Đánh giá thực trạng và tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ truyền thông ngành y tế năm 2012

Để đánh giá yếu tố ảnh hưởng tới mức độ hoàn thành nhiệm vụ và chất lượng đội

ngũ cán bộ làm công tác truyền thông (TT) trong giai đoạn hiện nay, đề xuất một số giải

pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, thực hiện tốt hơn nữa công tác TT GDSK của

ngành Y tế Lai Châu, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá thực trạng và

tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ truyền

thông ngành y tế năm 2012”. Đề tài được nghiên cứu thực tế trên 176 cán bộ đang làm

công tác truyền thông tại tuyến tỉnh và cơ sở với mục đích mô tả về thực trạng đội ngũ

cán bộ truyền thông về độ tuổi, giới tính, trình độ chuyên môn, cơ cấu dân tộc, thời gian

công tác tại lĩnh vực truyền thông, thái độ đối với công việc truyền thông. Kết quả cho

thấy: trình độ chuyên môn của cán bộ TT chủ yếu là trung học (80,3%), đại học và cao

đẳng còn thấp lại tập trung chủ yếu tại cấp tỉnh những người làm trực tiếp là trung cấp,

chuyên môn về y 89,3%, thuận lợi cho công tác TT. Thời gian công tác tại lĩnh vực

truyền thông nhiều nhất là từ 2-4 năm, mặt khác đội ngũ cán bộ truyền thông tuyến cơ

sở và tuyến tỉnh thường xuyên thay đổi. Còn 39% cán bộ chưa qua công tác tập huấn về

TT. Việc nhận thức truyền thông là một nghề vẫn chiếm phần đa (76%) nhưng mức độ

yêu thích nghề lại không cao. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hoạt động

của cán bộ làm TT. Qua kết quả điều tra trên chúng tôi cũng đã có những đề xuất đối

với sở y tế như nâng cao trình độ, tăng cường tập huấn và hỗ trợ cho cán bộ TT có thể

yên tâm tham gia công tác TT

Đánh giá thực trạng và tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ truyền thông ngành y tế năm 2012 trang 1

Trang 1

Đánh giá thực trạng và tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ truyền thông ngành y tế năm 2012 trang 2

Trang 2

Đánh giá thực trạng và tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ truyền thông ngành y tế năm 2012 trang 3

Trang 3

Đánh giá thực trạng và tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ truyền thông ngành y tế năm 2012 trang 4

Trang 4

Đánh giá thực trạng và tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ truyền thông ngành y tế năm 2012 trang 5

Trang 5

Đánh giá thực trạng và tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ truyền thông ngành y tế năm 2012 trang 6

Trang 6

Đánh giá thực trạng và tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ truyền thông ngành y tế năm 2012 trang 7

Trang 7

Đánh giá thực trạng và tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ truyền thông ngành y tế năm 2012 trang 8

Trang 8

Đánh giá thực trạng và tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ truyền thông ngành y tế năm 2012 trang 9

Trang 9

pdf 9 trang viethung 6760
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá thực trạng và tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ truyền thông ngành y tế năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá thực trạng và tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ truyền thông ngành y tế năm 2012

