Đề cương ôn tập học kì II môn Hóa Lớp 11 - Năm học 2019-2020

A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

1. Khái niệm: đồng đẳng, đồng phân, công thức đơn giản nhất, CTPT, CTCT, thuyết cấu tạo hóa học.

2. Đồng đẳng (công thức chung), đồng phân, danh pháp, tính chất hóa học và phương pháp điều chế: ankan,

xicloankan, anken, ankađien, ankin

3. Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp, cấu tạo, tính chất hóa học của benzen và đồng đẳng.

4. Công thức phân tử, công thức cấu tạo, tính chất hóa học của Stiren.

5. Khái niệm, phân loại, tính chất vật lý, tính chất hóa học của dẫn xuất halogen

6. Khái niệm, đặc điểm cấu tạo, phân loại, đồng phân, danh pháp, tính chất vật lý, tính chất hóa học và điều chế:

ancol.

7. Các qui tắc: Mac-cop-nhicop (cộng), Zaixep (tách), thế vào vòng benzen.

8. Khái niệm về bậc của cacbon, bậc của dẫn xuất halogen và bậc ancol. Khái niệm về liên kết hiđro.

9. Cách lập công thức phân tử của hợp chất hữu cơ

Đề cương ôn tập học kì II môn Hóa Lớp 11 - Năm học 2019-2020 trang 1

Trang 1

Đề cương ôn tập học kì II môn Hóa Lớp 11 - Năm học 2019-2020 trang 2

Trang 2

Đề cương ôn tập học kì II môn Hóa Lớp 11 - Năm học 2019-2020 trang 3

Trang 3

Đề cương ôn tập học kì II môn Hóa Lớp 11 - Năm học 2019-2020 trang 4

Trang 4

Đề cương ôn tập học kì II môn Hóa Lớp 11 - Năm học 2019-2020 trang 5

Trang 5

Đề cương ôn tập học kì II môn Hóa Lớp 11 - Năm học 2019-2020 trang 6

Trang 6

pdf 6 trang viethung 03/01/2022 5200
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Hóa Lớp 11 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kì II môn Hóa Lớp 11 - Năm học 2019-2020

Đề cương ôn tập học kì II môn Hóa Lớp 11 - Năm học 2019-2020
1 
TRƯỜNG THPT YÊN HÒA 
BỘ MÔN HÓA HỌC 
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II (NĂM HỌC 2019 - 2020) 
MÔN HÓA HỌC - LỚP 11 KHTN 
A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG 
1. Khái niệm: đồng đẳng, đồng phân, công thức đơn giản nhất, CTPT, CTCT, thuyết cấu tạo hóa học. 
2. Đồng đẳng (công thức chung), đồng phân, danh pháp, tính chất hóa học và phương pháp điều chế: ankan, 
xicloankan, anken, ankađien, ankin 
3. Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp, cấu tạo, tính chất hóa học của benzen và đồng đẳng. 
4. Công thức phân tử, công thức cấu tạo, tính chất hóa học của Stiren. 
5. Khái niệm, phân loại, tính chất vật lý, tính chất hóa học của dẫn xuất halogen 
6. Khái niệm, đặc điểm cấu tạo, phân loại, đồng phân, danh pháp, tính chất vật lý, tính chất hóa học và điều chế: 
ancol. 
7. Các qui tắc: Mac-cop-nhicop (cộng), Zaixep (tách), thế vào vòng benzen. 
8. Khái niệm về bậc của cacbon, bậc của dẫn xuất halogen và bậc ancol. Khái niệm về liên kết hiđro. 
9. Cách lập công thức phân tử của hợp chất hữu cơ. 
B. BÀI TẬP LÝ THUYẾT 
Dạng 1: Thực hiện sơ đồ chuyển hóa sau (các chất viết dưới dạng công thức cấu tạo, mỗi mũi tên ứng với 1 
phương trình hóa học) 
 1. Natri axetat (1) metan (2) axetilen (3) benzen (4) brombenzen (5) A (6) phenol 
 2. Butan (1) etan 
(2) etyl clorua (3) etanol (4) etilen (5) P.E 
 3.Tinhbột (1) glucozơ (2) ancoletylic (3) đivinyl (4) butan (5) metan (6) etin (7) bạc axetilua 
 4. CaCO3 CaO CaC2 C2H2 C2H3Cl PVC 
  
