Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bất động sản tại thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và một số vấn đề pháp lý

Bài viết tìm hiểu thực trạng đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bất động sản trong

những năm gần đây tại TPHCM, đồng thời phân tích nguyên nhân của những

mặt tích cực và hạn chế dưới góc độ thực tiễn và pháp lý. Trên cơ sở đó, bài viết

đưa ra các đề xuất trong việc áp dụng quy định pháp luật nhằm thúc đẩy việc

thu hút và phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào TPHCM trong

lĩnh vực bất động sản thời gian tới

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bất động sản tại thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và một số vấn đề pháp lý trang 1

Trang 1

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bất động sản tại thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và một số vấn đề pháp lý trang 2

Trang 2

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bất động sản tại thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và một số vấn đề pháp lý trang 3

Trang 3

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bất động sản tại thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và một số vấn đề pháp lý trang 4

Trang 4

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bất động sản tại thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và một số vấn đề pháp lý trang 5

Trang 5

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bất động sản tại thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và một số vấn đề pháp lý trang 6

Trang 6

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bất động sản tại thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và một số vấn đề pháp lý trang 7

Trang 7

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bất động sản tại thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và một số vấn đề pháp lý trang 8

Trang 8

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bất động sản tại thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và một số vấn đề pháp lý trang 9

Trang 9

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bất động sản tại thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và một số vấn đề pháp lý trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang viethung 7820
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bất động sản tại thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và một số vấn đề pháp lý", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bất động sản tại thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và một số vấn đề pháp lý

