Đề cương ôn tập học kỳ II môn Sinh học Lớp 11 - Năm học 2019-2020
I. NỘI DUNG KIẾN THỨC:
1. Phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật
- Tuần hoàn máu
- Cân bằng nội môi
2. Phần cảm ứng
- Cảm ứng ở thực vật:
+ Hướng động: Các kiểu hướng động ở thực vật
+ Ứng động: Các kiểu ứng động ở thực vật
- Cảm ứng ở động vật:
+ Động vật có hệ thần kinh dạng lưới, dạng chuỗi hạch và dạng ống
+ Điện thế nghỉ, điện thế hoạt động: sự lan truyền xung thần kinh trên các sợi trục thần kinh có bao miêlin
và không có bao miêlin
+ Truyền tin qua Xinap
+ Tập tính ở động vật
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ II môn Sinh học Lớp 11 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kỳ II môn Sinh học Lớp 11 - Năm học 2019-2020
TRƯỜNG THPT YÊN HÒA TỔ TỰ NHIÊN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II NĂM HỌC 2019 -2020 MÔN : SINH 11 I. NỘI DUNG KIẾN THỨC: 1. Phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật - Tuần hoàn máu - Cân bằng nội môi 2. Phần cảm ứng - Cảm ứng ở thực vật: + Hướng động: Các kiểu hướng động ở thực vật + Ứng động: Các kiểu ứng động ở thực vật - Cảm ứng ở động vật: + Động vật có hệ thần kinh dạng lưới, dạng chuỗi hạch và dạng ống + Điện thế nghỉ, điện thế hoạt động: sự lan truyền xung thần kinh trên các sợi trục thần kinh có bao miêlin và không có bao miêlin + Truyền tin qua Xinap + Tập tính ở động vật (THI GIỮA KÌ: HẾT MỤC 2. PHẦN CẢM ỨNG) 3. Phần sinh trưởng và phát triển - Sinh trưởng và phát triển ở thực vật: + Sinh trưởng ở thực vật + Hoocmôn thực vật + Phát triển ở thực vật có hoa - Sinh trưởng và phát triển ở động vật, các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật. 4. Phần sinh sản - Sinh sản ở thực vật: + Sinh sản vô tính ở thực vật và ứng dụng + Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa - Sinh sản ở động vật: + Sinh sản vô tính, các hình thức sinh sản vô tính ở động vật và ứng dụng. + Sinh sản hữu tính ở động vật + Cơ chế điều hòa sinh sản ở động vật + Điều khiển giới tính ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người. II. MỘT SỐ CÂU HỎI MINH HỌA PHẦN 1 : CÂU HỎI TỰ LUẬN I. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật (Bài 19, 20, 21) Câu 1: Phân biệt hệ tuần hoàn hở và HTH kín ? Tại sao tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng? Tại sao tim hoạt động liên tục suốt đời không mệt mỏi? Câu 2: Huyết áp là gì? Huyết áp phụ thuộc vào những yếu tố nào? Giải thích một số hiện tượng (Tại sao tim đập nhanh, mạnh thì huyết áp tăng và ngược lại hoặc tại sao mất máu nhiều huyết áp lại giảm). Câu 3. Huyết áp biến động như thế nào trong hệ mạch? Giải thích. Các bệnh liên quan đến huyết áp, nguyên nhân, triệu chứng, cách khắc phục? Hai người bạn, một người sống ở cùng núi cao và một người sống ở vùng đồng bằng. Nếu 2 người này gặp nhau và chơi thể thao cùng nhau thì hoạt động của tim, phổi có khác nhau hay không? Câu 4. Dựa vào cơ chế cân bằng nội môi