Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn Địa lí cấp THPT

CHUYÊN ĐỀ I: TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN

TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ

Lê Thị Ngọc Bé – CV phòng GDTrH

1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN

TRONG DẠY HỌC

1. 1. Khái niệm tích hợp

Tích hợp là một khái niệm rộng, không chỉ dùng trong lĩnh vực lý luận dạy học các bộ

môn.

Trong từ điển Tiếng Việt chưa có từ “tích hợp”, còn trong từ điển Anh - Việt

“tích hợp” (Integration) được hiểu là: Sự hợp lại, hoặc bổ sung thành một hệ thống

thống nhất; sự hợp nhất; sự hoà hợp với môi trường.

Vận dụng nghĩa, “tích hợp trong giáo dục” được hiểu theo 2 nghĩa:

- Sự gắn kết các nội dung của một số môn học để tạo thành một thể thống nhất

mới như khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học trái đất,

- Sự bổ sung vào thành thể thống nhất theo nghĩa làm thêm một việc nào đó khi

tiến hành làm việc chính. Ví dụ, trên cơ sở thực hiện các nội dung môn học đã có, bổ

sung thêm các yêu cầu của giáo dục môi trường, giáo dục dân số sức khoẻ sinh sản,

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn Địa lí cấp THPT trang 1

Trang 1

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn Địa lí cấp THPT trang 2

Trang 2

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn Địa lí cấp THPT trang 3

Trang 3

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn Địa lí cấp THPT trang 4

Trang 4

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn Địa lí cấp THPT trang 5

Trang 5

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn Địa lí cấp THPT trang 6

Trang 6

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn Địa lí cấp THPT trang 7

Trang 7

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn Địa lí cấp THPT trang 8

Trang 8

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn Địa lí cấp THPT trang 9

Trang 9

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn Địa lí cấp THPT trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 51 trang viethung 03/01/2022 3220
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn Địa lí cấp THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn Địa lí cấp THPT

