Đề cương ôn tập học kì II môn Hóa Lớp 12 - Năm học 2020-2021

CHƯƠNG V: ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI (từ bài ăn mòn kim loại)

I. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG:

1. Thế nào là ăn mòn kim loại? ăn mòn hoá học? ăn mòn điện hoá? điều kiện xảy ra sự ăn mòn

điện hóa?.

2. Điều chế kim loại: nguyên tắc, các phương pháp điều chế kim loại, định luật Faraday.

II. BÀI TẬP TỰ LUẬN:

1. Có 2 thí nghiệm sau đây:

TN1: Cho một miếng sắt sạch vào dung dịch HCl.

TN2: Cho một miếng sắt sạch vào dung dịch HCl rồi cho thêm một giọt CuSO4.

Thí nghiệm nào xảy ra ăn mòn hóa học, ăn mòn điện hóa điện hoá?

2. Điện phân 200 ml dung dịch AgNO3 1M trong thời gian 2800 giây với cường độ dòng điện là 5A thì

khối lượng bạc bám vào catot là bao nhiêu gam?

3. Thổi một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp Fe3O4 và CuO nung nóng thu được 2,32

gam hỗn hợp rắn. Toàn bộ khí thoát ra cho hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thu được

5 gam kết tủa. Tính giá trị của m.

Đề cương ôn tập học kì II môn Hóa Lớp 12 - Năm học 2020-2021 trang 1

Trang 1

Đề cương ôn tập học kì II môn Hóa Lớp 12 - Năm học 2020-2021 trang 2

Trang 2

Đề cương ôn tập học kì II môn Hóa Lớp 12 - Năm học 2020-2021 trang 3

Trang 3

Đề cương ôn tập học kì II môn Hóa Lớp 12 - Năm học 2020-2021 trang 4

Trang 4

Đề cương ôn tập học kì II môn Hóa Lớp 12 - Năm học 2020-2021 trang 5

Trang 5

Đề cương ôn tập học kì II môn Hóa Lớp 12 - Năm học 2020-2021 trang 6

Trang 6

Đề cương ôn tập học kì II môn Hóa Lớp 12 - Năm học 2020-2021 trang 7

Trang 7

Đề cương ôn tập học kì II môn Hóa Lớp 12 - Năm học 2020-2021 trang 8

Trang 8

Đề cương ôn tập học kì II môn Hóa Lớp 12 - Năm học 2020-2021 trang 9

Trang 9

Đề cương ôn tập học kì II môn Hóa Lớp 12 - Năm học 2020-2021 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang viethung 03/01/2022 2820
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Hóa Lớp 12 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kì II môn Hóa Lớp 12 - Năm học 2020-2021

