Dấu ấn tư tưởng phong thủy trong văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam

Phong thuỷ là một loại kiến thức mà người ta dùng để xử lí và lựa chọn hoàn

cảnh ăn ở, chủ yếu trên các phương diện: lựa chọn địa điểm, tức tìm một địa hình thoả

mãn cả hai mặt tâm lí và sinh lí; xử lí về mặt hình thái trong cách bố trí, bao gồm lợi

dụng và cải tạo hoàn cảnh thiên nhiên, hướng nhà, vị trí, cao thấp to nhỏ, cửa ra vào,

đường đi, nguồn cấp nước, thoát nước.; trên cơ sở nói trên, thêm vào một dấu hiệu,

nhằm thoả mãn nhu cầu tâm lí tránh cái dữ, lấy cái lành cho con người. Những tư tưởng

chủ đạo của phong thuỷ như: tàng phong đắc thuỷ, coi trọng hướng nam, di thể thụ âm.

được văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam tiếp nhận. Sự ảnh hưởng này một mặt phản ánh

sự tác động của Đạo giáo, văn hoá Trung Hoa vào trong văn học nước nhà nhưng mặt

khác cũng thể hiện tinh thần tự cường văn hoá Việt (thông qua những tranh tài, đấu trí,

đấu phép của các thầy địa lí, thần linh, người dân nước Nam và Bắc quốc).

Dấu ấn tư tưởng phong thủy trong văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam trang 1

Trang 1

Dấu ấn tư tưởng phong thủy trong văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam trang 2

Trang 2

Dấu ấn tư tưởng phong thủy trong văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam trang 3

Trang 3

Dấu ấn tư tưởng phong thủy trong văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam trang 4

Trang 4

Dấu ấn tư tưởng phong thủy trong văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam trang 5

Trang 5

Dấu ấn tư tưởng phong thủy trong văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam trang 6

Trang 6

Dấu ấn tư tưởng phong thủy trong văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam trang 7

Trang 7

Dấu ấn tư tưởng phong thủy trong văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam trang 8

Trang 8

Dấu ấn tư tưởng phong thủy trong văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam trang 9

Trang 9

Dấu ấn tư tưởng phong thủy trong văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang minhkhanh 7700
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Dấu ấn tư tưởng phong thủy trong văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Dấu ấn tư tưởng phong thủy trong văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam

