Dạy học hán nôm cho sinh viên không chuyên trong các trường đại học, cao đẳng

Chữ Hán, chữ Nôm và tri thức Hán Nôm gắn liền với văn minh dân tộc, với văn

hóa cổ truyền của người Việt Nam, mang những thông điệp của cha ông trong quá khứ

đến với con cháu muôn đời sau. Vì vậy, tiếp cận tri thức Hán Nôm là vấn đề ngày càng

trở nên cấp thiết ngay cả với những người không chuyên Hán Nôm. Ở bài viết này, chúng

tôi xin trình bày một số ý kiến về việc dạy học Hán Nôm cho sinh viên không chuyên,

gồm: biến mỗi chữ Hán, chữ Nôm thành một câu chuyện, một bài thơ để truyền thụ cho

sinh viên; đa dạng hóa thể loại văn bản Hán Nôm trong giáo trình và cập nhật hệ thống

tư liệu; xã hội hóa môn học Hán Nôm theo hướng tích hợp liên ngành, nhằm trả lời cho

câu hỏi làm thế nào để người không thuộc chuyên ngành Hán Nôm có thể tiếp cận tri

thức Hán Nôm.

Dạy học hán nôm cho sinh viên không chuyên trong các trường đại học, cao đẳng trang 1

Trang 1

Dạy học hán nôm cho sinh viên không chuyên trong các trường đại học, cao đẳng trang 2

Trang 2

Dạy học hán nôm cho sinh viên không chuyên trong các trường đại học, cao đẳng trang 3

Trang 3

Dạy học hán nôm cho sinh viên không chuyên trong các trường đại học, cao đẳng trang 4

Trang 4

Dạy học hán nôm cho sinh viên không chuyên trong các trường đại học, cao đẳng trang 5

Trang 5

Dạy học hán nôm cho sinh viên không chuyên trong các trường đại học, cao đẳng trang 6

Trang 6

Dạy học hán nôm cho sinh viên không chuyên trong các trường đại học, cao đẳng trang 7

Trang 7

Dạy học hán nôm cho sinh viên không chuyên trong các trường đại học, cao đẳng trang 8

Trang 8

pdf 8 trang minhkhanh 9420
Bạn đang xem tài liệu "Dạy học hán nôm cho sinh viên không chuyên trong các trường đại học, cao đẳng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Dạy học hán nôm cho sinh viên không chuyên trong các trường đại học, cao đẳng

