Đánh giá nguy cơ sức khỏe môi trường do phơi nhiễm với dioxin trong thực phẩm tại điểm nóng dioxin ở Đà Nẵng

Sân bay Đà Nẵng là căn cứ không quân lưu trữ số lượng lớn chất Da cam và các chất diệt cỏ khác trong

chiến dịch Ranch Hand 1961-1971 và hiện là một trong 3 điểm nóng ô nhiễm dioxin nghiêm trọng nhất tại

Việt Nam. Nghiên cứu này áp dụng Khung đánh giá nguy cơ sức khỏe môi trường (ĐGNCSKMT) để đánh

giá nguy cơ sức khỏe do phơi nhiễm với dioxin trong thực phẩm của người dân sống xung quanh điểm

nóng ô nhiễm dioxin sân bay Đà Nẵng. Quá trình ĐGNCSKMT có sự tham gia của các bên liên quan. Để

đánh giá phơi nhiễm, chúng tôi đã tổng hợp số liệu thứ cấp về nồng độ dioxin trong môi trường và thực

phẩm cũng như điều tra tần suất tiêu thụ thực phẩm và khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng

phơi nhiễm dioxin trong thực phẩm của 400 hộ gia đình đã được triển khai tại 4 phường nghiên cứu. Kết

quả cho thấy nếu tiêu thụ thực phẩm tự nuôi trồng tại địa phương như cá, cua, tôm, ốc nước ngọt, thịt gà

và vịt chăn thả tự do ở khu vực trong và xung quanh sân bay thì người dân sống tại 4 phường có nguy cơ

cao phơi nhiễm với dioxin trong thực phẩm do có mức tiêu thụ dioxin hàng ngày vượt xa giới hạn mà Tổ

chức Y tế thế giới đưa ra (1-4pg/kg/ngày). Dựa vào kết quả ĐGNCSKMT này, một chương trình can thiệp

theo cách tiếp cận Y tế công cộng đã được triển khai năm 2010 – 2011 nhằm giảm thiểu nguy cơ phơi

nhiễm dioxin cho người dân tại địa bàn nghiên cứu

Đánh giá nguy cơ sức khỏe môi trường do phơi nhiễm với dioxin trong thực phẩm tại điểm nóng dioxin ở Đà Nẵng trang 1

Trang 1

Đánh giá nguy cơ sức khỏe môi trường do phơi nhiễm với dioxin trong thực phẩm tại điểm nóng dioxin ở Đà Nẵng trang 2

Trang 2

Đánh giá nguy cơ sức khỏe môi trường do phơi nhiễm với dioxin trong thực phẩm tại điểm nóng dioxin ở Đà Nẵng trang 3

Trang 3

Đánh giá nguy cơ sức khỏe môi trường do phơi nhiễm với dioxin trong thực phẩm tại điểm nóng dioxin ở Đà Nẵng trang 4

Trang 4

Đánh giá nguy cơ sức khỏe môi trường do phơi nhiễm với dioxin trong thực phẩm tại điểm nóng dioxin ở Đà Nẵng trang 5

Trang 5

Đánh giá nguy cơ sức khỏe môi trường do phơi nhiễm với dioxin trong thực phẩm tại điểm nóng dioxin ở Đà Nẵng trang 6

Trang 6

Đánh giá nguy cơ sức khỏe môi trường do phơi nhiễm với dioxin trong thực phẩm tại điểm nóng dioxin ở Đà Nẵng trang 7

Trang 7

Đánh giá nguy cơ sức khỏe môi trường do phơi nhiễm với dioxin trong thực phẩm tại điểm nóng dioxin ở Đà Nẵng trang 8

Trang 8

Đánh giá nguy cơ sức khỏe môi trường do phơi nhiễm với dioxin trong thực phẩm tại điểm nóng dioxin ở Đà Nẵng trang 9

Trang 9

Đánh giá nguy cơ sức khỏe môi trường do phơi nhiễm với dioxin trong thực phẩm tại điểm nóng dioxin ở Đà Nẵng trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang viethung 5740
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đánh giá nguy cơ sức khỏe môi trường do phơi nhiễm với dioxin trong thực phẩm tại điểm nóng dioxin ở Đà Nẵng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá nguy cơ sức khỏe môi trường do phơi nhiễm với dioxin trong thực phẩm tại điểm nóng dioxin ở Đà Nẵng

