Đề cương ôn tập học kì II môn Lịch sử Lớp 12 - Năm học 2020-2021
CHƯƠNG IV. VIỆT NAM TỪ 1954 ĐẾN 1975
Bài 21. XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC. ĐẤU TRANH CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN Ở MIỀN NAM (1954 – 1965
I. Tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta sau Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương
* Quá trình các bên thi hành Hiệp định:
- Về phía ta : Nghiêm chỉnh thi hành những điều khoản của Hiệp định :
+ Ngày 10/10/1954, quân ta về tiếp quản Thủ đô.
+ Ngày 1/1/1955, Trung ương đảng, Chính phủ, Hồ Chí Minh ra mắt nhân dân về Thủ đô.
- Về phía Pháp :
+ Ngày 16/5/1955, toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi Cát Bà (Hải Phòng).
+ Giữa tháng 5/1956 Pháp rút toàn bộ quân khỏi miền Nam khi chưa Tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam – Bắc.
- Mĩ : Âm mưu thay chân Pháp ở miền Nam, dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, nhằm biến Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kì II môn Lịch sử Lớp 12 - Năm học 2020-2021
CHƯƠNG IV. VIỆT NAM TỪ 1954 ĐẾN 1975 Bài 21. XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC. ĐẤU TRANH CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN Ở MIỀN NAM (1954 – 1965 I. Tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta sau Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương * Quá trình các bên thi hành Hiệp định: - Về phía ta : Nghiêm chỉnh thi hành những điều khoản của Hiệp định : + Ngày 10/10/1954, quân ta về tiếp quản Thủ đô. + Ngày 1/1/1955, Trung ương đảng, Chính phủ, Hồ Chí Minh ra mắt nhân dân về Thủ đô. - Về phía Pháp : + Ngày 16/5/1955, toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi Cát Bà (Hải Phòng). + Giữa tháng 5/1956 Pháp rút toàn bộ quân khỏi miền Nam khi chưa Tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam – Bắc. - Mĩ : Âm mưu thay chân Pháp ở miền Nam, dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, nhằm biến Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ. * Đặc điểm thình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ - Đất nước ta bị chia cắt làm 2 miền với 2 chế độ chính trị xã hội khác nhau: + Miền Bắc hoàn toàn giải phóng. + Miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ. - Nhiệm vụ của cách mạng trong thời kì mới: + Hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, đưa miền Bắc tiến lên CNXH. + Tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất đất nước. III. Miền Nam chống chế độ Mĩ – Diệm. Giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng, tiến tới “Đồng khởi” (1954 – 1960) 2. Phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960) * Nguyên nhân: - Năm 1957 – 1959, cách mạng miền Nam gặp muôn vàn khó khăn, tổn thất. ® Yêu cầu phải có biện pháp đấu tranh quyết liệt để vượt qua thử thách. -Tháng 1/1959, Hội nghị Trung Ương lần thứ 15 đã quyết định: + Để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng, đánh đổ chính quyền Mĩ – Diệm. + Phương hướng là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang. * Diễn biến: - Bắt đầu bằng những cuộc nổi dậy lẻ tẻ ở Bắc Ái (tháng 2/1959), Trà Bồng (tháng 8/1959), sau đó lan rộng toàn miền Nam trở thành phong trào Đồng Khởi. - Tiêu biểu nhất là ở Bến Tre. Ngày 17/1/1960, nhân dân 3 xã thuộc huyện Mỏ Cày, Bến Tre đã nổi dậy, sau đó cuộc nổi dậy mau chóng lan ra toàn tỉnh Bến Tre. - Từ Bến Tre, cuộc nổi dậy phá chính quyền địch, lập chính quyền cách mạng lan nhanh khắp miền Nam. * Ý nghĩa: - Giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân kiểu mới của Mĩ, làm lung lay tận gốc chính quyền