Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn Hóa học cấp THPT - Chuyên đề 2 (tài liệu dành cho địa phương)

A. MỘT SỐ KĨ THUẬT DẠY VÀ HỌC TÍCH CỰC

1. Kĩ thuật công não

1.1. Khái niệm

Động não (công não/tấn công não/tập kích não) là một kỹ thuật được sáng tạo từ năm

1941 bởi Alex. Osborn nhằm huy động những ý tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề của

các thành viên trong nhóm thảo luận. Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực,

không hạn chế các ý tưởng (nhằm tạo ra “cơn lốc” các ý tưởng).

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn Hóa học cấp THPT - Chuyên đề 2 (tài liệu dành cho địa phương) trang 1

Trang 1

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn Hóa học cấp THPT - Chuyên đề 2 (tài liệu dành cho địa phương) trang 2

Trang 2

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn Hóa học cấp THPT - Chuyên đề 2 (tài liệu dành cho địa phương) trang 3

Trang 3

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn Hóa học cấp THPT - Chuyên đề 2 (tài liệu dành cho địa phương) trang 4

Trang 4

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn Hóa học cấp THPT - Chuyên đề 2 (tài liệu dành cho địa phương) trang 5

Trang 5

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn Hóa học cấp THPT - Chuyên đề 2 (tài liệu dành cho địa phương) trang 6

Trang 6

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn Hóa học cấp THPT - Chuyên đề 2 (tài liệu dành cho địa phương) trang 7

Trang 7

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn Hóa học cấp THPT - Chuyên đề 2 (tài liệu dành cho địa phương) trang 8

Trang 8

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn Hóa học cấp THPT - Chuyên đề 2 (tài liệu dành cho địa phương) trang 9

Trang 9

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn Hóa học cấp THPT - Chuyên đề 2 (tài liệu dành cho địa phương) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 58 trang viethung 03/01/2022 2940
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn Hóa học cấp THPT - Chuyên đề 2 (tài liệu dành cho địa phương)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn Hóa học cấp THPT - Chuyên đề 2 (tài liệu dành cho địa phương)