Đánh giá thực trạng và tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ truyền thông ngành y tế năm 2012
63 
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ TÌM HIỂU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG 
ĐẾN CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA 
ĐỘI NGŨ CÁN BỘ TRUYỀN THÔNG NGÀNH Y TẾ NĂM 2012 
CN. Nguyễn Thị Mai Hoa 
Trung tâm Truyền thông – GDSK tỉnh Lai Châu 
Tóm tắt nghiên cứu 
Để đánh giá yếu tố ảnh hưởng tới mức độ hoàn thành nhiệm vụ và chất lượng đội 
ngũ cán bộ làm công tác truyền thông (TT) trong giai đoạn hiện nay, đề xuất một số giải 
pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, thực hiện tốt hơn nữa công tác TT GDSK của 
ngành Y tế Lai Châu, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá thực trạng và 
tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ truyền 
thông ngành y tế năm 2012”. Đề tài được nghiên cứu thực tế trên 176 cán bộ đang làm 
công tác truyền thông tại tuyến tỉnh và cơ sở với mục đích mô tả về thực trạng đội ngũ 
cán bộ truyền thông về độ tuổi, giới tính, trình độ chuyên môn, cơ cấu dân tộc, thời gian 
công tác tại lĩnh vực truyền thông, thái độ đối với công việc truyền thông. Kết quả cho 
thấy: trình độ chuyên môn của cán bộ TT chủ yếu là trung học (80,3%), đại học và cao 
đẳng còn thấp lại tập trung chủ yếu tại cấp tỉnh những người làm trực tiếp là trung cấp, 
chuyên môn về y 89,3%, thuận lợi cho công tác TT. Thời gian công tác tại lĩnh vực 
truyền thông nhiều nhất là từ 2-4 năm, mặt khác đội ngũ cán bộ truyền thông tuyến cơ 
sở và tuyến tỉnh thường xuyên thay đổi. Còn 39% cán bộ chưa qua công tác tập huấn về 
TT. Việc nhận thức truyền thông là một nghề vẫn chiếm phần đa (76%) nhưng mức độ 
yêu thích nghề lại không cao. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hoạt động 
của cán bộ làm TT. Qua kết quả điều tra trên chúng tôi cũng đã có những đề xuất đối 
với sở y tế như nâng cao trình độ, tăng cường tập huấn và hỗ trợ cho cán bộ TT có thể 
yên tâm tham gia công tác TT. 
1. Đặt vấn đề 
TTGDSK giữ vai trò chủ chốt, giúp xác định các nhu cầu của cộng đồng, hiểu biết 
rõ các giá trị về niềm tin, thái độ, thực hành đối với sức khỏe, xác định những cách làm 
có hiệu quả để lồng ghép việc ra quyết định của cộng đồng và các kỹ thuật vào trong 
quá trình CSSK ban đầu, cung cấp các kỹ năng mới để nâng cao sức khỏe. 
Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác TT GDSK, Sở Y tế luôn chú trọng 
tuyển chọn, đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác TT GDSK có khả năng đáp ứng yêu 
cầu. Tuy nhiên, do đội ngũ cán bộ làm công tác TT có nhiều biến động và thiếu ổn định, 
trình độ học vấn, chuyên môn được đào tạo trước khi làm truyền thông rất đa dạng, 
thiếu cán bộ có chuyên môn về ngành Y do vậy ảnh hưởng không nhỏ đến hoàn thành 
chức năng nhiệm vụ được giao. 
Để đánh giá yếu tố ảnh hưởng tới mức độ hoàn thành nhiệm vụ và chất lượng đội 
ngũ cán bộ làm công tác TT trong giai đoạn hiện nay, đề xuất một số giải pháp nâng cao 
64 
chất lượng đội ngũ cán bộ, thực hiện tốt hơn nữa công tác TT GDSK, góp phần thực 
hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân của ngành Y tế Lai Châu, 
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá thực trạng và tìm hiểu các yếu tố 
ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ truyền thông ngành y tế 
năm 2012”. 
2. Mục tiêu nghiên cứu 
1. Mô tả thực trạng đội ngũ cán bộ làm công tác TT GDSK tỉnh Lai Châu năm 2012. 
2. Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đội ngũ 
cán bộ làm công tác TTGDSK trong giai đoạn hiện nay. 
3. Đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ 
làm công tác TTGDSK trong thời gian tới. 
3. Phương pháp nghiên cứu 
3.1. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. 
3.2. Đối tượng nghiên cứu 
- Tất cả cán bộ CNVC làm công tác TT – GDSK từ tuyến tỉnh đến cơ sở thuộc ngành 
Y tế tỉnh Lai Châu. 
- Tiêu chuẩn loại trừ: Những CBCNVC đang đi học dài hạn, cán bộ từ chối không 
hợp tác. 
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 
- Địa điểm: Trên địa bàn tỉnh Lai Châu. 
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 3/2012 đến ngày 15/12/2012. 
3.4. Phương pháp thu thập số liệu 
- Phương pháp thu thập số liệu bằng bộ câu hỏi thiết kế sẵn. 
- Xây dựng bộ câu hỏi, hướng dẫn cách trả lời cho ĐTNC. Phát và thu phiếu trực tiếp 
cho các ĐTNC. 
3.5. Phương pháp phân tích số liệu 
- Bộ câu hỏi mã hóa chuẩn để sử dụng cho điều tra cơ bản, sử dụng phương pháp 
thống kê để phân tích. 
4. Kết quả nghiên cứu 
Tại thời điểm nghiên cứu, mạng lưới cán bộ làm công tác truyền thông giáo dục 
sức khoẻ được phủ rộng khắp từ tuyến tỉnh cho đến cơ sở. Cán bộ làm công tác truyền 
thông của ngành Y tế đều kiêm nhiệm, chỉ duy nhất trung tâm truyền thông GDSK 
tuyến tỉnh là chuyên trách. 
65 
4.1. Thực trạng đội ngũ cán bộ làm công tác TT GDSK ngành Y tế năm 2012 
Bảng 1: Độ tuổi và giới của đối tượng nghiên cứu 
Độ tuổi Tần số Tỷ lệ % 
< 30 tuổi 70 39,3 
30 – 39 tuổi 70 39,3 
40 – 49 tuổi 32 18 
> 50 tuổi 6 3,3 
Giới tính 
Nam 81 45,5 
Nữ 97 54,5 
Tổng 178 100 
Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là những cán bộ trẻ, 39,3% có độ tuổi 
dưới 30 và từ 30 – 39 tuổi; từ 40 – 49 tuổi chiếm 18% và trên 50 tuổi chiếm số lượng 
rất ít, 3,3%. Tỷ lệ Nam/Nữ tương đối cân bằng (81/97) 
Tỷ lệ nữ cao hơn nam. Nếu xét về khả năng tuyên truyền thì nữ có khả năng tuyên 
truyền và có sự kiên trì nhẫn nại hơn nam giới. Tuy nhiên Lai Châu là tỉnh có giao 
thông đi lại khó khăn, trong khi đó đòi hỏi của công tác truyền thông hay phải đi đến 
các bản, gia đình để tuyên truyền vận động, do vậy tỷ lệ nữ cao hơn nam cũng gây khó 
khăn hạn chế trong việc đi lại tuyên truyền cho nhân dân. 
Trong tổng số cán bộ làm công tác truyền thông, số người có tuổi đời dưới 40 tuổi 
chiếm khá cao, chiếm 78,6%. Lực lượng làm công tác truyền thông chủ yếu là những 
cán bộ trẻ, khoẻ, nhiệt tình, tuy nhiên đội ngũ này có mặt hạn chế là kinh nghiệm trong 
cuộc sống cũng như kỹ năng tuyên truyền vận động, năng lực tham mưu còn hạn chế 
Bảng 2: Cơ cấu dân tộc của đối tượng nghiên cứu 
Dân tộc Tần số Tỷ lệ % 
Kinh 116 65 
Thái 33 18,4 
Mông 6 3,3 
Giao 5 3 
Tày 5 3 
Khác 13 7,3 
Tổng 178 100 