Dạy học hán nôm cho sinh viên không chuyên trong các trường đại học, cao đẳng
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016 5 
DẠY HỌC HÁN NÔM CHO SINH VIÊN KHÔNG CHUYÊN TRONG 
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG 
Trịnh Ngọc Ánh1 
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội 
Tóm tắt: Chữ Hán, chữ Nôm và tri thức Hán Nôm gắn liền với văn minh dân tộc, với văn 
hóa cổ truyền của người Việt Nam, mang những thông điệp của cha ông trong quá khứ 
đến với con cháu muôn đời sau. Vì vậy, tiếp cận tri thức Hán Nôm là vấn đề ngày càng 
trở nên cấp thiết ngay cả với những người không chuyên Hán Nôm. Ở bài viết này, chúng 
tôi xin trình bày một số ý kiến về việc dạy học Hán Nôm cho sinh viên không chuyên, 
gồm: biến mỗi chữ Hán, chữ Nôm thành một câu chuyện, một bài thơ để truyền thụ cho 
sinh viên; đa dạng hóa thể loại văn bản Hán Nôm trong giáo trình và cập nhật hệ thống 
tư liệu; xã hội hóa môn học Hán Nôm theo hướng tích hợp liên ngành, nhằm trả lời cho 
câu hỏi làm thế nào để người không thuộc chuyên ngành Hán Nôm có thể tiếp cận tri 
thức Hán Nôm. 
Từ khóa: chữ Hán, chữ Nôm, tri thức Hán Nôm, tích hợp liên ngành, chuyên ngành Hán 
Nôm 
1. MỞ ĐẦU 
Ngoài một số cơ sở giáo dục đại học lớn có đào tạo Cử nhân chuyên ngành Hán Nôm 
như Đại học Khoa học và Nhân văn (thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội), Đại học Khoa học 
(thuộc Đại học Huế), Đại học Khoa học và Nhân văn (thuộc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí 
Minh), Hán Nôm là môn học được dạy cho một số chuyên ngành như Ngữ văn, Lịch sử, 
Việt Nam học trong các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc. Tuy nhiên, lâu nay Hán 
Nôm luôn được cho là môn học khó, khô khan, buồn tẻ. Trong quá trình giảng dạy Hán 
Nôm, chúng tôi đã luôn trăn trở với việc làm thế nào để sinh viên thích học Hán Nôm hơn, 
làm thế nào để môn học trở nên dễ dàng hơn, lý thú hơn, đạt hiệu quả cao hơn. 
2. NỘI DUNG 
2.1. Biến mỗi chữ Hán, chữ Nôm thành một câu chuyện, một bài thơ để truyền thụ 
cho sinh viên 
1
 Nhận bài ngày 04.03.2016, gửi phản biện và duyệt đăng ngày 28.04.2016 
 Liên hệ tác giả: Trịnh Ngọc Ánh ; Email: tnanh@daihocthudo.edu.vn 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016 6 
Chữ Hán là loại chữ tượng hình, thiên về biểu ý. Những chữ Hán đầu tiên, khi mới 
hình thành, đều là những hình vẽ. Vậy nên, giờ học sẽ thú vị hơn, hào hứng hơn khi mỗi 
chữ Hán được phân tích, được chiết tự, khiến sinh viên sẽ dễ dàng ghi nhớ các chữ Hán đó 
cả về hình thể, âm đọc, ý nghĩa. Chẳng hạn như tại sao chữ 古 cố lại có ý nghĩa là “cũ”, 
“xưa”? Phân tích chữ cổ, có thể thấy ngay chữ này được cấu tạo bởi chữ 十 thập (mười) và 
chữ 口 khẩu (miệng). Như vậy, có thể giải thích ý nghĩa của chữ cổ là chuyện gì mà đã 
truyền qua mười miệng người thì chuyện đó đã là chuyện cũ rồi. 
Nhìn vào tự dạng của chữ 名 danh, gợi ý sinh viên đoán xem chữ danh có ý nghĩa gì? 