để giải thích một số hiện tượng (cân bằng nhiệt, cân bằng đường huyết và cân bằng huyết áp)? II. Cảm ứng ở thực vật Câu 5. Hướng động là gì? Cho ví dụ. Phân biệt các kiểu hướng động của thực vật và ứng dụng của chúng trong đời sống sản xuất ? Câu 6. Ứng động là gì? Phân biệt các kiểu ứng động ở thực vật? Cho ví dụ. Câu 7. Phân biệt ứng động và hướng động về các mặt: Hướng tác nhân kích thích, cơ quan thực hiện, cơ chế thực hiện? Câu 8. Các câu sau đây đúng hay sai? Giải thích? a. Mưa rào có thể gây phản ứng khép lá ở cây trinh nữ và cây gọng vó b. Tính hướng sáng của thực vật có cơ chế giống với tính hướng sáng ở con thiêu thân c. Sự đóng – mở khí khổng cũng là một dạng cảm ứng của thực vật d. Hướng động và ứng động sinh trưởng chỉ khác nhau ở cách tác động của kích thích là có hướng hay không có hướng mà thôi. III. Cảm ứng ở động vật Câu 9 : Phân biệt cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới, hệ thần kinh dạng chuỗi hạch và hệ thần kinh dạng ống ? Từ đó nêu chiều hướng tiến hóa của các hình thức cảm ứng ở động vật ? Câu 10: So sánh sự khác nhau giữa lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin và trên sợi trục không có bao miêlin? Câu 11: Khái niệm xinap? Vẽ và chú thích cấu tạo của một xinap hoá học? Quá trình truyền tin qua Xinap diễn ra như thế nào? Tại sao xung thần kinh lại truyền qua khe xinap chỉ theo 1 chiều? Vì sao tốc độ truyền tin qua Xinap chậm hơn tốc độ dẫn truyền trên sợi trục thần kinh? Câu 12. Giải thích hiện tượng sử dụng thuốc tẩy giun và hiện tượng sử dụng thuốc giảm đau ở người ? Câu 13: Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện? tập tính bẩm sinh với tập tính học được? Ví dụ và phân tích ví dụ. Câu 14: Các dạng tập tính ? Các kiểu học tập ở động vật và Ý nghĩa của mỗi kiểu học tập tính đối với đời sống ? Câu 15. Tại sao động vật có hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch thì đa số tập tính của chúng là tập tính bẩm sinh trong khi động vật có hệ thần kinh dạng ống có rất nhiều tập tính học được ? Tại sao mức độ phức tạp của tập tính lại phụ thuộc vào số lượng xinap? IV. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật Câu 16. Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp ? Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở thực vật. Giải thích tại sao các loài cây như tre, cau, dừa không thấy tăng đường kính thân cây? Câu 17. Một cây bạch đàn cao 5m. Người ta đóng 2 chiếc đinh dài theo chiều nằm ngang và đối diện nhau vào thân cây, cách mặt đất 1m. Sau nhiều năm, cây này cao 10m. Hỏi khoảng cách giữa 2 cây đinh và khoảng cách giữa cây đinh với mặt đất có thay đổi không? Giải thích. Câu 18. Các nhân tố chi phối sự ra hoa.? Người ta đã tiến hành thí nghiệm trên 2 nhóm thực vật như sau: * Nhóm ngày ngắn :- thời gian chiếu sáng < 12 giờ: ra hoa. - thời gian chiếu sáng > 12 giờ: không ra hoa. - thời gian chiếu sáng < 12 giờ nhưng thời gian tối bị gián đoạn: không ra