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bất động sản tại thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và một số vấn đề pháp lý
8 
CHUYÊN MỤC 
KINH TẾ HỌC - XÃ HỘI HỌC 
ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC 
BẤT ĐỘNG SẢN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ 
NGÔ HOÀNG OANH* 
Bài viết tìm hiểu thực trạng đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bất động sản trong 
những năm gần đây tại TPHCM, đồng thời phân tích nguyên nhân của những 
mặt tích cực và hạn chế dưới góc độ thực tiễn và pháp lý. Trên cơ sở đó, bài viết 
đưa ra các đề xuất trong việc áp dụng quy định pháp luật nhằm thúc đẩy việc 
thu hút và phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào TPHCM trong 
lĩnh vực bất động sản thời gian tới. 
Từ khóa: đầu tư nước ngoài, bất động sản TPHCM, pháp lý 
Nhận bài ngày: 23/7/2019; đưa vào biên tập: 29/7/2019; phản biện: 21/8/2019; 
duyệt đăng: 7/11/2019 
1. DẪN NHẬP 
Nhiều năm liền, TPHCM được đánh 
giá là một trong những điểm sáng về 
thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước 
ngoài (FDI) của cả nước và khu vực 
Đông Nam Á. Thống kê các dự án lớn 
được cấp phép trong những năm gần 
đây cho thấy đa số các dự án có vốn 
đầu tư nước ngoài tập trung ở các 
ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 
và kinh doanh bất động sản. Đây là 
các lĩnh vực mà Thành phố đẩy mạnh 
công tác xúc tiến đầu tư. Từ số liệu 
thống kê của Tổng cục Thống kê và 
Cục Thống kê TPHCM, kết hợp phỏng 
vấn sâu một số chuyên gia về đất đai, 
bài viết đánh giá thực trạng đầu tư 
nước ngoài trong lĩnh vực bất động 
sản tại TPHCM, trên cơ sở đó phân 
tích các mặt tích cực và hạn chế của 
hoạt động đầu tư này từ góc độ chính 
sách và luật pháp. 
2. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ 
NƯỚC NGOÀI VÀO BẤT ĐỘNG SẢN 
Ở VIỆT NAM VÀ TẠI THÀNH PHỐ 
HỒ CHÍ MINH 
Phân tích số liệu đầu tư nước ngoài 
theo ngành kinh tế cho thấy hai lĩnh 
*
 Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 11 (255) 2019 
9 
vực được các nhà đầu tư nước ngoài 
quan tâm đặc biệt đối với thị trường 
Việt Nam là ngành công nghiệp chế 
biến, chế tạo và ngành kinh doanh bất 
động sản (Biểu đồ 1). 
Tuy nhiên qua Biểu đồ 2 cho thấy, sau 
năm 2010(1), nguồn FDI đổ vào bất 
động sản tại Việt Nam thực sự khởi 
sắc. Đặc biệt năm 2014 Việt Nam ban 
hành 2 bộ luật mới là 
Luật Doanh nghiệp và 
Luật Đầu tư, theo đó 
các nhà đầu tư nước 
ngoài được pháp luật 
cho phép tham gia vào 
thị trường bất động 
sản Việt Nam dưới 
nhiều hình thức, đồng 
thời quy trình đầu tư 
cũng thông thoáng 
hơn so với luật cũ. 
Năm 2017 thị trường 
bất động sản phát triển mạnh mẽ, đạt 
mức tăng trưởng ấn tượng là 4,07%, 
cao nhất kể từ năm 2011, đóng góp 
0.21 điểm phần trăm trong tổng mức 
tăng trưởng 6,81% GDP cả nước. 
Năm 2018, hoạt động kinh doanh bất 
động sản vẫn tiếp tục tăng trưởng. 
Quý II năm 2018 kinh doanh bất động 
sản đạt tăng trưởng 4,21%, cao nhất 
Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2018. 
 Biểu đồ 1. Đầu tư nước ngoài phân theo ngành kinh tế tính đến 2017 
Đơn vụ tính: triệu USD 
Nguồn: Sacombank, 2018. 
Biểu đồ 2. Vốn FDI cấp mới và tăng thêm giai đoạn 2010 - 
2018 
 NGÔ HOÀNG OANH – KHUNG PHÁP LÝ CHO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ 
10 
trong 6 năm. Bất động sản chiếm gần 
30% tổng nguồn vốn đầu tư nước 
ngoài (FDI) vào Việt Nam trong 9 
tháng năm 2018 (Tổng cục Thống kê, 
2018). Trong 9 tháng đầu năm 2019, 
