. CnH2n + 2O.	B. ROH.	C. CnH2n + 1OH.	D. CnH2n + 2Ox.
Câu 2: Đun nóng một ancol X với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp thu được một olefin duy nhất. Công thức tổng quát của X là (với n > 0, n nguyên)
A. CnH2n + 1OH.	B. ROH.	C. CnH2n + 2O.	D. CnH2n + 1CH2OH.
Câu 3: Tên gọi thay thế của hợp chất có công thức CH3CH(C2H5)CH(OH)CH3 là
A. 4-etyl pentan-2-ol.	B. 2-etyl butan-3-ol.	C. 3-etyl hexan-5-ol.	D. 3-metyl pentan-2-ol.
Câu 4: Một ancol no có công thức thực nghiệm là (C2H5O)n. CTPT của ancol có thể là
A. C2H5O.	B. C4H10O2.	C. C4H10O.	D. C6H15O3.
Câu 5: Ancol no, đơn chức có 10 nguyên tử H trong phân tử có số đồng phân là
A. 5.	B. 3.	C. 4.	D. 2.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Phenol tác dụng với NaOH tạo khí H2.
B. Phenol tác dụng với Na tạo khí H2.
 C. Dung dịch phenol làm quì tím chuyển sang màu hồng.
D. Phenol tác dụng với NaHCO3 tạo khí CO2.
Câu 7: Oxi hóa ancol bậc hai thu được sản phẩm là
 A. xeton. B. anđehit. C. anken. D. ete.
Câu 8: Đốt cháy một ancol X được . Kết luận nào sau đây là đúng nhất?
A. X là ancol no, mạch hở.	B. X là ancol no hai chức.
C. X là ancol no đơn chức.	D. X là ancol đơn chức mạch hở.
Câu 9. Phenol phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
	A. dd NaCl.	B. dd Br2.	C. dd NaHCO3.	D. dd HCl.
Câu 10: Một ancol no đơn chức có %H = 13, 33% về khối lượng. CT của ancol là
A. C6H5CH2OH.	B. CH3OH.	C. C3H7OH..	D. CH2=CHCH2OH.
Câu 11: Một ancol no đơn chức có %O = 34,782% về khối lượng. CT của ancol là
A. C3H7OH.	B. C2H5OH.	C. C6H5CH2OH.	D. CH2=CHCH2OH. 
Câu 12: Số đồng phân ancol X có công thức phân tử C3H8O là
 A. 5	B. 4.	C. 3.	D. 2.
Câu 13. Chất nào sau đây hòa tan được Cu(OH)2 ?
 A. Glixerol.	B. Phenol.	C. Etanol.	D. Toluen
Câu 13: Có bao nhiêu đồng phân có công thức phân tử là C4H10O ?
A. 6.	B. 7.	C. 4.	D. 5.
Câu 14: Oxi hóa ancol bậc một thu được sản phẩm là:
A. Xeton. B. Anđehit. C. anken. D. ete.
Câu 15: Bậc của ancol là
A. bậc cacbon lớn nhất trong phân tử.	B. bậc của cacbon liên kết với nhóm -OH.
C. số nhóm chức có trong phân tử.	 D. số cacbon có trong phân tử ancol.
Câu16: Bậc ancol của 2-metylbutan-2-ol là
A. bậc 4.	B. bậc 1.	C. bậc 2.	D. bậc 3.
Câu 17: Cho các chất có công thức cấu tạo : 
 (1) (2) (3) 
Chất nào không thuộc loại phenol?
A. (1) và (3).	B. (2). C. (1).	D. (3)
Câu 18: Khi đun nóng hỗn hợp gồm C2H5OH và CH3OH với H2SO4 đặc ở 140oC có thể thu được số ete tối đa là
A. 3.	B. 4.	C. 5.	D. 6.
Câu 19: Bậc ancol của 2-metylbutan-2-ol là
A. bậc 4.	B. bậc 1.	C. bậc 2.	D. bậc 3.
Câu 20: Cho 1,84 gam glixerol hòa tan tối đa bao nhiêu gam Cu(OH)2 ?