Diệm. - Đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. - Từ trong khí thế của phong trào, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời ngày (20/12/1960) nhằm đoàn kết toàn dân chống đế quốc và chính quyền tay sai. IV. Miền Bắc xây dựng bước đầu cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội (1961 – 1965) 1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/ 1960) a. Hoàn cảnh: - Giữa lúc cách mạng 2 miền có những bước tiến quan trọng, Đảng Lao động Việt Nam đã tổ chức đại biểu toàn quốc lần thứ III. - Thời gian: từ 5 đến 10/9/1960, tại Thủ đô Hà Nội. b. Nội dung: - Nội dung: +Đại hội đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và nhiệm vụ của cách mạng từng miền; nêu rõ vị trí, vai trò và mối quan hệ giữa cách mạng hai miền. + Cách mạng XHCN ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước. +Cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam. +Cách mạng hai miền có quan hệ mật thiết, gắn bó và tác động lẫn nhau nhằm thực hiện hòa bình, thống nhất đất nước. Đại hội thông qua Báo cáo chính trị, Báo cáo sửa đổi Điều lệ Đảng và thông qua kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961-1965); bầu Ban chấp hành Trung ương mới. - Ý nghĩa Đại hội: Nghị quyết của Đại hội là nguồn ánh sáng mới cho toàn Đảng, toàn dân xây dựng thắng lợi CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện hòa bình, thống nhất nước nhà. V. Miền nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ (1961-1965) 1. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam * Hoàn cảnh ra đời: - Từ cuối 1960, hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm bị thất bại ® Mĩ buộc phải chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965). * Âm mưu và thủ đoạn: - Âm mưu: “Chiến tranh đặc biệt” là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới, được tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của cố vấn Mĩ, dựa vào vũ khí, trang bị, phương tiện chiến tranh của Mĩ ® Âm mưu dùng người Việt đánh người Việt. - Thủ đoạn: Thực hiện bằng kế hoạch Xtalây – Taylo. + Viện trợ quân sự cho Diệm, đưa vào miền Nam cố vấn quân sự, trang bị phương tiện chiến tranh hiện đại. + Tăng lực lượng quân đội Sài Gòn. + Dồn dân lập ấp chiến lược, kìm kẹp nhân dân, bình định miền Nam. + Mở các cuộc hành quân càn quét, tiêu diệt lực lượng cách mạng bằng chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận”. 2. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ a. Chủ trương của ta : Đẩy mạnh đấu tranh chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, tấn công địch trên cả 3 vùng chiến lược, phối hợp 3 mũi giáp công. b. Thắng lợi: * Trên mặt trận chống “Bình định”: - Diễn ra gay go quyết liệt giữa ta và địch giữa việc lập và phá ấp chiến lược Ú Cuối 1962, trên nửa tổng số ấp và 70% dân vẫn do cách mạng kiểm soát. * Trên mặt trận quân sự : - Ngày 2- 1- 1963, quân dân miền Nam giành thắng lớn trong trận Ấp Bắc (Mĩ Tho). Chiến thắng này chứng minh quân dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ, mở ra cao trào “thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”. - Đông xuân 1964-1965, ta mở các chiến dịch tấn công địch ở miền Đông Nam bộ với chiến thắng: Bình Giã (Bà Rịa ngày 2/1/1963). Tiếp đó giành tháng lợi ở An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài -> Làm phá sản hoàn toàn chiến lược CTĐB của Mĩ. * Trên mặt trận chính trị: Phong trào đấu tranh của nhân diễn ra sôi nổi ở các đô thị lớn như: Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng. Nổi bật là phong trà ... nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Câu 10: Sự thành công của kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI (1976) có ý nghĩa A. đưa nước ta chuyển sang giai đoạn độc lập thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. B. bầu ra chức vụ cao nhất trong bộ máy lãnh đạo của nhà nước. C. hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước. D. tạo ra sức mạnh to lớn để bảo vệ đất nước. Câu 11: Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VI nước Việt Nam thống nhất quyết định tên nước là A. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. B. Việt Nam Dân chủ cộng hòa. C. Việt Nam Cộng hòa. D. Việt Nam Độc lập đồng minh. Câu 12: Thắng lợi nào đã tạo nên những điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước, những điều kiện thuận lợi để cả nước đi lên CNXH và mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới? A. Thắng lợi của việc ký Hiệp định Pa-ri 1973. B. Thắng lợi của đại thắng mùa Xuân 1975. C. Thắng lợi của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước. D. Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc. Câu 13: Đâu là khó khăn cơ bản nhất của đất nước sau năm 1975? A. Nạn đói hoành hành khắp nơi. B. Bọn phản động trong nước ngóc đầu dậy chống phá. C. khoản 95% dân số mù chữ. D. Hậu quả của chiến tranh để lại rất nặng nề. Câu 14: Ngày 20 – 9 – 1977, nước ta trở thành thành viên thứ 149 của tổ chức nào? A. ASEAN. B. WTO. C. Liên Hợp Quốc. D. APEC. Câu 15: Hội nghị nào đã đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước? A. Hội nghị Hiệp thương chính trị tổ chức tại Sài Gòn. B. Hội nghị lần thứ 24 BCH TƯ Đảng (9 – 1975). C. Hội nghị lần thứ 21 BCH TƯ Đảng (7 – 1973). D. Hội nghị TƯ lần thứ 15. Câu 16: Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (9 – 1975) đã đề ra nhiệm vụ A. xây dựng chủ nghĩa xã hội ở hai miền Nam, Bắc. B. hiệp thương chính trị thống nhất đất nước. C. hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước. D. hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế xã hội sau chiến tranh. Câu 17: Cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam A. Viện kiểm sát nhân dân tối cao. B. Chính phủ. C. Quốc hội. D. Tòa án nhân tối cao. Câu 18: Sau mùa Xuân 1975, nguyện vọng tình cảm thiêng liêng của nhân dân 2 miền Nam – Bắc là A. giải phóng hoàn toàn miền Nam. B. mong muốn có một chính phủ thống nhất. C. tiến hành CMXHCN trên cả nước. D. gia nhập các tổ chức quốc tế. Câu 19: Hãy sắp xếp sự kiện sau theo trình tự thời gian: 1. Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. 2. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước; 3. Quốc hội khóa VI nước Việt Nam thống nhất họp kỳ đầu tiên; 4. Tổng tuyển của bầu Quốc hội chung cả nước. A. 1,3,2,4. B. 1,2,3,4. C. 1,2,4,3. D. 2,1,3,4. Câu 20: Nội dung nào dưới đây giải thích không đúng về ý nghĩa của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước? A. Tạo nên sức mạnh tổng hợp cho cả dân tộc. B. Tạo điều kiện thuận lợi để thống nhất các lĩnh vực còn lại. C. Tạo ra khả năng to lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. D. Tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam gia nhập ASEAN. Câu 21. Nội dung nào sau đây là ý nghĩa của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam (1975-1976)? A. Đánh dấu việc hoàn thành thống nhất các tổ chức chính trị. B. Tạo điều kiện để tăng cường an ninh-quốc phòng của đất nước. C. Là điều kiện trực tiếp để Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN. D. Tạo điều kiện hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. BÀI 25. VIỆT NAM XÂY DỰNG CHỦ NGHIA XÃ HỘI VÀ ĐẤU TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC (1976-1986) Câu 1: Cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới Tây Nam (1975-1978) nhân dân ta chống lại kẻ thù nào? A.Trung Quốc B. Pháp “ Khơ me đỏ” D. Mĩ. Câu 2: Tháng 5-1975 quân “ Khơ me đỏ” cho quân đổ bộ đánh chiếm các đảo nào của nước ta? Đảo Phú Quốc, Hòn tre B. Đảo Hà Tiên, Thổ Chu. C.