lĩnh vực kinh doanh bất động sản 
đứng thứ hai trong số các lĩnh vực 
đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu 
tư 2,77 tỷ USD, chiếm 10,6% tổng vốn 
đầu tư đăng ký (Cục Đầu tư nước 
ngoài, 2019). Với sự quay trở lại của 
thị trường bất động sản, dòng tiền đổ 
vào bất động sản giai đoạn này liên 
tục tăng lên, nhiều dự án mới với quy 
mô lớn đã được triển khai trên toàn 
quốc, đặc biệt là tại các thành phố lớn 
như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng. 
Hơn bất cứ khu vực nào trên cả nước, 
TPHCM thể hiện rất rõ sự khởi sắc 
của thị trường bất động sản. Bất động 
sản tại TPHCM từ năm 2014 đến nay 
phải kể đến các dự án FDI tiêu biểu 
như: Dự án chung cư tại phường 22, 
quận Bình Thạnh do Công ty TNHH 
Sun Wah Vietnam Real Estate Limited 
- Hồng Kông đầu tư 200 triệu USD 
(năm 2014); Dự án Thành phố Đế 
vương (Empire City) tại khu đô thị Thủ 
Thiêm, quận 2 có vốn đầu tư là 1,2 tỷ 
USD, chủ đầu tư là Công ty TNHH 
Thành phố Đế vương, một số nhà đầu 
tư nước ngoài góp vốn liên doanh: 
Keppel Land (40%), Capital Partner 
(30%) và 2 nhà đầu tư trong nước 
khác là Tiến Phước (15%) và Trần 
Thái (15%); Dự án Thủ Thiêm Eco 
Smart City tại khu đô thị mới Thủ 
Thiêm quận 2 do Tập đoàn Lotte - Hàn 
Quốc làm chủ đầu tư, với tổng chi phí 
thực hiện 20.100 tỷ đồng. Ngoài ra, 
dự án có giá trị đầu tư hơn 400 triệu 
USD mang tên Thủ Thiêm River Park 
cũng đang được triển khai do Hong 
Kong Land và Công ty Cổ phần Đầu 
tư hạ tầng kỹ thuật TPHCM hợp tác 
phát triển Từ năm 2014 - 2018, bất 
động sản luôn là ngành đứng thứ nhất 
hoặc thứ hai trong các ngành có vốn 
đầu tư FDI tại TPHCM (Biểu đồ 3). 
3. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NƯỚC 
Nguồn: Cục Thống kê TPHCM, 2014 - 2018. 
Biểu đồ 3. FDI một số ngành tiêu biểu tại TPHCM (2014 - 2018) 
Đơn vị tính: triệu USD 
Bất động sản 
Thương nghiệp 
Công nghiệp chế biến, 
chế tạo 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 11 (255) 2019 
11 
NGOÀI VÀO LĨNH VỰC BẤT ĐỘNG 
SẢN CỦA TPHCM 
3.1. Đối tượng đầu tư 
Các đối tượng đầu tư trong lĩnh vực 
bất động sản bao gồm nhiều hạng 
mục khác nhau như đầu tư xây dựng 
cơ bản, đầu tư xây dựng nhà hàng, 
khách sạn, đầu tư xây dựng đường sá, 
nhà ở xã hội Ngoại trừ các công 
trình xây dựng đường sá, cảng, cầu là 
các dự án đầu tư được thực hiện theo 
hình thức BOT, BTO hoặc BT và sử 
dụng nguồn vốn ODA, đối tượng đầu 
tư trong lĩnh vực đầu tư bất động sản 
có vốn FDI ở TPHCM chủ yếu tập 
trung vào các dự án xây dựng khu đô 
thị lớn, khu căn hộ cao cấp và văn 
phòng, trung tâm thương mại, các loại 
hình căn hộ văn phòng như office-tel, 
shophouse, và khu công nghiệp, kho 
vận. Lý do đầu tiên các nhà đầu tư 
nước ngoài chọn các loại dự án này là 
ngành du lịch Việt Nam đang tăng 
trưởng mạnh, đạt kỷ lục với 15,5 triệu 
lượt khác ... Hiện 
nay, theo Thông tư Liên tịch số 
87/2016/TT-TTLT-BTC-BTNMT và số 
88/2016/TT-TTLT-BTC-BTNMT của 
Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên Môi 
trường thì quy trình thực hiện xác định 
tiền sử dụng đất của dự án khá nhiều 
thủ tục. Đối với TPHCM, trước đây Sở 
Tài chính chủ trì toàn bộ công tác xác 
định, thẩm định giá đất dự án; hiện 
nay lại chia thành 2 công đoạn do hai 
sở quản lý, nhưng trên thực tế chưa 
có sự phối hợp ăn ý, đồng bộ: (1) 
công đoạn xác định phương án giá 
đất do Sở Tài nguyên và Môi trường 
chủ trì; (2) công đoạn thẩm định giá 
đất do Sở Tài chính chủ trì, theo sơ 
