Đánh giá việc triển khai thực hiện thanh toán xét nghiệm tải lượng virus từ nguồn bảo hiểm y tế

Xét nghiệm tải lượng virus HIV là một xét nghiệm

quan trọng trong theo dõi, điều trị HIV/AIDS. Nghiên

cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu quá trình

chuyển đổi sang phương thức chi trả từ BHYT cho xét

nghiệm tải lượng virus và đưa ra các khuyến nghị cần

thiết để đảm bảo hiệu quả và tính bền vững trong

công tác phòng chống HIV/AIDS. Nghiên cứu áp dụng

thiết kế kết hợp, với số liệu định lượng từ báo cáo thứ

cấp và số liệu định tính từ phỏng vấn sâu các cán bộ

liên quan từ tuyên Trung Ương đến địa phương. Mẫu

nghiên cứu được lựa chọn trong các tỉnh của dự án

PEPFAR. Kết quả nghiên cứu cho thấy quá trình

chuyển đổi sang thanh toán từ nguồn BHYT cho điều

trị HIV/AIDS nói chung và xét nghiệm tải lượng virus

nói riêng được thực hiện thuận lợi, không có tác động

tiêu cực đến công tác điều trị bệnh nhân HIV/AIDS tại

Việt Nam. Nghiên cứu chỉ ra được các khó khăn/ rào

cản khi thực hiện chi trả xét nghiệm từ nguồn BHYT

như độ phức tạp của thủ tục chi trả, hạn chế của hệ

thống thông tin, thiếu một số quy định về duy trì

quyền lợi BHYT cho người bệnh. Các kết quả của

nghiên cứu có thể được sử dụng vào việc sửa đổi các

quy định chính sách hiện hành để đảm bảo tối đa

quyền lợi của bệnh nhận HIV/AIDS tại Việt Nam

Đánh giá việc triển khai thực hiện thanh toán xét nghiệm tải lượng virus từ nguồn bảo hiểm y tế trang 1

Trang 1

Đánh giá việc triển khai thực hiện thanh toán xét nghiệm tải lượng virus từ nguồn bảo hiểm y tế trang 2

Trang 2

Đánh giá việc triển khai thực hiện thanh toán xét nghiệm tải lượng virus từ nguồn bảo hiểm y tế trang 3

Trang 3

Đánh giá việc triển khai thực hiện thanh toán xét nghiệm tải lượng virus từ nguồn bảo hiểm y tế trang 4

Trang 4

Đánh giá việc triển khai thực hiện thanh toán xét nghiệm tải lượng virus từ nguồn bảo hiểm y tế trang 5

Trang 5

pdf 5 trang minhkhanh 9280
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá việc triển khai thực hiện thanh toán xét nghiệm tải lượng virus từ nguồn bảo hiểm y tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá việc triển khai thực hiện thanh toán xét nghiệm tải lượng virus từ nguồn bảo hiểm y tế