Đảo Thổ Chu, Côn Đảo D. Đảo Phú Quốc, Thổ Chu. Câu 3: Mở đầu cuộc chiến tranh xâm lấn biên giới Tây Nam nước ta quân “ Khơ međỏ đã đánh chiếm tỉnh thành nào sau đây? An Giang C. Tây Ninh. Tiền Giang D. Long An. Câu 4: Hành động thù địch chống Việt Nam của tập đoàn “ Khơ me đỏ” được một số nhà lãnh đạo quốc gia nào sau đây ủng hộ? Trung Quốc. C. Pháp. Mĩ. D. Nhật. Câu 5: Chiến thắng biên giới Tây Nam của quân dân ta có ý nghĩa như thế nào? Tạo thời cơ thuận lợi để cách mạng Campuchia giành thắng lợi. Tiêu diệt hoàn toàn chế độ Pôn pốt. Tăng cường tình đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương. TẠo nên sức mạnh tổng hợp của nhân dân Việt Nam và Campuchia. BÀI 26. ĐẤT NƯỚC TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1986 – 2000) Câu 1: Đại hội lần thứ VI (12-1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam là đại hội của A. đổi mới. B. bảo vệ Tổ quốc. C. xây dựng CNXH. D. xây dựng nền văn hóa dân tộc. Câu 2: Một trong những yếu tố khách quan tác động trực tiếp đến việc Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối đổi mới từ tháng 12 – 1986 là A. tình trạng lạc hậu của các nước Đông Nam Á. B. sự phát triển nhanh chóng của các tổ chức ASEAN. C. cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng của Liên Xô. D. cuộc khủng hoảng trầm trọng của nền kinh tế thế giới. Câu 3: Một trong những nguyên nhân cơ bản tác động trực tiếp đến việc Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối đổi mới từ tháng 12 – 1986 là do A. các nước xã hội chủ nghĩa cuộc khủng hoảng trầm trọng. B. cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật trên thế giới phát triển nhanh chóng. C. nước ta lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài, cần khắc phục. D. Trung Quốc thành công trong công cuộc cải cách tác động đến nước ta. Câu 4: Đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra từ tháng 12 – 1986 hiểu như thế nào cho đúng? A. Không phải là thay đổi mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà thông qua đó phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa để thực hiện mục tiêu đó. B. Không phải là thay đổi mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà là cho mục tiêu ấy có hiệu quả bằng những bước đi và biện pháp thích hợp. C. Thay đổi mục tiêu chủ nghĩa xã hội cho phù hợp với hoàn cảnh của đất nước và xu thế của thế giới. D. Xác định đúng mục tiêu thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội để thực hiện đạt kết quả khả thi. Câu 5: Trọng tâm đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra từ tháng 12 – 1986 là về A. pháp luật. B. chính trị. C. kinh tế. D. tư tưởng. Câu 6: Chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhà nước của dân do dân vì dân là nội dung trong đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam (từ 12-1986) về A. chính trị. B. văn hóa. C. dịch vụ. D. trí tuệ. Câu 7: Nội dung trọng tâm của đường lối đổi mới ở Việt Nam đề ra từ tháng 12 – 1986 phù hợp với xu thế phát triển của thế giới A. mở rộng hợp tác, đối thoại, thỏa hiệp. B. thiết lập quan hệ đồng minh với các nước lớn. C. lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm. D. tham gia mọi tổ chức khu vực và quốc tế. Câu 8: Vì sao trong đường lối đổi mới ở Việt Nam đề ra từ tháng 12 – 1986, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm? A. Kinh tế