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn Địa lí cấp THPT
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG BÌNH 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN 
MÔN ĐỊA LÍ CẤP THPT 
 Năm học: 2013-2014 
 1 
MỤC LỤC 
 CHUYÊN ĐỀ I: TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ 
CHUYÊN ĐỀ II: PHƯƠNG PHÁP DẠY CÁC BÀI THỰC HÀNH TRONG CHƯƠNG 
TRÌNH ĐỊA LÍ THPT 
CHUYÊN ĐỀ III: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC ĐỊA 
LÍ 
 2 
LỜI GIỚI THIỆU 
Thực hiện công văn số 3670/ BGD ĐT-NGCBQLGD ngày 30/5/2013 của Bộ 
Giáo dục và Đào tạo và công văn số 698/SGDĐT-GDCNTX ngày 16/4/2013 
của Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Bình về Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên 
năm học 2013 -2014, nhóm biên soạn chúng tôi xây dựng bộ tài liệu với các chủ 
đề dựa trên tình hình thực tế và thực trạng dạy học môn Địa lí của các trường 
THPT trong tỉnh. 
Qua thực tế, một số vấn đề mới trong day học bộ môn như "giáo dục tích hợp 
liên môn trong dạy học Địa lí" giáo viên chưa được cập nhật, hay nhiều giáo 
viên dạy bộ môn địa lí của các trường THPT vẫn chưa thống nhất về tiến trình 
dạy bài thực hành hoặc chưa vận dụng có hiệu quả công nghệ thông tin vào dạy 
học địa lí, do vậy chúng tôi đã thống nhất biên soạn bộ tài liệu với ba chủ đề, 
bao gồm: 
1. Tích hợp kến thức liên môn trong dạy học Địa lí. 
2. Phương pháp dạy bài thực hành trong chương trình Địa lí cấp THPT. 
3. Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Địa lí. 
Trong qúa trình biên soạn, các tác giả đã có nhiều cố gắng, song không thể 
tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của các 
thầy giáo, cô giáo để tài liệu được hoàn thiện hơn. 
 Nhóm tác giả 
 3 
 CHUYÊN ĐỀ I: TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN 
 TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ 
 Lê Thị Ngọc Bé – CV phòng GDTrH 
1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN 
TRONG DẠY HỌC 
 1. 1. Khái niệm tích hợp 
Tích hợp là một khái niệm rộng, không chỉ dùng trong lĩnh vực lý luận dạy học các bộ 
môn. 
 Trong từ điển Tiếng Việt chưa có từ “tích hợp”, còn trong từ điển Anh - Việt 
“tích hợp” (Integration) được hiểu là: Sự hợp lại, hoặc bổ sung thành một hệ thống 
thống nhất; sự hợp nhất; sự hoà hợp với môi trường. 
Vận dụng nghĩa, “tích hợp trong giáo dục” được hiểu theo 2 nghĩa: 
- Sự gắn kết các nội dung của một số môn học để tạo thành một thể thống nhất 
mới như khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học trái đất, 
- Sự bổ sung vào thành thể thống nhất theo nghĩa làm thêm một việc nào đó khi 
tiến hành làm việc chính. Ví dụ, trên cơ sở thực hiện các nội dung môn học đã có, bổ 
sung thêm các yêu cầu của giáo dục môi trường, giáo dục dân số sức khoẻ sinh sản, 
Khái niệm tích hợp được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực giáo 
dục, khái niệm tích hợp xuất hiện từ thời kỳ khai sáng (thế kỉ XVIII) dùng để chỉ một quan 
niệm giáo dục toàn diện con người, chống lại hiện tượng làm cho con người phát triển thiếu 
hài hoà, cân đối. Tích hợp còn có nghĩa là thành lập một loại hình nhà trường mới, bao gồm 
các thuộc tính trội của các loại hình nhà trường vốn có. Trong dạy học các bộ môn, tích hợp 
được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau 
(theo cách hiểu truyền thống từ 400 năm nay) thành một “môn học” mới hoặc lồng ghép các 
nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của một môn học, thí dụ : lồng ghép nội dung 
giáo dục dân số, giáo dục môi trường ... vào nội dung các môn học Địa lý, Sinh học, Giáo dục 
công dân,... 
1.2. Mức độ thực hiện tích hợp 
Tích hợp trong giáo dục đã trở thành quan điểm phổ biến. Tuy nhiên mức độ thực 
hiện thì rất khác nhau. Theo d’Hainaut (1977, xuất bản lần thứ 5, 1988), có thể chấp 
nhận bốn quan điểm khác nhau đối với các môn học để thực hiện mục tiêu giáo dục 
đồng thời cũng phản ánh bốn mức độ thực hiện tích hợp môn học như sau: 
- Quan điểm tích hợp “trong nội bộ môn học”, trong đó chúng ta ưu tiên các nội 
dung của môn học dựa trên những thành tựu của khoa học tương ứng. Quan điểm này 
nhằm duy trì các môn học riêng rẽ, khi có thêm yêu cầu bổ sung mục tiêu, nội dung, 
sẽ lồng ghép chúng vào những môn học đang có sẵn trong chương trình giáo dục của nhà 
trường phổ thông. Với loại hình tích hợp này, mức độ đạt được ở mức “lồng ghép”. 
 4 
- Quan điểm tích hợp “đa môn”, trong đó chúng ta đề nghị những tình huống, 
những “đề tài” có thể được nghiên cứu theo những quan điểm khác nhau nghĩa là theo 
những môn học khác nhau. Theo quan điểm này, những môn học tiếp tục được tiếp 
cận một cách riêng rẽ và tích hợp môn học được thực hiện bằng các đề tài được thực 
hiện ở một số thời điểm nhất định, sau quá trình học tập riêng rẽ các môn học. Như 
vậy, các môn học không thực sự được tích hợp mà chúng chỉ giao nhau tại thời điểm 
thực hiện tình huống hoặc đề tài. 
 - Quan điểm tích hợp “liên môn”, trong đó chúng ta đề xuất những tình huống 
chỉ có thể được tiếp cận một cách hợp lí qua sự soi sáng của nhiều môn học. Ví dụ, câu 
hỏi “Tại sao cần phải bảo vệ rừng?” chỉ có thể giải thích dưới ánh sáng của nhiều môn 
học: Địa lí, Lịch sử, Toán học,... Như vậy, quan điểm liên môn là phối hợp sự đóng 
góp của nhiều môn học để nghiên cứu và giải quyết một tình huống. 
- Quan điểm tích hợp “xuyên môn”, trong đó chúng ta chủ yếu phát triển những 
kĩ năng mà học sinh có thể sử dụng trong tất cả các môn học, trong tất cả các tình 
huống như: nêu một giả thuyết, đọc các thông tin, thông báo thông tin, giải một bài 
toán v.v... Những kĩ năng này chúng ta sẽ gọi là những kĩ năng xuyên môn. Có thể lĩnh 
hội được những kĩ năng này trong từng môn học hoặc nhân dịp có những hoạt động 
chung cho nhiều môn học. Quan điểm này đòi hỏi phải hướng mục tiêu giáo dục tới 
việc hình thành các năng lực cần thiết cho người học. Những năng lực này được thực 
hiện qua một loạt các kỹ năng cụ thể. Nói tóm lại, quan điểm xuyên môn, là tìm cách 
phát triển ở học sinh những kĩ năng xuyên môn, nghĩa là những kĩ năng có thể áp dụng 
ở mọi nơi. 
Hiện nay, vấn đề cần hay không cần tích hợp các môn học khác nhau không đặt 
ra nữa. Những nhu cầu  ...  đổi mới 
PPDH, động viên được HS học tập; tuy nhiên trong quá trình dạy học cần để ý 
đến đối tượng HS ngại khó, lười học tránh tình trạng bỏ rơi HS. 
 Dạng 4: Sử dụng giáo án điện tử kết hợp với viết bảng. Yêu cầu về chuẩn 
kiến thức được thể hiện trên bảng, các slide là hệ thống kênh hình (Bản đồ, biểu 
đồ, bảng số liệu, phim), phiếu học tập. 
 Ưu điểm: Phát huy được tính tích cực của HS trong học tập, không có HS bị 
bỏ rơi (mọi HS đều có thể tham gia giải quyết vấn đề), rèn luyện kỹ năng địa lí 
với mức độ cao, HS sẽ nắm chắc kiến thức cơ bản, qua đó HS sẽ hứng thú với 
 44 
bộ môn Địa lí. GV có điều kiện để nâng cao năng lực chuyên môn, chủ trong 