đồ quy trình ở Hình 1. 
Để khắc phục thực trạng trên, quy 
trình xác định giá đất nên giao cho 
Sở Tài chính là đầu mối chủ trì toàn 
bộ công tác thuê đơn vị tư vấn xác 
định giá đất; chuẩn bị nội dung trình 
Hội đồng thẩm định giá đất thành phố 
xem xét quyết định giá đất cụ thể để 
xác định tiền sử dụng đất dự án. 
Ngay cả việc lựa chọn đơn vị tư vấn 
xác định giá đất hiện nay cũng cần 
được điều chỉnh. Hiện nay cơ chế 
đấu thầu chọn đơn vị tư vấn xác định 
giá đất chỉ chọn đơn vị chào thầu với 
giá thấp nhất được trúng thầu (do 
quy định chi phí xác định giá đất, 
thẩm định giá đất do ngân sách chi), 
đề nghị thay thế bằng cơ chế đấu 
thầu rộng rãi nhưng với tiêu chí chọn 
đơn vị tư vấn xác định giá đất có 
năng lực, có phương án xác định giá 
đất tối ưu, chứ không phải chọn đơn 
vị có giá thấp nhất. 
4.3. Quy định ký quỹ đối với các dự 
án có sử dụng đất 
Việc đảm bảo thực hiện dự án đầu tư 
dưới hình thức ký quỹ được quy định 
cụ thể tại Điều 32 Nghị định 
118/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành 
Luật Đầu tư. Theo đó, các dự án có 
sử dụng đất (do trúng đấu thầu, trúng 
đấu giá quyền sử dụng đất, được Nhà 
nước giao đất, cho thuê đất) đều phải 
ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án. 
Số tiền ký quỹ phải được thực hiện 
sau khi dự án đầu tư được quyết định 
chủ trương đầu tư nhưng phải trước 
thời điểm giao đất, cho thuê đất, cho 
phép chuyển mục đích sử dụng đất 
(đối với dự án phải quyết định chủ 
trương đầu tư) và vào thời điểm giao 
đất, thuê đất, cho phép chuyển mục 
đích sử dụng đất (đối với các dự án 
đầu tư không thuộc diện quyết định 
chủ trương đầu tư). Số tiền ký quỹ đối 
với phần vốn đến 300 tỷ đồng, mức ký 
quỹ là 3%; đối với phần vốn trên 300 
tỷ đồng đến 1.000 tỷ đồng, mức ký 
quỹ là 2%; đối với phần vốn trên 1.000 
tỷ đồng, mức ký quỹ là 1%. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 11 (255) 2019 
17 
Khảo sát thực tế việc thực hiện ký quỹ 
cho thấy quy định này khá khó khăn 
cho việc đầu tư. Lý do là các nhà đầu 
tư sẽ đưa nguồn vốn vào Việt Nam 
theo tiến độ dự án, nay ngoài việc nộp 
tiền sử dụng đất với cơ chế và trình tự 
thủ tục không rõ ràng, thời hạn kéo 
dài, việc ký quỹ sẽ làm nguồn tiền bị 
kẹt tại ngân hàng mà không được tính 
lãi. Trong khi đó, nhiều trường hợp 
các nhà đầu tư sử dụng vốn huy động 
tại các tổ chức tín dụng và các quỹ 
đầu tư tài chính. Việc nộp tiền sử 
dụng đất đã là sự khẳng định nhà đầu 
tư sẽ tiến hành đầu tư. Trong trường 
hợp họ không tiến hành đầu tư theo 
tiến độ thì nhà nước sẽ thu hồi quyền 
sử dụng đất theo các quy định hiện 
hành (2 năm kể từ khi được cấp Giấy 
chứng nhận quyền sử dụng đất), thay 
vì quy định ký quỹ như hiện nay. 
4.4. Công tác bồi thường giải phóng 
mặt bằng 
Công tác bồi thường giải phóng mặt 
bằng luôn là vấn đề rất nhạy cảm và 
phát sinh tranh chấp giữa người dân 
với chính quyền do giá đền bù không 
thỏa đáng. Luật Đất đai đã định ra cơ 
chế đấu giá quyền sử dụng đất rất rõ 
ràng. Tuy nhiên trên thực tế không 
thực hiện đúng quy định này nên dẫn 
đến tình trạng đất đai được bồi 
thường không hợp lý và hệ quả là các 
tranh chấp khiếu kiện về đất đai diễn 
ra rất phổ biến, đặc biệt đối với các dự 
án có đầu tư nước ngoài. 
Mặt khác, Nghị định 43/2014/NĐ-CP 
đã có các cơ chế cho phép thực hiện 
việc đấu giá quyền sử dụng đất và bồi 
thường giải phóng mặt bằng có hiệu 
quả và có lợi nhất cho người dân hiện 
nay. Theo đó Nhà nước có thể giao 