Dấu ấn tư tưởng phong thủy trong văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam
TP CH KHOA HC − S
 9/2016 51 
DU N T T*NG PHONG TH8Y TRONG VN XU6I 
T( S( TRUNG I VI
T NAM 
Trần Thị Thanh Nhị1 
Trường Đại học Sư phạm Huế 
Tóm tắt: Phong thuỷ là một loại kiến thức mà người ta dùng để xử lí và lựa chọn hoàn 
cảnh ăn ở, chủ yếu trên các phương diện: lựa chọn địa điểm, tức tìm một địa hình thoả 
mãn cả hai mặt tâm lí và sinh lí; xử lí về mặt hình thái trong cách bố trí, bao gồm lợi 
dụng và cải tạo hoàn cảnh thiên nhiên, hướng nhà, vị trí, cao thấp to nhỏ, cửa ra vào, 
đường đi, nguồn cấp nước, thoát nước...; trên cơ sở nói trên, thêm vào một dấu hiệu, 
nhằm thoả mãn nhu cầu tâm lí tránh cái dữ, lấy cái lành cho con người. Những tư tưởng 
chủ đạo của phong thuỷ như: tàng phong đắc thuỷ, coi trọng hướng nam, di thể thụ âm... 
được văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam tiếp nhận. Sự ảnh hưởng này một mặt phản ánh 
sự tác động của Đạo giáo, văn hoá Trung Hoa vào trong văn học nước nhà nhưng mặt 
khác cũng thể hiện tinh thần tự cường văn hoá Việt (thông qua những tranh tài, đấu trí, 
đấu phép của các thầy địa lí, thần linh, người dân nước Nam và Bắc quốc). 
Từ khoá: phong thuỷ, hướng nam, long mạch, tả thanh long, hữu bạch hổ. 
1. MỞ ĐẦU 
Dấu ấn của huyền học có một tầm ảnh hưởng không thể phủ nhận trong trong văn học 
trung đại Việt Nam. Trong đó nổi bật lên một số hiện tượng như bốc phệ, tướng số, tử vi, 
trạch cát và đặc biệt là phong thuỷ. Dấu ấn của phong thuỷ để lại trong tác phẩm thể hiện 
qua những mo tip truyện gắn với chuyện học hành thi cử, đỗ đạt, chuyện lên ngôi vua; thể 
hiện qua cách tác giả xây dựng nhân vật; thể hiện qua kết cấu tác phẩm cũng như kĩ thuật 
phục bút. Xưa nay những vấn đề trên ít nhiều được các nhà nghiên cứu có để tâm đến 
nhưng nghiên cứu, nhưng nhìn nhận phong thuỷ từ những lí thuyết chuyên ngành ảnh 
hưởng, thể hiện trong tác phẩm văn học thì chưa được đề cập đến. Vì thế, đây là một 
khoảng trống khoa học cần được nghiên cứu, bổ sung. 
Phong thuỷ: Phong thuỷ theo Từ Hải viết: "Phong thuỷ còn gọi là Kham Dư − một loại 
mê tín ở nước Trung Quốc cũ cho rằng hình thế, hướng gió, dòng chảy xung quanh nhà ở 
1 Nhận bài ngày 03.10.2016; gửi phản biện và duyệt đăng ngày 25.10.2016 
 Liên hệ tác giả: Trần Thị Thanh Nhị; Email: Thanhnhidh@gmail.com 
52 TRNG I HC TH  H NI 
hoặc mồ mả, có thể đem đến hoạ, phúc cho người ở hoặc người chôn, cũng chỉ cách xem 
nhà ở, phần mộ" [1, tr.13]. Trong cuốn Nguồn gốc phong thuỷ, GS. Phan Cốc Tây trong lời 
tựa viết: "Nội dung chính của phong thuỷ là một loại học vấn mà người ta dùng để xử lí và 
lựa chọn hoàn cảnh ăn ở, trong đó có nhà ở, cung thất, chùa chiền, lăng mộ, thôn xóm, 
thành thị; lăng mộ thì gọi là âm trạch, còn lại đều gọi là dương trạch. Phong thuỷ về hoàn 
cảnh ăn ở, ảnh hưởng chủ yếu trên ba mặt: Một, sự lựa chọn địa điểm, tức tìm một địa hình 
