Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lý Lớp 12 - Năm học 2019-2020

I. Tán sắc ánh sáng.

* Tán sắc ánh sáng là hiện tượng lăng kính phân tích một chùm sáng phức tạp thành những chùm sáng có màu sắc khác nhau.

* Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi qua lăng kính.

* Ánh sáng trắng là sự tổng hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc có màu từ đỏ đến tím.

* Chiết suất của môi trường trong suốt phụ thuộc vào màu sắc của ánh sáng đơn sắc, lớn nhất đối với tia tím và nhỏ nhất đối với tia đỏ.

* Chiết suất:  vtím < vđỏ

 

Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lý Lớp 12 - Năm học 2019-2020 trang 1

Trang 1

Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lý Lớp 12 - Năm học 2019-2020 trang 2

Trang 2

Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lý Lớp 12 - Năm học 2019-2020 trang 3

Trang 3

Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lý Lớp 12 - Năm học 2019-2020 trang 4

Trang 4

Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lý Lớp 12 - Năm học 2019-2020 trang 5

Trang 5

Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lý Lớp 12 - Năm học 2019-2020 trang 6

Trang 6

Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lý Lớp 12 - Năm học 2019-2020 trang 7

Trang 7

Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lý Lớp 12 - Năm học 2019-2020 trang 8

Trang 8

Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lý Lớp 12 - Năm học 2019-2020 trang 9

Trang 9

Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lý Lớp 12 - Năm học 2019-2020 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 12 trang viethung 04/01/2022 9040
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lý Lớp 12 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lý Lớp 12 - Năm học 2019-2020

Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lý Lớp 12 - Năm học 2019-2020
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKII MÔN VẬT LÝ LỚP 12 NĂM HỌC 2019 -2020
CHƯƠNG V. SÓNG ÁNH SÁNG
I. Tán sắc ánh sáng.
* Tán sắc ánh sáng là hiện tượng lăng kính phân tích một chùm sáng phức tạp thành những chùm sáng có màu sắc khác nhau.
* Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi qua lăng kính.
* Ánh sáng trắng là sự tổng hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc có màu từ đỏ đến tím.
* Chiết suất của môi trường trong suốt phụ thuộc vào màu sắc của ánh sáng đơn sắc, lớn nhất đối với tia tím và nhỏ nhất đối với tia đỏ.
* Chiết suất: Þ vtím < vđỏ
II. Nhiễu xạ ánh sáng, giao thoa ánh sáng.
1. Nhiễu xạ ánh sáng: là hiện tượng ánh sáng không tuân theo định luật truyền thẳng, khi ánh sáng truyền qua một lỗ nhỏ, hoặc gần mép những vật trong suốt hoặc không trong suốt 
2. Công thức giao thoa ánh sáng:
 a) Khoảng vân: là khoảng cách giữa hai vân sáng (hoặc tối) cạnh nhau 
	a = S1S2: khoảng cách giữa hai khe sáng, l: bước sóng của ánh sáng
	D: khoảng cách từ hai khe sáng tới màn hứng vân (E)
b) Vị trí vân sáng: xk = = ki ( k = 0, ± 1, ± 2, gọi là bậc giao thoa)
c) Vị trí vân tối: xt = = (k + ) i vân tối thứ n ứng với: k = (n – 1)
3. Mỗi ánh sáng đơn sắc có một màu xác định, ứng với một bước sóng (tần số) xác định
	Trong chân không c = 3.10 8 (m/s), trong môi trường chiết suất n: 
4. Ánh sáng trắng là tập hợp của vô số ánh sáng đơn sắc.
+ Mọi ánh sáng đơn sắc mà ta nhìn thấy được có bước sóng trong khoảng từ 0,38mm (tím) đến 0,76mm (đỏ)
+ Giao thoa với ánh sáng trắng, trên màn thu được độ rộng quang phổ bậc k: 	
5. Khi chiếu vào khe S đồng thời hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng l1 , l2: thì trên màn có hai hệ vân của hai ánh sáng đơn sắc đó, đồng thời xuất hiện một số vân trùng (đổi màu)
	Tại vị trí vân trùng (hai vân sáng trùng nhau): 
III. Máy quang phổ 
Học sinh nêu: + Cấu tạo, công dụng của máy quang phổ
	+ Cấu tạo và công dụng của từng bộ phận trong máy quang phổ.
* Phân tích quang phổ
	Phân tích quang phổ là phương pháp vật lí dùng để xác định thành phần hóa học của một chất hay hợp chất , dựa vào việc nghiên cứu quang phổ của ánh sáng do chất ấy phát ra
	Ưu điểm: Nhanh, chính xác, chỉ cần lượng nhỏ mẫu vật, Có thể phân tích được các vật ở xa 
IV. Tia hồng ngoại, tia tử ngoại và tia X.
	Học sinh lập bảng so sánh 3 tia (hồng ngoại, tử ngoại, X) về: định nghĩa, nguồn phát, tính chất, công dụng
CHƯƠNG VI. LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG
I. Hiện tượng quang điện
1. Thí nghiệm của Héc về hiện tượng quang điện
- Chiếu ánh sáng hồ quang giàu tử ngoại vào tấm kẽm tích điện âm làm bật êlectron khỏi mặt tấm kẽm.
2. Định nghĩa Hiện tượng ánh sáng làm bật các êlectron ra khỏi mặt kim loại gọi là hiện tượng quang điện (ngoài)
 	U Nếu chắn chùm sáng hồ quang bằng một tấm thuỷ tinh dày thì hiện tượng trên không xảy ra 