Đánh giá việc triển khai thực hiện thanh toán xét nghiệm tải lượng virus từ nguồn bảo hiểm y tế
vietnam medical journal n01 - MAY - 2021 
134 
ĐÁNH GIÁ VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN THANH TOÁN XÉT NGHIỆM 
TẢI LƯỢNG VIRUS TỪ NGUỒN BẢO HIỂM Y TẾ 
Vũ Thị Hoàng Lan* , Bùi Tú Quyên* 
TÓM TẮT32 
Xét nghiệm tải lượng virus HIV là một xét nghiệm 
quan trọng trong theo dõi, điều trị HIV/AIDS. Nghiên 
cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu quá trình 
chuyển đổi sang phương thức chi trả từ BHYT cho xét 
nghiệm tải lượng virus và đưa ra các khuyến nghị cần 
thiết để đảm bảo hiệu quả và tính bền vững trong 
công tác phòng chống HIV/AIDS. Nghiên cứu áp dụng 
thiết kế kết hợp, với số liệu định lượng từ báo cáo thứ 
cấp và số liệu định tính từ phỏng vấn sâu các cán bộ 
liên quan từ tuyên Trung Ương đến địa phương. Mẫu 
nghiên cứu được lựa chọn trong các tỉnh của dự án 
PEPFAR. Kết quả nghiên cứu cho thấy quá trình 
chuyển đổi sang thanh toán từ nguồn BHYT cho điều 
trị HIV/AIDS nói chung và xét nghiệm tải lượng virus 
nói riêng được thực hiện thuận lợi, không có tác động 
tiêu cực đến công tác điều trị bệnh nhân HIV/AIDS tại 
Việt Nam. Nghiên cứu chỉ ra được các khó khăn/ rào 
cản khi thực hiện chi trả xét nghiệm từ nguồn BHYT 
như độ phức tạp của thủ tục chi trả, hạn chế của hệ 
thống thông tin, thiếu một số quy định về duy trì 
quyền lợi BHYT cho người bệnh. Các kết quả của 
nghiên cứu có thể được sử dụng vào việc sửa đổi các 
quy định chính sách hiện hành để đảm bảo tối đa 
quyền lợi của bệnh nhận HIV/AIDS tại Việt Nam 
Từ khóa: HIV/AIDS, tải lượng virus, Bảo hiểm Y tế 
SUMMARY 
ASSESSMENT OF THE IMMPLEMENTATION 
OF PAYMENT FOR VIRAL LOAD TEST FROM 
HEALTH INSURANCE IN VIETNAM 
HIV viral load test is an important test in HIV / 
AIDS monitoring and treatment. This study was 
conducted to understand the transition to health 
insurance payment for viral load testing and to 
provide necessary recommendations to ensure 
effectiveness and sustainability in HIV/AIDS 
prevention. AIDS. The study applied a mixed design, 
with quantitative data from the secondary report and 
qualitative data from in-depth interviews with relevant 
officials from the central government to the local 
government. Study samples were selected in the 
provinces of the PEPFAR project. Research results 
show that the transition to payment from health 
insurance for HIV / AIDS treatment in general and 
viral load in particular has been carried out smoothly, 
with no negative effects on the treatment of the 
disease. HIV / AIDS in Vietnam. The study pointed out 
*Trường Đại học Y tế công cộng 
Chịu trách nhiệm chính: Vũ Thị Hoàng Lan 
Email: Vhl@huph.edu.vn 
Ngày nhận bài: 8.3.2021 
Ngày phản biện khoa học: 27.4.2021 
Ngày duyệt bài: 7.5.2021 
the difficulties / barriers to payment for testing from 
health insurance sources such as complexity of 