 (C2H5)2O  C2H5OH C2H4O 
 5. Al4C3 CH4 C2H2 C6H6 C6H5C2H5 C6H5C2H3 PS. 
  
 C6H5Cl → C6H5ONa → C6H5OH → C6H5ONa 
 6. Propan metan axetilen vinyl axetilen butan etilen etilen glicol. 
  
 C2H4 C2H5OH C3H8O 
Dạng 2: Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra 
1. Hoàn thành các PTHH của các phản ứng xảy ra giữa các chất sau đây? 
 1. CH3-CH2-CH3 + Br2  
askt
 2. CH3COONa + NaOH  
0CaO, t 
 3. CH2=CH-CH3 + dd KMnO4 4. CH2=C(CH3)-CH3 + HBr 
 5. CH2=CH-CH3 + H2O 
 H 6. Trùng hợp propen 
2 
 7. Glixerol + Cu(OH)2 8. Propin + dung dịch AgNO3/NH3 
 9. Phenol + dd Br2 10. C6H5CH3 + Br2  
0Fe, t 
 11. C2H5OH 
0
2 4 CH SO , 140 12. Ancol isopropyl + CuO 0t 
 13. C6H5CH3 + HNO3(đặc) 
0
2 4H SO (®Æc), t 14. C6H5CH=CH2+ H2O/H
+, to 
 15. CH3-CH(OH)-CH2-CH3
0
2 4 CH SO , 170 16. Etlilen glicol + Cu(OH)2 
 17. Trùng hợp đivinyl 18. Toluen + Cl2/ as (1:1) 
 19. Toluen + dd KMnO4, t
ơ 20. Thổi CO2 dư vào dung dịch natri phenolat 
2. Cho p-Br-C6H4-CH2-Br lần lượt vào dung dịch NaOH loãng, nóng; dung dịch NaOH đặc, nóng. Viết các 
 PTHH của phản ứng xảy ra? 
3. Cho p-HO-C6H4-CH2-OH lần lượt tác dụng với Kali, dung dịch NaOH, CuO, to; dung dịch HBr, dung dịch 
 Br2. Viết các PTHH của phản ứng xảy ra? 
Dạng 3: Viết các PTHH để điều chế các chất sau 
 1. PE, PVC, benzen, phenol (từ đá vôi, than đá và các chất vô cơ cần thiết). 
 2. Ancol etylic, anđehit axetic, etilen glicol (từ tinh bột và các chất vô cơ cần thiết khác). 
 3. Hexaclo xiclohexan, cao su Buna, TNB (từ Natri axetat và các chất vô cơ cần thiết). 
Dạng 4: Nhận biết các chất bằng phương pháp hóa học 
 a. CH4, C2H4, C2H2. b. Benzen, Toluen, Stiren. 
 c. Ancol etylic, phenol và glixerol. d. Hexyl bromua, brom bengen, 1-brom but-2-en. 
Dạng 5: Giải thích hiện tượng hóa học 
1. Benzen không làm nhạt màu dung dịch Br2, dung dịch KMnO4; nhưng Stiren có làm nhạt màu dung dịch 
Br2, KMnO4. 
 a. Giải thích vì sao Stiren có khả năng phản ứng đó? 
b. Viết phương trình hóa học biểu diễn các phản ứng đã xảy ra? 
2. Dẫn khí axetilen vào 2 ống nghiệm: Ống 1 chứa nước brom. Ống 2 chứa dung dịch AgNO3 trong 
amoniac. Nêu hiện tượng xảy ra? Giải thích, viết phương trình hóa học để giải thích? 
3. Sục khí cacbonic vào dung dịch natri phenolat ở nhiệt độ thường, thấy dung dịch vẩn đục, sau đó đun 
nóng dung dịch thì dung dịch lại trong suốt. Giải thích những hiện tượng vừa nêu và viết phương trình hóa 
học xảy ra (nếu có)? 
4. Lấy 2 ống nghiệm chứa sẵn kết tủa màu xanh Cu(OH)2. Cho thêm vài giọt ancol etylic vào ống nghiệm 