hoa. * Nhóm ngày dài: - thời gian chiếu sáng >12 giờ: ra hoa. - thời gian chiếu sáng < 12 giờ: không ra hoa. - thời gian chiếu sáng < 12 giờ nhưng thời gian tối bị gián đoạn: ra hoa. a/ Thí nghiệm trên chứng minh điều gì? b/ Thời gian chiếu sáng và thời gian tối có vai trò gì đối với sự ra hoa của cây? Câu 19. Tương quan tỷ lệ các phitohoocmon sau đây có ảnh hưởng như thế nào tới sự sinh trưởng và phát triển của cây xanh: Auxin/Xitôkinin; Abxixic/Giberelin; Auxin/Êtilen; Xitôkinin/Abxixic. Câu 20. Có các hoocmon thực vật sau: AIA, GA, xitokinin, êtilen, ABA và các tác dụng sinh lí như sau: làm trương dãn tế bào; ức chế sự nảy mầm của hạt; ảnh hưởng tới tính hướng động; ; kích thích ra hoa và tạo quả trái vụ; kích thích sự nảy mầm của hạt, củ, chồi; làm chậm quá trình già của tế bào. Hãy sắp xếp các hoocmon thực vật phù hợp với tác ... 2 C. 3 D. 4 Câu 34: Dưới đây là môṭ số kiểu tâp̣ tính của đôṇg vâṭ có xương sống I. Kiếm ăn. II. Lañh thổ. III. Thứ bâc̣. IV. Xa ̃hôị. V. Tỏ tình. VI. Di cư. VII. Chăm sóc con non. VIII. Làm tổ. Tổ hơp̣ các tâp̣ tính đăc̣ trưng ở ong và kiến là: A. II, III, IV, VI. B. III, IV, VII, VIII. C. I, II, VI, VIII. D. Chỉ có IV và VIII. Câu 35: Trong truyêṇ “ con qua ̣khôn ngoan”, qua ̣đa ̃biết gắp những hòn sỏi bỏ vào môṭ cái bình miêṇg nhỏ để nước trong bình dâng lên và nó có thể uống. Câu chuyêṇ trên thể hiêṇ tâp̣ tính gì? A. Tâp̣ tính bắt chước. B. Tâp̣ tính kiếm ăn. C. Hoc̣ khôn. D. Hoc̣ ngầm. Câu 36: Môṭ người trong vườn thú sau nhiều lần cho thú ăn, người đó có thể đến gần và đùa giỡn với thú, hiêṇ tươṇg này thuôc̣ hình thức hoc̣ tâp̣ nào? A. Hoc̣ khôn. B. Điều kiêṇ hóa. C. In vết D. Quen nhờn. Câu 37: Dưới đây là môṭ số kiểu tâp̣ tính của đôṇg vâṭ có xương sống I. Kiếm ăn II. Lañh thổ III. Thứ bâc̣ IV. Xa ̃hôị V. Tỏ tình VI. Di cư VII. Chăm sóc con non VIII. Làm tổ Tổ hơp̣ các tâp̣ tính đươc̣ tăng cường trong mùa sinh sản của chim là: A. I, II , IV, V B. II, V, VI, VII, VIII C. V, VI, VII, VIII D. I, II, IV, V, VII, VIII Câu 38: Người và đôṇg vâṭ có hê ̣thần kinh phát triển đươc̣ hình thành rất nhiều tâp̣ tính hoc̣ đươc̣, vì sao? A. Số tế bào thần kinh rất nhiều và tuổi tho ̣thường cao B. Sống trong môi trường phức tap̣ C. Có nhiều thời gian để hoc̣ tâp̣. D. Hình thành mối liên hê ̣mới giữa các nơron. Câu 39: Cho các ví du ̣sau đây, số ví du ̣thuôc̣ tâp̣ tính bẩm sinh? I. Khi nhìn thấy đèn giao thông chuyển sang màu đỏ, những người qua đường dừng laị. II. Ve kêu vào mùa hè. III. Nghe tiếng kêu kẻng trâu, bò nuôi trở về chuồng. IV. Khi dùng gâỵ để hái quả. V. Chim xây tổ A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 40: Môṭ đàn sói thường kiếm ăn và săn mồi trong môṭ khu vưc̣ nhất điṇh, không cho các cá thể thuôc̣ đàn khác tới kiếm ăn. Trong đàn, sói đầu đàn thường giành đươc̣ quyền ưu tiên hơn về thức ăn và sinh sản. Các hiêṇ tươṇg trên mô tả những tâp̣ tính nào? A. Tâp̣ tính lañh thổ – tâp̣ tính thứ bâc̣. B. Tâp̣ tính lañh thổ – tâp̣ tính sinh sản. C. Tâp̣ tính sinh sản – tâp̣ tính kiếm mồi. D. Tâp̣ tính kiếm ăn – săn mồi. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Câu 41: Nhóm chất điều hoà sinh trưởng được tổng hợp ở đỉnh sinh trưởng, lá non là gì? A. Auxin, Êtylen. B. Giberelin, axit abxixic. C. Axit abxixic, êtyle. D. Auxin, giberelin. Câu 42: Sinh trưởng thứ cấp của cây thân gỗ nhờ hoạt động của A. mô phân sinh bên. B. mô phân sinh đỉnh. C. mô phân sinh lóng. D. phần gỗ và vỏ Câu 43: Ở thực vật, giberelin có tác dụng. A. kích thích sinh trưởng chồi bên. B. kích thích nảy mầm của hạt. C. tăng số lần nguyên phân, kích thích tăng trưởng chiều cao của cây. D. kích thích ra rễ phụ. Câu 44: Chất điều hoà sinh trưởng làm chậm sự hoá già là: A. Êtylen. B. Xitôkinin. C. Giberelin. D. Axit abxixic. Câu 45: Nhóm chất điều hoà sinh trưởng nào chi phối sự hình thành cơ quan sinh dưỡng và chiếm ưu thế trong giai đoạn sinh dưỡng? A. Auxin, Xitôkinin, Giberelin. B. Auxin, Giberelin, Êtylen. C. Xitô kinin, Giberelin, Axit abxixic. D. Auxin, Xitô kini, Êtylen. Câu 46: Trong nuôi cấy mô tế bào thực vật, các loại hoocmôn nào thường được sử dụng? A. Auxin, axit abxixic. B. Auxin, xitôkinin. C. Giberelin, xitôkinin. D. Auxin, giberelin. Câu 47: Nhiều thí nghiệm với cây ngày ngắn với kết quả thí nghiệm như sau: 10 giờ chiếu sáng và 14 giờ để trong tối cây ra hoa 10 giờ chiếu sáng và 10 giờ để trong tối cây không ra hoa 14 giờ chiếu sáng và 14 giờ để trong tối cây ra hoa Kết luận nào sau đây đúng? A. Đối với cây ngày ngắn, thời gian chiếu sáng là quan trọng. B. Cây ngắn ngày thực chất là cây đêm dài. C. Vai trò của độ dài sáng là quyết định cho sự ra hoa. D. Sự ra hoa không phụ thuộc vào thời gian sáng và tối trong ngày. Câu 48: Phitôcrôm Pđx có tác dụng: A. Làm cho hạt nảy mầm, khí khổng mở, ức chế hoa nở. B. Làm cho hạt nảy mầm, hoa nở, khí khổng mở. C. Làm cho hạt nảy mầm, hoa nở, khí khổng đóng. D. Làm cho hạt nảy mầm, kìm hãm hoa nở và khí khổng mở. Câu 49: Vì sao không nên dùng auxin nhân tạo đối với nông phẩm trực tiếp làm thức ăn? A. Làm giảm năng suất của cây sử dụng lá. B. Không có enzim phân giải nên tích luỹ trong nông phẩm sẽ gây độc hại đối với người và gia súc. C. Làm giảm năng suất của cây sử dụng củ. D. Làm giảm năng suất của cây sử dụng thân. Câu 50: Khi nói về tác dụng sinh lí của các hoocmôn ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu đúng? I. Auxin tự nhiên và các auxin nhân tạo được sử dụng để kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỉ lệ thụ quả, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ. II. Hiện tượng ra hoa của cây phụ thuộc vào nhiệt độ gọi là xuân hóa. III. Êtilen có vai trò thúc quả chóng chín, kích thích nảy mầm của hạt. IV. Axít abxixic liên quan đến sự đóng mở của khí khổng, được sinh ra ở trong lá (lục lạp). V. Phitôcrôm là sắc tố cảm nhận quang chu kì của thực vật và là sắc tố nẩy mầm đối với các loại hạt mẫn cảm với ánh