Chữ danh được ghép bởi chữ 夕 tịch (đêm tối) và chữ 口 khẩu (miệng). Trong đêm tối, cái 
mà người ta phải dùng miệng xướng lên để có thể nhận ra nhau ấy chính là cái tên. Vậy 名 
danh có ý nghĩa là “tên”. 
Tại sao chữ 信 tín lại có nghĩa là “tin tưởng”? Vì nó được ghép bởi chữ 人 nhân 
(người) và chữ 言 ngôn (nói, lời nói). Lời nói của con người là thành thật, là đáng tin 
tưởng. Chữ 信 tín có nghĩa là “tin tưởng” là vì lẽ đó. 
Chữ 義 nghĩa có ý nghĩa là “phù hợp với lẽ phải, phù hợp với đạo lý”. Tại sao vậy? Vì 
nghĩa được ghép bởi 我 ngã (tôi, người có địa vị tối cao và vô địch trong thiên hạ) ở phía 
dưới và 羊 dương (dê, con vật tế thần linh) ở phía trên. Việc ta có được địa vị tối cao, vô 
địch trong thiên hạ, không gì khác, chính là nhờ sự trợ giúp của trời đất, thần linh. Vậy 
nên, khi đã có được địa vị đó, ta dâng con dê để cúng tế thần linh, thể hiện lòng cảm tạ của 
mình đối với các đấng tối cao. Việc làm đó là việc làm hợp đạo lý, hợp lẽ phải. 
Chữ 德 đức được cấu thành bởi bộ 彳xích (còn được gọi là bộ “chim chích”, vì có 
hình dáng như con chim chích đậu trên cành tre và có âm đọc gần giống âm “xích”), chữ 
十 thập, chữ 四 tứ, chữ 一 nhất, chữ 心 tâm. Sẽ dễ nhớ chữ đức với đầy đủ các chữ bộ 
phận cấu thành nếu như đưa chữ đức vào trong câu vè: “Chim chích mà đậu cành tre; Thập 
trên, tứ dưới, nhất đè chữ tâm”. 
Sẽ dễ nhớ, dễ phân biệt các chữ 天 thiên (trời) và chữ 夫 phu (chồng), chữ 了liễu 
(xong) và chữ 子 tử (con) nếu như đặt các chữ đó trong hai câu thơ của Hồ Xuân Hương: 
“Duyên thiên chưa thấy nhô đầu dọc; Phận liễu sao đà nảy nét ngang”. Bà chúa thơ Nôm 
đã chơi chữ theo kiểu chiết tự và đồng âm để nói về chuyện người con gái không chồng mà 
chửa dựa trên sự giống và khác nhau giữa hai cặp chữ. Ở cặp thứ nhất, 天 thiên là “trời”, 
nếu nét phảy nhô lên thì đó không phải là chữ thiên nữa, mà thành chữ 夫 phu, nghĩa là 
“chồng”. Ở cặp thứ hai, 了liễu là “xong”, đồng âm với chữ liễu là “cây liễu”, chỉ người con 
gái, nếu thêm một nét ngang thì sẽ thành chữ tử, có nghĩa là “con”. 
Với những câu thơ: “Thấy em, anh muốn nên duyên; Lại sợ em có chữ thiên trồi đầu; 
Anh ơi, chớ nói thêm sầu; Chữ thiên trồi đầu lại có phết tai”, người học có thể nhận biết và 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016 7 
phân biệt ba chữ Hán có tự dạng gần giống nhau, đó là chữ 天 thiên (trời), 夫 phu (chồng), 
失 thất (mất). Những câu thơ trên là lời ướm hỏi của chàng trai: thấy em, anh cũng muốn 
nên duyên với em, nhưng sợ trời đã se duyên cho em có chồng và lời đáp mang đầy ẩn ý 
của cô gái: anh ơi, đừng nói thêm nữa em buồn lòng. Em có chồng rồi nhưng chồng em đã 
qua đời và hiện tại em đang cô đơn. 
Hay chỉ với một bài thơ 4 câu: “Lưỡng nhật bình đầu nhật; Tứ sơn điên đảo sơn; 
Lưỡng vương tranh nhất quốc; Tứ khẩu tung hoành gian”, người học sẽ rất hào hứng khi 
nhận ra những điều vô cùng thú vị rằng: chẻ đôi chữ 田 điền sẽ được 2 chữ 日nhật; chia 