thứ nhất và vài giọt glixerol vào ống nghiệm thứ hai. Hiện tượng gì xảy ra ? Giải thích và viết phương 
trình hóa học của phản ứng đã xảy ra? 
Dạng 6: Viết công thức cấu tạo, gọi tên đồng phân của các chất hữu cơ. 
1. Viết công thức cấu tạo và gọi tên các đồng phân của: C6H14 ; C5H10? 
2. Viết công thức cấu tạo và gọi tên các đồng phân của: C4H9Cl ; C5H12O? 
3 
C. BÀI TOÁN 
1. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 hiđrocacbon liên tiếp trong dãy đồng đẳng thì thu được 3,36 lít CO2 (đktc) và 
3,78 gam H2O. Xác định hai hiđrocacbon? 
2. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A gồm 1 akan và 1 anken rồi dẫn sản phẩm sinh ra đi qua bình 1 đựng CaCl2 
khan dư và bình 2 đựng KOH rắn dư. Sau thí nghiệm thấy bình 1 tăng 13,572 gam; bình 2 tăng 25,256 gam. 
Tính số mol ankan trong A? 
3. Hỗn hợp X gồm 2 ankin là đồng đẳng kế tiếp nhau. Nếu cho 5,6 lít hỗn hợp X (đktc) đi qua bình đựng dung 
dịch Brom có dư thì thấy khối lượng bình tăng 8,6 gam. Xác định CTPT của 2 ankin? 
4. Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol hỗn hợp CH4, C4H10 và C2H4 thì thu được 0,21 mol CO2 và 0,345 mol H2O. Số 
mol của ankan và anken có trong hỗn hợp? 
5. Một hiđrocacbon A ở thể lỏng có tỉ khối hơi so với Metan bằng 4,875. Đốt cháy hoàn toàn A thu được CO2 
và H2O theo tỉ lệ khối lượng 11:2,25. 
 a. Tìm công thức phân tử của A? 
b. Biết A không làm mất màu dung dịch Br2 nhưng tác dụng được với Br2 có xúc tác bột sắt thu được chất 
hữu cơ B và chất vô cơ X. Viết PTHH (các chất viết dạng CTCT), gọi tên các chất A , B , X? 
6. Đốt cháy hoàn toàn 5,36 gam hỗn hợp X gồm etilen và benzen thì cần vừa đủ 17,28 gam khí oxi. 
 a. Tính % khối lượng mỗi khí trong hỗn hợp X? 
 b. Tính thể tích khí CO2 thu được ở đktc? 
7. Dẫn hỗn hợp A gồm etilen và axetilen qua dung dịch brom dư, thấy khối lượng bình đựng brom tăng 1,34 
gam. Khi cho A tác dụng hết với dung dịch AgNO3/NH3 thu được 7,2 gam kết tủa. Tính % thể tích của 
etilen, axetilen trong A? 
8. Hỗn hợp X gồm phenol và ancol benzylic. Cho a gam X tác dụng với Na dư thấy thoát ra 0,336 lít khí hiđro 
(đktc). Mặt khác, cho a gam X tác dụng hết với dung dịch brom, thu được 6,62 gam kết tủa trắng. Tính a? 
9. Cho m gam hỗn hợp Y gồm ancol etylic và phenol tác dụng hết với Na thu được 6,72 lít khí (đkc). Mặt khác 
cũng m gam hỗn hợp Y trên tác dụng đủ với 200ml dung dịch NaOH 2M. 
a. Tính giá trị của m? 
b. Nếu cho 1/2 lượng hỗn hợp Y ở trên vào nước Brom (dư) thu được bao nhiêu gam kết tủa màu trắng? 
10. Cho 0,875 gam một anken có thể làm mất màu hoàn toàn 16 gam dung dịch brom có nồng độ 12,5%. 