thoả mãn cả hai mặt tâm lí và sinh lí; Hai, xử lí về mặt hình thái trong cách bố trí, bao gồm 
lợi dụng và cải tạo hoàn cảnh thiên nhiên, hướng nhà, vị trí, cao thấp to nhỏ, cửa ra vào, 
đường đi, nguồn cấp nước, thoát nước...; Ba, trên cơ sở nói trên, thêm vào một dấu hiệu, 
nhằm thoả mãn nhu cầu tâm lí tránh cái dữ, lấy cái lành cho con người " [1, tr.13 − 14]. 
Nhiều tài liệu sử học cho thấy, các bậc trí thức đại sĩ Việt Nam từ lâu đã có ý thức tìm 
kiếm, sưu tầm những tài liệu phong thuỷ. Có thể viện dẫn ra đoàn cống sứ năm 1760 − 
1762 do Chánh sứ Trần Huy Mật, Phó sứ Lê Quý Đôn, Trịnh Xuân Thụ dẫn đầu, khi hoàn 
thành nhiệm vụ trở về đã mang theo một số sách mua ở Trung Quốc, trong đó có sách về 
huyền học. Trần Huy Mật mua Tử vi đẩu số, Địa lý tuyết tâm (TTTN nhấn mạnh); Lê Quý 
Đôn mua Tử vi đẩu số, Mai hoa Dịch số... Tư tưởng, lí thuyết, tư duy về phong thuỷ không 
chỉ được áp dụng trong đời sống thực, được lịch sử ghi lại trong nhiều bộ sử mà còn thể 
hiện rất rõ trong nhiều tác phẩm văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam. Điều này chứng tỏ các 
nhà văn trung đại có một vốn hiểu biết nhất định (thậm chí là tinh thông) về phong thuỷ. 
2. NỘI DUNG 
2.1. Một số thuật, thuyết phong thuỷ cơ bản thể hiện trong văn xuôi tự sự 
trung đại 
2.1.1. Thuyết di thể thụ âm 
Thuyết di thể thụ âm cho rằng: cơ thể con người có được từ cha mẹ, thi hài đắc khí, di 
thể sẽ thụ âm, giữa người chết đi và người sống có "tình khí tương cảm". Đất tốt thì thần 
linh an, thần linh an thì con cháu thịnh vượng. Trong Truyện tể tướng xã Mộ Trạch, Vũ 
Duy Chí được làm tể tướng theo quan niệm phong thuỷ là do Tằng tổ được chôn nơi đất 
tốt: Xét chỗ đất ấy, phía trước có "ấn phù thuỷ điện" (cái ấn nổi trên mặt nước) làm tiền án, 
phía sau có "đan phượng hàm thư" (chim phượng đỏ ngậm thư) làm hậu chẩm, ngồi hướng 
Ất trông sang hướng Tân. Các nhà phong thuỷ đều cho là ngôi đất "thiên táng" rất đẹp, con 
cháu tất có người làm đến công hầu [2, tr.467]. Còn ông Kinh Lược làm nên quan lớn đỗ 
cao vinh hiển, các thầy địa lí đều bảo nhờ có mộ cụ thầy nho ở chợ Nghệ phát về đường 
văn, cực kì sang quý (Chuyện ông Kinh Lược) [3, tr.900]. Trong khoảng niên hiệu Thịnh 
TP CH KHOA HC − S
 9/2016 53 
Đức và Vĩnh Thọ đời Lê Thần Tông, họ Vũ khoa nào cũng có người đỗ tiến sĩ: Khoa Bính 
Thân đỗ ba người, khoa Kỉ Hợi đỗ bốn người, còn các khoa khác, khoa thì đỗ hai người, 
khoa thì đỗ một người; đồng thời, có cùng ba mươi người cùng làm quan trong triều. Điều 
này được lí giải là do ông tổ họ Vũ thấy xã Mộ Trạch có phong thuỷ tốt, bèn đến cư trú ở 
đó. Cháu bảy đời của Cao Biền tên là Lư sang nước ta xem xét những kiểu đất quý. Khi 
đến cổng làng Mộ Trạch, ông chỉ tay và bảo rằng: Đây là tổ tiến sĩ. Việc nhờ phúc ấm tổ 
tiên truyền lại được thể hiện rõ trong bài tán của thám hoa Vũ Thạnh mừng Đình Ân: Mạch 