phát triển là cơ sở để đổi mới các lĩnh vực khác. B. Một số nước lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm. C. Hậu quả chiến tranh kéo dài, nước ta còn nghèo nàn lạc hậu. D. Những khó khăn của đất nước bắt nguồn từ khó khăn về kinh tế. Câu 9: Nội dung của đường lối đổi mới ở Việt Nam đề ra từ tháng 12 – 1986 là A. thay đổi toàn diện, đồng bộ, trọng tâm là đổi mới chính trị. B. thay đổi toàn diện, đồng bộ, trọng tâm là đổi mới kinh tế. C. thay đổi toàn bộ mục tiêu chiến lược. D. đổi mới lần lượt trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa. Câu 10: Trong đường lối đổi mới ở Việt Nam đề ra từ tháng 12 – 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương A. tập trung đổi mới kinh tế, xã hội. B. đổi mới căn bản và toàn diện. C. đổi mới toàn diện và đồng bộ. D. tập trung đổi mới chính trị và tư tưởng. Câu 11: Trong đường lối đổi mới ở Việt Nam đề ra từ tháng 12 – 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương hình thành cơ chế kinh tế A. thị trường. B. tập trung. C. bao cấp. D. kế hoạch hóa. Câu 12: Trong đường lối đổi mới ở Việt Nam đề ra từ tháng 12 – 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng A. kinh tế tập trung. B. kinh tế thị trường. C. xã hội chủ nghĩa. D. phân phối theo lao động. Câu 13: Quan điểm đổi mới đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam từ tháng 12 – 1986 không nội dung nào dưới đây? A. Lấy đổi mới chính trị làm trọng tâm. B. Đi lên chủ nghĩa xã hội bằng những biện pháp phù hợp. C. Không thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. D. Đổi mới toàn diện và đồng bộ. Câu 14: Chủ trương đổi mới về kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam từ tháng 12 – 1986 là A. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng trên cơ sở phát triển công nghiệp và công nghiệp nhẹ. B. Thực hiện công nghiệp hóa, điện đại hóa đưa sự nghiệp đổi mới đất nước tiến lên. C. Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, theo định hướng XHCN. D. Khắc phục sai lầm, khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng đẩy mạnh cách mạng XHCN tiến lên. Câu 15: Một trong những mục tiêu của đường lối đổi mới ở Việt Nam đề ra từ tháng 12 – 1986 là A. bước đầu khắc phục hậu quả chiến tranh. B. đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng. C. hoàn thiện cơ chế quản lý đất nước. D. hoàn thành công cuộc cải cách ruộng đất. Câu 16: Nội dung đổi mới về kinh tế của Việt Nam (từ 12-1986) và Chính sách kinh tế mới của nước Nga (NEP, 1921) có điểm tương đồng là A. ưu tiên phát triển công ngiệp nặng và giao thông vân tải. B. xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước. C. xây dựng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, kiểm soát bằng pháp luật. D. thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực. Câu 21: Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam từ tháng 12/1986 đã đề ra chủ trương xây dựng nhà nước A. xã hội chủ nghĩa. B. pháp quyền XHCN. C. cộng hòa dân chủ. D. dân chủ XHCN. Câu 23: Bài học kinh nghiệm là nhân tố hàng đầu đảm bảo thắng lợi cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến năm 2000 là A. nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. B. xây dựng chính quyền của dân do dân và vì dân. C. sự lãnh đạo đúng đắn, linh hoạt, chủ động của Đảng. D. truyền thống yêu nước, đoàn kết dân tộc và quốc tế. Câu 24: Bài học kinh nghiệm quý báu được rút ra từ thực tiễn cách mạng Việt Nam trong thế kỉ XX là A. nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. B. giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp. C. thực hiện mục tiêu dân tộc và ruộng đất cho