hơn trong dạy học, có nhiều kinh nghiệm hơn trong PPDH. Không mất nhiều 
thời gian cho soạn giáo án điện tử. 
 Hạn chế: Ở những lớp có tỉ lệ HS khá giỏi nhiều sẽ dễ thực hiện hơn, đối với 
những lớp có tỉ lệ HS yếu kém nhiều GV sử dụng dạng này sẽ khó đạt được kết 
quả như mong muốn. GV phải có sự chuẩn bị cho mọi tình huống xảy ra trong 
quá trình HS giải quyết vấn đề. 
 Kết luận: Dạng này được coi là tối ưu nhất trong quá trình ứng dụng CNTT 
nhằm nâng cao hiệu quả của việc đổi mới PPDH, đảm bảo được yêu cầu về 
chuẩn kiến thức, kĩ năng cho HS. Khi sử dụng dạng này GV lưu ý, để tăng tính 
hấp dẫn cho bài dạy GV có thể sử dụng thêm một số kiến thức thực tế, ảnh, tư 
liệu, video 
 Những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng giáo án điện tử trong dạy học môn 
Địa lí 
 Lưu ý khi soạn giáo án điện tử 
 Nắm vững đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của bộ môn. 
 Bám sát chương trình dạy học và SGK. Căn cứ vào đó để lựa chọn kiến thức 
cơ bản, trọng tâm qua đó đảm bảo được chuẩn kiến thức, kĩ năng. 
 Nắm vững năng lực HS, phân loại đối tượng HS để trong mỗi bài dạy, GV 
chủ động về PPDH. 
 Trong thực tế không phải bài nào cũng có thể sử dụng giáo án điện tử, chúng 
ta cần phải biết chọn lọc các bài có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin đạt 
hiệu quả cao. Vì vậy ngay từ đầu năm học giáo viên bộ môn phải có kế hoạch về 
việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy cho những bài nào? chương nào? khối nào? 
từ đó giáo viên sẽ chủ động trong quá trình tìm kiếm tư liệu, thiết kế bài giảng 
điện tử. 
 Trong các slide không dùng màu sắc lòe loẹt, không dùng những kí hiệu, 
hình ảnh... dễ làm phân tâm HS. 
 Lưu ý khi trình chiếu giáo án điện tử 
 GV không nặng về biểu diễn, không dùng quá nhiều kiểu hiệu ứng, chỉ nên 
chọn hiệu ứng đơn giản. GV tuyệt đối không được lạm dụng CNTT vào giảng 
dạy, cần tránh khuynh hướng ứng dụng CNTT một cách hình thức, nặng về trình 
diễn, lớp học thụ động bị cuốn theo các hiệu ứng làm loãng đi trọng tâm của bài 
học, không phải tiết học nào cũng phải ứng dụng CNTT, các hiệu ứng CNTT 
phải đưa vào đúng nơi, đúng lúc, phù hợp với tình huống sư phạm đặt ra. 
 Các slide khi trình chiếu cần có thời gian đủ để HS quan sát, phân tích, phát 
hiện, nhận xét. 
 45 
 Nên có slide trắng để khi GV chuyển sang nội dung khác, HS không bị ảnh 
hưởng bởi nội dung hoặc kênh hình không liên quan. 
2.4. Ứng dụng CNTT phục vụ giảng dạy 
 Khai thác internet 
 Internet là một hệ thống gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau trên 
phạm vi toàn thế giới. Đê các máy tính có thể liên lạc được với nhau thì mỗi 
máy phải có một địa chỉ riêng biệt, gọi là địa chỉ IP. 
 Hiện nay, các Website về khoa học Địa lí cũng như một số Website về kinh 
tế - xã hội của thế giới và Việt Nam rất phổ biến trên mạng internet. Việc tra cứu 
các thông tin từ các trang Website này sẽ làm phong phú và đa dạng thêm nguồn 
thông tin sử dụng trong dạy học địa lí ở trường phổ thông. 
 Ví dụ: 
 1) Bài 9 (SGK Địa lí lớp 11) tiết 1 - Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển 
kinh tế Nhật Bản. 
 Phần 1. Điều kiện tự nhiên. GV sẽ khai thác thông tin trên internet về thảm 
họa sóng thần ở Nhật Bản vào tháng 3/2011 để minh họa về thiên tai ở Nhật 
Bản. 
 2) Bài 14 (SGK Địa lí lớp 12) Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. 