a. Xác định CTPT của anken? 
b. Viết CTCT của tất cả các đồng phân cấu tạo ứng với CTPT vừa tìm được, gọi tên các đồng phân đó? 
11. Đốt cháy hoàn toàn 1 ancol, đơn chức, mạch hở A thu được 13,44 lít CO2 (đktc) và 14,4 gam nước. 
a. Xác định CTPT của A? 
b. Biết rằng A là ancol bậc I, hãy viết PTPƯ xảy ra khi cho A tác dụng với CuO, đun nóng? 
4 
12. Dẫn 11,2 lít hỗn hợp khí X gồm etan, etilen và axetilen qua dung dịch brom dư, thấy còn 4,48 lít khí không bị 
hấp thụ. Nếu dẫn 11,2 lít hỗn hợp X trên qua dung dịch AgNO3/NH3 dư thì thấy có 48 gam kết tủa. Thể tích 
các khí đo ở đktc. Tính thành phần % số mol của mỗi khí trong hỗn hợp X? 
13. Hỗn hợp X chứa ancol etylic và hai ankan kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Khi đốt cháy hoàn toàn 18,90 
gam X thì thu được 26,10 gam H2O và 26,88 lít CO2 (đktc). Xác định CTPT và % về khối lượng từng chất 
trong hỗn hợp X? 
14. Hỗn hợp khí A chứa 1 ankan và 1 anken. Khối lượng hỗn hợp A là 9,0 gam và thể tích là 8,96 lít. Đốt cháy 
hoàn toàn A thu được 13,44 lít CO2. Các khí được đo ở đktc. Xác định CTPT và % về khối lượng từng chất 
trong hỗn hợp A? 
15. Cho 9,9 gam hỗn hợp X gồm các khí metan, etilen và axetilen tác dụng vừa đủ với 500 ml dd Br2 0,7M. 
Sau phản ứng thấy có 2,24 lít khí không màu thoát ra ở đktc. Cũng lượng X trên, nếu cho phản ứng với dd 
AgNO3/NH3 dư thì thu được 12 gam chất kết tủa vàng. Tính % thể tích các khí trong X? 
16. Đốt cháy hết hỗn hợp A gồm hai ancol no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp X và Y (biết MX < MY) thu được 3,08 
gam CO2 và 1,62 gam H2O. Xác định công thức phân tử của X, Y? Tính % m mỗi ancol trong A? 
17. Hỗn hợp A chứa glixerol và một ancol đơn chức. Cho 20,4 gam hỗn hợp A t/d với Na có dư thì thu được 7,84 
lít H2 (đktc). Mặt khác 20,4 gam hỗn hợp A hòa tan vừa hết 9,8 gam Cu(OH)2. 
Xác định CTPT, các CTCT có thể có, gọi tên và tính % về khối lượng của ancol đơn chức có trong A? 
18. Cho hỗn hợp gồm ancol etilic và phenol tác dụng với natri (dư) thu được 3,36 lít khí hidro (đktc). Nếu cho 
hỗn hợp trên tác dụng với dd nước brom vừa đủ thu được 19,86 gam kết tủa trắng 2,4,6-tribromphenol. Tính 
thành phần phần trăm khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp đã dùng? 
19. Hỗn hợp A chứa 2 ancol no, đơn chức, mạch hở. Để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A cần dùng vừa hết 3,36 lít 
O2 (đktc). Trong sản phẩm cháy, khối lượng CO2 hơn khối lượng H2O là 1,88 gam. 
a. Xác định khối lượng hỗn hợp A? 