đạo diên trường từ tám trăm năm về trước/ Danh công thạc vọng người dời đều trọng/ Từ 
Cao tổ, tằng tổ đến cháu vân,cháu nhĩ đời nào cũng có người huân hiền kế tiếp/ Tước lộc 
khoa danh nhờ có phúc ấm tổ tiên nên được vẻ vang/ Tám đời họ Tiêu danh tiếng chưa hết/ 
Ba cây hòe họ Vương dấu vết hãy còn thơm  ... ơi trong hạt cười: Tiến sĩ 
phải học mới được thì có gì là lạ, rồi ông cụ Nguyễn Trật cho ngôi đất nọ, bảo lấy sách ra 
đốt hết. Đến khoa thi hội, trường thứ nhất, trường thứ hai, nhờ họ giúp đỡ, được trúng, 
trường thứ ba, lặt được mảnh giấy, theo đúng mà chép, cũng trúng (Ông Nguyễn Trật) 
[3, tr.263]. 
2.3. Những ngôi mộ làm nên đế vương và việc phá, bồi bổ, cải tạo long mạch 
Những ngôi mộ kiểu "quần sơn củng phục" (các núi chầu lại), có thể làm được một 
đời đế vương (Truyện mộ tổ ở Vịnh Kiều) [2, tr.473], nhưng có nhiều trường hợp huyệt ở 
nơi dị thường, không phải do các thế núi quây quần lại (theo lí thuyết) mà ở ngay trên mặt 
đất, nơi bình địa như trường hợp ngôi mộ tổ nhà họ Trần: bấy giờ có một thầy địa lí Trung 
Quốc sang nước ta xem đất, theo long mạch từ núi Tam Đảo đi xuống, qua Thăng Long, 
Cổ Bi đến các xã Kệ Châu và Cao Xá thuộc huyện Kim Động: "... thấy nhiều đống đất 
hoàn tụ... đây là chỗ đóng quân và nấu cơm. Đến xã Phương Trà huyện Nam Xương không 
thấy vết tích đâu nữa, nước sông chảy mạnh, lẽ nào huyệt lại ẩn tàng dưới đáy sông, bèn 
TP CH KHOA HC − S
 9/2016 57 
sang sông đi đến xã Hà Liễu, huyện Ngự Thiên, thấy các ngọn núi đều đứng thẳng, chỗ cất 
đầu lên ở đây, tìm chỗ phát tích tại xã Nhật Cảo và chỗ kết cục tại xã Thái Đường mới hạ 
la bàn để xem xét, không ngờ ở nơi bình địa mà lại có đất đế vương" (Ngôi mộ họ Trần) [2, 
tr.557, 558]. Có trường hợp dị thường hơn nữa là mộ ở ngay dưới nước như trường hợp có 
một thầy địa lí bên Tàu sang nước ta tìm đất, dõi theo long mạch tới động Hoa Lư. Buổi tối 
thầy địa lí lại xem thiên văn, thấy có một tia hồng quang như giải lụa đỏ từ đầm bốc lên 
bắn thẳng vào sao Thiên Mã, xem xét hồi lâu, đoán rằng dưới đầm tất có thần vật. Ông ta 
nhờ Đinh Bộ Lĩnh xuống đầm thăm dò, quả nhiên thấy có một vật hình như con ngựa đứng 
dưới đáy đầm, dưới đầm quả nhiên có ngôi huyệt quý (Đinh Tiên Hoàng kí) [2, tr.555]. 
Chuyện phá, cải tạo, bồi bổ long mạch. Phương pháp bổ cứu phong thuỷ có thể dẫn 
thuỷ tụ khí. Một số làng mạc tiến hành dẫn nước, đào ao ở những vị trí khác nhau nhằm tụ 
tài, trừ tà hoặc để có lợi cho khoa giáp, trồng cây gây rừng; việc trồng cây có tác dụng 
ngăn gió tụ khí, bảo vệ cho sinh thái của tiểu môi trường, làm cho cảnh quan thể hiện rõ 
phong phú về nội dung và sinh cơ, xây tháp chấn sát hoặc tháp hưng văn vận. Trường hợp 
nhà Trần khơi thuỷ đạo để cải tạo long mạch là một ví dụ. Vua Trần sau khi xem sấm thư 
của người khách phương Bắc, ý nói: "Ngôi mộ phát tích ở Thái Đường nay sắp hết thịnh, 