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn Hóa học cấp THPT - Chuyên đề 2 (tài liệu dành cho địa phương)
1 
LỜI NÓI ĐẦU 
Việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đòi hỏi phải đổi 
mới đồng bộ từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học đến cách 
thức đánh giá kết quả của quá trình dạy học, trong đó khâu đột phá là đổi mới 
phương pháp dạy học. 
Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là 
thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều một cách thụ động sang dạy học theo 
phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy khả năng tự giác, chủ động, sáng 
tạo của học sinh; luyện cho học sinh có kỹ năng tự học; tinh thần hợp tác; kỹ 
năng vận dụng kiến thức vào các tình huống khác nhau trong thực tiễn. 
Việc đổi mới phương pháp dạy học sẽ tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú 
học tập của học sinh. Học sinh say mê tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, 
khai thác, xử lí thông tinVà thông qua các hoạt động đó học sinh sẽ hình thành 
kiến thức, năng lực và phẩm chất. 
Đổi mới phương pháp dạy học chú trọng hình thành các năng lực (tự học, 
sáng tạo, hợp tác,); dạy phương pháp và kỹ thuật lao động khoa học, dạy cách học. 
Học sinh học để đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống trong tương lai nên những 
kiến thức cung cấp cho học sinh phải cần thiết và bố ích. 
Phần tài liệu này, chúng tôi giới thiệu một số kĩ thuật, phương pháp dạy và học 
tích cực theo lí thuyết dạy học hiện đại và tương tác sư phạm, mục đích giúp các học 
viên tiếp cận và tập áp dụng khi thực hiện tổ chức dạy học theo chuyên đề theo định 
hướng phát triển năng lực người học. 
Sau mỗi lần nghiên cứu, tiếp thu 1 kĩ thuật dạy, phương pháp dạy yêu cầu học 
viên làm bài tập vận dụng ứng với 1 bài dạy, một chủ đề học viên tự chọn theo 
chương trình THPT hiện thành. Nếu có điều kiện, cần tổ chức cho học viên dạy minh 
họa trước một lớp học có học sinh tham gia để cả nhóm góp ý, thảo luận. 
 BAN BIÊN TẬP 
2 
Chuyên đề 2 (tài liệu dành cho địa phƣơng) 
MỘT SỐ KĨ THUẬT, PHƢƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC TÍCH CỰC 
 Muốn đổi mới cách học thì phải đổi mới cách dạy. Cách dạy quyết định cách học. Tuy 
nhiên cách học thụ động của học sinh đã ảnh hưởng không nhỏ đến cách dạy của thầy. Do đó 
giáo viên cần được bồi dưỡng và phải kiên trì thực hiện theo các phương pháp dạy học tích 
cực, tổ chức các hoạt động nhận thức cho học sinh từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao. 
Trong đổi mới phương pháp phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa thầy và trò, phải có sự phối hợp 
hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò thì quá trình dạy học mới có kết quả. 
 Người ta chia phương pháp dạy học theo ba cấp độ: cấp độ vi mô (Kĩ thuật dạy học), cấp 