cho “Tổ chức phát triển quỹ đất” thực 
hiện giải phóng mặt bằng theo quyết 
định thu hồi đất để thực hiện kế hoạch 
sử dụng đất theo quy hoạch đã được 
duyệt, sau đó tiến hành đấu giá đất, 
hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất 
để lựa chọn nhà đầu tư. Như vậy, 
người có đất có điều kiện được bồi 
thường thỏa đáng, công bằng thì sẽ 
hạn chế tối đa việc khiếu kiện nhất là 
tình trạng khiếu kiện đông người về 
đất đai; các nhà đầu tư, đặc biệt các 
nhà đầu tư nước ngoài có cơ hội tiếp 
cận quỹ đất một cách minh bạch, bình 
đẳng; và tạo được nguồn thu ngân 
sách rất lớn. 
Tuy nhiên, chế định “Đấu thầu dự án 
có sử dụng đất” đối với các dự án xen 
cài quỹ đất công và quỹ đất dân cư 
chưa giải phóng mặt bằng đã được 
quy định trong Luật Đất đai 2003 
nhưng không còn quy định trong Luật 
Đất đai 2013. Vì vậy cần bổ sung chế 
định “Đấu thầu dự án có sử dụng đất” 
đối với các dự án chưa giải phóng mặt 
bằng, khi xem xét, sửa đổi Luật Đất 
đai 2013. Điều này hợp lý đối với công 
tác giải phóng mặt bằng và phù hợp 
với các chế định được quy định tại Luật 
Nhà ở 2014 và Luật Đấu thầu 2014. 
4.5. Bổ sung các quy định đối với 
các loại bất động sản mới hình 
thành trên thị trường 
Hiện nay, trên thị trường bất động sản 
Việt Nam, nhất là ở TPHCM xuất hiện 
và phát triển mạnh một số loại bất 
 NGÔ HOÀNG OANH – KHUNG PHÁP LÝ CHO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ 
18 
động sản mới như condotel, shophouse, 
hometel, officetel. Đây là các loại hình 
bất động sản chưa được quy định 
trong Luật Nhà ở hay Luật Kinh doanh 
bất động sản. Chính vì vậy Việt Nam 
chưa có các cơ chế quản lý hợp lý đối 
với các loại bất động sản này. Cụ thể 
như sau: 
- Thứ nhất chưa phân biệt giữa nhà ở 
hay office. Quy định tại Khoản 11 Điều 
6 Luật Nhà ở 2014 (có hiệu lực từ 
ngày 1/7/2015), nghiêm cấm “Sử dụng 
căn hộ chung cư vào mục đích không 
phải để ở”. Thực hiện quy định này 
của Luật Nhà ở, Chính phủ đã ban 
hành Nghị định số 99/2015/NĐ-CP 
ngày 20/10/2015 của Chính phủ (có 
hiệu lực từ ngày 10/12/2015) quy định 
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số 
điều của Luật Nhà ở. Theo quy định 
tại Khoản 7 Điều 80, trường hợp trong 
giấy tờ đăng ký kinh doanh do cơ 
quan có thẩm quyền cấp có ghi sử 
dụng căn hộ chung cư làm địa điểm 
kinh doanh trước ngày Luật Nhà ở có 
hiệu lực thi hành thì tổ chức, hộ gia 
đình, cá nhân được cấp giấy tờ đăng 
ký kinh doanh này phải chuyển hoạt 
động kinh doanh sang địa điểm khác 
không phải là căn hộ chung cư trong 
thời hạn 6 tháng, kể từ ngày Nghị định 
này có hiệu lực thi hành (1/7/2016); 
cơ quan có thẩm quyền cấp giấy tờ 
đăng ký kinh doanh phải làm thủ tục 
điều chỉnh lại địa điểm kinh doanh ghi 
trong giấy tờ đăng ký kinh doanh đã 
cấp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân 
sang địa điểm khác trong thời hạn quy 
định tại khoản này; “quá thời hạn” quy 
định tại khoản này thì tổ chức, hộ gia 
đình, cá nhân không được kinh doanh 
tại căn hộ chung cư. Để nâng cao 
hiệu lực thi hành của quy định này, 
ngày 27/11/2017, Chính phủ đã ban 
hành Nghị định số 139/2017/NĐ-CP, 
trong đó quy định cụ thể các chế tài 
xử phạt đối với vi phạm quy định về 
quản lý sử dụng nhà chung cư. Như 
vậy rõ ràng việc các căn hộ chung cư 
được sử dụng như officetel, condotel 
trong các chung cư được đăng ký là 
căn hộ, không phải tòa nhà phức hợp, 
là vi phạm các quy định hiện hành về 
quản lý nhà ở. Các căn hộ chỉ được 
đăng ký là office nếu tọa lạc trong các 
