Đề cương ôn tập học kỳ II môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Năm học 2020-2021

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Bài 10: Quan niệm về đạo đức

Câu 1. Hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội gọi là

A. Đạo đức B. Pháp luật C. Tín ngưỡng D. Phong tục

Câu 2. Quan niệm nào dưới đây đúng khi nói về người có đạo đức?

A. Tự giác giúp đỡ người gặp nạn B. Tự ý lấy đồ của người khác

C. Chen lấn khi xếp hàng D. Thờ ơ với người bị nạn

 

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Năm học 2020-2021 trang 1

Trang 1

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Năm học 2020-2021 trang 2

Trang 2

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Năm học 2020-2021 trang 3

Trang 3

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Năm học 2020-2021 trang 4

Trang 4

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Năm học 2020-2021 trang 5

Trang 5

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Năm học 2020-2021 trang 6

Trang 6

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Năm học 2020-2021 trang 7

Trang 7

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Năm học 2020-2021 trang 8

Trang 8

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Năm học 2020-2021 trang 9

Trang 9

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Năm học 2020-2021 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 39 trang viethung 04/01/2022 3180
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ II môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kỳ II môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Năm học 2020-2021

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Năm học 2020-2021
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GDCD 10 HỌC KỲ II 
 NĂM HỌC 2020-2021
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Bài 10: Quan niệm về đạo đức 
Câu 1. Hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội gọi là
A. Đạo đức      B. Pháp luật	C. Tín ngưỡng      	D. Phong tục
Câu 2. Quan niệm nào dưới đây đúng khi nói về người có đạo đức?
A. Tự giác giúp đỡ người gặp nạn	B. Tự ý lấy đồ của người khác
C. Chen lấn khi xếp hàng	D. Thờ ơ với người bị nạn
Câu 3. Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức mang tính
A. Tự nguyện      B. Bắt buộc	C. Cưỡng chế      D. Áp đặt
Câu 4. Biểu hiện nào dưới đây phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay?
A. Tôn trọng pháp luật	B. Trung thành với lãnh đạo
C. Giữ gìn bất cứ truyền thống nào	D. Trung thành với mọi chế độ
Câu 5. Vai trò nào dưới đây của đạo đức liên quan trực tiếp đến sự phát triển của xã hội?
A. Góp phần làm cho xã hội phát triển bền vữngB. Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
C. Làm cho xã hội hạnh phúc hơn	D. Làm cho đồng nghiệp thân thiện hơn với nhau
Câu 6. Vai trò nào dưới đây của đạo đức liên quan trực tiếp đến sự phát triển của cá nhân?
A. Góp phần hoàn thiện nhân cách con ngườiB. Giúp con người hoàn thành nhiệm vụ được giao
C. Góp phần vào cuộc sống tốt đẹp của con người	D. Giúp mọi người vượt qua khó khăn
Câu 7. Vai trò nào dưới đây của đạo đức liên quan trực tiếp đến sự phát triển của gia đình?
A. Là cơ sở cho sự phát triển của mỗi người trong gia đình	B. Làm cho mọi người gần gũi nhau
C. Nền tảng đạo đức gia đình	D. Làm cho gia đình có kinh tế khá hơn
Câu 8. Đạo đức giúp cá nhân có ý thức và năng lực
A. Sống thiện	B. Sống tự lập	C. Sống tự do	D. Sống tự tin
Câu 9. Biểu hiện nào trong những câu dưới đây không phù hợp với chuẩn mực đạo đức?
A. Lá lành đùm lá rách	B. Ăn cháo đá bát
C. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ	D. Một miếng khi đói bằng gói khi no