độ trung gian (Phương pháp dạy học cụ thể) và cấp độ vĩ mô (Quan điểm dạy học). Tuy 
nhiên, việc phân định chỉ mang tính tương đối. Sự phân biệt giữa kĩ thuật dạy học và phương 
pháp dạy học, giữa phương pháp dạy học và quan điểm dạy học nhiều khi không thật rõ ràng. 
Mối quan hệ của kĩ thuật, phương pháp, quan điểm dạy học có thể thể hiện ở sơ đồ dưới đây. 
20
Quan điểm
DH
PHDH
Kĩ thuật DH
PP vĩ mô
PP vi mô
PP cụ thể
Bình diện
vĩ mô
Bình diện
trung gian
Bình diện
vi mô
Kĩ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của giáo viên và học sinh 
trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. 
Phương pháp dạy học là những hình thức và cách thức hoạt động của giáo viên và học 
sinh trong những điều kiện dạy học xác định nhằm đạt mục tiêu dạy học. 
Quan điểm dạy học là những định hướng mang tính chiến lược, cương lĩnh, là mô hình 
lí thuyết của phương pháp dạy học (có thể hiểu quan điểm dạy học tương đương với các trào 
lưu sư phạm). 
A. MỘT SỐ KĨ THUẬT DẠY VÀ HỌC TÍCH CỰC 
1. Kĩ thuật công não 
1.1. Khái niệm 
Động não (công não/tấn công não/tập kích não) là một kỹ thuật được sáng tạo từ năm 
1941 bởi Alex. Osborn nhằm huy động những ý tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề của 
các thành viên trong nhóm thảo luận. Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, 
không hạn chế các ý tưởng (nhằm tạo ra “cơn lốc” các ý tưởng). 
3 
1.2 Đặc điểm phương pháp 
 - Các ý kiến/hình ảnh về vấn đề trước hết nêu ra không hạn chế và ngẫu nhiên theo 
dòng suy nghĩ não không cần tìm được chính xác một ý tưởng hoàn thiện chỉ cần càng nhiều, 
càng đủ ý tưởng càng tốt. 
 - Có thể tiến hành bởi một hay nhiều người, tuy nhiên, số lượng HS tham gia nhiều sẽ 
giúp tìm ra lời giải được nhanh hơn hay toàn diện hơn nhờ vào nhiều góc nhìn khác nhau bởi 
các trình độ khác nhau. 
 - Không đánh giá và phê phán trong quá trình thu thập ý tưởng của các thành viên. 
1.3. Các bước tiến hành. 
Bước 1: GV chia nhóm, các nhóm tự chọn nhóm trưởng và thư ký. 
Bước 2: Giao vấn đề cho nhóm. 
Bước 3: Nhóm trưởng điều hành hoạt động thảo luận chung của cả nhóm trong thời 
gian quy định, các ý kiến đều được thư ký ghi nhận, khuyến khích thành viên đưa càng nhiều 
ý kiến càng tốt. 
Bước 4: Các nhóm cùng lựa chọn giải pháp tối ưu, thu gọn các ý tưởng trùng lặp, xóa 
những ý không phù hợp, sau cùng thư ký báo cáo kết quả. 
1.4. Ứng dụng 
 - Dùng trong giai đoạn nhập đề vào một chủ đề, tìm các phương án giải quyết vấn đề, 
thu thập các khả năng lựa chọn và ý nghĩ khác nhau. 
1.5. Ưu điểm 
 - Dễ thực hiện, không mất nhiều thời gian, không tốn kém. 
 - Huy động tối đa trí tuệ của tập thể. 
 - Do không được pháp đánh giá trong quá trình thu thập ý kiến, nên mọi ý kiến đều được 
ghi nhận, từ đó khuyến khích các thành viên trong nhóm tham gia hoạt động. 
1.6. Nhược điểm 
 - Có thể lạc đề, tản mạn nếu chủ đề không rõ ràng. 
 - Có thể mất thời gian nhiều trong việc chọn các ý kiến tốt nhất. 