 Phần 1.a. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên rừng. GV khai thác thông tin từ 
internet về thực trạng rừng Việt Nam đang suy giảm nhanh cả về diện tích, cả về 
chất lượng rừng, nhất là đối với rừng tự nhiên 
 Như vậy, việc khai thác internet để lấy thêm thông tin nhằm làm cho bài dạy 
thêm sinh động, hấp dẫn. Qua đó sẽ lôi cuốn được HS trong học tập đồng thời sẽ 
giáo dục kĩ năng sống cho HS. 
 Tuy nhiên trong quá trình khai thác internet để làm phong phú thêm bài dạy, 
GV cần lưu ý: 
 Cần bám sát mục tiêu bài dạy; thông tin khai thác phải đảm bảo tính chính 
xác, tính phù hợp và có tính giáo dục; thông tin đưa vào sử dụng phải có chọn 
lọc, không nên đưa quá nhiều thông tin trong một bài dạy, dễ làm loãng nội 
dung cơ bản; GV không nên quá lệ thuộc vào internet. 
 GV hướng dẫn HS khai thác thông tin trên internet, chú ý vào một số địa chỉ 
cần thiết, có liên quan đến bài học, đến việc học tập bộ môn Địa lí. 
 Vẽ biểu đồ 
 Biểu đồ là một loại đồ họa dùng để biểu hiện một cách trực quan SLTK về 
quá trình phát triển của hiện tuợng, cấu trúc hiện tượng, mối quan hệ giữa thời 
gian và không gian của các hiện tượng. 
 46 
 Trong dạy và học Địa lí , hệ thống biểu đồ có sức hấp dẫn về mặt hình thức 
và giúp GV, HS dễ dàng xem các giá trị so sánh. Mỗi loại biểu đồ có những 
chức năng thể hiện đối tượng, những đặc tính riêng của mình nên mỗi loại biểu 
đồ có khả năng tốt hơn cho việc thể hiện một đặc điểm nào đó của sự vật hiện 
tượng. 
 Công việc này GV thường làm trong quá trình soạn bài (soạn giáo án điện tử) 
ít khi sử dụng trong quá trình lên lớp vì tốn khá nhiều thời gian và đôi lúc không 
quá cần thiết. GV phải biết lựa chọn thời điểm để tạo biểu đồ ở trên lớp, không 
nên nặng về phô trương làm mất thời gian, nhất là trong các tiết thực hành. 
 Thiết kế giáo án E-learning. 
 E-learning là một phương pháp hiệu quả và khả thi, tận dụng tiến bộ của 
phương tiện điện tử, Internet để truyền tải các kiến thức và kĩ năng đễn những 
người học là cá nhân hoặc tổ chức ở bất kì nơi nào trên thế giới tại bất kì thời 
điểm nào. Với các công cụ đào tạo truyền thông phong phú, cộng đồng người 
học online và các buổi thảo luận trực tuyến, E-learning giúp mọi người mở rộng 
cơ hội tiếp cận với các khóa học và đào tạo nhưng lại giúp giảm chi phí. 
 Ưu điểm nổi bật E-learning 
 Người học không cần phải di chuyển đến bất kì đâu. 
 Dễ sử dụng: chỉ cần có bộ trình duyệt Internet; có định dạng HTML và được 
thiết kế để có thể tải về nhanh và giúp bạn tiến hành việc học một cách nhanh 
chóng; giao diện thiết kế đào tạo trực tuyến đã được kiểm nghiệm và chứng 
minh với hướng dẫn từng bước và dễ dàng. Phần trợ giúp hữu ích và hiệu quả: 
rất nhiều thông tin trợ giúp có trong các khóa học trực tuyến, hoặc do đội ngũ 
nhân viên quản trị cung cấp. 
 Tương tác: các bài tập mô phỏng cho phép học viên thực hành những kiến 
thức mà mình đang học, giúp cho học viên ghi nhớ được khối lượng kiến thức 
nhiều hơn; cung cấp các phương pháp học khác nhau thông qua các bài tập bằng 
phương tiện nghe nói, biểu đồ hiển thị, các bài kiểm tra và các bài tập có thể in 
ra được với các file định dạng PDF có thể tải xuống để luyện tập thêm. 
 Tự học và thuận tiện: học với tốc độ tùy chọn, nhanh chóng và tiết kiệm thời 
gian. Tập trung vào những kiến thức mà bạn cần, bỏ qua những kiến thức bạn đã 
biết hoặc không cần thiết hoặc các phần lặp lại bạn luôn luôn kiểm soát được 