Nhận xét: Có 13/20 dân tộc trên địa bàn tỉnh. Trong đó dân tộc kinh chiếm nhiều 
nhất (65%), tiếp theo là dân tộc Thái (18,4%), dân tộc Mông chiếm 3,3%, dân tộc Dao 
và Tày có tỷ lệ bằng nhau (chiếm 3%); còn lại 13% là các dân tộc Hà Nhì, Dáy, Mường, 
Ê đê, Hoa, Xạ Phang, Sán Dìu, Cống (mỗi dân tộc có từ 1- 3 người). Thành phần dân 
tộc kinh chiếm nhiều có phần ưu thế là nhanh nhẹn, hoạt bát và nắm bắt nhanh các công 
việc được giao, nhưng họ cũng có mặt hạn chế là không biết tiếng dân tộc và chưa am 
hiểu phong tục tập quán địa phương nên cũng hạn chế trong công tác TT. 
66 
Bảng 3: Trình độ và chuyên ngành được đào tạo của đối tượng nghiên cứu 
 Tần số Tỷ lệ % 
Trình độ 
Đại học và trên đại học 30 16,9 
Cao đẳng 5 2,8 
THCN 143 80,3 
Chuyên ngành 
Y tế 159 89,3 
Báo chí, truyền hình 6 3,3 
Văn hóa xã hội 7 4,0 
Chuyên môn khác 6 3,3 
Tổng 178 100 
Nhận xét: Trình độ chuyên môn chủ yếu là trung học, chiếm 80,3%, đại học 
16,9% và cao đẳng 2,8%. Chuyên môn về y là chủ yếu chiếm 89.3%. Đây là điều kiện 
thuận lợi cho công tác tuyên truyền vận động và hướng dẫn nhân dân thực hiện vệ sinh 
phòng bệnh và chăm sóc sức khoẻ ban đầu, chuyên môn về văn hoá xã hội chiếm 4% 
(số này chủ yếu ở các đơn vị tuyến tỉnh); chuyên môn về báo chí truyền hình chiếm 
3,3% (số này hầu hết ở trung tâm TTGDSK). 
Bảng 4: Thời gian công tác tại lĩnh vực truyền thông 
Thời gian Tần số Tỷ lệ % 
Dưới 2 năm 47 26,4 
2 – 4 năm 64 36 
5- 10 năm 48 27 
10 năm trở lên 19 10,6 
Nhận xét: Thời gian công tác tại lĩnh vực truyền thông nhiều nhất là từ 2-4 năm, 
chiếm 36%, tiếp đó là từ 5-10 năm, chiếm 27%, số ĐTNC công tác tại lĩnh vực này dưới 
2 năm là 26,4% và từ 10 năm trở lên chỉ chiếm 10,6%. Nhóm cán bộ này hầu hết đã được 
tham gia tập huấn về công tác truyền thông 61%. Số chưa qua tập huấn chủ yếu là những 
người mới vào công tác ở lĩnh vực này (dưới 2 năm) Thực trạng này cũng ảnh hưởng đến 
việc thực hiện các kỹ năng truyền thông, vì kinh nghiệm công tác còn ít, đôi khi còn 
lúng túng trong việc xử lý các tình huống xảy ra tại cơ sở. Mặt khác đội ngũ cán bộ 
truyền thông tuyến cơ sở và tuyến tỉnh thường xuyên thay đổi. Trong qúa trình nghiên 
cứu chúng tôi nhận thấy số cán bộ có trong tổ, đội truyền thông ở các trung tâm y tế 
huyện và các đơn vị tuyến tỉnh thì hầu như không nắm bắt được là mình có ở tổ truyền 
thông hay không 
67 
Bảng 5: Thái độ và nhận thức đối với công việc TT GDSK 
 Tần số Tỷ lệ % 
Thái độ 
Rất yêu thích 99 55,6 
Bình thường 79 44,4 
Không yêu thích 0 0 
Nhận thức 
Là một nghề 135 76 
Không phải là một nghề 43 24 
Tổng 178 100 
Nhận xét: Trong số đối tượng nghiên cứu, thái độ rất yêu thích vẫn chiếm phần nhiều 
(55,6%) và cũng nằm trong nhóm nhận thức truyền thông là một nghề (76%), còn lại là thái 
độ bình thường, không có trường hợp nào không yêu thích công việc truyền thông (!). 
Bảng 6: Đánh giá mức độ thực hiện viết tin, bài tuyên truyền 
trên các báo, bản tin y tế năm 2012. 
Mức độ hoàn thành 
nhiệm vụ 
Chỉ tiêu giao/Thực hiện Tỷ lệ % 
Tốt 220 tin, 155 bài/228 tin, 271 bài 133% 
Khá 0 0 
Trung bình 0 0 
Yếu kém 0 0 
Tổng 220 tin, 155 bài/228 tin, 271 bài 133% 