 - Nếu nhóm trưởng không đủ năng lực quản lý nhóm có thể có một số HS quá tích 
cực, số khác thụ động. 
 - Việc lưu trữ kết quả thảo luận là khó khăn và dễ gây lãng phí. 
2. Kĩ thuật động não viết 
2.1. Khái niệm 
 Động não viết là một hình thức biến đổi của động não. Trong động não viết thì những 
ý tưởng không được trình bày miệng mà được từng thành viên tham gia trình bày ý kiến bằng 
cách viết trên giấy về ... ều thời gian, công 
sức. Ngoài ra sự hứng thú của học sinh khi tham gia các trò chơi gây ồn ào, khó quản lí bao 
quát lớp học 
47 
PHẦN II. BÀI TẬP SỬ DỤNG HÌNH VẼ 
BT dùng hình vẽ là dạng BT mang tính trực quan, sinh động gắn liền với kiến thức và 
kĩ năng thực hành hoá học. Sử dụng BT bằng hình vẽ giúp rèn luyện kĩ năng quan sát, phân 
tích, giải quyết vấn đề. BT sử dụng hình vẽ có thể cho dưới dạng đầy đủ thông tin hoặc 
không đầy đủ thông tin. 
1. BT hình vẽ có đầy đủ thông tin. 
Dạng BT này giúp HS nắm vững kiến thức, các thao tác của từng công đoạn thí 
nghiệm 
Ví dụ 1: 
Cho các hình vẽ về thí nghiệm “Phản ứng este hóa xenlulozơ”. Nêu thứ tự tiến hành 
thí nghiệm, nêu hiện tượng và giải thích hiện bằng PTHH. 
Trả lời: 
Lấy khoảng 20 giọt HNO3 đặc và 60 giọt H2SO4 đặc cho vào một chiếc cốc và khuấy 
đều dung dịch. Sau đó lấy một nhúm bông trắng cho vào cốc chứa dung dịch trên, khuấy 
bông và đưa cốc vào chậu nước nóng, sau một thời gian, thấy bông tan dần và dung dịch xuất 
hiện màu vàng. 
PTHH: 
 C6H7O2 OH 3 n + 3n HNO3 
H2SO 4 đặc, t
0 
 C6H7O2 ONO2 3 n + 3n H2O 
Tác dụng của BT: 
Rèn tư duy: 
- Dựa vào các hình vẽ thí nghiệm giúp HS biết cách tư duy phân tích, nêu được trình 
tự thí nghiệm, vận dụng kiến thức đã học để giải thích được hiện tượng thí nghiệm trên. 
- HS tư duy được có thể thay thế bông bằng các vật khác có chứa thành phần là 
xenlulozơ để thực hiện phản ứng este hóa trên. 
- HS hiểu được để phản ứng xảy ra phải cho cốc vào nước nóng (700C). 
- HS tư duy được phản ứng este hóa phải sử dụng H2SO4 đặc làm xúc tác. 
Rèn kĩ năng: 
- Từ hình vẽ mô phỏng thí nghiệm “Phản ứng este hóa xenlulozơ” rèn luyện cho HS 
những kĩ năng về biểu diễn thí nghiệm và sử dụng hóa chất sao cho đảm bảo an toàn, thí 
nghiệm thành công. 
- Rèn luyện kĩ năng quan sát hiện tượng, kĩ năng viết PTHH. 
2. BT sử dụng hình vẽ không đầy đủ thông tin 
48 
Ở dạng BT này, GV yêu cầu HS điền thông tin vào hình vẽ để khắc sâu, ôn luyện và 
kiểm tra kiến thức. 
Ví dụ 2: Gang được sản xuất từ quặng sắt trong lò cao. Hình mô phỏng sơ đồ sản 
xuất. 
a/ Cho biết tên các nguyên liệu A, B, C, D? 
B/ Cho biết tên các sản phẩm: E, F, G, H, I? 
Viết các PTHH xảy ra trong lò cao. 
Trả lời: 
a/ Nguyên liệu: 
A: Quặng sắt (Fe2O3, Fe3O4) B: Than cốc (C) 
C: Đá vôi (CaCO3) D: Không khí (O2, N2) 
b/ Sản phẩm: 
I: Gang H: Xỉ E, F, G: CO2, CO, N2. 
Các PTHH xảy ra trong lò cao: 
- Phản ứng tạo chất khử CO: 