b. Xác định CTPT và % khối lượng của từng chất trong A, biết hai ancol đó khác nhau 2 nguyên tử C? 
20. Có một hỗn hợp X gồm phenol và ancol metylic. Lấy m gam hỗn hợp X cho tác dụng với một lượng vừa đủ 
brom lỏng thì có 16,55 gam kết tủa trắng. Cũng m gam X trên nếu cho tác dụng hết với natri thì thu được 
2,24 lít khí không màu (đkc). Xác định giá trị m, tính % về khối lượng của các chất trong X? 
21. Đốt cháy hoàn toàn 1 thể tích hơi ancol no đơn chức A thu được CO2 và H2O có tổng thể tích gấp 5 lần thể 
tích hơi ancol A đã dùng (ở cùng điều kiện). Xác định A? 
22. Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X gồm 2 ancol no đơn chức X, Y là đồng đẳng liên tiếp thu được 
11,2 lít CO2. Nếu cho lượng hỗn hợp X như trên cho phản ứng với Na dư thì thu được 2,24 lít H2 (đktc). Tìm 
công thức phân tử của 2 ancol trên? 
23. Oxi hoá m gam etanol thu được hỗn hợp X (axetanđehit, axit axetic, nước, etanol). Cho toàn bộ X tác dụng với 
dung dịch NaHCO3 (dư) được 0,56 lít khí CO2 (đktc). Tính khối lượng etanol đã bị oxi hóa tạo ra axit? 
5 
PHẦN TRẮC NGHIỆM 
1. Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có công thức phân tử C5H12? 
A. 3 đồng phân. B. 4 đồng phân. C. 5 đồng phân. D. 6 đồng phân 
2. Phần trăm khối lượng cacbon trong phân tử ankan Y bằng 82,76%. Công thức phân tử của Y là 
A. C2H6. B. C3H8. C. C4H10. D. C5H12. 
3. Cho Iso-pentan tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ số mol 1 : 1. Số sản phẩm monoclo tối đa thu được là 
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4. 
4. Khi clo hóa một ankan có C6H14, người ta chỉ thu được 2 sản phẩm thế monoclo. Tên của ankan là 
A. 2,2-đimetylbutan. B. 2-metylpentan. C. n-hexan. D. 2,3-đimetylbutan. 
5. Khi brom hóa một ankan chỉ thu được một dẫn xuất monobrom duy nhất có tỉ khối hơi đối với hiđro là 75,5. Tên của 
ankan đó là 
A. 3,3-đimetylhexan. C. isopentan. 
B. 2,2-đimetylpropan. D. 2,2,3-trimetylpentan 
6. Anken X có công thức cấu tạo: CH3–CH2–C(CH3)=CH–CH3. Tên của X là 
A. isohexen. B. 3-metylpent-3-en. C. 3-metylpent-2-en. D. 2-etylbut-2-en. 
7. Số đồng phân của C4H8 là 
A. 7. B. 4. C. 6. D. 5. 
8. Ba hiđrocacbon X, Y, Z là đồng đẳng kế tiếp, khối lượng phân tử của Z bằng 2 lần khối lượng phân tử của X. Các chất 
X, Y, Z thuộc dãy đồng đẳng 
A. ankin. B. ankan. C. ankađien. D. anken. 
9. Anken X có đặc điểm: Trong phân tử có 8 liên kết xích ma. Công thức phân tử của X là 
A. C2H4. B. C4H8. C. C3H6. D. C5H10. 
10. Vitamin A công thức phân tử C20H30O, có chứa 1 vòng 6 caṇh và không có chứa liên kết ba. Số liên kết đôi trong phân 