® bức xạ tử ngoại có khả năng gây ra hiện tượng quang điện ở kẽm.
3. Định luật về giới hạn quang điện
- Hiện tượng quang điện chỉ xẩy ra khi ánh sáng kích thích chiếu vào kim loại có bước sóng nhỏ hơn hoặc bằng bước sóng l0, l0 goik là giới hạn quang điện của kim loại đó l £ l0. 
II. Thuyết lượng tử ánh sáng
1. Giả thuyết Plăng
	Lượng năng lượng mà mỗi lần một nguyên tử hay phân tử hấp thụ hay phát ra có giá trị hoàn toàn xác định và bằng hf; trong đó f là tần số của ánh sáng hấp thụ hay phát ra; còn h là hằng số
2. Lượng tử năng lượng hf = h gọi là hằng số Plăng h = 6,625.10-34J.s
3. Thuyết lượng tử ánh sáng
+ Ánh sáng được tạo thành bởi các hạt gọi là photon.
+ Với mỗi ánh sáng đơn sắc có tần số f, các photon đều giống nhau, mỗi photon mang năng lượng bằng hf.
+ Trong chân không, photon bay với tốc độ c = 3.108 m/s dọc theo các tia sáng.
+ Mỗi lần một nguyên tử hay phân tử phát xạ hay hấp thụ ánh sáng thì chúng chỉ phát xạ hay hấp thụ một photon.
	Photon chỉ tồn tại ở trạng thái chuyển động. Không có photon đứng yên.
4. Giải thích định luật về giới hạn quang điện bằng thuyết lượng tử ánh sáng
	Học sinh tự giải thích
III. HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN TRONG
1. Chất quang dẫn - Là chất bán dẫn có tính chất cách điện khi không bị chiếu sáng và trở thành dẫn điện khi bị chiếu sáng.
2. Hiện tượng quang điện trong - Hiện tượng ánh sáng giải phóng các êlectron liên kết để chúng trở thành các êlectron dẫn đồng thời giải phóng các lỗ trống tự do gọi là hiện tượng quang điện trong.à Ứng dụng trong quang điện trở và pin quang điện
3. Pin quang điện
1. Là pin chạy bằng năng lượng ánh sáng. Nó biến đổi trực tiếp quang năng thành điện năng.
2. Hiệu suất trên dưới 10%
III. CÁC TIÊN ĐỀ BOHR VỀ CẤU TẠO NGUYÊN TỬ:
1. Tiên đề về các trạng thái dừng
- Nguyên tử chỉ tồn tại trong 1 số trạng thái có năng lượng xác định, gọi là các trạng thái dừng. Khi ở trong các trạng thái dừng thì nguyên tử không bức xạ.
- Trong các trạng thái dừng của nguyên tử, êlectron chỉ chuyển động trên những quỹ đạo có bán kính hoàn toàn xác định gọi là quỹ đạo dừng.
- Đối với nguyên tử hiđrô rn = n2r0 r0 = 5,3.10-11m gọi là bán kính Bo. 
Các mức K L M N O P ứng với n =1,2,3,4,5,6...
2. Tiên đề về sự bức xạ và hấp thụ năng lượng của nguyên tử
- Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng (En) sang trạng thái dừng có năng lượng thấp hơn (Em) thì nó phát ra 1 phôtôn có năng lượng đúng bằng hiệu En - Em:
e = hfnm = En - Em Tính chú ý nhớ đổi 1eV =1,6.10-19 J
- Ngược lại, nếu nguyên tử đang ở trạng thái dừng có năng lượng Em thấp hơn mà hấp thụ được 1 phôtôn có năng lượng đúng bằng hiệu En - Em thì nó chuyển lên trạng thái dừng có năng lượng cao hơn En.
Ghi nhớ khi từ thấp lên cao hấp thụ và từ cao trở về thấp bức xạ
CHƯƠNG VII. HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ .
I. Tính chất, cấu tạo, năng lượng liên kết hạt nhân:
1. Cấu tạo hạt nhân , khối lượng hạt nhân:
a. Cấu tạo hạt nhân:
* Hạt nhân có kích thước rất nhỏ (khoảng 10-14 m đến 10-15 m) được cấu tạo từ các hạt nhỏ hơn gọi là nuclon. 
 Có 2 loại nuclon: 
 - proton: ký hiệu p mang điện tích nguyên tố +e; mp= 1,007276u
 - nơtron: ký hiệu n, không mang điện tích. mp= 1,008665u
	Hạt nhân có điện tích +Ze 
* Số nuclon trong một hạt nhân là: A = Z + N . A: g ... B. 4,5. 1014 Hz.	C. 7,5.1014 Hz.	D. 6,5. 1014 Hz.
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 0,5 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn là 2 m. Ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm có bước sóng 0,5 mm. Vùng giao thoa trên màn rộng 26 mm (vân trung tâm ở chính giữa). Số vân sáng là 
	 A. 15.	B. 17.	C. 13.	D. 11.
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng gồm các bức xạ có bước sóng lần lượt là l1 = 750 nm, l2 = 675 nm và l3 = 600 nm. Tại điểm M trong vùng giao thỏa trên màn mà hiệu khoảng cách đến hai khe bằng 1,5 mm có vân sáng của bức xạ
	A. l2 và l3.	B. l3.	C. l1.	D. l2.
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6 μm. Khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2,5 m, bề rộng miền giao thoa là 1,25 cm. Tổng số vân sáng và vân tối có trong miền giao thoa là 
	A. 21 vân.	B. 15 vân.	C. 17 vân.	D. 19 vân.
Chiết xuất của một thủy tinh đối với một ánh sáng đơn sắc là 1,6852. Tốc độ của ánh sáng này trong thủy tinh đó là:
	A. 1,59.108 m/s	B. 1,87.108 m/s	C. 1,67.108 m/s	D. 1,78.108m/s
Lần lượt chiếu hai bức xạ có bước sóng λ1 = 0,75 μm , λ2 = 0,25μm vào một tấm kẽm có giới hạn quang điện λ0 = 0,35 μm . Bức xạ nào gây ra hiện tượng quang điện?
	A. Chỉ có bức xạ λ1	B. Không có bức xạ nào trong hai bức xạ trên
	C. Chỉ có bức xạ λ2	D. Cả hai bức xạ
Công thóat êlectron ra khỏi một kim lọai A = 6,625.10-19J, hằng số Plăng h = 6,625.10-34J.s, vận tốc ánh sáng trong chân không c = 3.108m/s. Giới hạn quang điện của kim lọai đó là
	A. 0,295 μm	B. 0,300 μm	C. 0,250 μm	D. 0,375 µm
Với ε1, ε2, ε3 lần lượt là năng lượng của phôtôn ứng với các bức xạ màu vàng, bức xạ tử ngoại và bức xạ hồng ngoại thì
	A. ε2 > ε1 > ε3.	B. ε3 > ε1 > ε2.	C. ε1 > ε2 > ε3.	D. ε2 > ε3 > ε1.
Giới hạn quang điện của đồng (Cu) là λ0 = 0,30 μm. Biết hằng số Plăng h = 6,625.10-34 J.s và vận tốc truyền ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s. Công thoát của êlectrôn khỏi bề mặt của đồng là
	A. 6,625.10-19 J.	B. 6,265.10-19 J.	C. 8,526.10-19 J.	D. 8,625.10-19 J.
Với f1, f2, f3 lần lượt là tần số của tia hồng ngoại, tia tử ngoại và tia gamma (tia γ) thì
	A. f1 > f3 > f2.	B. f2 > f1 > f3.	C. f3 > f1 > f2.	D. f3 > f2 > f1
Pin quang điện là nguồn điện trong đó
	A. nhiệt năng được biến đổi thành điện năng.	B. hóa năng được biến đổi thành điện năng.
	C. cơ năng được biến đổi thành điện năng.	D. quang năng được biến đổi thành điện năng.