C + O2  CO2 ( H < 0) 
CO2 + C  2CO ( H > 0) 
- CO khử oxit sắt: 
3 Fe2O3 + CO  2Fe3O4 + CO2 
Fe3O4 + CO  3FeO + CO2 
FeO + CO  Fe + CO2 
CaCO3  CaO + CO2 
CaO + SiO2  CaSiO3 (xỉ) 
Tác dụng của BT: 
Rèn tư duy: 
- Rèn luyện cho HS tư duy phân tích dựa vào kiến thức đã học của bài “Hợp kim của sắt”, 
từ đó xác định được nguyên liệu và sản phẩm thu được khi sản xuất gang. 
D 
H 
I 
Nguyên liệu 
A, B, C 
E, F, G 
Sản phẩm 
49 
- Từ hình vẽ trên, giúp HS tư duy được nguyên tắc và các giai đoạn sản xuất gang. BT 
này dùng để củng cố kiến thức đã học cho HS. 
Rèn kĩ năng: 
- Rèn luyện kĩ năng viết các PTHH. 
- Rèn luyện kĩ năng phân tích nguyên tắc sản xuất các chất từ hình vẽ đến trong thực 
tiễn sản xuất. 
3. Tuyển chọn một số bài tập sử dụng hình vẽ 
3,1. Bài tập trắc nghiệm 
Câu 1: Chọn hình vẽ đúng: 
Câu 2: Cho các thí nghiệm sau như hình vẽ: 
Thí nghiệm có tốc độ thoát khí hiđro nhanh nhất là 
A. thí nghiệm 1. B. thí nghiệm 2. 
C. thí nghiệm 3. D. không xác định được. 
dd HCl 
Zn 
Thí nghiệm 1 
Zn 
dd HCl, vài giọt 
dd CuSO4 
Thí nghiệm 2 
Zn, Fe 
dd HCl 
Thí nghiệm 3 
C. Lá Zn nhúng vào dung dịch 
ZnSO4, Cu nhúng vào dung dịch 
CuSO4 không có cầu muối. 
D. Thanh Zn đƣợc quấn bởi 
sợi dây Cu cùng nhúng vào 
dung dịch H2SO4 
A. Hai lá Zn nhúng vào 
dung dịch H2SO4 
B. Hai lá Zn, Cu nhúng vào 
dung dịch ancol etylic khan 
50 
Câu 3: Cho hình vẽ mô tả thiết bị chưng cất rượu: 
Hãy xác định vai trò của nhiệt kế trong khi chưng cất: 
A. Đo nhiệt độ của ngọn lửa. 
B. Đo nhiệt độ của nước sôi. 
C. Đo nhiệt độ sôi của chất đang chưng cất 
D. Đo nhiệt độ sôi của hỗn hợp chất trong bình cầu. 
 Câu 4: Lưới amiang là loại vật liệu chịu được nhiệt độ cao, chúng được sử dụng trong 
PTN hóa học để làm gì? 
A. Để đun nóng đều hóa chất trong một số 
dụng cụ thủy tinh 
B. Để tránh hiện tượng cháy, nổ. 
C. Để đun nóng hóa chất trong dụng cụ 
thủy tinh. 
D. Để đảm bảo an toàn. 
Câu 5: Cho hình vẽ sau: 
a/ Nêu các bước lắp ráp dụng cụ thí nghiệm xác định suất điện động của pin điện hóa 
Zn–Cu. 
b/ Tác dụng của cầu muối trong pin điện hóa là: 
A. Cho các muối ở hai cốc pha trộn với nhau 
B. Cho các cation và anion di chuyển qua lại 
C. Cho dòng electron di chuyển từ cực âm sang cực dương. 
D. Cân bằng nống độ muối ở hai cốc. 
Câu 6.Cho các hình vẽ thu khí clo dưới đây. Phương pháp nào thu khí clo nhiều nhất? 
nhiệt kế 
sinh hàn 
Lưới 
amiang 
51 
A. Hình 1 B. Hình 3 C. Hình 2 D. Hình 2,3 
3.2. Bài tập tự luận 
Câu 1: Cho các hình vẽ thí nghiệm sau, nêu hiện tượng và giải thích bằng PTHH? 
a/ 
Trả lời: Hiện tượng: xuất hiện sủi bọt khí N2 
 PTHH: H2N – CH2 – COOH + HNO2 HO – CH2 – COOH + N2 + H2O 
b/ 
Hiện tượng: Ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu trắng. 
PTHH: 
c/ 
NH2 NH2
Br
Br
Br
Trắng 
52 
Trả lời: 
Hiện tƣợng: Đầu tiên, xuất hiện kết tủa màu xanh, sau đó xuất hiện kết tủa màu đỏ 
gạch của Cu2O. 
PTHH: CuSO4 + 2 NaOH 
 Cu(OH) 2 + Na2SO4 
 Câu 2: Quan sát hình vẽ thiết bị chiết để tách chất: 
Khi sử dụng thiết bị chiết để tách riêng hỗn hợp dầu 
ăn và nước, hãy cho biết dầu ăn thu được ở vị trí nào? 
Câu 3 : Hình vẽ sau mô tả cách lắp dụng cụ điều chế oxi trong phòng thí nghiệm. 
1. Tìm điểm lắp dụng cụ sai trong hình vẽ trên. Giải thích và nêu cách lắp dụng cụ đúng 
nhất. 
2. Phương pháp thu khí ở trên dựa vào tính 
chất nào của oxi? 
3. Khi kết thúc thí nghiệm, tại sao phải tháo 
ống dẫn khí ra trước khi tắt đèn cồn? 
4. Nếu khí Oxi có lẫn hơi nước, có thể dùng 
chất nào sau đây để làm khô khí Oxi? 
A. Al2O3. B. H2SO4 đặc. C. dd Ca(OH)2. D. dd HCl. 
5. Nếu các chất KMnO4 và KClO3 có khối lượng bằng nhau thì chọn chất nào có thể điều 
chế được oxi nhiều hơn. Hãy giải thích bằng cách tính toán trên cơ sở PTHH. (Mn = 55; K = 
39; Cl = 35,5; O = 16) 
Đáp án 
1. Điểm sai trong cách lắp bộ dụng cụ điều chế oxi là ống nghiệm đựng KMnO4 hướng lên. 
Ống nghiệm chứa KMnO4 kẹp trên giá phải hơi chúc miệng xuống để tránh hiện tượng khi 
đun KMnO4 ẩm, hơi nước bay lên đọng lại trên thành ống nghiệm chảy xuống đáy làm vỡ 
ống. 
2. Phương pháp thu khí dựa vào tính chất oxi tan ít trong nước. 
3. Khi kết thúc thí nghiệm, phải tháo ống dẫn khí ra trước khi tắt đèn cồn để tránh hiện 
tượng nước chảy ngược từ chậu sang ống nghiệm đang nóng làm vỡ ống nghiệm. 
4. B (H2SO4 đặc vì nó háo nước và ko tác dụng với oxi). 
5. Nếu dùng cùng một khối lượng KMnO4 và KClO3 thì KClO3 điều chế được oxi nhiều 
nhất. 
Câu 4 : Thí nghiệm điều chế khí amoniac được mô tả như hình vẽ bên (hình 2.3.2) 
CH2OH(CHOH)4COONa+Cu2O+3H2O 
t
0
C 
CH2OH(CHOH)4CHO +2 Cu(OH )2+NaOH 
Phễu chiết 
53 
a. Viết phương trình điều chế NH3 
b. Theo hình vẽ, thu khí NH3 bằng cách nào? Có thể sử dụng phương pháp 
đẩy nước để thu khí NH3 không? Vì sao? 
Làm thế nào để biết bình thu khí đã đầy? 
mà không dùng riêng muối NH4Cl để điều 
 chế NH3? 
Phân tích 
Để làm được bài tập trên, HS cần nắm 
vững phương pháp thu khí NH3, tính chất hóa 
học của NH3. Vận dụng kiến thức sẵn có HS tư 
duy để tìm ra đáp án. 
Đáp án: Hình 2.3.2 
a. PTPƯ: NH4Cl + CaO NH3 + CaCl2(khí) + H2O 
b. Khí NH3 được thu bằng phương pháp đẩy không khí, vì NH3 nhẹ hơn không khí. 
- Không thể thu khí NH3 bằng phương pháp đẩy nước vì NH3 tan nhiều trong nước. 
Câu 5 : Dụng cụ vẽ bên cạnh có thể dùng 
để điều chế chất khí nào trong số các khí 
sau trong phòng thí nghiệm: O2, NO, 
NH3, SO2, H2, C2H4, S. Giải thích. Lập 
bảng để xác định chất A, B, C tương ứng 
Hình 2.3.3 
Phân tích: 
Trong hình vẽ, khí C được thu bằng phương pháp đẩy không khí, từ đó HS tư duy được 
khí C phải là khí nặng hơn không khí. 
Đáp án: 
C SO2 O2 
B dd HCl Dd H2SO4đ,n H2O2 
A Sunfit S, Cu MnO2 
NH4Clr + CaOr 
NH3 
Quỳ tím 
54 
B 
A 
C 
Câu 6: Quan sát và cho biết bộ dụng 
cụ trong hình 2.3.4 được sử dụng 
để điều chế và thu chất nào trong 