payment procedures, limitations of the information 
system, and lack of regulations on maintaining health 
insurance benefits for some special cases. The results 
of the study can be used to revise existing policies to 
maximize the rights of HIV / AIDS patients in Vietnam. 
Keywords: HIV/AIDS, Viral load test, Health 
insurance 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Xét nghiệm tải lượng virus HIV đo lường 
lượng RNA của HIV trong một đơn vị thể tích 
(ml) huyết tương của người nhiễm HIV, xét 
nghiệm này dùng đánh giá tiến trình cũng như 
kết quả điều trị của bệnh. Tải lượng virus cao 
cho thấy nguy cơ lây nhiễm HIV cao, hoặc việc 
điều trị HIV chưa có hiệu quả. Nếu kế hoạch 
điều trị HIV có tác dụng, bệnh nhân sẽ có tải 
lượng virus thấp, cũng giảm nguy cơ lây truyền 
HIV cho bạn tình của họ. Bộ Y tế đã có quyết 
định Số 1112/QĐ-BYT quy định về hướng dẫn 
thực hiện xét nghiệm tải lượng HIV trong theo 
dõi, điều trị HIV/AIDS (1). Mô hình triển khai xét 
nghiệm tải lượng virus được dự án PEPFAR hỗ 
trợ là một mô hình thành công, được thế giới 
công nhận. Việt Nam đang ở thời kỳ chuyển đổi 
từ việc dựa vào các nguồn kinh phí hỗ trợ từ 
quốc tế cho các hoạt động phòng chống 
HIV/AIDs sang việc sử dụng ngân sách nội địa. 
Chính phủ Việt Nam đã đưa ra các cam kết để 
đảm bảo ổn định tài chính cho người nhiễm 
HIV/AIDS. Để tăng cường sử dụng quỹ bảo hiểm 
y tế để kiểm soát HIV/AIDS, năm 2016, Thủ 
tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 
2188 (2) về mua sắm thuốc ở cấp quốc gia, sử 
dụng quỹ Bảo hiểm y tế xã hội và hỗ trợ thuốc 
ARV cho HIV/AIDS người bệnh. Gần đây, Thông 
tư số 27/2018/TT-BYT (3) ban hành ngày 26 
tháng 10 năm 2018 về hướng dẫn thực hiện bảo 
hiểm y tế và khám bệnh, chữa bệnh BHYT liên 
quan đến HIV/AIDS. 
Từ tháng 9/2019, việc sử dụng nguồn vốn 
BHYT chi trả cho thuốc ARV và xét nghiệm trong 
điêu trị đã bắt đầu được tiến hành tại các cơ sở 
y tế với dự kiến toàn bộ kinh phí cho các hoạt 
động này sẽ được hỗ trợ từ nguồn BHYT. Chi trả 
cho xét nghiệm tải lượng virus cũng đang trong 
quá trình chuyển đổi từ nguồn chi trả dự án hỗ 
trợ sang nguồn chi trả từ BHYT và quá trình 
TẠP CHÍ Y häc viÖt nam tẬP 502 - th¸ng 5 - sè 1 - 2021 
135 
chuyển đổi sẽ gặp phải những khó khăn và 
thách thức nhất định. Nghiên cứu này được thực 
hiện nhằm tìm hiểu quá trình chuyển đổi sang 
phương thức chi trả từ BHYT cho xét nghiệm tải 
lượng virus và đưa ra các khuyến nghị cần thiết 
để đảm bảo hiệu quả và tính bền vững trong 
công tác phòng chống HIV/AIDS. 
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1 Thiết kế, thời gian và địa điểm 
nghiên cứu. Nghiên cứu cắt ngang kết hợp 
định lượng và định tính thực hiện từ tháng 7 đến 
tháng 9/2020. Nghiên cứu định lượng thu thập 
số liệu tại 11 tỉnh của PEPFAR. Nghiên cứu định 
tính thực hiện tại tuyến trung ương (VAAC, 
NIHE, Pasteur TP Hồ Chí Minh) và 5 tỉnh bao 
gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí 
Minh, Thái Nguyên và Bà Rịa – Vũng Tàu. Các 
tỉnh được chọn có chủ đích: Miền Nam và Miền 
Bắc, có tỉnh chưa thực hiện thanh toán xét 
nghiệm tải lượng virus qua BHYT một cách hoàn 
chỉnh, có tỉnh đã thực hiện. 
2.2 Đối tượng và thông tin thu thập 
- Tu ... à 82%, 
tháng 31/10/2018 tăng lên 89%, đến hết tháng 
9/2019 đã tăng đến 91%. Trong đó có 9 tỉnh có 
tỷ lệ bao phủ đạt 100% (Tuyên Quang, Kon 
Tum, Bình Định, Hà Giang, Đà Nẵng, Sóc Trăng, 
Quảng Ngãi, Quảng Trị, Hưng Yên); có 40/63 
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã bố trí 
ngân sách địa phương mua 16.069 thẻ Bảo hiểm 
y tế cho người có HIV với tổng kinh phí hơn 13 
tỷ đồng. 
Thuận lợi khó khăn trong triển khai xét 
nghiệm tải lượng virus từ nguồn BHYT 
Trong quá trình triển khai xét nghiệm tải 
lượng virus HIV, các địa phương có một số thuận 
lợi và cũng gặp một số khó khăn như sau: 
(a) Thuận lợi 
✓ Sự chỉ đạo quyết liệt của Chính Phủ và vai 
trò chủ động, tích cực của Bộ Y tế, Cục phòng 
chống HIV/AIDS và BHXH Việt Nam thông qua 
các Nghị định, Thông tư, Hướng dẫn được ban 
hành trong thời gian qua. Mới nhất là Chiến lược 
Quốc gia Chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 
2030 (QĐ 1246/QĐ-TTg) (4) với mục tiêu tỷ lệ 
người nhiễm HIV điều trị thuốc kháng virus HIV 
có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế được 
nâng lên 95% và 100% người nhiễm HIV tham 
gia BHYT. Đây là cơ sở để các địa phương, cơ sở 
điều trị có những hoạt động phù hợp nhằm đạt 
được các mục tiêu này trong giai đoạn tiếp theo. 
✓ Yếu tố quan trọng quyết định trong triển 
khai thực hiện chính sách đó là đạt được sự 
đồng thuận chính trị cao của các cấp chính 
quyền từ Trung ương đến địa phương, từ Hội 
đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Sở Y tế đến 
các Đơn vị trực thuộc Sở Y tế và cơ quan BHXH. 
Sau khi có Công văn của Cục phòng chống 
HIV/AIDS về việc cung cấp xét nghiệm trong 
chẩn đoán và theo dõi điều trị HIV qua BHYT 
(Công văn số 21/AIDS-ĐT ngày 09/01/2018) (5), 
Sở y tế các tỉnh/ thành phố đã ra các văn bản 
chỉ đạo các cơ sở điều trị cho bệnh nhân 
HIV/AIDS thực hiện công văn này. 
✓ Sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả giữa Bộ 
Y tế - Cục phòng chống HIV/AIDS và cơ quan 
BHXH Việt Nam từ ban hành văn bản đến hướng 
dẫn thực hiện và theo dõi giám sát quá trình 
triển khai tại các địa phương để kịp thời tháo gỡ 
vướng mắc. 
✓ Huy động được nguồn lực từ các nguồn 
khác nhau từ nguồn hỗ trợ trong nước và quốc 
tế cho việc mua thẻ BHYT cho bệnh nhân 
HIV/AIDS. 
✓ Điều phối và sử dụng hiệu quả nguồn tài 
trợ quốc tế trong mua thẻ BHYT cho người 
nhiễm HIV. 
✓ Hầu hết các cơ sở điều trị ngoại trú cho 
bệnh nhân HIV (OPCs) đều đã thực hiện thanh 
toán thuốc ARV qua BHYT trước đó nên cũng đã 
có kinh nghiệm trong thực hiện các thanh quyết 
toán qua BHYT cũng như đã có đủ điều kiện về 