Câu 10. Nội dung nào dưới đây phù hợp với chuẩn mực đạo đức?
A. Lá lành đùm lá rách	B. Học thày không tày học bạn
C. Có chí thì nên	D. Có công mài sắt, có ngày nên kim
Đáp án
Câu
1
2
3
4
5
Đáp án
A
A
A
A
A
Câu
6
7
8
9
10
Đáp án
A
C
A
B
A
Câu 11. Câu nào dưới đây nói về chuẩn mực đạo đức gia đình?
A. Công cha như núi Thái Sơn	B. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài
C. Ăn chọn nới, chơi chọn bạn	D. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng
Câu 12. Nội dung nào dưới đây không phù hợp với chuẩn mực đạo đức về gia đình?
A. Con nuôi cha mẹ, con kể từng ngày	B. Anh em hòa thuận hai thân vui vầy
C. Nuôi con mới biết công lao mẹ hiền	D. Công cha như núi Thái Sơn
Câu 13. Gia đình Việt Nam hiện nay chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào dưới đây?
A. Đạo đức, pháp luật	B. Đạo đức, tình cảm
C. Truyền thống, quy mô gia đình	D. Truyền thống, văn hóa
Câu 14. Nền tảng của hạnh phúc gia đình là
A. Đạo đức      	B. Pháp luật	C. Tín ngưỡng      	D. Tập quán
Câu 15. “Người có tài mà không có đức là vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Câu nói này Bác Hồ muốn nhấn mạnh đến vai trò của
A. Tài năng và đạo đức	B. Tài năng và sở thích	
C. Tình cảm và đạo đức	D. Thói quen và trí tuệ
Câu 16. Câu “Tiên học lễ, hậu học văn” muốn nhấn mạnh đến vai trò của
A. Lễ nghĩa đạo đức	B. Phong tục tập quán	C. Tín ngưỡng	D. Tình cảm
Câu 17. Trên đường đi học về thấy một phụ nữ vừa bế con nhỏ vừa sách một túi đồ nặng qua đường. Em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp?
A. Giúp người phụ nữ xách đồ	B. Lặng lẽ bỏ đi vì không phải việc của mình.
C. Đứng nhìn người phụ nữ đó	D. Gọi người khác giúp.
Câu 18. A là kĩ sư xây dựng nhưng không bao giờ tham gia các hoạt động của phường. Nếu là hàng xóm, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp để khuyên A?
A. Lờ đi vì không liên quan đến mình	B. Nói xấu A với hàng xóm
C. Rủ nhiều người đến bắt A phải tham gia	D. Động viên, cổ vũ A tham gia các hoạt động của phường.
Câu 19. Anh C đi xe máy va vào người đi đường khiến họ bị đổ xe và ngã ra đường. trong trường hợp này, anh C cần lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức?
A. Lờ đi coi như không biết	B. Quay clip tung lên mạng xã hội
C. Cãi nhau với người bị đổ xe	D. Xin lỗi, giúp đỡ và đền bù thiệt hại cho họ
Câu 20. Do ghen ghét V được nhiều bạn quý mến, A đã bịa đặt, nói xấu trên Facebook. Việc làm này là trái với
A. Giá trị đạo đức	B. Giá trị nhân văn	C. Lối sống cá nhân	D. Sở thích cá nhân
Câu 21. B thường quay cóp bài trong giờ kiểm tra là hành vi trái với chuẩn mực
A. Đạo đức      B. Văn hóa	C. Truyền thống      D. Tín ngưỡng
Câu 22. B thường hay tung tin, nói xấu bạn bè trên Facebook là hành vi trái với chuẩn mực về
A. Đạo đức      B. Văn hóa	C. Truyền thống      D. Tín ngưỡng
Đáp án
Câu
11
12
13
14
15
16
Đáp án
A
A
A
A
A
A
Câu
17
18
19
20
21
22
Đáp án
A
D
D
A
A
A
Câu 23. B rất lười học và thường gian lận trong giờ kiểm tra. Nếu là bạn của B, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức để giúp bạn?
A. Đánh cho bạn B một trận	B. Quay clip việc làm của B
C. Nói chuyện của B cho các bạn khác	D. Khuyên nhủ và giúp đỡ B trong học tập
Câu 24. B thường hay tung tin nói xấu bạn bè trên Facebook. Nếu là bạn cùng lớp, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức?
A. Không phải việc của mình nên lờ đi	B. Rủ các bạn khác nói xấu lại B trên Facebook.
C. Lôi kéo các bạn bị nói xấu đánh B	D. Báo cho cô giáo chủ nhiệm biết để giải quyết.
Câu 25. Anh C đánh đập, ngược đãi mẹ vì bà đã già và không tự kiếm tiền để nuôi bản thân. Hành vi của anh C không phù hợp với chuẩn mực đạo đức