Đề cương ôn tập học kì II môn Hóa Lớp 12 - Năm học 2020-2021
 TRƯỜNG THPT XUÂN ĐỈNH 
Đề cương học kỳ II-Năm học 2020 - 2021 Trang 1 
 NĂM HỌC 2020 - 2021 
 MÔN: HÓA HỌC- KHỐI 12 
CHƯƠNG V: ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI (từ bài ăn mòn kim loại) 
I. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG: 
1. Thế nào là ăn mòn kim loại? ăn mòn hoá học? ăn mòn điện hoá? điều kiện xảy ra sự ăn mòn 
điện hóa?. 
2. Điều chế kim loại: nguyên tắc, các phương pháp điều chế kim loại, định luật Faraday. 
II. BÀI TẬP TỰ LUẬN: 
1. Có 2 thí nghiệm sau đây: 
 TN1: Cho một miếng sắt sạch vào dung dịch HCl. 
 TN2: Cho một miếng sắt sạch vào dung dịch HCl rồi cho thêm một giọt CuSO4. 
Thí nghiệm nào xảy ra ăn mòn hóa học, ăn mòn điện hóa điện hoá? 
 2. Điện phân 200 ml dung dịch AgNO3 1M trong thời gian 2800 giây với cường độ dòng điện là 5A thì 
khối lượng bạc bám vào catot là bao nhiêu gam? 
3. Thổi một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp Fe3O4 và CuO nung nóng thu được 2,32 
gam hỗn hợp rắn. Toàn bộ khí thoát ra cho hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 
5 gam kết tủa. Tính giá trị của m. 
III. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 
Câu 1: Từ dung dịch MgCl2 ta có thể điều chế Mg bằng cách 
A. Điện phân dung dịch MgCl2. 
B. Chuyển MgCl2 thành Mg(OH)2 rồi chuyển thành MgO rồi khử MgO bằng CO  
C. Cô cạn dung dịch rồi điện phân MgCl2 nóng chảy. 
D. Dùng Na kim loại để khử ion Mg2+ trong dung dịch. 
Câu 2. Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là 
 A. thực hiện sự khử các kim loại. B. thực hiện sự khử các ion kim loại. 
 C. thực hiện sự oxi hóa các kim loại. D. thực hiện sự oxi hóa các ion kim loại. 
Câu 3. Khi điều chế kim loại các ion kim loại đóng vai trò là chất: 
 A. khử. B. cho proton. C. bị khử. D. nhận proton. 
Câu 4. Có thể thu được kim loại nào trong số các kim loại sau: Cu, Na, Ca, Al bằng cả 3 phương pháp 
điều chế kim loại phổ biến ? 
 A. Na. B. Ca. C. Cu. D. Al. 
Câu 5. Dãy gồm các kim loại được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân hợp chất 
nóng chảy của chúng là 
 A. Na, Ca, Al. B. Na, Ca, Zn. C. Na, Cu, Al. D. Fe, Ca, Al. 
Câu 6. Từ dung dịch CuSO4 để điều chế Cu, người ta dùng 
 A. Na. B. Ag. C. Fe. D. Hg. 
 Câu 7: Kết luận nào sau đây không đúng? 
A. Các thiết bị máy móc bằng kim loại tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao có khả năng bị ăn mòn hóa 
học. 
B. Nối thanh Zn với vỏ tàu thuỷ bằng thép thì vỏ tàu thủy sẽ được bảo vệ. 
 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II 
 TRƯỜNG THPT XUÂN ĐỈNH 
Đề cương học kỳ II-Năm học 2020 - 2021 Trang 2 
C. Để đồ vật bằng thép ngoài không khí ẩm thì đồ vật đó sẽ bị ăn mòn điện hóa. 
D. Một miếng vỏ đồ hộp làm bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị xây xát tận bên trong, để trong không khí 
ẩm thì Sn sẽ bị ăn mòn trước. 
Câu 8: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào kim loại bị ăn mòn điện hóa? 
A. Cho kim loại Zn vào dung dịch HCl 