con người, cơ sở vật chất để đáp ứng yêu cầu 
của BHYT trong triển khai thanh toán xét nghiệm 
tải lượng virus qua BHYT. 
✓ Việc thực hiện xét nghiệm tải lượng virus 
thanh toán từ nguồn BHYT có nhiều điểm đặc 
thù, theo phương thức và cơ chế khác biệt so với 
các quy định đang vận hành trong thanh toán 
BHYT nói chung. Bộ Y tế ban hành văn bản 
hướng dẫn đầy đủ, kịp thời đồng thời tổ chức 
tập huấn trên toàn quốc đến tất cả các Sở Y tế, 
cơ sở điều trị nắm bắt văn bản để thực hiện. 
✓ Điều kiện quan trọng nhất để các đơn vị 
phối hợp tốt là có quy chế và thiết lập hệ thống 
kết nối, chia sẻ thông tin về quản lý bệnh nhân 
HIV, cung ứng vật tư tiêu hao, thực hiện các xét 
nghiệm, chi phí cho xét nghiệm và đồng chi trả 
cho xét nghiệm cũng như và chi phí hỗ trợ bệnh 
nhân HIV. 
(b) Khó khăn 
Khó khăn từ hệ thống y tế 
✓ Thiếu hướng dẫn kịp thời khi xử lý các vấn 
đề phát sinh như vấn đề mua thẻ BHYT cho đối 
tượng không phải là người địa phương đang sinh 
sống trên địa bàn, biểu mẫu báo cáo chưa cập 
nhật, đồng bộ. 
✓ Hệ thống thông tin chưa đáp ứng được 
yêu cầu quản lý: 
o Chưa có ứng dụng phần mềm quản lý 
bệnh nhân HIV toàn quốc, kết nối giữa thông tin 
quản lý bệnh nhân và quản lý thẻ BHYT cho 
phép cập nhật liên tục tình hình thực hiện chính 
sách bao gồm cả việc cấp thẻ BHYT, sử dụng thẻ 
BHYT và chi phí phát sinh khi sử dụng thẻ. 
o Phần mềm quản lý KCB chưa đồng bộ, kết 
nối quản lý bệnh nhân và thanh toán BHYT 
✓ Chưa có qui định cụ thể về thời gian giám 
định và thông báo kết quả về thanh quyết toán 
xét nghiệm tải lượng virus BHYT. 
✓ Việc phối hợp giữa các bên trong giải 
quyết vướng mắc, vấn đề phát sinh còn chậm 
trễ: chậm thông tin về khả năng thực hiện xét 
nghiệm (Thái Nguyên), phản hồi vướng mắc từ 
cơ sở. 
Từ phía cơ sở y tế địa phương 
Vướng mắc chung trong việc triển khai BHYT 
tại các cơ sở 
TẠP CHÍ Y häc viÖt nam tẬP 502 - th¸ng 5 - sè 1 - 2021 
137 
✓ Hiểu biết về các văn bản hướng dẫn còn 
hạn chế: Trên thực tế, vẫn còn tình trạng chưa 
nắm vững quy định đặc biệt là quy định về hỗ 
trợ đồng chi trả xét nghiệm VL, quy định về chế 
độ thanh toán BHYT, qui định về thời gian trả 
kết quả xét nghiệm 
✓ Một số cơ sở vốn làm công tác dự phòng 
như TTYT dự phòng, CDC không có kinh nghiệm 
trong KCB BHYT nên khi thực hiện công tác điều 
trị cho bệnh nhân HIV, gặp vướng mắc trong 
thực hiện các quy định thanh toán BHYT. 
✓ Chưa có kinh nghiệm thanh toán BHYT 
nên khá lúng túng: Phòng khám ngoại trú của 
CDC các tỉnh; PK ngoại trú của TTYT huyện chỉ 
thực hiện chức năng dự phòng, nhiều nơi chưa 
thể/ chưa đủ điều kiện ký hợp đồng thực hiện 
xét nghiệm VL thanh toán qua BHYT. 
✓ Còn tồn tại song song nguồn dự án và 
nguồn BHYT nên quản lý bệnh nhân chồng chéo, 
không quyết liệt giải quyết các vướng mắc khi 
thực hiện xét nghiệm VL qua BHYT: theo dõi, 
nắm bắt, cập nhật tình hình triển khai chưa kịp 
thời, chính xác. Nhiều cơ sở còn ngại thực hiện 