Nhận xét: Về hoạt động viết tin, bài trên các báo, bản tin y tế, dựa trên kế hoạch 
chỉ tiêu của ngành Y tế giao năm 2012, nếu tính trung bình chung cả đơn vị tuyến tỉnh 
và huyện, thị thì đạt và vượt kế hoạch. Tuy nhiên nếu tính riêng từng đơn vị thì chỉ có 5 
đơn vị thực hiện đạt KH giao là: Trung tâm TT GDSK, Bệnh viện Y học cổ truyền, Chi 
cục Dân số - KHHGĐ, TTYTDP thị xã, Bệnh viện Lao & Bệnh phổi, TTYT Tam 
Đường đạt loại trung bình, còn lại 11 đơn vị không thực hiện đạt chỉ tiêu này. 
Bảng 7: Đánh giá mức độ thực hiện công tác TT trực tiếp tại cộng đồng năm 2012 
Mức độ hoàn thành 
nhiệm vụ 
Chỉ tiêu giao /Thực hiện Tỷ lệ % 
Tốt 4.324 buổi, 179.620 người nghe/6.856 
buổi, 250.514 người nghe 
149 
Khá 0 0 
Trung bình 0 0 
Yếu kém 0 0 
Tổng 4.324 buổi, 179.620 người nghe/6.856 
buổi, 250.514 người nghe 
149 
68 
Nhận xét: Công tác truyền thông trực tiếp tại cộng đồng được các đơn vị thực hiện 
đạt và vượt chỉ tiêu giao (căn cứ vào báo cáo thực hiện công tác TT hàng năm của các 
đơn vị gửi báo cáo TT TTGDSK). 
Bảng 8: Đánh giá mức độ thực hiện công tác tập huấn nghiệp vụ 
cho cán bộ mạng lưới năm 2012 
Mức độ hoàn thành nhiệm vụ Chỉ tiêu giao /Thực hiện Tỷ lệ % 
Tốt 7 lớp/7 lớp 100 
Khá 0 0 
Trung bình 0 0 
Yếu kém 0 0 
Tổng 7 100 
Nhận xét: Về chỉ tiêu này, mỗi huyện, thị được giao chỉ tiêu 01 lớp, Trung tâm 
TTGDSK trực tiếp làm giảng viên và thực hiện đạt 100% chỉ tiêu giao. 
Bảng 9: Đánh giá mức độ thực hiện công tác mit tinh cổ động năm 2012 
Mức độ hoàn thành nhiệm vụ Chỉ tiêu giao /Thực hiện Tỷ lệ % 
Tốt 57 lần/57 lần 100% 
Khá 0 0 
Trung bình 0 0 
Yếu kém 0 0 
Tổng 57/57 lần 100 
Nhận xét: Về công tác tổ chức các buổi mit tinh cổ động mặt đường thì ở một số 
đơn vị tuyến tỉnh cũng như ở huyện, thị, xã, phường đều tổ chức các buổi mit tinh theo 
kế hoạch giao và đạt 100% chỉ tiêu. 
4.2. Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hoàn thành nhiệm vụ cuả đội ngũ 
cán bộ làm công tác truyền thông trong giai đoạn hiện nay 
Bảng 10: Đánh giá của ĐTNC về mức độ ảnh hưởng của các yêu tố đối với việc 
hoàn thành nhiệm vụ 
Các yếu tố 
Rất ảnh 
hưởng 
Ảnh hưởng 
Không ảnh 
hưởng 
Tần 
số 
Tỷ lệ 
% 
Tần 
số 
Tỷ lệ 
% 
Tần 
số 
Tỷ lệ 
% 
Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác 
truyền thông của cấp uỷ, chính quyền 
125 70,2 38 21,3 15 8,5 
Tuyển chọn đánh giá đúng cán bộ 111 62,3 55 31 12 6,7 
Chất lương và nội dung tập huấn bồi 
dưỡng 
123 69 44 25 11 6 
Bố trí sử dụng đúng khả năng, sở trường 114 64 52 29,3 12 6,7 
Ý thức tự học tập nâng cao trình độ 117 66 49 27,3 12 6,7 
69 
Nhận xét: Trong số ĐTNC, việc đánh giá về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đối 
với hoàn thành nhiệm vụ, chủ yếu cho rằng các yếu tố trên rất ảnh hưởng đến việc hoàn 
thành nhiệm vụ, tiếp theo cho rằng ảnh hưởng và số cho rằng không ảnh hưởng chiếm 
phần ít, chiếm từ 11- 15 trường hợp trong tổng số 178 ĐTNC. 
Bảng 11: Đánh giá của ĐTNC về mức độ cần thiết các tiêu chuẩn CBCNVC 
làm công tác TT GDSK 
Tiêu chuẩn và phẩm chất 
Rất cần Cần Không cần 
Tần 
số 
Tỷ lệ 
% 
Tần 
số 
Tỷ lệ 
% 
Tần 
số 
Tỷ lệ 
% 
Có trình độ trung cấp trở lên 137 77 38 21,3 3 1,7 
Biết tiếng dân tộc 137 77 41 23 0 0 