B. Thép cacbon để trong không khí ẩm 
C. Đốt dây Fe trong khí O2 
D. Cho kim loại Cu vào dung dịch HNO3 loãng. 
Câu 9: Thí nghiệm nào sau đây có xảy ra sự ăn mòn điện hóa học? 
 A. Nhúng thanh Zn vào dung dịch chứa hỗn hợp gồm CuSO4 và H2SO4. 
 B. Đốt dây Al trong bình đựng khí O2. 
 C. Nhúng thanh Fe vào dung dịch HCl. 
 D. Nhúng thanh Cu vào dung dịch HNO3 loãng. 
Câu 10: Thí nghiệm nào sau đây có xảy ra ăn mòn điện hóa học? 
 A. Nhúng thanh Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3. 
 B. Nhúng thanh Zn vào dung dịch CuCl2. 
 C. Nhúng dây Al vào dung dịch HCl. 
 D. Đốt dây thép trong bình đựng khí Cl2. 
Câu 11: Thí nghiệm nào sau đây chỉ xảy ra ăn mòn hóa học? 
 A. Nhúng thanh Al vào dung dịch CuSO4. 
 B. Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4 và H2SO4 loãng. 
 C. Nhúng thanh Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3. 
 D. Nhúng thanh Fe vào dung dịch AgNO3. 
Câu 12: Thí nghiệm nào sau đây chỉ xảy ra ăn mòn hóa học? 
 A. Nhúng thanh Al vào dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 và CuSO4. 
 B. Nhúng thanh Fe vào dung dịch H2SO4 loãng. 
 C. Để đinh sắt (làm bằng thép cacbon) trong không khí ẩm. 
 D. Nhúng thanh sắt (làm bằng thép cacbon) vào dung dịch H2SO4 loãng. 
Câu 13: Cho các nhận định sau: 
(a) Để chống sự ăn mòn sắt, người ta tráng thiếc, kẽm lên sắt. 
(b) Ngâm một lá sắt được quấn dây đồng trong dung dịch HCl loãng sẽ xảy ra hiện tượng ăn mòn điện 
hóa. 
(c) Ngâm một lá nhôm trong dung dịch NaOH loãng sẽ xảy ra hiện tượng ăn mòn hóa học. 
 TRƯỜNG THPT XUÂN ĐỈNH 
Đề cương học kỳ II-Năm học 2020 - 2021 Trang 3 
(d) Điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trơ, không màng ngăn xốp sẽ thu được khí Cl2 ở anot. 
Số nhận định đúng là 
 A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. 
Câu 14: Cho các nhận định sau: 
(a) Các thiết bị máy móc bằng sắt tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao có khả năng bị ăn mòn hóa học. 
(b) Cho Cu vào dung dịch FeCl3 dư, thu được dung dịch chứa 3 muối. 
(c) Nhúng thanh Ni nguyên chất vào dung dịch chứa HCl và FeCl3 sẽ xảy ra ăn mòn điện hóa. 
(d) Ngâm lá Al trong dung dịch HNO3 đặc, nguội. 
Số nhận định đúng là 
 A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. 
Câu 15: Cho các phát biểu sau: 
(a) Một miếng vỏ đồ hộp làm bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị xây xát bên trong, để trong không khí ẩm 
thì thiếc sẽ bị ăn mòn trước. 
(b) Nối thành kẽm với vỏ tàu thuỷ bằng thép thì vỏ tàu thuỷ được bảo vệ. 
(c) Để đồ vật bằng thép ra ngoài không khí ẩm thì đồ vật đó bị ăn mòn điện hoá. 
(d) Các thiết bị máy móc bằng kim loại tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao có khả năng bị ăn mòn 
hoá học. 
Số phát biểu đúng là 
 A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. 
CHƯƠNG 6: KIM LOẠI KIỀM – KIM LOẠI KIỀM THỔ - NHÔM 
I. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG: 
- Cấu hình electron nguyên tử và tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm. 