chữ 田 điền làm 4 sẽ được 4 chữ khẩu; 4 chữ sơn úp lại với nhau thành chữ 田 điền; hai 
chữ 王 vương lồng ghép vào nhau (một chữ đứng theo chiều dọc bình thường, một chữ 
xoay ngang) sẽ thành chữ 田 điền. Như vậy, người học có thể dễ dàng ghi nhớ năm chữ: 田 
điền (ruộng), 日 nhật (mặt trời), 山 sơn (núi), 王 vương (vua), 口 khẩu (miệng). 
Chữ Nôm cũng khá thú vị, vì với người Việt Nam, chữ Nôm vừa lạ lại  ... ăn); chữ � cỏ được 
ghép bởi chữ 草 thảo (cỏ, biểu thị ý nghĩa) và chữ 古 cổ (xưa, cũ; gợi ý âm đọc. Âm cổ 
gần giống âm cỏ); chữ � cháu được ghép bởi ½ chữ 孫 tôn (cháu; biểu thị ý nghĩa) và ½ 
chữ 詔 chiếu (chiếu chỉ, văn bản vua ban; gợi ý âm đọc. Âm chiếu gần giống âm cháu); 
chữ � thắm được ghép bởi chữ 赤 xích (đỏ; biểu thị ý nghĩa) và chữ 審 thẩm (xét rõ, xét 
kỹ; gợi ý âm đọc. Âm thẩm gần giống âm thắm). 
Điều cũng rất dễ gây hứng thú, kích thích niềm say mê của người học chữ Nôm, đó 
chính là sự phát hiện ra những điểm khác nhau giữa các chữ Nôm đồng âm. Chẳng hạn 
như: cùng âm đọc may nhưng may trong may vá có tự dạng � và may trong may mắn có tự 
dạng �. Hai chữ Nôm này cùng có bộ phận gợi ý âm đọc là 枚 mai (cây mai. Âm mai gần 
giống âm may), còn bộ phận biểu thị ý nghĩa được khu biệt bởi 糸 mịch (tơ, sợi; may vá 
cần phải có sợi, chỉ) và 幸 hạnh (may mắn). Cùng âm đọc năm, năm để ghi khoảng thời 
gian 365 ngày được thể hiện với tự dạng � và năm ghi số được thể hiện với tự dạng 𠄼. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016 8 
Hai chữ Nôm này cùng có chung bộ phận gợi âm là南 nam (âm nam gần với âm năm) và 
khu biệt nghĩa bởi年 niên (năm, tuổi) và 五 ngũ (năm, số 5). 
Càng những văn bản có niên đại muộn hơn thì những chữ Nôm ghép âm và nghĩa như 
trên càng được sử dụng nhiều, thể hiện sự phát triển không ngừng của vốn từ tiếng Việt. 
Như thế, sinh viên sẽ thấy rất hứng thú và dễ dàng hơn khi tiếp xúc với một văn bản Nôm. 
Vì nhìn vào tự dạng, người học có thể phán đoán âm đọc và ý nghĩa tương đối chính xác 
của chữ Nôm đó. Đồng thời, căn cứ vào ngữ cảnh, người học có thể tiến thêm một bước, 
xác định được âm đọc chính xác của chữ. Cũng qua tự dạng chữ Nôm trong văn bản, người 
học có thể phần nào xác định được niên đại tương đối của văn bản Nôm đó. 
2.2. Đa dạng hóa thể loại văn bản Hán Nôm trong giáo trình và cập nhật hệ thống tư 
liệu 
Di sản Hán Nôm của cha ông chúng ta để lại rất phong phú về cả số lượng và thể loại. 
Vậy nên, ngoài những tác phẩm thơ văn nổi tiếng và quen thuộc trong chương trình Ngữ 
văn phổ thông lâu nay vẫn được tuyển chọn đưa vào giáo trình Hán Nôm, cần phải tuyển 
chọn thêm những văn bản Hán Nôm thuộc nhiều thể loại khác để giới thiệu và giảng dạy 
cho sinh viên, như sách lịch sử, sách địa lý, sách giáo khoa, kịch bản tuồng chèo, hát nói, 
văn bản pháp luật, văn thơ giáng bút, thần tích, hương ước, gia phả, sắc phong, hoành phi, 
câu đối, văn bia, bằng, trát... Những văn bản này một phần đang được lưu giữ trong các thư 