sáng. A. 2 B. 1 C. 3 D. 4 Câu 51: Nhóm cây nào sau đây có thể ra hoa trong điều kiện ngày dài? A. Dâu tây, mía, thược dược. B. Hành, cà rốt, cây lúa. C. Thanh long, lúa mì, rau bina. D. Hướng dương, dừa, rau diếp. Câu 52: Sắc tố tiếp nhận ánh sáng trong phản ứng quang chu kì của thực vật là gì? A. Diệp lục b. B. Carotenoit. C. Phitocrôm. D. Diệp lục a, b và phitocrom. Câu 53: Ở điều kiện chiếu sáng 16 giờ mỗi ngày, lúa mì và đậu hà lan ra hoa, còn cúc không ra hoa. Nếu chiếu sáng 9 giờ mỗi ngày thì đậu hà lan ra hoa, còn lúa mì không ra hoa. Kết luận nào sau đây đúng? A. Lúa mì là cây ngày dài, đậu hà lan và cúc là cây ngày ngắn. B. Lúa mì là cây ngày dài, đậu hà lan là cây trung tính, cúc là cây ngày ngắn. C. Lúa mì là cây ngày dài, đậu hà lan là cây ngày ngắn, cúc là cây trung tính. D. Lúa mì và đậu hà lan là cây ngày dài, còn cúc là cây ngày ngắn. Câu 54: Ở loài Ong, nếu hoocmôn juvenin tiết ra quá nhiều thì sinh trưởng phát triển sẽ như thế nào? A. Kéo dài giai đoạn ấu trùng. B. Rút ngắn giai đoạn ấu trùng. C. Không thể biến đổi nhộng thành ong. D. Rút ngắn giai đoạn nhộng. Câu 55: Để tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình biến thái của ếch người ta làm thí nghiệm cho thêm hoócmôn tiroxin của tuyến giáp vào môi trường nuôi nòng nọc thì thấy những con nòng nọc này nhanh chóng biến thành những con ếch bé tí xíu. Kết luận nào sau đây đúng? A. Hoóc môn tuyến giáp có tác dụng thúc đẩy sự phân bào. B. Hoóc môn tuyến giáp kích thích sự rụng đuôi ở nòng nọc. C. Tiroxin là hoócmôn kích thích biến thái ở ếch. D. Tiroxin kích thích quá trình lột xác. Câu 56: Những sinh vật nào sau đây phát triển qua biến thái hoàn toàn? A. Bướm, ếch nhái. B. Cá, nhện. C. Cào cào, bọ ngựa. D. Châu chấu, ong. Câu 57 Hình trên minh họa sơ đồ phát triển qua biến thái không hoàn toàn ở châu chấu. Cho các phát biểu sau có bao nhiêu phát biểu đúng? I. Ở giai đoạn hậu phôi, các tế bào của phôi phân hóa và tạo thành các cơ quan của ấu trùng. II. Sự khác biệt về cấu tạo và hình thái của ấu trùng giữa các lần lột xác kế tiếp nhau là không lớn. III. Đây là kiểu phát triển gặp ở đa số các loài côn trùng như: châu chấu, cào cào, gián, tôm IV. Ấu trùng và châu chấu trưởng thành, trong ống tiêu hóa có đầy đủ các enzym tiêu hóa protein, lipit, cacbohiđrat nhưng thức ăn của chúng lại không giống nhau. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 58: Trẻ em chậm lớn hoặc ngừng lớn, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp là do cơ thể không có đủ hoocmôn nào? A. tirôxin B. testostêrôn C. sinh trưởng D. ơstrôgen Câu 59: Nếu tuyến yên sản sinh ra quá ít hoặc quá nhiều hoocmôn sinh trưởng ở giai đoạn trẻ em sẽ dẫn đến hậu quả gì? A. Chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém. B. Các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển. C. Làm cho người bé nhỏ hoặc khổng lồ. D. Các đặc điểm sinh dục nam phát triển. Câu 60: Cắt bỏ tuyến giáp của nòng