cần phải khơi thông thuỷ đạo, thì mới giữ được lâu dài", tin lời ấy, bèn chiểu theo hoạ đồ ở 
sấm thư đào một thuỷ đạo từ sông Cái xã Phú Xuân đi vào, quanh đến xã Thái Đường 
(Ngôi mộ họ Trần) [2, tr.557 − 558]. An Vương biết trong kiểu đất nhà mình có câu 
"Truyền được tám đời thì vạ nổi lên từ trong tường vách" nên mới bày cuộc xây dựng ở Cổ 
Bi để yểm trừ (Nguyễn Công Hãng) [3, tr.157]. 
Nhiều trường hợp dùng phong thuỷ để trấn áp khí thiên vương (Áp khí thiên bá). 
Phong thuỷ lấy khí làm hạt nhân, cho rằng đất tốt hay xấu do khí quyết định, vì vậy trong 
phong thuỷ có thuyết vọng khí. Vọng khí có thể nhìn thấy sự hưng suy của các triều đại, 
nhân sự quan trường vì vậy những người thống trị đều rất tin tưởng vào thuyết này. Trong 
Hoan Châu kí, kể truyện Kế quận công Phan Ngan thấy mộ tổ để ở núi Lưỡng Kiên là nơi 
có hình dáng người bị chặt đầu "có hai vai mà không có đầu" trong lòng lo lắng, bèn mang 
hậu lễ đi đón một thầy thuật sĩ cao tay về, nhờ xem đi xem lại chỗ đặt ngôi mộ. Nhìn thế 
núi, quan sát khí mạch, thấy được chân hình, thuật sĩ bày cách là thế đất rất quý, sẽ sinh 
người kiên cường, chỉ đáng tiếc là đầu núi lộ xương, tai vạ không phải là nhỏ... có thể nhổ 
một cây cù mộc có cành nhánh cong queo đem trồng trên núi, giống hình đầu người. Như 
vậy thế sa mạch sẽ dần dà được tu bổ. Khi việc cải tạo này hoàn thành ắt sẽ làm nên nghiệp 
vương bá. Phan Ngạn từ đó thường được sai phái, thực sự có công lao, được phong tước 
quận công, ngấm ngầm hiệp sức với đảng ngụy tiếm xưng quốc sư, muốn khởi đầu sự nghiệp 
vương bá. Bình An Vương biết việc này bèn sai quân đến núi Lưỡng Kiên chặt bỏ cây yêu 
quái trên đỉnh núi [4]. 
58 TRNG I HC TH  H NI 
Cao Biền từng đi khắp các nơi núi non sông biển nước ta xem những nơi nào có vượng 
khí linh thiêng thì tìm cách cắt yểm đi, ý là muốn cướp đoạn nước Nam ta. Cao Biền thấy 
trên núi có khí thiêng bèn đào hào phía sau chân núi để cắt mạch, khiến cho linh thiêng về 
sau không cự tụ được (Nam triều công nghiệp diễn chí) [5, tr.82]. Hay trường hợp Đinh Bộ 
Lĩnh thì bị thầy địa lí phương Bắc lừa phá huyệt bằng cách dâng gươm đeo vào huyệt ở cổ 
ngựa với lời giải thích: "Cái huyệt ấy tuy đẹp, nhưng ngựa không có gươm thì không được 
tốt. Nay tôi tặng cho một thanh gươm, ông đem xuống treo ở cổ ngựa, như vậy thì ông sẽ 
được dọc ngang trời đất, đánh đâu được đấy. Điều này dẫn đến hậu hoạ là ông ở ngôi được 
12 năm thì bị tên hầu cận là Đỗ Thích ám sát, con cả là Đinh Liễn cũng bị giết" [2, tr.555]. 
Nguyễn Cố trong Ngôi mộ họ Trần vì bội tín nên bị người phương khách lấy lại huyệt bằng 
cách phá hoại: Khách bảo người họ Trần lấy đồng đỏ đúc lưỡi tầm sét và lấy cây vang lấy 
nước để dùng. Một đêm mưa to gió lớn và luôn có tiếng sét đánh, khách và người họ Trần 
đem lưỡi tầm sét đến cắm xuống mộ tổ của Nguyễn Cố, xuyên thủng đến quan tài, rồi lấy 