tử vitamin A là 
A. 7. B. 6. C. 5. D. 4. 
11. Cho các chất sau: 2-metylbut-1-en (1); 3,3-đimetylbut-1-en (2); 3-metylpent-1-en (3); 3-metylpent-2-en (4); Những 
chất nào là đồng phân của nhau? 
A. (3) và (4). B. (1), (2) và (3). C. (1) và (2). D. (2), (3) và (4). 
12. Hợp chất nào sau đây có đồng phân hình học? 
A. 2-metylbut-2-en. B. 2-clo-but-1-en. 
C. 2,3- điclobut-2-en. D. 2,3- đimetylpent-2-en. 
13. Những hợp chất nào sau đây có đồng phân hình học (cis-trans)? CH3CH=CH2 (I); CH3CH=CHCl (II); 
CH3CH=C(CH3)2 (III); C2H5–C(CH3)=C(CH3)–C2H5 (IV); C2H5–C(CH3)=CCl–CH3 (V). 
A. (I), (IV), (V). B. (II), (IV), (V). C. (III), (IV). D. (II), III, (IV), (V). 
14. Áp dụng quy tắc Maccopnhicop vào trường hợp nào sau đây? 
A. Phản ứng cộng của Br2 với anken đối xứng C. Phản ứng cộng HX vào anken đối xứng 
B. Phản ứng trùng hợp của anken D. Phản ứng cộng HX vào anken bất đối xứng. 
15. Cho but-1-en tác dụng với dung dịch HBr, theo qui tắc Maccopnhicop thì sản phẩm hữu cơ chính là 
A. CH3-CH2-CHBr-CH2Br. C. CH3-CH2-CHBr-CH3. 
B. CH2Br-CH2-CH2-CH2Br . D. CH3-CH2-CH2-CH2Br. 
16. Hiđrat hóa 2 anken chỉ tạo thành 2 ancol. Hai anken đó là 
A. 2-metylpropen và but-1-en B. propen và but-2-en 
C. eten và but-2-en D. eten và but-1-en 
17. Anken thích hợp để điều chế ancol sau đây (CH3 CH2)3C-OH là 
A. 3-etylpent-2-en. B. 3-etylpent-3-en. 
C. 3-etylpent-1-en. D. 3,3- đimetylpent-1-en. 
18. Cho phản ứng giữa buta-1,3-đien và HBr ở -80oC (tỉ lệ mol 1:1), sản phẩm hữu cơ chính của phản ứng là 
A. CH3CHBrCH=CH2. B. CH3CH=CHCH2Br. 
C. CH2BrCH2CH=CH2. D. CH3CH=CBrCH3. 
19. Cho phản ứng giữa buta-1,3-đien và HBr ở 40oC (tỉ lệ mol 1:1), Sản phẩm hữu cơ chính của phản ứng là 
A. CH3CHBrCH=CH2. B. CH3CH=CHCH2Br. 
C. CH2BrCH2CH=CH2. D. CH3CH=CBrCH3. 
20. Trùng hợp isopren tạo ra cao su isopren có công thức cấu tạo là 
 A. (-CH2-C(CH3)-CH-CH2-)n . C. (-CH2-C(CH3)-CH=CH2-)n . 
 B. (-CH2-C(CH3)=CH-CH2-)n. D. (-CH2-CH(CH3)-CH2-CH2-)n . 
6 
21. Ankin C4H6 có bao nhiêu đồng phân mà có khả năng tham gia phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3? 
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3. 
22. Có bao nhiêu đồng phân ankin C5H8 tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo kết tủa 
 A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. 
23. Cho sơ đồ phản ứng: C2H2 + H2O X . Cho biết X là chất nào dưới đây? 
A. CH2=CHOH. B. CH3CHO. 
C. CH3COOH. D. C2H5OH. 
24. Cho dãy chuyển hoá sau: CH4 X Y Z Cao su buna. Công thức phân tử của Y là 