- Tính chất những hợp chất quan trọng của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm. 
- Điều chế và ứng dụng. 
II. BÀI TẬP TỰ LUẬN: 
Bài 1: Nêu những hiện tượng có thể xảy ra và viết các PTHH, giải thích khi cho kim loại Na lần lượt vào 
các dung dịch: CuSO4, NH4NO3, Fe2(SO4)3, AlCl3. 
Bài 2: Hoàn thành các sơ đồ phản ứng sau: 
a) NaCl → Na → NaOH → Na2CO3 → NaHCO3→ NaCl 
b) CaCl2 → Ca → Ca(OH)2 → CaCO3 → CaO → CaCl2 
c) Al2O3 → Al → AlCl3 → Al(OH)3 → NaAlO2 → Al(OH)3 
Bài 3: Viết ...  NaOH, Na3PO4, Na2CO3 B. HCl, NaOH, Na2CO3 
C. KCl, Ca(OH)2, Na2CO3 D. HCl, Ca(OH)2, Na2CO3 
Câu 21. Sục 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào 1 lít dung dịch hỗn hợp Ba(OH)2 0,12M và NaOH 0,06M. Sau 
khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là 
A. 13,79. B. 19,70. C. 7,88. D. 23,64. 
Câu 22: Chỉ dùng dung dịch KOH để phân biệt được các chất riêng biệt trong nhóm nào sau đây? 
A. Mg, Al2O3, Al B. Mg, K, Na C. Zn, Al2O3, Al D. Fe, Al2O3, Mg 
Câu 23: Nhỏ từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn 
chỉ thu được dung dịch trong suốt. Chất tan trong dung dịch X là 
A. Fe(NO3)3. B. Ca(HCO3)2. C. CuSO4. D. AlCl3. 
Câu 24. Hòa tan hết 7,74 gam hỗn hợp bột Mg, Al bằng 500ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 
0,28 M thu được dung dịch X và 8,736 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch X thu được lượng muối khan là 
A. 38,93 gam. B. 25,95 gam. C. 103, 85 gam. D. 77,86 gam. 
Câu 25: Chia m gam Al thành hai phần bằng nhau: 
- Phần 1 tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH sinh ra x mol khí H2 
- Phần 2 tác dụng với lượng dư dung dịch HNO3 loãng sinh ra y mol khí N2O (sản phẩm khử duy 
nhất). Quan hệ giữa x và y là 
 A. y =2x B. x = y C. x = 4y D. x = 2y 
Câu 26: Để thu được Al2O3 từ hỗn hợp Al2O3 và Fe2O3 người ta lần lượt 
A. Dùng khí H2 ở nhiệt độ cao, dung dịch NaOH (dư). 
B. Dùng khí CO ở nhiệt độ cao, dung dịch HCl (dư). 
C. Dùng dung dịch NaOH ( dư), Dung dịch HCl (dư) rồi nung nóng. 
D. Dùng dung dịch NaOH (dư), khí CO2 (dư) rồi nung nóng. 
Câu 27. Cho 200ml dung dịch Al2(SO4)3 0,5M tác dụng với 200 gam dung dịch NaOH thu được 11,7 
gam kết tủa trắng. Nồng độ % dung dịch NaOH đã dùng là 
A. 9% B. 12% C. 13% D. 9% hoặc 13% 
Câu 28. Nung hỗn hợp gồm 10,8 gam Al và 16,0 gam Fe2O3 (trong điều kiện không có không khí), sau 
khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn Y, khối lượng kim loại trong Y là 
A. 16,6 gam B. 11,2 gam C. 5,6 gam D. 22,4 gam. 
CHƯƠNG 7: SẮT VÀ MỘT SỐ KIM LOẠI QUAN TRỌNG 
I. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG: 
- Cấu hình electron nguyên tử, ion. 
- Tính chất, ứng dụng, điều chế các kim loại sắt, crom, đồng. 
- Tính chất các hợp chất của crom, sắt, đồng. 
- Tính chất và ứng dụng của một số kim loại quan trọng khác. 
 TRƯỜNG THPT XUÂN ĐỈNH 
Đề cương học kỳ II-Năm học 2020 - 2021 Trang 8 
II. BÀI TẬP TỰ LUẬN: 
Bài 1: Cho: Cr (Z = 24); Fe ( Z = 26); Cu ( Z = 29). Hãy viết cấu hình electron của các nguyên tử và ion 