các hợp chất sau: NO2, HNO3, NH3, NO. 
Cho biết các hợp chất A, B, 
C, D là gì? Viết phương trình phản 
ứng của quá trình điều chế và cho 
biết vai trò của chất C? 
 Hình 2.3.4Đáp án: 
Sơ đồ trên được sử dụng để điều chế HNO3. 
- dd A: axit H2SO4 đặc, B: muối NaNO3 rắn, C: bông tẩm xút, D: nước đá. 
PTPƯ: NaNO3 + H2SO4 (đặc) 
0t HNO3 + NaHSO4 
- Vai trò của bông tẩm xút: nhằm để trung hòa hơi HNO3. 
Câu 7: 
 Quan sát hình vẽ 2.3.5 cho biết: 
a. Hình vẽ mô tả TN chứng minh tính chất nào của NH3? 
b. Nếu PTN không có KClO3 + MnO2 
thì có thể thay bằng hóa chất nào? 
c. Nếu điều chế NH3 từ dd NH3 đặc thì 
vị trí ống nghiệm (1) điều chế thay đổi như 
thế nào? 
Đáp án 
a. Hình vẽ mô tả TN chứng minh tính khử của NH3: NH3 tác dụng với oxi: 
 4NH3 + 3O2 
0t 2N2 + 6H2O 
b. Có thể thay hỗn hợp KClO3 + MnO2 bằng KMnO4 
c. Ống nghiệm (1) đặt nằm nghiên hoặc thẳng đứng (nếu đặt thẳng đứng dùng ống 
nghiệm nhánh) 
Câu 8: Quan sát bộ dụng cụ dưới đây: 
 B C 
A 
C 
D 
 B 
Dd A 
Hình 2.3.5 
D 
55 
 Hình 2.3.6a Hình 2.3.6b 
Hình 2.3.6c Hình 2.3.6d 
a. Xác định bộ dụng cụ thích hợp để điều chế và thu các khí: NO2, NO, NH3, O2 Giải 
thích? 
b. Trong PTN có các hóa chất sau: vụn Cu, axit nitric hơi loãng, NH4Cl, axit nitric đặc, 
CaO rắn, NaOH. Hãy điền các chất dùng để điều chế NO2, NO, NH3 vào bảng dưới đây, viết 
PTPƯ của các quá trình điều chế? 
Chất điều chế Hình vẽ A B C D 
NO2 
NO 
NH3 
Phân tích: 
Để tìm ra được bộ dụng cụ nào điều chế chất gì, trước hết các em phải suy luận được 
phương pháp thu các khí dựa vào tính chất vật lý (tính tan trong nước, nặng hay nhẹ hơn so 
với không khí) của các chất. Từ đó HS sẽ tìm ra dược bộ dụng cụ thích hợp. 
Đáp án 
a. Từ tính chất vật lý của các khí: 
- NH3 nhẹ hơn không khí, tan nhiều trong nước phương pháp thu khí: dời chỗ không 
khí, bình thu để úp Bộ dụng cụ điều chế khí NH3: hình 2.3.6d. 
- NO2: nặng hơn không khí, tan trong nước phương pháp thu khí: đẩy không khí, bình 
thu để ngửa Bộ dụng cụ điều chế NO2: hình 2.3.6c. 
- NO: khí nặng hơn không khí, tan rất ít trong nước phương pháp thu khí: dời chỗ 
nước Bộ dụng cụ điều chế: hình 2.3.6a. 
B 
C 
A 
D 
A 
B 
56 
b. 
Chất 
điều chế 
Hình vẽ A B C D 
NO2 2.3.6c Vụn đồng Dd HNO3 đặc 
Khí 
NO2 
Bông tẩm 
NaOH 
NO 2.3.6a. Vụn đồng 
Dd HNO3 hơi 
loãng 
Khí NO 
NH3 2.3.6d 
Hỗn hợp NH4Cl và 
CaO 
Khí NH3 
Các phản ứng điều chế: 
 Cu + 4HNO3 (đ) Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O 
 3Cu + 8HNO3 (l) 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O 
 NH4Cl  NH3 + HCl 
Câu 9: Để tách khí N2 tinh khiết ra khỏi 
hỗn hợp khí gồm: NH3, CO2, O2, N2 ta 
sử dụng thiết bị như hình vẽ dưới đây 
(hình 3.2.8) cùng với các hóa chất: dd 
Ca(OH)2, dd H2SO4 loãng, P trắng. 
Hỗn hợp khí 
 Hình 2.3.7 
Hãy điền các hóa chất trong dụng cụ: (A), (B), (C), cho biết các khí đi ra khỏi các dụng cụ 
đó. Viết phương trình phản ứng? 
Phân tích: 