viện lớn tầm cỡ quốc gia như Thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm, Thư viện Quốc gia, 
Thư viện Viện thông tin Khoa học xã hội, phần còn lại đang được lưu giữ tại thư viện và 
bảo tàng các tỉnh, các di tích lịch sử văn hóa, các gia đình, dòng họ trong cả nước. Đa dạng 
hóa thể loại văn bản Hán Nôm trong chương trình học như vậy, sinh viên sẽ có được cái 
nhìn tổng quan về di sản Hán Nôm mà cha ông đã để lại cho hậu thế. 
Để giúp sinh viên có thể tiếp cận, giải mã, minh giải các văn bản Hán Nôm đủ các thể 
loại đã được cung cấp trong giáo trình, hệ thống sách tra cứu cũng cần được trang bị đầy 
đủ, phong phú, tiện ích. Những sách công cụ truyền thống như Hán Việt tự điển của Thiều 
Chửu, Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh là những cuốn không thể thiếu trong thư viện 
nhà trường. Ngoài ra cũng phải có các công trình nghiên cứu tiêu biểu, các sách chuyên 
khảo, các tạp chí chuyên ngành và liên ngành. 
Ngoài các hệ thống sách và cách tra cứu truyền thống, cần phải triển khai việc tra cứu 
trên mạng Internet và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và phổ biến kiến thức 
Hán Nôm. Nhiều từ điển chữ Hán, chữ Nôm đã được đưa lên mạng và người học có thể tra 
cứu miễn phí. Một số trang tiêu biểu như:  là trang dữ liệu gồm 
167.782 mục từ, được tổng hợp từ nhiều cuốn tự điển, từ điển khác nhau như: Hán Việt tự 
điển, Thiều Chửu, Hà Nội, 1942; Từ điển Hán Việt, Trần Văn Chánh, Nxb Trẻ, Thành phố 
Hồ Chí Minh, 1999; Hán Việt tân từ điển, Nguyễn Quốc Hùng, Nxb Khai Trí, Sài Gòn, 
1975; trang Hán điển và nhiều nguồn tài liệu liệu khác. Người học có thể lựa chọn tra cứu 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016 9 
theo âm Hán Việt hoặc theo chữ Hán;  là trang tra cứu tổng hợp 
Việt – Hán – Nôm. Vào trang này, người học có thể tra Tự điển Hán Việt của Thiều Chửu 
theo âm Hán Việt, tra chữ Hán theo bộ thủ, tra từ điển Việt – Hán, tra từ điển Trung Việt, 
tra từ điển chữ Nôm bằng chữ Quốc ngữ Latin, tra chữ Nôm theo bộ thủ. Ngoài ra, trang 
tra cứu này còn cung cấp cho người học một số tư liệu thơ văn Hán Nôm thời Lý Trần, thơ 
văn thời Lê. 
Với trang  người học có thể tra chữ Hán theo âm Hán Việt, 
theo bộ thủ, theo số nét, có thể chuyển đổi chữ Hán từ phồn thể sang giản thể và ngược lại. 
Trang  là chuyên trang về chữ Nôm của Hội Bảo tồn di 
sản chữ Nôm (VNPF) với mục đích bảo tồn chữ Nôm, đưa chữ Nôm quay trở lại với thế hệ 
trẻ thông qua những tác phẩm viết bằng chữ Nôm của những thế kỷ trước. Người học có 
thể tra cứu chữ Nôm bằng cách nhập chữ Quốc ngữ Latin vào ô tra chữ, có thể tra niên 
biểu lịch sử Việt Nam, có thể tìm hiểu sơ bộ về một số sách chuyên khảo về chữ Nôm. Đặc 
biệt, các thành viên của Hội Bảo tồn di sản chữ Nôm (VNPF) đã số hóa một số sách Hán 
Nôm tiêu biểu như Đại Việt sử ký toàn thư, Truyện Kiều... để tiện cho người học tìm hiểu, 
học tập, nghiên cứu. 