A. Gia đình      B. Tập thể	C. Cơ quan      D. Trường học
Câu 26. Anh C thường xuyên ngược đãi người mẹ già yếu của mình. Nếu là hàng xóm của anh C, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức?
A. Lờ đi vì không phải việc của mình	B. Quay clip và tung lên mạng xã hội
C. Nói xấu anh C với mọi người	D. Cùng mọi người khuyên nhủ anh C.
Câu 27. An ... áng, lành mạnh, phù hợp với quan niệm đạo đức tiến bộ xã hội.
* Biểu hiện của tình yêu chân chính:
 - Tình cảm chân thực, quyến luyến, gắn bó giữa một nam và một nữ.
 + Gần gủi bên nhau
 + Đồng cảm sâu sắc (về tâm tư, nguyện vọng, uớc mơ, hoài bảo, lý tưởng) 
 + Hòa hợp về tính cách
 - Sự quan tâm sâu sắc đến nhau, không vụ lợi.
 + Chăm lo đến nhu cầu, lợi ích của nhau, xác định nghĩa vụ của mình.
 + Sống vì nhau, hy sinh cho nhau.
 - Sự chân thành, tin cậy và tôn trọng từ hai phía.
 + Luôn tin tưởng nhau
 + Tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhau.
 - Có lòng vị tha và thông cảm cho nhau
 + Khoan dung, tha thứ cho nhau.
 + Thông cảm và chia sẻ với nhau.
c. Một số điều nên tránh trong tình yêu.
- * Yêu đương quá sớm, nhầm lẫn tình bạn với tình yêu.
 * Yêu cùng một lúc nhiều người, yêu để chứng tỏ khả năng chinh phục bạn khác giới hoặc yêu đương vì mục đích vụ lợi.
 * Có quan hệ tình dục trước hôn nhân.
2. Hôn nhân
a. Hôn nhân là gì ?
- Hôn nhân là quan hệ vợ chồng sau khi kết hôn. Nó thể hiện nghĩa vụ, quyền lợi của hai vợ chồng với nhau, được pháp luật công nhận và bảo vệ.
+ Độ tuổi kết hôn:
 Nam 20 tuổi trở lên.
 Nữ 18 tuổi trở lên.
b. Chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay
* Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ:
 - Cơ sở: tình yêu chân chính.
- Tự nguyện: tự do kết hôn theo luật định.
- Tiến bộ: đảm bảo về mặt pháp lý.
- Tiến bộ: tự do ly hôn.
* Hôn nhân một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng.
3. Gia đình, chức năng của gia đình, các mối quan hệ gia đình và trách nhiệm của các thành viên.
a. Gia đình là gì?
- Gia đình là một cộng đồng người cùng chung sống và gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ cơ bản: hôn nhân và huyết thống.
 b. Chức năng của gia đình 
Gia đình có các chức năng sau:
- Chức năng duy trì nòi giống.
- Chức năng kinh tế
- Chức năng tổ chức đời sống gia đình. 
- Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục con cái. 
c. Mối quan hệ và trách nhiệm của các thành viên. (giảm tải)
- Làm bài tập 1, 2, 3, 4 SGK trang 86
3. Hướng dẫn về nhà Học kĩ, chuẩn bị giấy, giờ sau kiểm tra 1 tiết
Hình thức trắc nghiệm (7 điểm) và tự luận (3 điểm)
Bài 13: Công dân với cộng đồng
1. Cộng đồng và vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống con người
a. Cộng đồng là gì ?
- Là toàn thể những người cùng chung sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội.
- Con người có thể tham gia nhiều cộng đồng khác nhau.
b. Vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống con người.
+ Là môi trường để các cá nhân liên kết, hợp tác với nhau tạo nên đời sống của cá nhân và của cả cộng đồng.
+ Cộng đồng chăm lo cuộc sống cá nhân, đảm bảo cho mọi người có điều kiện phát triển.
+ Giải quyết hợp lí mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, giữa quyền lợi và nghĩa vụ.
 + Cá nhân phát triển trong cộng đồng và tạo nên sức mạnh cho cộng đồng.
2. Trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng
a. Nhân nghĩa
* Nhân nghĩa là gì?
- Lòng thương người và đối xử với người theo lẽ phải.
* Biểu hiện:
+ Nhân ái, thương yêu, giúp đỡ nhau.
+ Nhường nhịn, đùm bọc nhau.
+ Vị tha, bao dung, độ lượng.
+ Lòng biết ơn sâu sắc đối với các thế hệ cha anh đi trước.
* Ý nghĩa:
+ Giúp cho cuộc sống của con người trở nên tốt đẹp hơn.
+ Con người thêm yêu cuộc sống, có thêm sức mạnh để vượt qua khó khăn.
+ Là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
* Để rèn luyện lòng nhân nghĩa HS cần:
+ Kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
+ Quan tâm giúp đỡ mọi người.
+ Cảm thông, bao dung, độ lượng, vị tha.
+ Tích cực tham gia hoạt động "Uống nước nhớ nguồn", "Đền ơn đáp nghĩa".
+ Kính trọng, biết ơn các vị anh hùng của dân tộc. Tôn trọng giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
b. Hoà nhập
 - Sống hoà nhập là sống gần gũi, chan hoà với mọi người, có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng
- Ý nghĩa:
 Giúp có thêm niềm vui và sức mạnh vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
- HS phải rèn luyện :
 +Tôn trọng, quan tâm, giúp đỡ, vui vẻ, cởi mở với bạn bè, thầy cô và những người chung quanh.
 +Tích cực tham các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.
c. Hợp tác
 - Hợp tác là cùng chung sức, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc nào đó vì mục đích chung.
* biểu hiện hợp tác
+ Mọi ngừơi cùng bàn bạc
 + Phối hợp nhịp nhàng
 + Biết về nhiệm vụ của nhau
 + Sắn sàng hỗ trợ, giúp đỡ nhau.
- Ý nghĩa:
 + Tạo nên sức mạnh tinh thần và thể chất, đem lại chất lượng và hiệu quả cao trong công việc.
 + Là một phẩm chất quan trọng của người lao động, là yêu cầu đối với công dân của một xã hội hiện đại.
 - Nguyên tắc: Tự nguyện, bình đẳng, các bên cùng có lợi.
 - Các loại:
 + Hợp tác song phương hoặc đa phương.
 + Hợp tác từng lĩnh vực hoặc toàn diện.
 + Hợp tác giữa các cá nhân, các nhóm, giữa các cộng đồng, dân tộc, quốc gia.
Học sinh phải:
 + Cùng nhau bàn bạc, phân công, xây dựng kế hoạch cụ thể.
 + Nghiêm túc thực hiện.
 + Phối hợp nhịp nhàng, hỗ trợ, giúp đỡ nhau
 + Đánh giá rút kinh nghiệm.
Bài 14: CÔNG DÂN VỚI SỰNGHIỆP
XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
b. Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam
- Yêu nước là một truyền thống đạo đức cao quý và thiêng liêng nhất của dân tộc Việt Nam.
- Là cội nguồn của các giá trị truyền thống khác của dân tộc.
- Được hình thành và hun đúc từ trong cuộc đấu tranh liên tục, gian khổ và kiên cường chống giặc ngoại xâm và lao động xây dựng đất nước.
- Lòng yêu nước được thể hiện :
- Tình cảm gắn bó với quê hương đất nước.
- Tình thương yêu đối với đồng bào, giống nòi, dân tộc.
- Lòng tự hào dân tộc chính đáng.
- Đoàn kết, kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm, để bảo vệ chủ quyền dân tộc và nền độc lập tự do của Tổ quốc.
- Cần cù và sáng tạo trong lao động để xây dựng, phát triển nền văn hóa dân tộc và xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp.
- Học sinh cần phải :
+ Giữ gìn, phát huy thuyền thống yêu nước của dân tộc
+ Thể hiện lòng yêu nước của mình trong học tập, lao động và cuộc sống.
+ Biết tôn trọng truyền thống, giá trị đạo đức cao quý của dân tộc.
2. Trách nhiệm xây dựng tổ quốc.
- Xây dựng về kinh tế giàu mạnh
- Xây dựng chế độ chính trị ổn định, phát huy được quyền làm chủ của công dân
- Xây dựng xã hội bình đẳng, công bằng, dân chủ và tiến bộ.
- Thanh niên học sinh cần phải :
+ Chăm chỉ, sáng tạo trong học tập và lao động.
+ Tích cực rèn luyện đạo đức tác phong và lối sống
+ Quan tâm đến đời sống chính trị xã hội ở địa phương và của đất nước
+ Tích cực xây dựng quê hương đất nước
+ Đấu tranh, phê phán với những việc làm sai trái.
3. Trách nhiệm bảo vệ tổ quốc.
- Bảo vệ tổ quốc là quyền, nghĩa vụ thiêng liêng, cao quý của công dân. (điều 77 - HP 92)
- Trách nhiệm của thanh niên, học sinh.
- Trung thành với Tổ quốc, với chế độ xã hội chủ nghĩa.