Có kỹ năng TT GDSK và sử 
dụng các phương tiện TT 
155 87 23 13 0 0 
Biết cảm thông, chia sẻ nhiệt 
tình trách nhiệm 
140 78,7 37 20,7 1 0,6 
Biết thu thập, phân tích số liệu, 
kỹ năng viết bài. 
116 65,2 52 29,2 10 5,6 
Nhận xét: Đánh giá về mức độ cần thiết các tiêu chuẩn của cán bộ viên chức làm 
công tác truyền thông thì chủ yếu cho rằng rất cần đối với các tiêu chuẩn trên, tiếp đó 
cho rằng là cần thiết, số đối tượng cho rằng không cần thiết chiếm rất ít, đặc biệt là kỹ 
năng truyền thông và sử dụng tài liệu truyền thông, biết tiếng dân tộc thì không một đối 
tượng nào cho là không cần thiết. 
Việc đánh giá về mức độ cần thiết đối với chuyên môn về y tế thì có tới 69% cho 
rằng những người làm công tác truyền thông GDSK rất cần có chuyên môn về y tế, tiếp 
đó là cần thiết, chiếm 27,5%; có 3,3% ý kiến cho rằng bình thường và chỉ có 2 trên tổng 
số 178 ĐTNC cho rằng không cần thiết có chuyên môn về y tế. 
Bảng 12: Mức độ ảnh hưởng của nội dung và phương thức tập huấn về mức độ 
hoàn thành nhiệm vụ của ĐTNC 
Các yếu tố 
Rất ảnh 
hưởng 
Ảnh hưởng 
Không ảnh 
hưởng 
Tần 
số 
Tỷ lệ 
% 
Tần 
số 
Tỷ lệ 
% 
Tần 
số 
Tỷ lệ 
% 
Tập huấn, bồi dưỡng về nghiệp vụ 
TTGDSK 
114 64 55 31 9 5 
Tập huấn, bồi dưỡng về nghiệp vụ báo 
chí, truyền hình 
75 42,1 79 44,4 24 13,5 
Chất lượng tập huấn bồi dưỡng và 
thường xuyên được tập huấn bồi 
dưỡng 
112 63 57 32 9 5 
70 
Nhận xét: Việc đánh giá về mức độ ảnh hưởng của nội dung và phương thức tập 
huấn về mức độ hoàn thành nhiệm vụ, chủ yếu cho rằng các yếu tố trên rất ảnh hưởng 
đến việc hoàn thành nhiệm vụ, tiếp theo cho rằng ảnh hưởng và số cho rằng không ảnh 
hưởng chiếm phần ít. 
Bảng 13: Đánh giá của đối tượng nghiên cứu về hình thức tập huấn, bồi dưỡng đối 
với mức độ hoàn thành nhiệm vụ. 
Các yếu tố 
Rất hiệu quả Hiệu quả Không hiệu quả 
Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % 
Nội dung giáo trình sát chuyên 
đề, sâu về kiến thức và nghiệp 
vụ TT GDSK 
112 63 66 37 0 0 
Rèn luyện kỹ năng giải quyết 
tình huống 
110 62 67 37,4 1 0,6 
Rèn luyện kỹ năng TTGDSK 109 61,3 67 37,4 2 1,2 
Rèn luyện trình độ tham mưu 
cho cấp trên, hướng dẫn cho 
cấp dưới 
95 53,4 77 43,3 6 3,3 
Rèn luyện kỹ năng nghiên cứu, 
tổng hợp, đánh giá, phân tích 
thông tin 
100 56,1 75 42,2 3 1,7 
Nhận xét: Cũng như bảng trên, việc đánh giá về hình thức tập huấn, bồi dưỡng đối 
với hoàn thành nhiệm vụ, chủ yếu cho rằng các hình thức tập huấn, bồi dưỡng trên rất 
hiệu quả đối với việc hoàn thành nhiệm vụ, tiếp theo cho rằng hiệu quả và số cho rằng 
không hiệu quả chiếm rất ít, đặc biệt là phần Nội dung giáo trình sát chuyên đề, sâu về 
kiến thức và nghiệp vụ TTGDSK thì không có ĐTNC nào cho là không hiệu quả. 
4.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác 
TT GDSK tỉnh Lai Châu trong giai đoạn hiện nay 
Nhận xét: Việc đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ 
làm công tác TTGDSK tỉnh Lai Châu trong giai đoạn hiện nay của đối tượng nghiên 
cứu chiếm nhiều nhất ở phần tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ TTGDSK 
(chiếm 83,1%); phần đào tạo nâng cao học vấn, trình độ chuyên môn và phần Bồi 