Hiện nay sinh viên cũng đã có thể cài đặt từ điển Hán Việt trên các điện thoại thông 
minh sử dụng hệ điều hành Android, IOS (IPhone, IPad, IPod Touch) để tra từ theo các 
cách khác nhau như: tra từ, tra bộ, tra Pinyin, tra Unicode. Khi tra từ, chương trình hiển thị 
đầy đủ nghĩa của từ cần tra cứu trong các trường hợp cụ thể để người học có thể sử dụng 
chính xác cho công việc của mình, từ đó sẽ có sự chủ động hơn trong quá trình dịch hay tra 
cứu từ Hán Việt để đảm bảo đạt chuẩn về nghĩa và không gặp quá nhiều khó khăn. Ngoài 
tra từ, chương trình còn hỗ trợ khả năng dịch từ Việt sang Hán và ngược lại, hỗ trợ người 
học trong việc dịch sách hoăc nghiên cứu các tài liệu văn học cổ để đáp ứng công việc 
cũng như mở rộng thêm vốn hiểu biết về từ Hán Việt. 
Để trợ giúp cho việc học chữ Hán, chữ Nôm thêm phần dễ dàng và thú vị, người học 
có thể cài đặt phần mềm gõ chữ Hán Nôm, phần mềm tập viết chữ, phần mềm viết chữ 
Hán bằng tay trên điện thoại thông minh Cài đặt phần mềm Hanosoft 3.0 (2010 edition) 
của Tống Phước Khải vào máy vi tính, người học có thể gõ chữ Hán theo âm Hán Việt và 
gõ chữ Nôm. Ngoài ra, phần mềm này còn hỗ trợ tra từ điển chữ Hán, tự điển chữ Nôm 
(theo chữ Quốc ngữ Latin và bộ thủ) và cả phiên âm văn bản Hán và tra nghĩa của chữ 
ngay trong văn bản. Với phần mềm tập viết chữ Hán Chinese Writing Master, người học sẽ 
được hướng dẫn cách viết của tất cả các chữ Hán, từng nét từng nét một như có người cầm 
tay dạy viết chỉ với một thao tác đơn giản là copy chữ Hán dán ô chữ trên giao diện phần 
mềm. Ngoài ra, người học còn có thể cài đặt bàn phím có phần viết chữ Hán bằng tay trên 
điện thoại thông minh để có thể tranh thủ học chữ Hán mọi lúc mọi nơi. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016 10 
Triển khai việc tra cứu trên mạng Internet và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy 
học và phổ biến kiến thức Hán Nôm vừa tiện lợi, vừa giảm chi phí mua sách công cụ, sách 
tham khảo, lại vừa tạo sự hứng thú, kích thích tư duy sáng tạo cho sinh viên. 
2.3. Xã hội hóa môn học Hán Nôm theo hướng tích hợp liên ngành 
Di sản Hán Nôm mà cha ông để lại vô cùng phong phú cả về chủng loại và số lượng. 
Vậy nên, ngoài việc nắm vững các kiến thức trên lớp học, trong giáo trình, sinh viên cần 
được đi điền dã thực tế tại các di tích lịch sử văn hóa ở các địa phương. Trước mỗi lần đi 
thực tế điền dã, sinh viên cần phải rà soát lại các kiến thức Hán Nôm đã được trang bị (thể 
loại văn bản, kết cấu văn bản, đặc trưng ngôn ngữ theo thể loại,), lên kế hoạch cụ thể của 
bản thân. Khi đến các di tích lịch sử văn hóa, sinh viên sẽ được nghe thuyết minh sơ bộ về 
lịch sử xây dựng, trùng tu, về kiến trúc tổng thể, về các di sản Hán Nôm hiện đang được 
lưu giữ tại di tích. Sau đó sinh viên sẽ được tìm hiểu cụ thể về từng thể loại văn bản Hán 
Nôm được lưu giữ tại di tích trên cơ sở đối chiếu với những kiến thức cơ bản đã được trang 