Pin quang điện là nguồn điện hoạt động dựa trên hiện tượng
	A. huỳnh quang. B. tán sắc ánh sáng.	C. quang – phát quang.	D. quang điện trong.
Công thoát của êlectron khỏi đồng là 6,625.10-19J. Biết hằng số Plăng là 6,625.10-34J.s, tốc độ ánh sáng trong chân không là 3.108m/s. Giới hạn quang điện của đồng là 
	A. 0,3µm. 	B. 0,90µm.	C. 0,40µm.	D. 0,60µm.
Chiếu một chùm bức xạ có bước sóng λ vào bề mặt một tấm nhôm có giới hạn quang điện 0,36µm. Hiện tượng quang điện không xảy ra nếu λ bằng 
	A. 0,24 µm. 	B. 0,42 µm.	C. 0,30 µm.	D. 0,28 µm.
Phát biểu nào sau đây sai khi nói về phôtôn ánh sáng?
	A. Năng lượng của phôtôn ánh sáng tím lớn hơn năng lượng của phôtôn ánh sáng đỏ.
	B. Phôtôn chỉ tồn tại trong trạng thái chuyển động. 
	C. Mỗi phôtôn có một năng lượng xác định.
	D. Năng lượng của các phôtôn của các ánh sáng đơn sắc khác nhau đều bằng nhau.
Khi nói về phôtôn, phát biểu nào dưới đây là đúng?
	A. Với mỗi ánh sáng đơn sắc có tần số f, các phôtôn đều mang năng lượng như nhau.
	B. Năng lượng của phôtôn càng lớn khi bước sóng ánh sáng ứng với phôtôn đó càng lớn.
	C. Năng lượng của phôtôn ánh sáng tím nhỏ hơn năng lượng của phôtôn ánh sáng đỏ.
	D. Phôtôn có thể tồn tại trong trạng thái đứng yên.
Biết hằng số Plăng là 6,625.10-34 Js, tốc độ ánh sáng trong chân không là 3.108 m/s. Năng lượng của phôtôn ứng với bức xạ có bước sóng 0,6625 µm là 
	A. 3.10-18 J.	B. 3.10-20 J.	C. 3.10-17 J.	D. 3.10-19 J.
Giới hạn quang điện của 	một kim loại là 0,75 μm. Biết hằng số Plăng h = 6,625.10-34 J.s, tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.108m/s. Công thoát êlectron khỏi kim loại này là
	A. 2,65.10-19 J.	B. 2,65.10-32 J.	C. 26,5.10-32 J.	D. 26,5.10-19 J.
Biết công thoát của êlectron khỏi một kim loại là 4,14 eV. Giới hạn quang điện của kim loại đó là
	A. 0,50 mm.	B. 0,26 mm.	C. 0,30 mm.	D. 0,35 mm.
Theo thuyết lượng tử ánh sáng của Anh-xtanh, phôtôn ứng với mỗi ánh sáng đơn sắc có năng lượng càng lớn nếu ánh sáng đơn sắc đó có
	A. tần số càng lớn. B. tốc độ truyền càng lớn. C. bước sóng càng lớn.	D. chu kì càng lớn.
Trong nguyên tử hidro, với r0 là bán kính B0 thì bán kính quỹ đạo dừng của êlectron không thể là:
	A. 12r0	B. 25r0	C. 9r0	D. 16r0
Có bốn bức xạ: ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại, tia X và tia . Các bức xạ này được sắp xếp theo thức tự bước sóng tăng dần là : 
	A. tia X, ánh sáng nhìn thấy, tia , tia hồng ngoại.	B. tia ,tia X, tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy.
	C. tia , tia X, ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại	D. tia , ánh sáng nhìn thấy, tia X, tia hồng ngoại.
Trong chân không, ánh sáng tím có bước sóng 0,4 μm. Mỗi phôtôn của ánh sáng này mang năng lượng xấp xỉ bằng
	A. 4,97.10-31 J	B. 4,97.10-19 J	C. 2,49.10-19 J	D. 2,49.10-31 J
Chiếu bức xạ có bước sóng 0,18 μm vào một tám kim loại có giới hạn quang điện là 0,30 μm. Vận tốc ban đầu cực đại của quang êlectron là 