sau: Fe, Fe2+, Fe3+, Cr, Cr3+, Cu, Cu+, Cu 2+. 
Bài 2: Nêu hiện tượng và giải thích cho các thí nghiệm sau : 
a) Nhỏ dd KOH vào dd K2Cr2O7. 
b) Nhỏ từ từ dung dịch FeSO4 vào dung dịch gồm KMnO4 và H2SO4. 
c) Nhỏ từ từ dung dịch FeSO4 vào dung dịch gồm K2Cr2O7và H2SO4. 
Bài 3: Viết các PTHH của phản ứng chứng minh: 
a) Tính khử: Cr > Fe > Cu 
b) FeCl3, Fe2O3: có tính oxi hóa 
c) FeO, FeCl2: có tính khử và tính oxi hóa 
d) Cr2O3, Cr(OH)3: có tính lưỡng tính. 
e) CrO3: là oxit axit và là chất oxi hóa mạnh. 
Bài 4: Phân biệt các dung dịch sau bằng phương pháp hóa học: FeCl2, FeCl3, CuCl2, CrCl3. 
Bài 5: a) Fe có thể tan trong các dung dịch nào sau đây: AlCl3, FeCl3, HNO3 loãng, H2SO4 đặc nguội, 
HCl, CuCl2. Viết PTHH của phản ứng xảy ra. 
b) Xác định thành phần dung dịch thu được sau phản ứng trong các trường hợp sau: 
- Cho Fe dư vào dd HNO3 loãng. 
- Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư. 
- Cho bột Cu vào dung dịch FeCl3. 
- Nung hỗn hợp Cu(OH)2, Fe(OH)2 ngoài không khí đến khối lượng không đổi. 
Bài 6: Cho m gam bột crom phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl (dư), thu được V lít khí H2 (đktc). 
Mặt khác, cũng m gam bột crom trên phản ứng hoàn toàn với khí O2 (dư), thu được 15,2 gam oxit duy 
nhất. Tìm giá trị của V. 
Bài 7: Cho từ từ dd NaOH 1M vào dd chứa 25,05 g hỗn hợp FeCl2 và AlCl3 cho đến khi thu được kết tủa 
có khối lượng không đổi thì ngưng lại. Đem kết tủa này nung trong không khí đến khối lượng không đổi 
thì được 8 gam chất rắn. Tính thể tích dd NaOH đã dùng. 
Bài 8: Thổi một luồng CO dư qua ống sứ đựng hỗn hợp Fe3O4 và CuO nung nóng đến phản ứng hoàn 
toàn, ta thu được 2,32 gam hỗn hợp kim loại. Khí thoát ra cho vào bình đựng nước vôi trong dư thấy có 5 
gam kết tủa trắng. Khối lượng hỗn hợp 2 oxit kim loại ban đầu là bao nhiêu? 
Bài 9: Dùng quặng manhetit chứa 80% Fe3O4 để luyện thành 800 tấn gang có hàm lượng Fe là 95%. Quá 
trình sản xuất gang bị hao hụt 1%. Hỏi đã dùng bao nhiêu tấn quặng? 
Bài 10: Khử hoàn toàn 6,64 g hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 cần 2,24 lít CO (đktc). Tính lượng Fe 
thu được. 
III. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM: 
Câu 1 : Trong số các cặp kim loại sau đây, cặp nào có tính chất bền vững trong không khí, nước nhờ có 
lớp màng oxit rất mỏng, rất bền vững bảo vệ ? 
A. Fe và Al. B. Al và Cr. C. Fe và Cr. D. Mn và Al. 
Câu 2 : Tìm phản ứng đúng ? 
A. 
 2
72OCr + H2O 2
 2
42OCr + 2H
+. B. 
 2
72OCr + 2OH
- 2
 2
42OCr + H2O. 
C. 2
 2
4CrO + 2H
+ 
 2
72OCr + H2O. D. 
 2
72OCr + 6H
+ 
 2
42OCr + 3H2O. 
 TRƯỜNG THPT XUÂN ĐỈNH 
Đề cương học kỳ II-Năm học 2020 - 2021 Trang 9 
Câu 3 : Sục khí Cl2 vào dd CrCl3 trong môi trường NaOH. Sản phẩm thu được là : 
A. Na2Cr2O7, NaCl, H2O. B. NaClO3, Na2CrO4, H2O. 
C. Na[Cr(OH)4], NaCl, NaClO, H2O. D. Na2CrO4, NaCl, H2O. 
Câu 4 : Cho phản ứng : ...Cr + Sn2+ ...Cr3+ + Sn. Khi cân bằng phản ứng trên, hệ số của ion Cr3+ sẽ là : 
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 