qua BHYT nên triển khai còn dè dặt, thậm chí là 
né tránh chỉ định thanh toán qua BHYT mà vẫn 
dựa vào nguồn dự án. 
Vướng mắc với xét nghiệm tải lượng virus 
✓ Các đơn vị phải chuyển gửi xét nghiệm, việc 
trả kết quả có thể bị chậm do các lý do: Hết sinh 
phẩm, đơn vị tiến hành xét nghiệm bị quá tải. 
✓ Chưa có cơ chế để quy trách nhiệm rõ 
ràng các bên trong việc chậm gửi trả kết quả xét 
nghiệm. Ví dụ: với BVĐKTƯ Thái Nguyên, hết 
sinh phẩm và không thể nhập được trong một 
khoảng thời gian dài do ảnh hưởng của dịch 
COVID-19 nên gần 1 tháng vẫn không thể thực 
hiện được các xét nghiệm được OPCs chuyển 
đến, tuy nhiên trong hợp đồng giữa hai bên 
(OPC và đơn vị làm xét nghiệm) không có điều 
khoản qui định cho sự chậm trễ trong trả kết 
quả này. 
✓ Hỏng mẫu: Bảo hiểm quy định chỉ chi trả 
một lần cho các chỉ định xét nghiệm được thực 
hiện theo đúng Hướng dẫn theo dõi, điều trị 
bệnh nhân HIV, nếu hỏng mẫu cơ sở điều trị 
phải chỉ định phải làm lại cho bệnh nhân, chi phí 
này sẽ không được BHYT chi trả. 
✓ Bảo hiểm quy định thời gian xét nghiệm 
cho các bệnh nhân chặt hơn dự án, có những 
bệnh nhân do đi công tác, công việc cá nhân xét 
nghiệm chậm hơn so với lịch có thể sẽ không 
được chấp nhận do không đúng theo Hướng dẫn 
của Bộ y tế. 
✓ Cần có hướng xử lý với các trường hợp 
hết hạn, gia hạn thẻ để đảm bảo cho quyền lợi 
bệnh nhân: Bệnh nhân đang ở thời kỳ chuyển 
giao giữa thẻ cũ, thẻ mới (thẻ mới cần 30 ngày 
mới có thể thực hiện thanh toán)→ nếu làm xét 
nghiệm vào thời điểm này sẽ không chỉ định 
được qua BHYT. 
Từ phía cơ quan BHXH 
✓ Chưa thực hiện giám định hoặc chưa có 
kết quả giám định để chốt số quyết toán quý 1, 
quý 2 cho các CSYT (tính đến thời điểm khảo sát 
ở cả 4 tỉnh) 
✓ CSYT chậm nộp báo cáo tổng hợp chi phí 
đề nghị quyết toán Q1+Q2 (1 số cơ sở y tế) 
Từ phía bệnh nhân 
✓ Chưa hiểu biết đầy đủ về chế độ BHYT: 
Chưa tích cực tham gia BHYT, chưa phát huy 
quyền của mình trong giám sát việc thực hiện 
của cơ sở y tế và cơ quan BHXH. 
✓ Tâm lý e ngại bị kỳ thị đối xử: Không dùng 
thẻ BHYT, không kê khai nhận hỗ trợ mua thẻ 
do lo sợ thông tin cá nhân bị lộ. 
✓ Không có giấy tờ tùy thân dẫn đến vướng 
mắc trong mua thẻ, vướng mắc trong thủ tục 
KCB: Một số bệnh nhân HIV không có giấy tờ tùy 
thân (phạm nhân vừa ra tù) dẫn đến không đủ 
điều kiện để mua thẻ BHYT. 
✓ Không tuân thủ đầy đủ các quy định KCB 
BHYT. 
IV. KẾT LUẬN 
Nghiên cứu mô tả thực trạng triển khai chi trả 
xét nghiệm tải lượng virus, một xét nghiệm quan 
trọng trong theo dõi, điều trị HIV/AIDS trong bối 
cảnh chuyển đổi từ chi trả xét nghiệm từ nguồn 
nhà tài trợ sang BHYT. Kết quả nghiên cứu cho 
thấy quá trình chuyển đổi sang thanh toán từ 
nguồn BHYT cho điều trị HIV/AIDS nói chung và 
xét nghiệm tải lượng virus nói riêng được thực 
hiện thuận lợi, không có tác động tiêu cực đến 
công tác điều trị bệnh nhân HIV/AIDS tại Việt 