bị trên lớp về thể loại đó. Chẳng hạn như khi được tiếp xúc với một đạo sắc phong, căn cứ 
vào chất liệu giấy và hoa văn trên giấy, vào quy cách và vị trí đóng dấu triện, sinh viên có 
thể xác định tương đối chính xác về triều đại ban hành sắc phong; căn cứ vào nội dung sắc 
phong, sinh viên phải xác định được đó là sắc phong thần hay sắc phong chức, phải phân 
tích được sắc phong đó về bố cục, về ngôn ngữ; căn cứ vào dòng lạc khoản, xác định được 
niên đại của sắc phong và quy đổi được ra Dương lịch Khi được tiếp xúc với một tấm 
bia, sinh viên căn cứ vào kích thước, kiểu dáng và hoa văn trang trí trên tấm bia để đoán 
định thời đại tạo dựng bia; căn cứ vào hình thức ngôn ngữ của bài văn bia để xác định bài 
văn bia viết bằng chữ Hán hay chữ Nôm, hay xen kẽ chữ Hán và chữ Nôm; căn cứ vào tiêu 
đề và nội dung của bài văn bia để xác định tấm bia đó là bia công đức hay bia ghi việc (ký 
sự) hay bia thuật đức, ca ngợi hiền tài Sau mỗi lần đi thực tế điền dã, sinh viên bắt buộc 
phải viết báo cáo thu hoạch. Những kết quả thu hoạch sau các chuyến đi thực tế điền dã, rất 
có thể sẽ là ý tưởng để sinh viên phát triển thành các đề tài khóa luận tốt nghiệp hoặc các 
bài tiểu luận thay thế môn thi. 
Việc đưa sinh viên đi thực tế điền dã góp phần tăng cường khả năng và phương pháp 
tiếp cận văn bản Hán Nôm, kết hợp học tập lý thuyết trên lớp với thực hành trên thực tế, 
nâng cao hiệu quả của việc dạy học Hán Nôm cho sinh viên Ngữ văn, Lịch sử, Việt Nam 
học, đào tạo họ thành các hạt nhân văn hóa tại các địa phương, nơi họ công tác sau khi ra 
trường. Họ có thể tham gia viết sử địa phương, nghiên cứu văn hóa địa phương, hướng dẫn 
viên du lịch cho địa phương, góp phần phát hiện và bảo tồn các di sản Hán Nôm tại địa 
phương. Việc đi thực tế điền dã chắc chắn sẽ khơi dậy niềm đam mê văn hóa cổ truyền, 
tình yêu quê hương đất nước, tình yêu lịch sử dân tộc, kích thích tư duy sáng tạo liên 
ngành cho sinh viên. 
Học Hán Nôm còn phải được kết hợp với học tiếng Việt. Học những chữ Nôm ghép 
âm + âm như � trăng/giăng (巴 ba + 陵 lăng balăng blăng trăng); � trái (巴 ba 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016 11 
+ 賴 lại balại blái trái); � sang (巨 cự + 郎 lang klang sang); � sau (車 
cư +娄 lâu klau sau); � lời/nhời (麻 ma + 利 lợi mlời lời/nhời), người học sẽ 
có sự trải nghiệm thú vị và có thể tự lí giải một số vấn đề liên quan đến lịch sử ngữ âm 
tiếng Việt. Những chữ Nôm như thế này chính là những minh chứng rõ ràng, xác đáng 
nhất để khẳng định vào những thế kỷ XV – XVII, trong tiếng Việt trung đại đã có sự tồn 
tại những phụ âm kép như tl, bl, ml, mnh. Những phụ âm kép này đã biến đổi theo sự phát 
triển của ngữ âm tiếng Việt cho phù hợp với tiếng Việt hiện đại. Phụ âm kép "tl" đã biến 
đổi thành phụ âm "tr", phụ âm kép "bl" đã biến đổi thành phụ âm "tr/gi", phụ âm kép "ml" 
đã biến đổi thành phụ âm "nh/l" trong tiếng Việt ngày nay. 
 Mở rộng vốn yếu tố và vốn từ Hán Việt cho sinh viên, nhất là sinh viên ngành Ngữ 