không gian, thời gian và phương thức học với cách tiếp cận không hạn chế 24 
giờ/ngày, 7 ngày/tuần, 365 ngày/năm. 
 Tuy nhiên chúng ta cần nhìn vào thực tế Việt Nam hiện nay: Cơ sở vật chất 
(trang thiết bị dạy học, đường truyền, công cụ hỗ trợ) các trường học ở Việt 
Nam còn rất nghèo nàn. Học sinh chưa có thói quen tự học và làm việc theo 
 47 
nhóm, chưa có tính độc lập, còn phụ thuộc nhiều vào giáo viên, chưa tự giác 
trong học tập Khả năng áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy của đa số 
giáo viên ở tất cả các bậc học còn hạn chế mặc dù đã có các dự án và công cụ hỗ 
trợ cho giáo viên soạn bài giảng. 
 Để tổ chức một lớp học bằng E-learning đòi hỏi GV tốn nhiều thời gian và 
công sức hơn cách dạy học truyền thống, nhưng hiện nay đồng lương của GV 
vẫn ít ỏi, phải dạy thêm nhiều nên không có thời gian đầu tư cho giảng dạy. 
 Cách học truyền thống vẫn sẽ phải là phương thức chủ yếu và phổ biến bởi 
nó phù hợp với tất cả các người học và gắn liền với thói quen mỗi người từ khi 
còn nhỏ, nên với cách học truyền thống người học cảm thấy an toàn hơn khi 
được nghe giảng trực tiếp, được giải quyết vấn đề trực tiếp với GV. Đối với GV 
cũng có thể quan sát được thái độ học tập và khả năng học tập của mỗi HS thông 
qua tiếp xúc trực tiếp. Còn đối với mô hình đào tạo trực tuyến không phải phù 
hợp với tất cả mọi người, nó chỉ phù hợp với những người có kiến thức về tin 
học nhất định, thực sự có nhu cầu và tự giác học. 
 Qua những vấn đề nêu trên thì chúng ta nhận thấy, giáo án E-learning không 
phù hợp với HS trung học. Trong khi chúng ta đang tiến đến một mục đích là lấy 
HS làm trung tâm, GV đóng vai trò người tổ chức, hướng dẫn HS tìm tòi, khám 
phá để tìm ra bản chất của sự vật hiện tượng địa lí. 
 Sử dụng một số phần mềm khác trong dạy học Địa lí bậc THPT 
 Encarta Reference Library (thư viện tham khảo điện tử): Là phần mềm tra 
cứu. Encarta là bộ bách khoa toàn thư số hóa đa phương tiện của hãng phần 
mềm lớn nhất thế giới, Microsoft. Encarta được cập nhập và phát hành đều đặn 
hằng năm. Hệ thống bản đồ trên Encarta rất phong phú, có thể phóng to, thu nhỏ 
dễ dàng, thuận tiện. 
 Phần mềm PC FACT: Là phần mềm tra cứu, trong đó chứa dựng các bản đồ 
và tư liệu địa lí, giúp GV có thêm nhiều thông tin trong dạy học Địa lí 
 Phần mềm MapInfo: Là phần mềm dành cho quản lí thông tin và dữ liệu 
bản đồ. Trong dạy học địa lí, phần mềm này ch phép phóng to, thu nhỏ bản đồ, 
lọc các đối tượng địa lí trên bản đồ thành các nhóm, loại bỏ các đối tượng không 
cần thiết, giữ lại các đối tượng chủ yếu sử dụng trong nội dung bài học hoặc 
chồng xếp các lớp bản đồ để tạo ra một bản đồ mới, thích hợp cho bài dạy. 
 Phần mềm Violet: Phần mềm Violet là phần mềm giúp giáo viên tự soạn 
được các bài giảng điện tử sinh động hấp dẫn, hỗ trợ việc trình chiếu trên lớp và 
giảng dạy E-learning qua mạng. So với các sản phẩm tương đương của nước 
ngoài, Violet phù hợp giáo viên Việt Nam. Violet có sẵn rất nhiều mẫu bài tập 
thường dùng trong SGK như: trắc nghiệm, ghép đôi, ô chữ, kéo thả, điền khuyết, 
 48 
xếp chữ,... Tích hợp công cụ tìm kiếm Google và YouTube để tìm kiếm các tư 
liệu tranh ảnh và phim, người dùng sẽ sử dụng như một chức năng của Violet rất 
nhanh chóng và thuận tiện. 
3. Những vấn đề cần lưu ý khi sử CNTT trong dạy học Địa lí 
3.1. Đối với GV và HS 
 Đối với GV: 
 Soạn giáo án đầy đủ, đảm bảo theo yêu cầu về chuẩn kiến thức và kĩ năng 