Nam. Các yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho 
thành công này bao gồm Sự chỉ đạo quyết liệt 
của Chính Phủ và vai trò chủ động, tích cực của 
Bộ Y tế, Cục phòng chống HIV/AIDS và BHXH 
Việt Nam; Sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả giữa 
Bộ Y tế - Cục phòng chống HIV/AIDS và cơ quan 
BHXH Việt Nam; Sự sẵn có và đầy đủ của các 
văn bản pháp luật hướng dẫn, chỉ đạo quá trình 
thanh toán. Một số khó khăn cần khắc phục bao 
gồm Hệ thống thông tin chưa đáp ứng được yêu 
cầu quản lý; cán bộ y tế còn lúng túng với các 
thủ tục thanh toán, thủ tục và thời gian xử lý hồ 
sơ cho xét nghiệm từ nguồn BHYT phức tạp hơn 
so với từ nguồn tài trợ; cần có các quy định hỗ 
vietnam medical journal n01 - MAY - 2021 
138 
trợ trường hợp hết hạn, gia hạn thẻ BHYT để 
đảm bảo cho quyền lợi bệnh nhân HIV/AIDS 
đang trong quá trình điều trị. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Y tế. Quyết định 1112/QĐ-BYT 2019 
Hướng dẫn thực hiện xét nghiệm tải lượng HIV. Bộ 
Y tế; 2019 [Ngày truy cập 16/2/2021]. Truy cập 
tại: https://luatvietnam.vn/y-te/quyet-dinh-1112-
qd-byt-2019-huong-dan-thuc-hien-xet-nghiem-tai-
luong-hiv-171584-d1.html 
2. Thủ tướng Chính phủ. Quyết định 2188/QĐ-TTg 
thanh toán thuốc kháng virút HIV mua sắm tập 
trung cấp quốc gia 2016. Văn phòng Thủ tướng; 
2016 [Ngày truy cập: 16/2/2021]. Truy cập tại: 
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bao-
hiem/Quyet-dinh-2188-QD-TTg-thanh-toan-thuoc-
khang-virut-HIV-mua-sam-tap-trung-cap-quoc-gia-
2016-329879.aspx 
3. Bộ Y tế. Thông tư 27/TT-BYT ngày 26/10/2018 về 
Hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế và khám bệnh, 
chữa bệnh bảo hiểm y tế liên quan đến HIV/AIDS. 
Bộ Y tế; 2018 [Ngày truy cập 16/2/2021]. Truy 
cập tại: http:// vaac.gov.vn/ vanban_detail/ Detail/ 
Thong-tu-27-TT-BYT-ngay-26-10-2018-ve-Huong-
dan-thuc-hien-bao-hiem-y-te-va-kham-benh-chua-
benh-bao-hiem-y-te-lien-quan-den-HIV-AIDS 
4. Thủ tướng Chính phủ. Chiến lược Quốc gia 
chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030. Văn 
phòng Thủ tướng; 2020 [ngày truy cập 
19/2/2021]. Truy cập tại: http:// vaac.gov.vn/ 
vanban_detail/Detail/Chien-luoc-Quoc-gia-cham-
dut-dich-benh-AIDS-vao-nam-2030 
5. Bộ Y tế. Công văn 21/AIDS-ĐT cung cấp xét 
nghiệm trong chẩn đoán và theo dõi điều trị HIV 
qua BHYT. Cục phòng chống HIV/AIDS; 2018 
[ngày truy cập 20/2/2021]. Truy cập tại: 
https://vnras.com/cong-van-21-aids-dt-cung-cap-
xet-nghiem-trong-chan-doan-va-theo-doi-dieu-tri-
hiv-qua-bhyt/ 
DỊCH TỄ HỌC TRẺ EM ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA 
TỈNH HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2011-2019 
Hoàng Quang Trung*, Dương Văn Giáp*, Trương Huy Hưng*, 
Đặng Quang Minh*, Nguyễn Thị Liên*, Trần Thị Hương*, 
Nguyễn Đình Phi*, Cao Thế Vinh* và cộng sự 
TÓM TẮT33 
Mô hình bệnh tật của một quốc gia, một cộng 
đồng phản ánh tình hình sức khỏe, tình hình kinh tế 