Câu 5 : Cho phản ứng : NaCrO2 + Br2 + NaOH X + NaBr + H2O. X có thể là : 
A. Na2Cr2O7. B. Na2CrO4. C. CrBr3. D. NaCrO2. 
Câu 6 : dd X có màu đỏ da cam. Nếu cho thêm vào một lượng KOH, màu đỏ của dd dần dần chuyển sang 
màu vàng tươi. Từ dd có màu vàng tươi thu được nếu cho thêm vào đó một lượng H2SO4, màu của dd lại 
dần dần trở lại đỏ da cam. Xác định dd X ? 
A. dd K2Cr2O7. B. dd KMnO4. C. dd K2CrO4. D. dd Br2. 
Câu 7 : Thành phần nào của cơ thể người có nhiều sắt nhất ? 
A. Tóc. B. Răng. C. Máu. D. Da. 
Câu 8 : Chất nào sau đây không thể oxi hoá Fe thành Fe3+ ? 
A. S. B. Br2. C. AgNO3. D. H2SO4đặc,nóng. 
Câu 9 : Phát biểu nào sau đây là sai : 
A. Sắt kim loại có thể tác dụng được với muối sắt. 
B. Fe3+ bị sắt kim loại khử thành Fe2+. 
C. Một kim loại có thể tác dụng được với muối clorua của nó. 
D. Fe2+ bị sắt kim loại khử thành Fe3+. 
Câu 10 : Một tấm kim loại bằng vàng bị bám một lớp kim loại sắt ở bề mặt, ta có thể dùng dd nào sau 
đây để loại tạp chất ra khỏi tấm kim loại vàng ? 
A. dd CuSO4 dư. B. dd FeSO4 dư. C. dd Fe2(SO4)3 dư. D. dd ZnSO4 dư. 
Câu 11 : Cho phản ứng : aFe + bHNO3 cFe(NO3)2 + dNO + eH2O. Các hệ số a, b, c, d, e là những số 
nguyên đơn giản nhất. Tổng (a + b) bằng : 
A. 5. B. 6. C. 3. D. 4. 
Câu 12 : Có các phương trình hoá học : 
 1. 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O. 2. Fe2O3 + 2Al Al2O3 + 2Fe. 
 3. 2FeCl3 + Cu 2FeCl2 + CuCl2. 4. FeCl3 + 3NaOH Fe(OH)3 + 3NaCl. 
Những phương trình phản ứng thể hiện tính oxi hóa của hợp chất sắt III là : 
 TRƯỜNG THPT XUÂN ĐỈNH 
Đề cương học kỳ II-Năm học 2020 - 2021 Trang 10 
A. 2, 3, 4. B. 2, 3. C. 1, 4. D. 1, 2. 
Câu 13 : Trong các chất sau Fe, FeCl2, FeCl3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeO, Fe2O3. Những chất có cả tính oxi 
hoá và tính khử là : 
A. FeO, FeCl2, FeSO4. B. Fe, FeCl2, FeCl3. C. Fe, FeSO4, Fe2(SO4)3. D. Fe, FeO, Fe2O3. 
Câu 14 : Có các phương trình hoá học : 
1. FeO + CO Fe + CO2. 2. 2FeCl2 + Cl2 2FeCl3. 3. 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O 4Fe(OH)3. 
4. 3FeO + 10HNO3 3Fe(NO3)3 + 5H2O + NO. 5. FeO + 2HCl FeCl2 + H2O. 
Những phương trình hoá học minh hoạ tính khử của hợp chất sắt II là : 
A. 2, 3, 4. B. 1, 4, 5. C. 1, 3, 5. D. 1, 2, 4. 
Câu 15 : Có 5 dd đựng trong 5 lọ mất nhãn : CaCl2, MgCl2, FeCl2, FeCl3, NH4Cl. Dùng kim loại nào sau 
đây để phân biệt được 5 dd trên ? 
A. Mg. B. Al. C. Na. D. Cu. 
Câu 16 : dd NaOH phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây ? 
A. FeCl3, MgO, CuO, HNO3, NH3, Br2. B. H2SO4, CO2, SO2, FeCl2, FeCl3, NO2, Cl2. 
C. HNO3, HCl, CuSO4, KNO3, ZnO, Zn(OH)2. D. Al, Al2O3, MgO, H3PO4, MgSO4, MgCl2. 
Câu 17 : Nung nóng hh Mg(OH)2 và Fe(OH)2 ngoài không khí cho đến khi khối lượng không thay đổi 
thu được một chất rắn. Thành phần của chất rắn gồm : 
A. MgO, FeO. B. Mg(OH)2, Fe(OH)2. C. Fe, MgO. D. MgO, Fe2O3. 
Câu 18: Sắt có số thứ tự là 26, cấu hình electron của ion Fe2+ là 
A. 1s22s22p63s23p63d64s2 B. 1s22s22p63s23p64s23d4 
C. 1s22s22p63s23p63d6 C. 1s22s22p63s23p63d5 
Câu 19. Quặng nào sau đây giàu sắt nhất? 