- Tích cực học tập, rèn luyện thân thể.
- Tham gia đăng ký nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi; sẵn sàng lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ an ninh, quốc phòng ở địa phương.
- Vận động mọi người thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
=> Hai nhiệm vụ chiến luộc của cách mạng Việt Nam hiện nay là xây dựng và bảo vệ tổ quốc
Bài 15: CÔNG DÂN VỚI
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP THIẾT CỦA NHÂN LOẠI
1. Ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường.
a. Ô nhiễm môi trường.
- Môi trường bao gồm các: YT tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người như: đất, nước, khí quyển, tài nguyên các loại trong lòng đất, dưới biển trên rừngcó ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
- Thực trạng về môi trường
+ Ô nhiễm đất, nước, không khí
+ Tài nguyên rừng, biển, khoáng sản, các loài động, thực vật bị cạn kiệt do khai thác bừa bãi.
+ Sự cố môi trường: Bão, lũ lụt, hạn hánngày càng tăng
- Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc và của mọi người.
b. Trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường.
- Khái niệm BVMT : SGK
- Trách nhiệm của học sinh:
+ Giữ gìn vệ sinh chung
+ Bảo vệ và sử dụng tiết kiện tài nguyên
+ Tham gia bảo vệ môi trường ở lớp, trường, nơi ở...
+ Phê phán hành vi làm ảnh hưởng đến môi trường.
2. Bùng nổ về dân số và trách nhiệm của công dân trong việc hạn chế bùng nổ dân số.
a. Sự bùng nổ dân số.
* Bùng nổ dân số : là sự gia tăng dân số quá nhanh trong một thời gian ngắn, gây ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt của đời sống xã hội.
* Hậu quả bùng nổ dân số : 
+ Làm mất cân bằng tự nhiên và xã hội.
+ Cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, thiếu lương thực, thực phẩm, đói nghèo, suy thoái nòi giống.
+ Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, đến kinh tế, văn hóa, giáo dục, nảy sinh nhiều vấn đề nan giải cho trật tự an toàn xã hội.
b. Trách nhiệm của công dân trong việc hạn chế sự bùng nổ dân số.
- Nghiêm chỉnh chấp hành luật Hôn nhân và gia đình, Chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình.
- Tuyên truyền và vận động mọi người thực hiện luật Hôn nhân và gia đình, Chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình.
3. Những dịch bệnh hiểm nghèo và trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa, đẩy lùi những dịch bệnh hiểm nghèo.
a. Những dịch bệnh hiểm nghèo.
- Lao; Sốt rét; dịch tả; cúm gia cầm; sốt rét; HIV, AIDS
- Chúng ta phải : 
+ Hợp tác, đầu tư trí tuệ, sức lực ngăn chặn, đẩy lùi những bệnh hiểm nghèo
+ Phòng chống bệnh hiểm nghèo là nghĩa vụ trách nhiệm của mọi người
bệnh hiểm nghèo.
b. Trách nhiệm công dân trong việc tham gia phòng ngừa và đẩy lùi những dịch bệnh hiểm nghèo.
- Rèn luyện sức khỏe; ăn uống điều độ; bảo vệ, giữ gìn sức khỏe
- Sống lành mạnh, trách xa các tệ nạn xã hội
- Tích cực tham gia công tác tuyên truyền tránh các bệnh hiểm nghèo
Bài 16: TỰ HOÀN THIỆN BẢN THÂN
1. Thế nào là tự nhận thức về bản thân.
- Khái niệm: Tự nhận thức bản thân là biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, hành vi, việc làm, điểm mạnh, yếu của bản thân.
- Có những người thường đánh giá quá cao về mình, có những người lại mặc cảm, tự ti về khả năng của mình.
- Để nhận thức tốt về bản thân thì mỗi người cần phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu.
2.Tự hoàn thiện bản thân
a.Thế nào là tự hoàn thiện bản thân
-Là vượt lên mọi khó khăn,trở ngại,không ngừng học tập,tu dưỡng,rèn luyện.
-Khắc phục,sữa chữa những khuyết điểm,học hỏi những điểm hay, điểm tốt của người khác.Phát huy những ưu điểm của mình để ngày một tiến bộ.