xã hội của quốc gia hay cộng đồng đó. Nghiên cứu mô 
hình bệnh tật của một khoa, một bệnh viện có ý nghĩa 
thiết thực trong công tác tổ chức y tế, xây dựng kế 
hoạch chăm sóc sức khỏe, điều trị dự phòng phù hợp. 
Đồng thời giúp xây dựng kế hoạch huấn luyện, đào 
tạo và nghiên cứu khoa học cho bệnh viện đó. Hà tĩnh 
là tỉnh thuộc miền Trung Việt nam, tỷ lệ trẻ nhập viện 
điều trị nội trú còn cao. Mục tiêu: Khảo sát một số 
yếu tố dịch tễ trẻ em điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa 
khoa tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011-2019. Đối tượng 
nghiên cứu: Gồm 46.798 trẻ em điều trị nội trú tại 
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà tĩnh từ 01/2011 đến 
04/2019. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi 
cứu, mô tả cắt ngang. Kết quả: Tổng số bệnh nhân 
nhi vào viện điều trị nội trú chiếm13,65% so với bệnh 
nhân toàn viện; bệnh nhân nhi tăng từ 2.877 bệnh 
nhân (2011) lên 9.917 bệnh nhân (2018); trẻ nam là 
61,25%. Trẻ ≤ 5 tuổi chiếm 73,86%. Trẻ sống ở nông 
thôn chiếm 67,75%. Bệnh nhân nhập viện đều trong 
năm, tháng giao mùa 3,4,5 và 8, 9, 10 nhập viện 
nhiều hơn. Kết luận: Đặc điểm dịch tễ học trẻ em 
*Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh 
Chịu trách nhiệm chính: Dương Văn Giáp 
Email: drgiap9@gmail.com 
Ngày nhận bài: 4.3.2021 
Ngày phản biện khoa học: 26.4.2021 
Ngày duyệt bài: 7.5.2021 
nhập viện tại bệnh viện đa khoa Hà tĩnh tương tự tại 
một số tỉnh trong nước. 
Từ khóa: trẻ em, dịch tễ học 
SUMMARY 
EPIDERMIOLOGY OF CHILDREN TREATED 
AT THE HATINH GENERAL HOSPITAL 
FROM 2011 TO 2019 
Patterns of morbidity and mortality of a nation or a 
population reflect health and economy status. 
Investigation the disease’s pattern contributes to build 
up the health system, to plan appropriate health care 
service, training, and health’s education. Hatinh is a 
Central province of Vietnam, where the prevalance of 
inpatient children is still high. Objectives: To assess 
the children’s epidemiological factors who was treated 
at the Hatinh General hospital from 2011 to 2019. 
Study subjects and methods: There was of 46.798 
children who were treated at the hospital from 
January, 2011 to April, 2019. This was a retrospective 
study. Results: Children who were treated at the 
hospital accounting for 13,65% of total inpatients; 
the number of inpatients was increased from 2.877 in 
2011 to 9.917 in 2018; in which male was 61,25%. 
Patients under 5 year old was 73,86%. The number 
of patients admitted to hospital was increased in 
weather changing periods such as March, April, May 
and August, September and October. Conclusion: 
The epidermiological features of children treated at 
the Hatinh General Hospital is similar other hospitals. 
Keywords: children, epidermiology. 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_viec_trien_khai_thuc_hien_thanh_toan_xet_nghiem_tai.pdf