nước vang tưới vào mộ. Nguyễn Cố ra thăm, cho là mộ bị sét đánh có máu chảy ra vội 
vàng dời mộ đi chỗ khác. Như thế, đa số các cách triệt phá phong thuỷ đều gắn với việc 
dùng kim khí, kim loại (gươm, lưỡi tầm sét) đâm vào để triệt phá huyệt. Điều này thường 
gặp trong văn hoá bùa phép, trấn yểm của Đạo giáo. 
Con người sinh ra lấy hình thể từ cha mẹ, nên khí mạch di chuyển trong huyệt mạch, 
bồi bổ cho xương cốt. Con cháu từ đó mà cảm ứng được hoạ phúc. Từ đó, phúc lộc vĩnh 
trinh, vạn vật hoá sinh. Nếu long mạch bị triệt, luồng khí không nuôi dưỡng được xương 
cốt. Lúc đó, xương cốt sẽ khô mục, giống như cuống hoa bị cắt, nhựa không nuôi được hoa 
quả thì hoa quả sẽ bị hư, như trường hợp long mạch nhà Trần bị cắt đứt nên nhà Trần bị 
mất vào tay nhà Hồ. Tương tự, long mạch của nhà Tây Sơn bị cắt thì con cháu cũng bị yếu 
thế, nhà Tây Sơn sau đó mất về tay nhà Nguyễn... Trong dân gian có câu: "giữ như giữ mả 
tổ" chính là để bảo vệ sự trường tồn, thịnh vượng của cả dòng họ và xa hơn nữa là bảo vệ 
sự trường tồn của một triều đại, một quốc gia. 
Địa lí và thiên lí hay chuyện người chọn đất, trời chọn người cho đất. Con người ai 
cũng muốn tìm đất đẹp để táng mộ phần tổ tiên, nhưng tìm được đất là một chuyện mà táng 
được lại là chuyện khác. Có người nọ tìm được đất tốt, định táng tiên phần nhưng đành 
chịu vì nằm mơ thấy thần nhân đến bảo: "Ta cai quản địa phương này. Nhà ngươi ít phúc, 
không đương nổi cái huyệt ấy. Ta giữ cái huyệt cho họ Vũ. Ngươi nên nhường cho họ đó, 
thì con cháu ngươi sau này sẽ được họ ấy báo đáp lại". Về sau, họ Vũ hưng thịnh, sinh ra 
nhiều người tài nghệ vũ dũng hơn người (Truyện họ Vũ xã Trung Hành) [2, tr.559]. Có cụ 
tên huý là Tả, con trai Hùng Quận công nằm mộng thấy một vị thần dẫn ra ngoài làng, tới 
xứ Mả Cả, trỏ tay mà bảo: "Đây là thế đất quý. Gia đình ông vốn trung nghĩa được Thượng 
TP CH KHOA HC − S
 9/2016 59 
đế xét biết đến nên ta mới bảo cho chỗ đất quý. Cẩn thận chớ nhầm", bèn đem táng mộ ông 
bà vào đất đó. Ấy chính là thế đất "Hổ yêu đái ấn, Võ tướng trọng quyền" tiếp nối phúc dài 
lâu vậy". Từ đó, cụ trở nên mạnh mẽ, dũng lược phi thường, tài bắn súng thật tuyệt vời 
(Truyện về sinh phong đại vương tán trị công thần thượng tể lộc công họ Đinh) [2, tr.659]. 
Xem đất chỉ cho người đời, nhưng số thầy thì "hàm răng chẳng còn", "để ruồi nó 
bâu", rốt cục, thầy địa lí không mấy khi được đất tốt nhất hạng. Tả Ao tiên sinh nhân có 
việc ra núi Hồng Lĩnh, thử trèo lên núi trông xem, ngắm được một cái huyệt rất quý bèn về 
đem tiên phần đến chôn. Người Minh trông thiên văn nói: các ngôi sao đều chầu về cả 
phương Nam, nước An Nam được đất rồi. Bèn ngầm đào trộm mả và lừa đem đứa con trai 
ông về Tàu. Mẹ ông mất, ông định đem táng ở một cái huyệt ngoài hải đảo. Ngày giờ đã 
định, không may sóng gió cản trở, không ra chôn được, thành ra lỗi kì. Ông than rằng: Đó 