khu riêng biệt dành cho office trong 
các tòa nhà phức hợp. Trên thực tế 
nhiều nhà chung cư đăng ký xây dựng 
là nhà ở thương mại nhưng đã dành 
nhiều căn hộ để bán dưới dạng 
officetel hoặc condotel. Rõ ràng đây là 
một lỗ hổng cần được lấp đầy trong 
các quy định về quản lý nhà ở. 
- Thứ hai, việc xây dựng và rao bán 
các căn hộ loại mới này cũng làm Nhà 
nước thất thu nguồn ngân sách lớn. 
Trên thực tế nhiều chủ dự án đã nộp 
tiền sử dụng đất thấp khi đăng ký dự 
án xây chung cư để ở, nhưng khi xây 
dựng các condotel, họ bán giá cao 
tương đương với các căn hộ hoặc các 
office trong các dự án nhà phức hợp 
(bao gồm cả khu văn phòng và khu 
căn hộ, nhà hàng). 
- Thứ ba, khó xác định loại hình bất 
động sản để cấp Giấy chứng nhận sở 
hữu. Hiện nay Bộ Tài nguyên và Môi 
trường đã đưa ra giải pháp, các công 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 11 (255) 2019 
19 
trình có condotel và officetel nếu là để 
ở thì xác định là đất ở, thời hạn sử 
dụng đất của chủ dự án theo các quy 
định chung là từ 50 năm đến 70 năm 
tùy theo dự án. Người mua được cấp 
Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở 
và quyền sử dụng đất ở và tài sản 
khác gắn liền với đất ổn định, lâu dài. 
Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp xử lý 
trước mắt. Việc đưa ra các quy định 
pháp luật về quản lý nhà ở cần có tính 
tiên liệu cao hơn trong tương lai. 
5. KẾT LUẬN 
Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bất 
động sản nói riêng và trong các lĩnh 
vực kinh tế nói chung đang đóng góp 
lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội 
của TPHCM. Xét về quy mô vốn trung 
bình của dự án thì ngành công nghiệp 
chế biến, chế tạo có quy mô lớn nhất 
(3,8 triệu USD/dự án) và đứng thứ hai 
là các dự án thuộc kinh doanh bất 
động sản (3,5 triệu USD/dự án). Các 
dự án ngoài việc đóng góp vào ngân 
sách nhà nước còn góp phần chuyển 
dịch cơ cấu kinh tế - xã hội của Thành 
phố, tạo công ăn việc làm cho hàng 
triệu người lao động của Thành phố. 
Tuy nhiên, lĩnh vực đầu tư nước ngoài 
vào bất động sản tại TPHCM cũng đặt 
ra nhiều vấn đề kinh tế xã hội và khung 
pháp luật như đã phân tích ở trên. Việc 
tháo gỡ các vướng mắc về mặt luật 
pháp cần phải được thực hiện kịp thời 
để lĩnh vực đầu tư này phát triển và 
mang lại những đóng góp lớn hơn cho 
nền kinh tế của Thành phố nói riêng, 
Việt Nam nói chung.  
CHÚ THÍCH 
(1) 
Năm 2010 cùng với việc Bộ Xây dựng trình Chính phủ xem xét Đồ án quy hoạch chung 
thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn 2050 là việc thị trường bất động sản Hà Nội chứng 
kiến một cơn sốt đất chưa từng thấy trong 10 năm trở lại, hàng loạt các dự án bất động sản 
và các tòa nhà cao tầng đã mọc lên cùng với quy hoạch hàng loạt các tuyến đường đô thị tại 
Hà Nội. Bên cạnh đó, các khu nhà nghỉ, resort đắt tiền cũng bắt đầu được đầu tư và đưa 
vào sử dụng tại các thành phố khác như Đà Nẵng, Nha Trang. 
(2) 
Theo quy định tại Điều 27 Luật Đầu tư 2014 và hướng dẫn cụ thể tại Nghị định số 
15/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ, có 7 loại hợp đồng theo hình thức đối tác 
công tư, bao gồm: Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT), Hợp đồng Xây 
dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (BTO), Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (BT), Hợp 
đồng Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh (BOO), Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Thuê 