A. Pirit sắt. B. Manhetit. C. Hematit đỏ. D. Xiđerit. 
Câu 20. Phát biểu không đúng là 
A. hợp chất Cr (II) có tính khử đặc trưng còn hợp chất Cr (VI) có tính oxi hóa mạnh. 
B. các hợp chất: Cr2O3, Cr(OH)3, CrO, Cr(OH)2 đều có tính chất lưỡng tính. 
C. các hợp chất CrO, Cr(OH)2 tác dụng với dung dịch HCl còn Cr2O3 tác dụng với dung dịch NaOH. 
D. Thêm dung dịch kiềm vào muối đicrmat, muối này sẽ chuyển thành muối cromat. 
Câu 21: Cấu hình electron của ion Cu2+ và Cr3+ lần lượt là 
A. [Ar]3d9 và [Ar]3d14s2. B. [Ar]3d9 và [Ar]3d3. 
C. [Ar]3d74s2 và [Ar]3d14s2. D. [Ar]3d74s2 và [Ar]3d3. 
Câu 22: Cho 6,72 gam Fe vào dung dịch chứa 0,3 mol H2SO4 đặc, nóng (giả thiết SO2 là sản phẩm khử 
duy nhất ). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được . 
A. 0,03 mol Fe2(SO4)3 và 0,06 mol FeSO4 B. 0,05 mol Fe2(SO4)3 và 0,02 mol Fe dư 
C. 0,02 mol Fe2(SO4)3 và 0,08 mol FeSO4 D. 0,12 mol FeSO4 
 TRƯỜNG THPT XUÂN ĐỈNH 
Đề cương học kỳ II-Năm học 2020 - 2021 Trang 11 
Câu 23. Cho 6,72 gam Fe vào 400 ml dung dịch HNO3 1M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 
khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hòa tan tốt đa m gam Cu. Giá trị 
của m là 
A. 1,92 B. 3,20 C. 0,64 D. 3,84 
Câu 24: Hòa tan hoàn toàn 1,805 gam hỗn hợp gồm Fe và kim loại X bằng dung dịch HCl, thu được 
1,064 lít khí H2. Mặt khác, hòa tan hoàn toàn 1,805 gam hỗn hợp trên bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), 
thu được 0,896 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Biết các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. 
Kim loại X là 
A. Zn. B. Cr. C. Al. D. Mg. 
Câu 25: Cho 4,48 lít khí CO (đktc) từ từ đi qua ống sứ nung nóng đựng 8 gam một oxit sắt đến khi phản 
ứng xảy ra hoàn toàn. Khí thu được sau phản ứng có tỉ khối so với H2 bằng 20. Công thức của oxit sắt và 
phần trăm thể tích của khí CO2 trong hỗn hợp khí sau phản ứng là 
A. FeO;75% B. Fe2O3 ;75% C. Fe3O4 ; 65% D. Fe3O4 ;75% 
Câu 26. Hòa tan hoàn toàn 24,4 gam hỗn hợp gồm FeCl2 và NaCl (có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 2) vào 
một lượng nước (dư) thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 (dư) vào dung dịch X sau khi phản 
ứng xảy ra hoàn toàn sinh ra m gam chất rắn. Giá trị của m là 
A. 57,4 B. 28,7 C. 10,8 D. 68,2 
Câu 27: Cho 2,8 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M; khi các phản 
ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn X. Giá trị của m là 
A. 4,08. B. 3,20. C. 4,48. D. 4,72. 
Câu 28: Cho m gam bột crom phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl (dư), thu được V lít khí H2 (đktc). 
Mặt khác, cũng m gam bột crom trên phản ứng hoàn toàn với khí O2 (dư), thu được 15,2 gam oxit duy 
nhất. Giá trị của V là 
A. 2,24 B. 6,72 C. 4,48. D. 3,36 
Câu 29: Cho 13,5 gam hỗn hợp các kim loại: Al, Cr, Fe tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng 
nóng (trong điều kiện không có không khí), thu được dung dịch X và 7,84 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung 