dưỡng kiến thức về y tế (Liên quan đến phòng chống dịch bệnh, CSSK ban đầu) 
chiếm trên 70%; tiếp đó là phần Học tiếng dân tộc, chiếm 61,2%; có 58,4% ý kiến cho 
rằng cần Tuyên truyền giáo dục tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp và 45% ý kiến cần Tập 
huấn, bồi dưỡng về nghiệp vụ báo chí, truyền hình. 
5. Kết luận 
Tỷ lệ cân bằng giới trong nhóm cán bộ làm công tác TT góp phần đen lại hiệu quả 
TT của tỉnh. Tuổi tập trung chủ yếu ở nhóm trẻ năng động song kinh nghiệm còn hạn 
chế, do vậy nhu cầu đào tạo thêm đào tại lại cao. 
71 
Trình độ chuyên môn chủ yếu về y và xã hội đem lại hiệu quả cho công tác TT, 
nhưng trình độ chủ yếu là THCN nên năng lực còn hạn chế. Đội ngũ có trình độ cao lại 
chủ yếu là lãnh đạo nên người trực tiếp làm việc còn yếu và thiếu. 
Thái độ yêu thích công việc cao, trợ cấp còn hạn chế nên tỷ lệ cho rằng TT không phải 
một nghề chiếm một phân không nhỏ, Mức độ ngắn bó với nghề chưa cao. 
Đa số cán bộ làm công tác truyền thông đều cho rằng sự quan tâm của lãnh đạo 
của cấp uỷ, chính quyền, tuyển chọn đúng cán bộ vào vị trí công tác cũng như nội dung 
được tập huấn, ý thức tự giác học tập có ảnh hưởng rất lớn đến việc hoàn thành nhiệm 
vụ. 
Đánh giá về mức độ cần thiết các tiêu chuẩn của cán bộ viên chức làm công tác 
truyền thông thì chủ yếu cho rằng cán bộ truyền thông rất cần có các tiêu chuẩn như: có 
trình độ trung cấp trở kên, có kỹ năng TT và sử dụng tài liệu TT, biết tiếng dân tộc, biết 
sẻ chia 
Có tới 69% cho rằng những người làm công tác truyền thông GDSK rất cần có 
chuyên môn về y tế. Công tác này cơ bản ngành đã đáp ứng được bởi hiên tại có 89,3% 
cán bộ làm công tác TT có chuyên môn về y tế. Chỉ có TT TTGDSK tỉnh, số cán bộ 
chuyên ngành y còn ít, (chỉ có 5/19 cán bộ). 
6. Kiến nghị 
6.1. Với sở Y tế 
Trong quá trình tuyển dụng, sắp xếp dội ngũ cán bộ làm công tác truyền thông cần 
có tiêu chuẩn đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ. Coi trọng người nhiệt tình, trách nhiệm, 
tâm huyết, nhanh nhẹn, biết thông cảm, chia sẻ, có sức khoẻ tốt và gương mẫu thực hiện 
tuyên truyền đúng chủ trương đường lối của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về 
lĩnh vực y tế đến với bà con nhân dân. Ưu tiên những người có chuyên môn về y tế và 
chuyên ngành về báo chí, truyền hình. Quan tâm tạo điều kiện về kinh phí cho hoạt 
động công tác TT trên địa bàn. 
6.2. Với Trung tâm TT GDSK 
Tăng cường hơn nữa công tác tập huấn về kỹ năng TT và kỹ năng viết tin, bài cho 
đội ngũ làm công tác TT từ tỉnh đến cơ sở. Bố trí, sắp xếp cán bộ phù hợp với năng lực, 
sở trường. Tăng cương công tác kiểm tra, giám sát công tác TT tuyến cơ sở. 
6.3. Các đơn vị tuyến tỉnh và TTYT các huyện 
Tạo điều kiện về thời gian cũng như các phương tiện truyền thông cho tổ truyền 
thông hoàn thành tốt nhiệm vụ, có thể bổ sung cho tổ truyền thông máy ảnh để thực hiện 
nhiệm vụ. Quan tâm nhiều hơn nữa đến các hoạt động truyền thông của đơn vị; thường 
xuyên kiểm tra, giá sát, nhắc nhở tổ truyền thông thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_thuc_trang_va_tim_hieu_cac_yeu_to_anh_huong_den_cha.pdf