dân cày. D. giải quyết tốt mối quan hệ giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp. Câu 25: Tại sao trong đường lối đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa? A. Việt Nam có điều kiện phát triển kinh tế thị trường. B. Tận dụng được nhiều nguồn lực để phát triển đất nước. C. Tạo điều kiện để kinh tế tư bản tư nhân phát triển. D. Thu hút vốn và khoa học công nghệ nước ngoài. Câu 26: Nguyên nhân quyết định thắng lợi bước đầu của công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay là A. sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. B. truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam. C. sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế và các nước xã hội chủ nghĩa. D. sự năng động thích nghi của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Câu 27:Tư tưởng cốt lõi của xuyên suốt cách mạng Việt Nam từ khi Đảng Cộng sản ra đời đến nay là A. độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. B. chống đế quốc gắn liền với chống phong kiến. C. giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp. D. xây dựng nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân. Câu 28: “Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị, hợp tác” là quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình thực hiện A. xây dựng đất nước ở thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. B. đường lối đổi mới đất nước từ năm 1986. C. xây dựng đất nước trong giai đoạn công nghiệp hóa-hiện đại hóa. D. điều chỉnh chính sách đối ngoại thời kì sau Chiến tranh lạnh. Câu 30: Một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho tình hình đất nước rơi vào khủng hoảng kinh tế-xã hội nghiêm trọng trong những năm 80 thế kỉ XX nước ta là A. các thế lực thù địch chống phá. B. không áp dụng khoa học kĩ thuật trong sản xuất. C. bị chiến tranh tàn phá nặng nề trong thời gian dài. D. sai lầm về chủ trương chính sách lớn của Đảng. Câu 31: Một trong những nhân tố khách quan tác động đến quyết định đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam vào tháng 12-1986 là A. đất nước khủng hoảng kinh tế-xã hội. B. cách mạng khoa học-kĩ thuật đạt nhiều thành tựu. C. yêu cầu bức thiết của nhân dân. D. công cuộc đổi mới của Liên Xô đạt nhiều thành tựu. ĐÁP ÁN BÀI 21 1-A 2-B 3-A 4-C 5-B 6-D 7-C 8-A 9-B 10-A 11-A 12-A 13-B 14-A 15-D 16-C 17-D 18-B 19-D 20-C 21-C 22-A 23-A 24-A 25-A 26-A 27-C 28-A 29-B 30-D 31-B 32-A 33-A 34-A 35-B 36-A 37-B 38-B 39-D 40-C 41-C 42-A 43-B 44-A 45-C 46-A 47-B 48-A 49-D 50-C 51-A 52-A 53-B 54-B 55-C 56-C 57-B 58-C 59-D 60-A BÀI 22 1-B 2-C 3-A 4-B 5-C 6-C 7-C 8-B 9-B 10-B 11-D 12-A 13-C 14-B 15-A 16-B 17-C 18-B 19-C 20-C 21-C 22-C 23-B 24-C 25-A 26-B 27-D 28-C 29-D 30-B 31-D 32-C 33-C 34-B 35-B 36-B 37-D 38-C 39-D 40-B 41-A 42-D 43-B 44-A 45-C 46-A 47-C 48-B 49-C 50-B 51-C 52-B 53-D 54-D 55-A 56-B 57-C 58-D 59-A 60-D 61-C 62-A 63-D 64-D BÀI 23 1-A 2-D 3-C 4-C 5-B 6-C 7-A 8-A 9-C 10-C 11-D 12-C 13-A 14-C 15-B 16-B 17-A 18-B 19-C 20-B 21-C 22-C 23-B 24-D 25-C 26-C 27-B 28-A 29-C 30-D 31-C 32-C 33-A 34-D 35-C 36-B 37-B 38-B 39-D 40-C 41-C 42-D 43-A 44-B 45-A 46-D 47-B 48-B 49-A 50-B 51-A 52-A 53-D 54-C 55-D 56-A 57-B 58-C 59-C 60-D 61-A 62-B 63-D 64-A 65-B 66-C 67-D 68-A 69-B 70-A 71-C 72-D 73-D BÀI 24 1-C 2-D 3-C 4-A 5-C 6-A 7-D 8-A 9-C 10-C 11-A 12-C 13-D 14-C 15-B 16-B 17-C 18-B 19-C 20-D 21-B BÀI 26 1-A 2-C 3-C 4-B 5-C 6-A 7-C 8-D 9-B 10-C 11-A 12-C 13-A 14-C 15-B 16-B 17-C 18-D 19-C 20-A 21-B 22-C 23-C 24-A 25-B 26-A 27-A 28-B 29-B 30-D 31-B 32-B 33-B 34-A 35-B
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_lich_su_lop_12_nam_hoc_2020_20.docx