dịch X (trong điều kiện không có không khí) được m gam muối khan. Giá trị của m là 
A. 48,8 B. 42,6 C. 47,1 D. 45,5 
Câu 30: Để điềm chế được 78 gam Cr từ Cr2O3 (dư) bằng phương pháp nhiệt nhôm với hiệu suất phản 
ứng là 90% thì khối lượng bột nhôm cần dùng tốt thiểu là 
A. 81,0 gam B. 54,0 gam C. 40,5 gam D. 45,0 gam 
Câu 31: Cho dãy các chất: NaOH, Sn(OH)2, Pb(OH)2, Al(OH)3, Cr(OH)3. Số chất trong dãy có tính chất 
lưỡng tính là 
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3 
Câu 32: Cho m gam hỗn hợp bột X gồm ba kim loại Zn, Cr, Sn có số mol bằng nhau tác dụng hết với 
lượng dư dung dịch HCl loãng, nóng thu được dung dịch Y và khí H2. Cô cạn dung dịch Y thu được 
8,98 gam muối khan. Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng hoàn toàn với O2 (dư) để tạo hỗn hợp 3 
oxit thì thể tích khí O2 (đktc) phản ứng là 
A. 1,008 lít. B. 0,672 lít. C. 2,016 lít. D. 1,344 lít. 
CHƯƠNG 8: NHẬN BIẾT MỘT SỐ CHẤT VÔ CƠ 
I. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG: 
Biết cách nhận biết một số cation, một số anion trong dung dịch và một số chất khí vô cơ. 
II. BÀI TẬP TỰ LUẬN: 
Bài 1: Chỉ dùng một thuốc thử hãy phân biệt: 
a) 4 dung dịch không màu sau đây: NH4Cl, NaCl, BaCl2, Na2CO3. 
b) 3 chất rắn trong 3 lọ riêng biệt gồm Al, Mg và Al2O3 
 TRƯỜNG THPT XUÂN ĐỈNH 
Đề cương học kỳ II-Năm học 2020 - 2021 Trang 12 
c) 5 dung dịch đựng trong 5 lọ không nhãn là FeCl3, FeCl2, AlCl3, NH4NO3, NaCl 
d) 4 dung dịch đựng trong 4 lọ hóa chất không nhãn là NaAlO2, AgNO3, Na2S, NaNO3. 
e) 3 dung dịch natri sunfat, kali sunfit và nhôm sunfat (đều có nồng độ khoảng 0,1M). 
Bài 2: Có 5 lọ đựng riêng biệt các khí: N2, NH3, Cl2, CO2, O2. Để xác định lọ đựng khí NH3 và Cl2 chỉ 
cần dùng thuốc thử duy nhất là chất nào? 
Bài 3: Chỉ dùng một thuốc thử duy nhất nào để có thể phân biệt hai khí SO2 và CO2 ? 
Bài 4: Có các chất: H2SO4 đặc, P2O5, CaO, CuSO4 , NaOH. Chất nào có thể làm khô khí: 
a) NH3, b) H2S, c) CO2, d) Cl2. 
III. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM: 
Câu 1: Phương pháp để loại bỏ tạp chất HCl có lẫn trong khi H2S là: cho hỗn hợp khí lội từ từ qua một 
lượng dư dung dịch 
A. AgNO3. B. NaOH C. NaHS D. Pb(NO3)2 
Câu 2: Tác nhân chủ yếu gây mưa axit là 
A. CO và CH4 B. CH4 và NH3 C. SO2 và NO2 D. CO và CO2 
Câu 3: Chất khí X tan trong nước tạo ra một dung dịch làm chuyển màu quỳ tím thành đỏ và có thể dùng 
làm chất tẩy màu. Khí X là 
A. NH3 B. CO2 C. SO2 D. O3 
Câu 4: Khí X làm đục nước vôi trong và được dùng làm chất tẩy trắng bột gỗ trong công nghiệp giấy. 
Chất X là 
 A. NH3. B. CO2. C. SO2. D. O3. 
Câu 5: Để phân biệt CO2 và SO2 chỉ cần dùng thuốc thử là 
A. nước Brom B. dung dịch NaOH đặc C. dung dịch Ba(OH)2 D. CaO 
Câu 6: Một mẫu khí thải có chứa CO2, NO2, N2 và SO2 được sục vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Trong bốn 
khí đó, số khí bị hấp thụ là 
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. 

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_hoa_lop_12_nam_hoc_2020_2021.pdf