nọc sẽ gây ra hậu quả gì sau đây? A. Nòng nọc có kích thước khổng lồ nhưng không phát triển thành ếch được. B. Nòng nọc không lớn lên được. C. Nòng nọc còn nhỏ nhưng đã có hình dạng của ếch. D. Nòng nọc không hình thành đuôi. Câu 61: Kích thích sự sinh trưởng, phát triển mạnh ở tuổi dậy thì, hình thành các đặc điểm sinh dục thứ cấp nhờ hoocmôn: A. sinh trưởng. B. tirôxin. C. ơstrogen, testosteron. D. testosterone. Câu 62: Trong những hoocmôn dưới đây, có bao nhiêu hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật không xương sống? I. testostêrôn; II. ơstrôgen; III. tirôxin; IV. ecđixơn; V. juvenin; VI. sinh trưởng. A. 2 B. 3 C. 5 D. 4 Câu 63: Cho các đặc điểm sau: (1). Đàn ông có râu, giọng nói trầm. (2). Gà trống có mào, cựa phát triển, màu lông rực rỡ. (3). Cơ quan sinh dục tạo tinh trùng. (4). Hươu đực có sừng, sư tử đực có bờm. (5). Cơ quan sinh dục tạo trứng. Đặc điểm nào là đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp? A. (2), (4). B. (3), (5). C. (1), (2), (3), (4), (5). D. (1), (2), (4). SINH SẢN Câu 64: Hình thức sinh sản nào sau đây không phải là nhân giống vô tính? A. Ghép cây C. Bằng bào tử. B. Giâm cành. D. Nuôi cấy mô tế bào. Câu 65: Trong thiên nhiên, cây tre sinh sản bằng A. thân rễ. B. rễ phụ. C. thân bò. D. lóng. Câu 66: Cho các loài thực vật sau, các loài thực vật có hình thức sinh sản bào tử là gì? (1) Rêu (2) Dương xỉ (3) Cỏ tranh (4) Diếp cá (5) Khoai lang A. (1), (2). B. (3), (4). C. (2), (3). D. (4), (5). Câu 67: Khi ghép cành phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép, vì sao? A. Để tập trung nước nuôi các cành ghép. B. Để loại bỏ sâu bệnh trên lá cây. C. Để tránh gió mưa làm lay cành ghép. D. Tiết kiệm nguồn chất dinh dưỡng cung cấp cho lá. Câu 68: Bạn An quan sát thấy: Mẹ trồng rau lang bằng một đoạn thân. Sau một thời gian, An thấy từ thân đó mọc thành một cây hoàn chỉnh. Hiện tượng đó cho thấy cây khoai lang sinh sản bằng hình thức sinh sản gì? A. Hữu tính. B. Sinh dưỡng. C. Bào tử. D. Thân củ. Câu 69: Cho các hình thức sinh sản sau đây: (1) Giâm hom sắn mọc cây sắn (2) Tre, trúc nảy chồi mọc cây con (3) Gieo hạt mướp mọc cây mướp (4) Từ củ khoai lang mọc cây khoai lang Những hình thức sinh sản sinh dưỡng là: A. (1) và (2) B. (2) C. (1), (2) và (4) D. (2), (3) và (4) Câu 70: Khi nói đến kỹ thuật giâm cành, thứ tự nào sau đây đúng quy trình? (1) Khi rễ cây mọc nhiều và đủ dài ở các cành giâm, chuyển cây vào vườn ươm. (2) Cắt vát, tránh dập nát từng đoạn 10 – 15cm các cành bánh tẻ. (3) Khi cây đã đủ rễ và lá, đưa cây vào trồng đại trà. (4) Cành đã cắt có thể cắm trực tiếp hoặc xử lý bằng chất kích thích ra rễ, sau đó cắm vào nền giâm. A. (1) (4) (2) (3) B. (2) (4) (1) (3) C. (4) (2) (1) (3) D. (4) (2) (3) (1) Câu 71: Khi nói về vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống con người và thực vật, phát biểu nào sau đây đúng? (1) Trồng cây xoài ghép sau 1 năm sẽ cho quả. (2) Từ một đoạn nhỏ thân khoai tây có thể nhân ra hàng trăm, nghìn cây con. (3) Trồng cây xoài từ hạt sau 4 năm sẽ cho quả. (4) Tạo số lượng lớn giống cây sâm Ngọc linh bằng nuôi cấy mô. A. (1), (2), (4). B. (2), (3) và (4). C. (1), (2), (3). D. (1), (3) và (4). Câu 72: Khi nói về ưu điểm của phương pháp nuôi cấy tế bào và mô thực vật trong sản xuất giống cây trồng, số phát biểu đúng? I. Hạ giá thành cây con nhờ giảm mặt bằng sản xuất. II. Tạo sự đa dạng về di truyền ở thế hệ sau. III. Phục chế các giống cây quý. IV. Có sự trao đổi, tái tổ hợp của hai bộ gen. V. Sản xuất hàng loạt cây sạch bệnh, sinh trưởng mạnh. A. 3 B. 4 C. 2 D. 5 Câu 73: Trong quá trình hình thành túi phôi ở thực vật có hoa có mấy lần phân bào? A. 1 lần giảm phân và 1 lần nguyên phân. B. 1 lần giảm phân và 4 lần nguyên phân C. 1 lần giảm phân và 2 lần nguyên phân. D. 1 lần giảm phân và 3 lần nguyên phân. Câu 74: Một tế bào mẹ hạt phấn (2n) khi giảm phân cho bao nhiêu hạt phấn và có bộ NST là bao nhiêu? A. 4 hạt phấn có bộ NST đơn bội n. B. 2 hạt phấn có bộ NST lưỡng bội 2n. C. 2 hạt phấn có bộ NST đơn bội n. D. 4 hạt phấn có bộ NST lưỡng bội 2n. Câu 75: Ở thực vật có hoa, sự thụ tinh kép diễn ra như thế nào? A. Có hai giao tử đực tham gia thụ tinh tạo thành hai hợp tử. B. Có hai giao tử đực cùng tham gia thụ tinh để tạo một hợp tử. C. Cùng một lúc có hai giao tử tham gia thụ tinh để tạo hợp tử và nội nhũ. D. Một giao tử đực tham gia thụ tinh tạo thành một hợp tử và nội nhũ. Câu 76: Khi nói về quá trình hình thành quả, phát biểu nào sau đây là sai? A. Quả không hạt đều là quả đơn tính. B. Quả có vai trò bảo vệ hạt. C. Quả là do bầu nhụy sinh trưởng dày lên chuyển hóa thành. D. Quả có thể là phương tiện phát tán hạt. Câu 77: Các hoocmôn nào của tuyến yên có tác dụng điều hoà sinh sản? A. FSH và GH. B. FSH và LH. C. FSH và ADH. D. ADH và LH. Câu 78: Ở động vật có vú, khi nói đến quá trình sinh trứng và quá trình sinh tinh. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Quá trình sản sinh trứng diễn ra theo chu kì, còn tinh trùng được tạo ra liên tục. II. Số lượng trứng sinh ra qua phân bào giảm nhiễm ít hơn so với tinh trùng. III. Tinh trùng có thể được sản sinh suốt đời, còn trứng chỉ được tạo ra trong thời gian nhất định ( ở độ tuổi sinh sản). IV. Tinh trùng và trứng được sản sinh không liên quan đến đặc điểm sinh lý cơ thể. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 79: Khi nói về quá trình thụ tinh, điều nào sau đây sai? A. Các loài đẻ trứng đều thụ tinh ngoài. B. Các loài thụ tinh ngoài thường rất nhiều trứng. C. Các động vật đẻ con đều thụ tinh trong. D. Tỉ lệ thụ tinh trong cao hơn ngoài. Câu 80: Loại hoocmôn kích thích niêm mạc tử cung phát triển dày lên, đồng thời ức chế tuyến yên và vùng dưới đồi tiết hoocmôn? A. FSH và LH. B. FSH và progesteron. C. Progesteron và ơstrogen. D. LH và ơstrogen.
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ky_ii_mon_sinh_hoc_lop_11_nam_hoc_2019_2.pdf