	A. 4,85.106 m/s	B. 4,85.105 m/s	C. 9,85.105 m/s	D. 9,85.106 m/s
Công thoát êlectrôn (êlectron) ra khỏi một kim loại là A = 1,88 eV. Biết hằng số Plăng h = 6,625.10-34 J.s, vận tốc ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s và 1 eV = 1,6.10-19 J . Giới hạn quang điện của kim loại đó là
	A. 0,33 μm.	B. 0,22 μm.	C. 0,66. 10-19 μm.	D. 0,66 μm.
Nội dung chủ yếu của thuyết lượng tử trực tiếp nói về
	A. sự hình thành các vạch quang phổ của nguyên tử. 
	B. sự tồn tại các trạng thái dừng của nguyên tử hiđrô.
	C. cấu tạo của các nguyên tử, phân tử.	
	D. sự phát xạ và hấp thụ ánh sáng của nguyên tử, phân tử
Theo thuyết lượng từ ánh sáng thì năng lượng của
	A. một phôtôn bằng năng lượng nghỉ của một êlectrôn (êlectron).
	B. một phôtôn phụ thuộc vào khoảng cách từ phôtôn đó tới nguồn phát ra nó.
	C. các phôtôn trong chùm sáng đơn sắc bằng nhau 
	D. một phôtôn tỉ lệ thuận với bước sóng ánh sáng tương ứng với phôtôn đó.
Trong nguyên tử hiđrô , bán kính Bo là r0 = 5,3.10-11m. Bán kính quỹ đạo dừng N là
	A. 47,7.10-11m.	B. 21,2.10-11m.	C. 84,8.10-11m.	D. 132,5.10-11m.
Trong chân không, bức xạ đơn sắc vàng có bước sóng là 0,589 mm. Lấy h = 6,625.10-34J.s; c=3.108 m/s và e = 1,6.10-19 c; Năng lượng của phôtôn ứng với bức xạ này có giá trị là	
	A. 2,11 eV. 	B. 4,22 eV.	C. 0,42 eV.	D. 0,21 eV.
Dùng thuyết lượng tử ánh sáng không giải thích được
	A. hiện tượng quang – phát quang.	B. hiện tượng giao thoa ánh sáng.
	C. nguyên tắc hoạt động của pin quang điện.	D. hiện tượng quang điện ngoài.
Gọi năng lượng của phôtôn ánh sáng đỏ, ánh sáng lục và ánh sáng tím lần lượt là eĐ, eL và eT thì
	A. eT > eL > eĐ.	B. eT > eĐ > eL.	C. eĐ > eL > eT.	D. eL > eT > eĐ.
Công thoát êlectron của một kim loại là 7,64.10-19J. Chiếu lần lượt vào bề mặt tấm kim loại này các bức xạ có bước sóng là l1 = 0,18 mm, l2 = 0,21 mm và l3 = 0,35 mm. Lấy h=6,625.10-34 J.s, c = 3.108 m/s. Bức xạ nào gây được hiện tượng quang điện đối với kim loại đó? 
	A. Hai bức xạ (l1 và l2).	B. Không có bức xạ nào trong ba bức xạ trên.
	C. Cả ba bức xạ (l1, l2 và l3). D. Chỉ có bức xạ l1.
Pin quang điện là nguồn điện, trong đó
	A. hóa năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng. 
	B. quang năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng.
	C. cơ năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng. 
	D. nhiệt năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng.
Một chất có khả năng phát ra ánh sáng phát quang với tần số f = 6.1014 Hz. Khi dùng ánh sáng có bước sóng nào dưới đây để kích thích thì chất này không thể phát quang? 
	A. 0,55 μm.	B. 0,45 μm.	C. 0,38 μm.	D. 0,40 μm.
Một kim loại có công thoát êlectron là 7,2.10-19 J. Chiếu lần lượt vào kim loại này các bức xạ có bước sóng λ1 = 0,18 μm, λ2 = 0,21 μm, λ3 = 0,32 μm và λ = 0,35 μm. Những bức xạ có thể gây ra hiện tượng quang điện ở kim loại này có bước sóng là
	A. λ1, λ2 và λ3.	B. λ1 và λ2.	C. λ2, λ3 và λ4.	D. λ3 và λ4.