A. 0,49.	B. 1,96.	C. 0,98.	D. 4,8
Câu 21: Cho m gam ancol X (C2H5OH) tác dụng hoàn toàn với kim loại Na dư, thu được 0,448 lít khí H2 ( đktc). Giá trị của m là: 
A. 2,40. 	B. 0,60. 	C. 1,84. 	D. 0,92.
Câu 22 Hiđrat hóa 2-metyl but-2-en thu được sản phẩm chính là
A. 2-metyl butan-2-ol.	B. 3-metyl butan-1-ol.	C. 3-metyl butan-2-ol.	D. 2-metyl butan-1-ol.
Câu 23: Khi đun nóng hỗn hợp gồm C2H5OH và CH3OH với H2SO4 đặc ở 140oC có thể thu được số ete tối đa là
A. 3.	B. 4.	C. 5.	D. 6.
Câu 24: Bậc ancol của 2-metylbutan-2-ol là
A. bậc 4.	B. bậc 1.	C. bậc 2.	D. bậc 3.
Câu 25: Cho 1,84 gam glixerol hòa tan tối đa bao nhiêu gam Cu(OH)2 ?
A. 0,49.	B. 1,96.	C. 0,98.	D. 4,8
Câu 29: Cho m gam ancol X (C2H5OH) tác dụng hoàn toàn với kim loại Na dư, thu được 0,448 lít khí H2 ( đktc). Giá trị của m là: 
A. 2,40. 	B. 0,60. 	C. 1,84. 	D. 0,92.
Câu 30: Cho 7,8 gam hỗn hợp 2 ancol đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với 4,6 gam Na được 12,25 gam chất rắn. Đó là 2 ancol
A. CH3OH và C2H5OH.	B. C2H5OH và C3H7OH.	
C. C3H5OH và C4H7OH.	 D. C3H7OH và C4H9OH.
Câu 31: Cho 12,8 gam dung dịch ancol A (trong nước) có nồng độ 71,875% tác dụng với lượng Na dư thu được 5,6 lít khí (đktc). Công thức của ancol A là
A. CH3OH.	B. C2H4 (OH)2.	C. C3H5(OH)3.	D. C4H7OH.
 IV. Bài tập định lượng
Bài 1.Hoà tan ancol mạch hở A vào H2O được dd A có nồng độ 71,875%. Cho 12,8g dd A tác dụng với Na lấy dư được 5,6 lít H2 (đktc). Tỉ khối hơi của ancol A so với NO2 là 2. Tìm CTCT A.
Bài 2: Cho 23,3 gam hỗn hợp X gồm etanol và phenol tác dụng hết với natri dư thu được 5,6 lít khí hidro (đktc).
Nếu cho 23,3 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch brom thì thu được m gam kết tủa.
Tính khối lượng của từng chất trong hỗn hợp X ban đầu và tính giá trị m.
Bài 3: Cho m (g) hỗn hợp gồm etanol và phenol chia làm 2 phần bằng nhau:
- Phần 1 cho tác dụng hết với natri dư thu được 3,36 lít khí hidro (đktc).
- Phần 2 cho tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch NaOH 1M.
Tính khối lượng của từng chất trong hỗn hơp ban đầu và giá trị m (g).
Bài 4: Hỗn hợp X chứa glixerol và một ancol no đơn chứcA . Cho 20,30 g A tác dụng với Natri lấy dư thu được 5,04 lít H2 (đktc), Mặt khác 8,12g X hòa tan vừa hết 1,96 gam Cu(OH)2. Xác định công thức phân tử, các công thức cấu tạo có thể có, tên và phần trăm về khối lượng của ancol đơn chức trong hỗn hợp A.
Bài 5: Cho 3,9 gam hỗn hợp 2 ancol no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với Na dư thu được 1,12 lít khí H2(đktc).Xác định CTPT, CTCT của 2 ancol và tính % khối lượng mỗi ancol.
Bài 6: 
. Một hỗn hợp gồm C6H5OH và một ancol no X. Cho 15,8 gam hỗn hợp tác dụng với dung dịch NaOH 1M thì cần vừa hết 100ml dung dịch. 
a)Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của ancol X trong hỗn hợp.
 b) Biết rằng nếu cho 15,8 g hỗn hợp trên tác dụng với Na dư thu được 3,36 lit H2 (đktc).Xác định CTPT của ancol X.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_hoa_hoc_lop_11_nam_ho.doc