Đây là bài tập sử dụng hình vẽ, đồng thời là bài tập tinh chế các chất, vì vậy muốn thu 
được N2 tinh khiết HS phải nhận thức được những chất nào có khả năng tác dụng với các khí 
còn lại mà không tác dụng với N2, muốn biết được điều đó, các em phải nắm vững tính chất 
của N2. 
Đáp án: 
Bình A: H2SO4 loãng, bình B: dd Ca(OH)2, bình C: P trắng. 
Cho hỗn hợp khí qua bình A chỉ có NH3 bị giữ lại: 
 H2SO4 + 2NH3 (NH4)2SO4 
Khí không phản ứng với dd H2SO4 loãng bay ra: CO2, O2 và N2. 
Cho hỗn hợp khí qua bình 2 chứa dd Ca(OH)2 khí CO2 bị giữ lại: 
 Ca(OH)2 + CO2 CaCO3 + H2O 
Khí không tác dụng bay ra là O2 và N2. 
Cho hỗn hợp 2 khí còn lại qua bình C chưa P trắng, O2 bị giữ lại: 
 4P + 5O2 2P2O5 
Khí còn lại không tác dụng N2. 
A B C 
57 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO. 
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006) Chương trình giáo dục phổ thông - Những 
 vấn đề chung, NXB Giáo dục. 
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014),Tài liệu tập huấn xây dựng chuyên đề dạy 
học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh 
3. Nguyễn Lăng Bình (2010), Dạy và học tích cực. Một số phương pháp và 
kĩ thuật dạy học. Nhà xuất bản ĐHSP. 
4. Bernd Meier – Nguyễn Văn Cường (2009), Lý luận dạy học hiện đại, 
Potsdam – Hà Nội . 
5. Dạy và học tích cực - Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học - NXB Đại học 
SP (Tài liệu tập huấn dự án Việt - Bỉ) 
6. Dự án Việt Bỉ (2007, 2008, 2009), Tài liệu tập huấn thực hành đánh giá 
kĩ năng áp dụng 3 phương pháp, Tài liệu hội thảo đánh giá kết quả áp 
dụng dạy học tích cực 
7. Nguyễn Hữu Đĩnh ( Chủ biên) Đặng Thị Oanh, Đặng Xuân Thư (2008). 
Dạy và học hóa học 11 theo hướng đổi mới. NXB Giáo dục 
8. Nguyễn Thị Hoàng Phượng(2012), Tuyển chọn, xây dựng van sử dụng bài 
tập thực nghiệm nhằm rèn luyện tư duy và kĩ năng thực hành cho học sinh 
trong dạy học Hóa học 12 nâng cao, luận văn thạc sĩ giáo dục học trường 
Đại học Sư phạm Huế. 
58 
MỤC LỤC 
Nội dung 
Trang 
Lời nói đầu 1 
Mục lục 2 
Phần I - Một số kĩ thuật phƣơng pháp dạy và học tích 
A- Một số kĩ thuật dạy học tích cực 
2 
1. Kĩ thuật công não 2 
2. Kĩ thuật động não viết 
3. Sơ đồ tư duy 
4. Kĩ thuật tia chớp 
 3 
4 
 5 
5. Kĩ thuật “KWL” 
6. Kĩ thuật khăn trãi bàn 
7. Kĩ thuật mảnh ghép 
A- Một số phƣơng pháp dạy học tích cực 
6 
7
 8 
 11 
1. Phương pháp đàm thoại tìm tòi 11 
2. Dạy học giải quyết vấn đề 13 
3. Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ 15 
4. Dạy học theo góc 21 
5. Dạy học theo hợp đồng 
6. Dạy học theo dự án 
7. Dạy học bằng trò chơi 
Phần II – Bài tập sử dụng hình vẻ 
26 
36 
45 
47 
1. Hình vẻ đầy đủ thông tin 47 
2. Hình vẻ không đầy đủ thông tin 47 
3. Tuyển chọn một số bài tập về sử dụng hình vẻ 49 
Tài liệu tham khảo 57 
Mục lục 58 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_boi_duong_thuong_xuyen_giao_vien_mon_hoa_hoc_cap_th.pdf