(giáo án Word và giáo án điện tử); chú trọng việc khai thác kênh hình trong 
SGK. Thường xuyên sử dụng internet để cập nhật thông tin, nhằm làm phong 
phú bài dạy, kích thích tính tòm mò, thích khám phá của HS. 
 Lập thư viện điện tử. 
 Phải quan tâm đến năng lực, trình độ của HS để lựa chọn PPDH thông qua 
ứng dụng CNTT có hiệu quả nhất. Hướng dẫn HS chuẩn bị tốt bài cũ, bài mới; 
tăng cường kiểm tra đánh giá, động viên HS học tập. 
 Đối với HS 
 Có sự chuẩn bị bài cũ bài mới theo hướng dẫn của GV. 
 Tập trung nghe giảng, chủ động tư duy sáng tạo; mạnh dạn bày tỏ quan điểm 
của mình trước tập thể. 
 Coi trọng việc tự học, sưu tầm tài liệu, cập nhật thông tin thực tiễn 
3.2. Đối với tổ, nhóm chuyên môn 
 Tăng cường sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề, sinh hoạt chuyên môn theo 
hướng nghiên cứu bài học. 
 Xây dựng thư viện điện tử cấp tổ, nhóm chuyên môn; thiết kế bài giảng theo 
hướng ứng dụng CNTT. 
 Tăng cường dự giờ rút kinh nghiệm. 
3.3. Đối với Trường và cấp trên 
 Trường tạo điều kiện về cơ sở vật chất, các điều kiện khác cho dạy học, như 
thời gian, kinh phí,  
 Trong kiểm tra, đánh giá GV, cấp trên cần dựa trên quan điểm đổi mới PPDH, 
tránh nguyên tắc cứng nhắc. 
III. Kết luận 
 CNTT đã giúp GV giải quyết khó khăn một cách nhẹ nhàng, giúp HS học tập 
hứng thú hơn bao giờ hết. Mỗi giờ học địa lí đối với các em thật là một giờ học 
vui, lí thú như được đi du lịch, được giải trí bằng phim ảnh. CNTT đã giúp GV 
đứng lớp thoải mái, không mất thời gian treo tranh, dán ảnh. 
 Với HS chỉ cần được xem phim một lần duy nhất, không cần ôn, HS vẫn nhớ 
mãi nội dung bài học. 
 49 
 Sử dụng phim ảnh trong bài dạy GV đã thấy HS hào hứng như thế nào trong 
các tiết học, các em chờ đợi tiết học, về nhà chuẩn bị tốt hơn, tích cực học tập 
hơn bao giờ hết. 
 Nói tóm tại, sử dụng CNTT trongđổi mới PPDH là một việc làm hữu ích, 
thiết thực, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. 
 Trong nội dung chuyên đề “ứng dụng CNTT trong dạy học” người viết chỉ đề 
cập đến một số hình thức sử dụng CNTT trong soạn, giảng bộ môn Địa lí, người 
viết không nặng về kỹ thuật ứng dụng CNTT. 
 50 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 1. Báo Giáo dục Thời đại. 
 2. Cao Thị Thặng, “Nghiên cứu và thử nghiệm bước đầu một số chủ đề tích 
hợp liên môn Vật lý, Hóa học, Sinh học ở trường trung học cơ sở”, Trung tâm 
Nghiên cứu Giáo dục Phổ thông, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. 
 3. Nguyễn Minh Phương, Chuyên đề : Vận dụng quan điểm tích hợp trong việc 
xây dựng chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015. 
 4. Xavier Roegiers (1996), “Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát 
triển năng lực ở nhà trường”, (Đào Trọng Quang và Nguyễn Ngọc Nhị dịch), 
Nhà xuất bản Giáo dục. 
5. PGS.TS Nguyễn Đức Vũ: Phương tiện dạy học Địa lí ở trường THPT 
6. Lữ Đức Hào: Làm việc với biểu đồ và đồ thị trong EXCEL 2003 
7. Cục Nhà giáo và cán bộ quản lí cơ sở giáo dục: Tài liệu tham khảo phục 
vụ kì thi nâng ngạch GVTH cao cấp năm 2011. 
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Sách giáo khoa địa lí lớp 10, 11, 12 (nâng cao,cơ 
bản) 
9. Tư liệu tham khảo trên mạng internet - google 
10. Tư liệu, tin bài của đồng nghiệp cung cấp 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_boi_duong_thuong_xuyen_giao_vien_mon_dia_li_cap_thp.pdf