là cái huyệt miệng rồng, năm trăm năm mới mở một lần, mà chỉ mở trong một khắc. Nay 
đã lỡ rồi, còn gì nữa. Thật là số mệnh của ta. Ông đã ngắm sẵn huyệt cho mình, nói là kiểu 
con chó đuổi đàn dê, táng chỉ ba ngày sẽ thành địa tiên, nhưng đường xa liệu chừng không 
đến nơi được, bèn chỉ một cái gò bên cạnh đường là một ngôi huyết thực. Sau quả nhiên 
làm phúc thần (Tả Ao tiên sinh) [3, tr.224]. Truyện Tả Ao họ Nguyễn cũng viết về Tả Ao, 
ông đến Thiên Mỗ huyện Từ Liêm nhận ra một cái huyệt lớn, muốn táng mộ họ Trần vào 
đó. Mới đặt tấm tróc long xuống đất, lật đi lật lại ba lần mà không được, ông bèn niệm chú 
gọi thần đất lên hỏi, thần đất nói: đất này sẽ phát ba đời quốc sư đại vương, con cháu công 
hầu khanh tướng không dứt. Trời đã dành cho nhà họ Nguyễn Quý rồi, họ Trần đức bạc 
không xứng với đất này. Nếu ông táng mộ họ Trần vào đây, làm trái ý trời, ắt sẽ lụy đến 
thân. Thuật địa lí nước Nam không ai tinh thông bằng Tả Ao, nhưng chỉ đem phúc đến cho 
người chứ không cứu nổi sự thanh bần của con cái. Bởi vậy, cần lấy tu nhân tích đức làm 
gốc, còn nếu chỉ chuyên vào việc địa lí thì hạn hẹp thay [3, tr.966]. 
Cao Biền − một người quyền phép, sức mạnh dời sông, chuyển núi, lấp bể nhằm thay 
đổi vận khí nước người nhưng kết cục thì vận khí của chính y thì ra sao? Tài năng của Cao 
Biền không giúp y tránh khỏi việc bị triệu về nước và bị giết. Trong văn học viết, các tác 
giả xây dựng kết cục là chính Cao Biền, khi chứng kiến khí thiêng nước Nam: "... mây mù 
nổi to, rồi có khí lành năm sắc rực rỡ lấp lóe như sao sáng rực, lạnh rợn người. Trong năm 
sắc ấy có một người cưỡi rồng vàng, đầu đội mũ hoa đỏ, mình mặc áo ráng màu tía, xiêm 
thêu giày đỏ, đồng thời mùi hương ngào ngạt, tiếng nhạc vang lừng, hồi lâu mới tan bèn 
dựng đền, đắp tượng thờ, rồi lấy đồng sắt chôn để trấn áp... Bỗng một cơn mưa bão rất to, 
đổ cây, tung đất, bao nhiêu đồng sắt đã yểm bỗng biến ra thành tro bụi. Biền thấy vậy than 
rằng: Ta sắp về Bắc mất. Rồi quả nhiên, Biền phải về thật (Quảng lợi thánh hựu uy tế phu 
ứng đại vương) [2, tr.76]. 
60 TRNG I HC TH  H NI 
Bà ngoại Đỗ Uông goá chồng sớm làm việc tốt được người Hoa Kiều cảm cái cao 
nghĩa, muốn lấy ngôi đất đền ơn cho bà với kiểu đất Cao vương, nói: thuỷ loan ấp tự (nước 
chảy vòng hình chữ Ất). Sau Đỗ Uông vào thi đình, đỗ Bảng nhãn, làm quan nhà Mạc đến 
chức Thị Lang. Nhưng mà Đỗ Uông sau bị tai vạ, con cháu cũng suy, không tiếng tăm gì, 
thế thì cái mẹo của con người cũng không bằng cái lẽ tự nhiên của tạo hoá (Đỗ Uông) 
[3, tr.86]. 
Một điều đặc biệt nữa trong phong thuỷ là trường hợp thiên táng, con người không 
chọn đất mà trời chọn nơi táng địa. Chuyện kể rằng một hôm mẹ Mạc Đĩnh Chi lên gò 
kiếm củi, bị một con khỉ đực hiếp, bố ông lấy dao chém chết. Sáng hôm sau ra xem thì thấy 
mối đã đắp đất lên xác khỉ thành một cái mộ lớn, từ đó mẹ ông thụ thai. Ông thấp bé, xấu 