b. Vì sao phải tự hoàn thiện bản thân?
- Xã hội ngày càng phát triển => là tất yếu để đáp ứng đòi hỏi xã hội.
- Tự hoàn thiện bản thân là phẩm chất quan trọng của thanh thiếu niên, giúp cho cá nhân, gia đình và cộng đồng ngày càng tiến bộ hơn.
3. Tự hoàn thiện bản thân như thế nào?
a. Yêu cầu chung.
- Mỗi người đều phải phấn đấu tu dưỡng đạo đức để tự hoàn thiện bản thân mình.
- Biết nhận sự hỗ trợ, giúp đỡ bạn bè, gia đình, xã hội để hoàn thiện bản thân.
b. Học sinh cần phải: 
- Xác định rõ điều mình mong muốn
- Lập kế hoạch thực hiện theo mốc thời gian cụ thể.
- Xác định được những biện pháp cần làm
- Xác định được những thuận lợi và khó khăn và cách vượt qua khó khăn
- Xác định được những người sẽ giúp đỡ mình
- Có quyết tâm thực hiện và biết tìm sự giúp đỡ của những người tin cậy.
- Lấy ví dụ cụ thể:
III. BÀI TẬP TÌNH HUẤN
Câu 1: Hiện nay có một số người chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không muốn đăng kí kết hôn vì ngại sự ràng buộc của pháp luật. Em có đồng tình với cách sống này không vì sao?
Trả lời:
Không! Bởi vì sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn theo luật định thì không được coi là vợ chồng. Tại Điều 11, khoản 1, Luật Hôn nhân và gia đình có quy định: “Nam nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng”. Trong trường hợp này, những thành viên của cuộc sống ấy sẽ không được pháp luật bảo vệ với tư cách là một gia đình. 
Đây là những biểu hiện lệch chuẩn của cuộc sống gia đình trong xã hội hiện đại và lối sống này phản ánh sự thiếu tinh thần trách nhiệm với xã hội và dễ gây ra những hậu quả xấu.
Câu 12: Vì sao ô nhiễm môi trường, bùng nổ dân số, các dịch bệnh hiểm nghèo là những vấn đề cấp thiết của nhân loại?
Trả lời:
Ô nhiễm môi trường, bùng nổ dân số, các dịch bệnh hiểm nghèolà những vấn đề cấp thiết của nhân loại hiện nay. Vì: 
Đây là những vấn đề đã và đang diễn ra một cách phổ biến trên toàn thế giới (mang tính toàn cầu) và hậu quả của những vấn đề này là rất lớn, rất nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt, đời sống, sự tồn tại, phát triển, sự sống còn của con người và sinh vật trên Trái đất. Cụ thể:
Ô nhiễm môi trường:
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
Cuộc sống của con người gắn bó mật thiết với tự nhiên. Tuy nhiên, quá trình hoạt động của con người đã vi phạm nghiêm trọng các yếu tố cân bằng tự nhiên một cách liên tục và ngày càng lớn. Điều đó dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật .
Tài nguyên rừng, biển, khoáng sản, các loài động, thực vật ngày một cạn kiệt do khai thác bừa bãi.
Môi trường đất, nước, khí quyển.bị ô nhiễm nặng nề.
Thời tiết khí hậu thay đổi thất thường, hạn hán kéo dài, mưa lớn, bão lụt liên miên
Thủng tầng ozôn, Trái Đất có xu hướng nóng lên.v.v
Bùng nổ dân số:
Bùng nổ dân đã trở thành nỗi lo của nhiều nước trên thế giới, của cả cộng đồng quốc tế.
Làm phá vỡ các yếu tố cân bằng tự nhiên, xã hội.
Làm cạn kiệt tài nguyên, suy thoái trầm trọng kinh tế quốc dân
Gây ra nạn đói, dịch bệnh, thất nghiệp, thất học.
Làm suy thoái nòi giống, ô nhiễm môi trường. 
Những dịch bệnh hiểm nghèo:
Nhân loại ngày nay đang phải đối mặt với những bệnh nguy hiểm như: lao, sốt rét, dịch tả, tim mạch, huyết áp, ung thư, cúm gia cần và đặc biệt là AIDS.
=> Ô nhiễm môi trường, bùng nổ dân số, các dịch bệnh hiểm nghèo đã và đang uy hiếp đến sự sống của toàn nhân loại. Đây là những vấn đề cấp thiết của nhân loại. Mỗi người cần biết bảo vệ môi trường, hạn chế sự bùng nổ dân số và phòng chống những dịch bệnh hiểm nghèo để bảo vệ chính bản thân mình và toàn nhân loại.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ky_ii_mon_giao_duc_cong_dan_lop_12_nam_h.docx