dịch vụ (BTL), Hợp đồng Xây dựng - Thuê dịch vụ - Chuyển giao (BTL) và Hợp đồng Kinh 
doanh - Quản lý (O&M). 
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN 
1. Anh Tuấn - Tiến Lực - Xuân Anh. 2018. “30 năm thu hút FDI - Bài 1: TPHCM với vị 
thế dẫn đầu”, https://baotintuc.vn/hoi-nhap/30-nam-thu-hut-fdi-bai-1-tp-ho-chi-minh-voi-
vi-the-dan-dau-20180908094321868.htm, truy cập ngày 8/9/2018. 
2. Ban chấp hành Trung ương Đảng. 2002. Nghị quyết số 20-NQ/TW của Bộ Chính trị 
ngày 18/11/2002 về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển TPHCM Minh đến năm 2010”. 
 NGÔ HOÀNG OANH – KHUNG PHÁP LÝ CHO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ 
20 
3. Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường. 2016. Thông tư Liên tịch số 87/2016/ 
TTLT/BTC-BTNMT và Thông tư Liên tịch số 88/2016/TTLT/BTC-BTNMT ngày 
22/6/2016. Hà Nội. 
4. Bộ Xây dựng. 2016. Văn bản số 805/BXD-QLN ngày 05/5/2016 của Bộ Xây dựng 
phúc đáp các văn bản số 1422/UBND-ĐTMT ngày 01/4/2016 và số 2678/UBND-ĐTMT 
ngày 06/04/2016 của Ủy ban Nhân dân TPHCM. 
5. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. 2014. Nghị định 43/2014/NĐ-
CP. Hà Nội. 
6. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. 2015. Nghị định 76/2015/NĐ-
CP ngày 10/9/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động 
sản. Hà Nội. 
7. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. 2015. Nghị định 
118/2015/NĐ-CP ban hành ngày 12/11/2015 hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư. Hà Nội. 
8. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. 2015. Nghị định số 
99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 (có hiệu lực từ ngày 10/12/2015) quy định chi tiết và 
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở. Hà Nội. 
9. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. 2017. Nghị định 01/2017/NĐ-
CP ngày 06/01/2017. Hà Nội. 
10. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. 2017. Nghị định số 
139/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây 
dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh 
doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật. Hà Nội. 
11. Cục Thống kê TPHCM và Tổng cục Thống kê Việt Nam, dữ liệu 2014 - 2018 
https://www.gso.gov.vn/ và  truy cập tháng 9/2019. 
12. Hiệp hội Bất động sản TPHCM. 2019. Công văn số 22/CV-HoREA “V/v Đề xuất sửa 
đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai 2013”,  truy cập 
ngày 12/3/2019. 
13. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. 2013. Luật Đất đai năm 2013. 
Hà Nội. 
14. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. 2014. Luật Kinh doanh bất 
động sản năm 2014. Hà Nội. 
15. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. 2014. Luật Nhà ở năm 2014. 
Hà Nội. 
16. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. 2015. Luật Đầu tư năm 2015. 
Hà Nội. 
17. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. 2015. Luật Doanh nghiệp. Hà Nội. 
18. Sacombank. 2018. “Báo cáo thường niên”,  
truy cập ngày 12/3/2019. 
19. Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM. “Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài 9 tháng năm 
2019”, https://dautunuocngoai.gov.vn/tinbai/6231/Tinh-hinh-thu-hut-dau-tu-nuoc-ngoai-
9-thang-nam-2019, truy cập ngày 14/10/2019. 
20. Ủy ban Nhân dân TPHCM. 2013. Báo cáo số 196/BC-UBND ngày 8/11/2013. TPHCM. 

File đính kèm:

  • pdfdau_tu_nuoc_ngoai_trong_linh_vuc_bat_dong_san_tai_thanh_pho.pdf