xí, người ta cho là giống khỉ. Khi bố ông sắp mất, dặn người nhà mai táng ngay vào chỗ 
mộ con khỉ, chắc là cũng ngầm hiểu được thiên cơ nên mới làm vậy (Lưỡng quốc trạng 
nguyên Mạc Đĩnh Chi) [2, tr.557]. Còn Nguyễn Luật gặp hổ ngã lăn xuống, hổ không nỡ 
ăn thịt, chỉ dùng chân bới đất lấp kín thi hài. Cảnh thấy cha không về, vội vàng ra chợ xem 
bói. Thầy bói vốn là người thạo về Dịch lí, đã gieo tiền xin âm dương, được quẻ "Kỉ tị nhật 
thần, đắc chấn chi nhị". Thầy bói dựa vào quẻ bói, đã kể lần lượt cho Cảnh nghe chuyện 
hổ vừa mai táng Luật. Về sau khi con cháu có công lớn với bản triều, Luật được phong 
tặng là Khai quốc suy trung dương nghĩa phụ quốc công thần, quản lĩnh thiết đột trung 
thánh dực tướng Diễn Phúc hầu (Hoan Châu kí) [4]. 
3. KẾT LUẬN 
Từ việc khảo sát một loạt truyện có dấu vết quan niệm, tư tưởng phong thuỷ, có thể 
nhận thấy các nhà văn trung đại Việt Nam đã có một sự am hiểu khá sâu sắc về các lí 
thuyết chuyên sâu phong thuỷ. Kĩ thuật văn chương điêu luyện cùng với vốn kiến thức 
phong phú, uyên thâm về huyền học, đặc biệt là phong thuỷ, đã góp phần làm cho văn bản 
trở nên hấp dẫn, kì bí và có sức thuyết phục cao với bạn đọc. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Lưu Bái Lâm (1994), Phong thuỷ − Quan niệm của người Trung Quốc về môi trường sống, 
Nxb Đà Nẵng. 
2. Trần Nghĩa (1997), Tổng tập tiểu thuyết Việt Nam, tập 1, Nxb Thế giới, Hà Nội. 
3. Trần Nghĩa (1997), Tổng tập tiểu thuyết Việt Nam, tập 2, Nxb Thế giới, Hà Nội. 
4. Nguyễn Cảnh Thị (2011), Hoan Châu kí, (Trần Nghĩa giới thiệu), Nxb Thế giới, Hà Nội. 
5. Nguyễn Khoa Chiêm (2003), Nam triều công nghiệp diễn chí, (Ngô Đức Thọ và Nguyễn Thuý 
Nga giới thiệu), Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 
TP CH KHOA HC − S
 9/2016 61 
FENG SHUI CONCEPTS OF NARRATIVE PROSE 
IN VIETNAMESE MIDDLE AGE 
Abstract: Feng Shui is a concept that people use to handle situations and choose among 
accommodations, mostly following options: choosing locations where satisfy the 
psychological and physiological needs; handling the layout of morphological situation 
including using the advantage of natural circumstances, direction, location, doors, paths, 
water supply, drainage... Based on these elements and adding the psychological need, 
people can avoid the evils and take the good things. Some key ideas of Feng Shui are 
accepted by Vietnamese narrative prose such as "tang phong dac thuy", high valued the 
South, "Di the thu am"... In addition, there was the impaction of Taoism and Chinese 
culture on Vietnamese narrative prose; however, they also showed the resilience of 
Vietnamese culture (through competitions, fighting of the geography teacher, gods, 
Vietnamese people and the China). 
Keywords: Feng Shui, the South, layers of earth. 

File đính kèm:

  • pdfdau_an_tu_tuong_phong_thuy_trong_van_xuoi_tu_su_trung_dai_vi.pdf