 A. C4H6. B. C2H5OH. C. C4H4. D. C4H10. 
25. Để làm sạch etilen có lẫn axetilen ta cho hỗn hợp đi qua dung dịch nào sau đây? 
A. dd brom dư. B. dd KMnO4 dư. 
C. dd AgNO3/NH3 dư. D. HCl 
26. Cho 4,0 gam một ankin X có thể làm mất màu tối đa 100 ml dung dịch Br2 2M. Xác định X? 
 A. C5H8 . B. C2H2. 
 C. C3H4. D. C4H6. 
27. Biết X là một hiđrocacbon không no mạch hở. Cho 0,15 mol X có thể làm mất màu tối đa 0,3 mol brom trong nước. 
Trong phân tử X có 10% khối lượng H. Công thức phân tử của X là 
 A. C2H2. B. C3H4. 
 C. C2H4. D. C4H6. 
28. Dãy đồng đẳng của benzen có công thức chung là 
 A. CnH2n+6 ; n 6, nguyên. B. CnH2n-6 ; n 3, nguyên. 
 C. CnH2n-6 ; n 6, nguyên. D. CnH2n+6 ; n 3, nguyên. 
29. Công thức tổng quát của hiđrocacbon bất kỳ là CnH2n+2-2a. Đối với stiren, giá trị của n và a lần lượt là 
 A. 8 và 5. B. 5 và 8. C. 8 và 4. D. 4 và 8. 
30. Chất nào sau đây không thể chứa vòng benzen? 
 A. C8H10. B. C6H8. C. C8H10. D. C9H12. 
31. Tên gọi của các gốc C6H5-CH2- , gốc C6H5- lần lượt là 
 A. phenyl và benzyl. B. vinyl và anlyl. 
 C. anlyl và vinyl. D. benzyl và phenyl. 
32. Ứng với công thức phân tử C8H10 có bao nhiêu cấu tạo chứa vòng benzen? 
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. 
33. A là đồng đẳng của benzen có công thức nguyên là (C3H4)n. Công thức phân tử của A là 
A. C3H4. B. C6H8. C. C9H12. D. C12H16. 
34. Giữa các chất nào sau đây không xảy phản ứng hóa học? 
A. Benzen + Cl2 (as). B. Benzen + H2 (Ni, p, to). 
C. Benzen + Br2 (dd). D. Benzen + HNO3 (đ) /H2SO4 (đ). 
35. Benzen + X etyl benzen. Vậy X là 
A. axetilen. B. etilen. C. etyl clorua. D. etan. 
36. Stiren không phản ứng được với những chất nào sau đây? 
A. dd Br2. B. không khí H2 ,Ni,to. 
C. dd KMnO4. D. dd NaOH. 
37. Để phân biệt benzen, toluen, stiren chỉ cần dùng 1 thuốc thử duy nhất sau đây là 
A. Brom (dd). B. Br2 (Fe). 
C. KMnO4 (dd). D. Br2 (dd) hoặc KMnO4(dd). 
38. Để phân biệt được các chất Hex-1-in, Toluen, Benzen chỉ cần dùng 1 thuốc thử duy nhất là 
A. dd AgNO3/NH3. B. dd Brom. 
C. dd KMnO4. D. dd HCl. 
39. Cho 3,6 gam một mono ancol no mạch hở phản ứng với Na dư thu được 4,92 gam muối. Công thức 
 phân tử của ancol là 
A. CH3OH. B. C2H5OH. 
C. C3H7OH. D. C4H9OH. 
40. Cho 41 gam hỗn hợp X gồm 2 ancol no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với Natri 
 dư thu được 7 lít khí H2 (đktc). Hai ancol đó là 
A. C3H7OH và C4H9OH. B. C4H9OH và C5H11OH. 
C. C2H5OH và CH3OH. D. C2H5OH và C3H7OH. 

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_hoa_lop_11_nam_hoc_2019_2020.pdf