Theo thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào dưới đây là sai?
	A. Ánh sáng được tạo thành bởi các hạt gọi là phôtôn.
	B. Năng lượng của các phôtôn ánh sáng là như nhau, không phụ thuộc tần số của ánh sáng.
	C. Trong chân không, các phôtôn bay dọc theo tia sáng với tốc độ c = 3.108 m/s.
	D. Phân tử, nguyên tử phát xạ hay hấp thụ ánh sáng, cũng có nghĩa là chúng phát xạ hay hấp thụ phôtôn.
Hiện tượng quang điện ngoài là hiện tượng êlectron bị bứt ra khỏi tấm kim loại khi
	A. chiếu vào tấm kim loại này một chùm hạt nhân heli.
	B. chiếu vào tấm kim loại này một bức xạ điện từ có bước sóng thích hợp.
	C. cho dòng điện chạy qua tấm kim loại này.	
	D. tấm kim loại này bị nung nóng bởi một nguồn nhiệt.
Tia Rơn-ghen (tia X) có
	A. cùng bản chất với tia tử ngoại.	B. tần số nhỏ hơn tần số của tia hồng ngoại.
	C. điện tích âm nên nó bị lệch trong điện trường và từ trường. D. cùng bản chất với sóng âm.
Với c là vận tốc ánh sáng trong chân không, hệ thức Anhxtanh giữa năng lượng nghỉ E và khối lượng m của vật là:
	A. E = mc2/2	B. E = 2mc2	C. E= mc2	D. E = m2c
Các nguyên tử được gọi là đồng vị khi hạt nhân của chúng có
	A. cùng khối lượng	B. cùng số nơtrôn	C. cùng số nuclôn	D. cùng số prôtôn
Cho phản ứng hạt nhân: α + 1327A → X + n. Hạt nhân X là
	A. 1020 Ne	B. 1224 Mg	C. 1123Na	D. 1530P
Cho phản ứng hạt nhân α + 1327Al → 1530 P+ X thì hạt X là
	A. prôtôn.	B. êlectrôn.	C. nơtrôn.	D. pôzitrôn.
Pôlôni  phóng xạ theo phương trình:  →+ . Hạt X là
	A.   B.   	C.   	D. . 
Biết khối lượng của prôtôn là 1,00728 u; của nơtron là 1,00866 u; của hạt nhân Na 22,98373 u và 1u = 931,5 MeV/c 2. Năng lượng liên kết của Na bằng 
	A. 8,11 MeV.	B. 81,11 MeV.	C. 186,55 MeV.	D. 18,66 MeV.
Cho phản ứng hạt nhân X + Be ® C + 0n. Trong phản ứng này X là
	A. prôtôn.	B. hạt α.	C. êlectron.	D. pôzitron.
So với hạt nhân Ca, hạt nhân Co có nhiều hơn
	A. 16 nơtron và 11 prôtôn.	B. 11 nơtron và 16 prôtôn.
	C. 9 nơtron và 7 prôtôn.	D. 7 nơtron và 9 prôtôn.
  Hạt nhân có độ hụt khối càng lớn thì có
	A. năng lượng liên kết càng lớn.	B. năng lượng liên kết càng nhỏ.
	C. năng lượng liên kết càng lớn.	D. năng lượng liên kết càng nhỏ.
Cho khối lượng của hạt prôton; nơtron và hạt nhân đơteri lần lượt là 1,0073u ; 1,0087u và 2,0136u. Biết 1u = 931,5MeV/c2. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân đơteri là :
	A. 3,06 MeV/nuclôn	B. 1,12 MeV/nuclôn	C. 2,24 MeV/nuclôn	D. 4,48 MeV/nuclôn
Tia X có cùng bản chất với : 
	A. tia 	B. tia 	C. tia hồng ngoại	D. Tia 
Số prôtôn và số nơtron trong hạt nhân nguyên tử lần lượt là:
	A. 30 và 37	B. 30 và 67	C. 67 và 30	D. 37 và 30
Hạt nhân Triti ( T13 ) có 
	A. 3 nuclôn, trong đó có 1 prôtôn.	B. 3 nơtrôn (nơtron) và 1 prôtôn.
	C. 3 nuclôn, trong đó có 1 nơtrôn (nơtron).	D. 3 prôtôn và 1 nơtrôn (nơtron).
Các phản ứng hạt nhân tuân theo định luật bảo toàn
	A. số nuclôn.	B. số nơtrôn (nơtron).	C. khối lượng.	D. số prôtôn.