văn cũng là vấn đề cần chú trọng trong quá trình học Hán Nôm. Để mở rộng vốn yếu tố 
Hán Việt đạt được hiệu quả tốt nhất, cần phải quan tâm đến tính hệ thống, đến trường liên 
tưởng giữa các yếu tố Hán Việt. Có thể triển khai mở rộng vốn yếu tố Hán Việt theo các 
hướng như: mở rộng yếu tố Hán Việt đa nghĩa (trong đó bao giờ cũng có một nghĩa gốc và 
các nghĩa phái sinh dựa trên cơ sở nghĩa gốc), mở rộng các yếu tố Hán Việt đồng âm trong 
nội bộ các yếu tố Hán Việt, mở rộng các yếu tố Hán Việt trái nghĩa và mở rộng các yếu tố 
Hán Việt đồng nghĩa. Kết hợp học Hán Nôm với mở rộng vốn yếu tố, vốn từ Hán Việt sẽ 
giúp cho sinh viên ngành Ngữ văn có vốn kiến thức vững chắc để dạy nhóm bài từ Hán 
Việt trong chương trình Ngữ văn phổ thông, góp phần vào công cuộc xã hội hóa di sản 
Hán Nôm và Hán Nôm học đạt hiệu quả cao nhất. 
3. KẾT LUẬN 
Trên đây là một vài suy nghĩ của chúng tôi về vấn đề dạy học Hán Nôm cho sinh viên 
không thuộc chuyên ngành Hán Nôm, mong muốn góp phần giúp việc dạy học Hán Nôm 
trở nên hứng thú hơn, dễ dàng hơn và đạt hiệu quả tốt hơn. Bởi vì, văn hóa dân tộc trong 
bước chuyển mình hội nhập quốc tế thì việc dạy học Hán Nôm chính là sự chuẩn bị tốt 
nhất để chúng ta đến với hiện đại từ truyền thống. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Tài Cẩn (1979), Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt, Nxb Khoa học 
xã hội. 
2. Lã Minh Hằng (chủ biên) (2013), Nghiên cứu Nôm từ hướng tiếp cận liên ngành, Nxb Từ điển 
Bách khoa. 
3. Nguyễn Quang Hồng (2008), Khái luận văn tự học chữ Nôm, Nxb Giáo dục. 
4. Nguyễn Quang Hồng (2015), Tự điển chữ Nôm dẫn giải, Nxb Khoa học Xã hội. 
5. Trịnh Khắc Mạnh (chủ biên) (2008), Hán Nôm học trong nhà trường, Nxb Khoa học Xã hội. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016 12 
6. Lý Lạc Nghị (1997), Tìm về cội nguồn chữ Hán (Dịch giả: Nguyễn Văn Đổng), Nxb Thế giới. 
TEACHING SINO–NOM FOR NONE-ADVANCED STUDENTS 
IN UNIVERSITIES AND COLLEGES 
Abstract: Chinese characters, Nom script and Sino-Nom knowledge is associated with 
civilization of the country, with traditional culture of Vietnam, linked the people of the 
past with us today. Approaching to Sino-Nom knowledge is becoming more and more 
necessary and important issue even to people who aren’t advanced. In this article, we 
would like to present some points about teaching student, including: how to explain Sino-
Nom characters to students by telling stories or poems; how to diversify types of Sino-
Nom document in curriculum, update documental system; how to socialize Sino-Nom by 
combining different subjects to answer the question: how none-advanced Sino-Nom 
learners can approach to this knowledge easily. 
Keywords: Chinese characters, Nom script, Sino-Nom knowledge, teaching Sino-Nom, 
Interdisciplinary integration 

File đính kèm:

  • pdfday_hoc_han_nom_cho_sinh_vien_khong_chuyen_trong_cac_truong.pdf