Hạt nhân càng bền vững khi có 
	A. số nuclôn càng nhỏ.	B. số nuclôn càng lớn.
	C. năng lượng liên kết càng lớn.	D. năng lượng liên kết riêng càng lớn.
Xét một phản ứng hạt nhân: 12H + 12H → 23He + 01n . Biết khối lượng của các hạt nhân 12H là mH = 2,0135u ; mHe = 3,0149u ; mn = 1,0087u ; 1 u = 931 MeV/c2. Năng lượng phản ứng trên toả ra là
	A. 7,4990 MeV.	B. 2,7390 MeV.	C. 1,8820 MeV.	D. 3,1654 MeV.
Năng lượng liên kết riêng là năng lượng liên kết
	A. tính cho một nuclôn.	B. tính riêng cho hạt nhân ấy.
	C. của một cặp prôtôn-prôtôn.	D. của một cặp prôtôn-nơtrôn (nơtron).
Biết số Avôgađrô là 6,02.1023/mol, khối lượng mol của urani U92238 là 238 g/mol. Số nơtrôn (nơtron) trong 119 gam urani U (238) là 	
	A. 8,8.1025.	B. 1,2.1025.	C. 4,4.1025.	 D. 2,2.1025.
Hạt nhân có khối lượng 10,0135u. Khối lượng của nơtrôn (nơtron) mn = 1,0087u, khối lượng của prôtôn (prôton) mP = 1,0073u, 1u = 931 MeV/c2. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân là
	A. 0,6321 MeV.	B. 63,2152 MeV.	C. 6,3215 MeV.	D. 632,1531 MeV.
Cho phản ứng hạt nhân: . Lấy khối lượng các hạt nhân ; ; ; lần lượt là 22,9837 u; 19,9869 u; 4,0015 u; 1,0073 u và 1u = 931,5 MeV/c2. Trong phản ứng này, năng lượng
	A. thu vào là 3,4524 MeV.	B. thu vào là 2,4219 MeV.
	C. tỏa ra là 2,4219 MeV.	D. tỏa ra là 3,4524 MeV.
 Cho hạt α bắn phá vào hạt nhân nhôm Al đang đứng yên, sau phản ứng sinh ra hạt nơtron và hạt nhân X. Biết ma =4.0015u, mAL = 26,974u, mX = 29,970u, mn = 1,0087u, 1uc2 = 931MeV. Phản ứng này toả hay thu bao nhiêu năng ℓượng? Chọn kết quả đúng?
	A. Toả năng ℓượng 2,9792MeV. 	B. Toả năng ℓượng 2,9466MeV.
	C. Thu năng ℓượng 2,9792MeV. 	D. Thu năng ℓượng 2,9466MeV.
Cho phản ứng hạt nhân D + Li à n + X. Động năng của các hạt D, Li, n và X ℓần ℓượt ℓà: 4 MeV; 0; 12 MeV và 6 MeV.
	A. Phản ứng thu năng ℓượng 14 MeV 	B. Phản ứng thu năng ℓượng 13 MeV
	C. Phản ứng toả năng ℓượng 14 MeV 	D. Phản ứng toả năng ℓượng 13 MeV
So với hạt nhân , hạt nhân có nhiều hơn
	A. 11 nơtrôn và 6 prôtôn.	B. 5 nơtrôn và 6 prôtôn.
	C. 6 nơtrôn và 5 prôtôn.	D. 5 nơtrôn và 12 prôtôn.
Khối ℓượng của hạt nhân Heℓi (He ℓà mHe = 4,00150u. Biết mp = 1,00728u; mn = 1,00866u. 1u = 931,5 MeV/c2. Tính năng ℓượng ℓiên kết riêng của mỗi hạt nhân Heℓi?
	A. 7J 	B. 7,07eV 	C. 7,07MeV 	D. 70,7eV
 Năng ℓượng ℓiên kết của Ne ℓà 160,64MeV. Xác định khối ℓượng của nguyên tử Ne? Biết mn = 1,00866u; mp = 1,0073u; 1u = 931,5 MeV/c2
	A. 19,987g 	B. 19,987MeV/c2 	C. 19,987u 	D. 20u
Nguyên tử sắt Fe có khối ℓượng ℓà 55,934939u. Biết m = 1,00866u; m = 1,00728u, m = 5,486.10-4 u. Tính năng ℓượng ℓiên kết riêng của hạt nhân sắt?
	A. 7,878MeV/nucℓon 	B. 7,878eV/nucℓon 	C. 8,7894MeV/nucℓon 	D. 8,7894eV/nucℓon
------------------------------------------
Chú ý : Học sinh tập trung ôn tập phần lý thuyết, bản chất vật lý, hiện tượng vật lý.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_vat_ly_lop_12_nam_hoc_2019_202.doc