Đánh giá nguy cơ sức khỏe môi trường do phơi nhiễm với dioxin trong thực phẩm tại điểm nóng dioxin ở Đà Nẵng
48 Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXIII, số 4 (140)
ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG DO PHƠI NHIỄM VỚI
DIOXIN TRONG THỰC PHẨM TẠI ĐIỂM NÓNG DIOXIN Ở ĐÀ NẴNG
Trần Thị Tuyết Hạnh1,2, Lê Vũ Anh1,2, Nguyễn Ngọc Bích2, Nguyễn Việt Hùng3,4
1Bộ môn Sức khỏe môi trường, Trường Đại học Y tế công cộng
2Hội Y tế công cộng Việt Nam, Hà Nội.
3Trung tâm nghiên cứu Y tế công cộng và Sinh thái, Trường Đại học Y tế công cộng
4SwissTPH, ILRI, Sandec/Eawag
TÓM TẮT
Sân bay Đà Nẵng là căn cứ không quân lưu trữ số lượng lớn chất Da cam và các chất diệt cỏ khác trong
chiến dịch Ranch Hand 1961-1971 và hiện là một trong 3 điểm nóng ô nhiễm dioxin nghiêm trọng nhất tại
Việt Nam. Nghiên cứu này áp dụng Khung đánh giá nguy cơ sức khỏe môi trường (ĐGNCSKMT) để đánh
giá nguy cơ sức khỏe do phơi nhiễm với dioxin trong thực phẩm của người dân sống xung quanh điểm
nóng ô nhiễm dioxin sân bay Đà Nẵng. Quá trình ĐGNCSKMT có sự tham gia của các bên liên quan. Để
đánh giá phơi nhiễm, chúng tôi đã tổng hợp số liệu thứ cấp về nồng độ dioxin trong môi trường và thực
phẩm cũng như điều tra tần suất tiêu thụ thực phẩm và khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng
phơi nhiễm dioxin trong thực phẩm của 400 hộ gia đình đã được triển khai tại 4 phường nghiên cứu. Kết
quả cho thấy nếu tiêu thụ thực phẩm tự nuôi trồng tại địa phương như cá, cua, tôm, ốc nước ngọt, thịt gà
và vịt chăn thả tự do ở khu vực trong và xung quanh sân bay thì người dân sống tại 4 phường có nguy cơ
cao phơi nhiễm với dioxin trong thực phẩm do có mức tiêu thụ dioxin hàng ngày vượt xa giới hạn mà Tổ
chức Y tế thế giới đưa ra (1-4pg/kg/ngày). Dựa vào kết quả ĐGNCSKMT này, một chương trình can thiệp
theo cách tiếp cận Y tế công cộng đã được triển khai năm 2010 – 2011 nhằm giảm thiểu nguy cơ phơi
nhiễm dioxin cho người dân tại địa bàn nghiên cứu.
Từ khoá: Đánh giá nguy cơ Sức khoẻ môi trường; dioxin; điểm nóng dioxin, sân bay Đà Nẵng.
*Tác giả: Trần Thị Tuyết Hạnh
Địa chỉ: Trường Đại học Y tế công cộng
Điện thoại: 04-6663
Email: tth@hsph.edu.vn
Ngày nhận bài: 9/4/013
Ngày gửi phản biện: 1/4/013
Ngày đăng bài: 8/6/013
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sân bay Đà Nẵng là căn cứ không quân của
Mỹ, nơi từng lưu trữ số lượng lớn chất da cam
và các chất diệt cỏ khác trong Chiến dịch Ranch
Hand 1961- 1971 và hiện là một trong 3 điểm
nóng ô nhiễm dioxin nghiêm trọng nhất tại Việt
Nam [1]. Sân Bay Đà Nẵng đã chú ý nhận được
rất nhiều quan tâm từ các chuyên gia môi
trường trong nước và quốc tế trong các thập kỷ
qua do mức độ ô nhiễm dioxin cao (đặc biệt là
chất ,3,7,8-tetrachlorodibenzo-p-dioxin, viết
tắt là ,3,7,8 TCDD). ,3,7,8 TCDD là chất độc
nhất thuộc họ dioxin và cũng là chất độc nhất
mà con người từng tạo ra được. Chất này đã
được chứng minh là tăng nguy cơ gây bệnh ung
thư ở người và được phân loại vào nhóm Nhóm
I các chất gây ung thư []. Bên cạnh bệnh ung
thư, phơi nhiễm với dioxin cũng dẫn đến các
vấn đề nghiêm trọng về sinh sản, phát triển và
nhiều tác động sức khỏe nghiêm trọng khác [3]
[4]. Các mẫu đất, bùn và đặc biệt một số loại
thực phẩm địa phương và các mẫu máu của
người dân tại một số phường gần sân bay Đà
Nẵng có nồng độ dioxin cao, vượt các tiêu
chuẩn hiện hành trên thế giới về nồng độ dioxin
cho phép trong môi trường và trong thực phẩm. 
Các nghiên cứu khoa học trên thế giới cho
rằng dioxin trong thức ăn là nguồn phơi nhiễm
chính. Người dân ở các phường An Khê, Hòa
Khê, Thanh Khê Tây và Chính Gián là những
phường giáp với sân bay Đà nẵng có thể đã, 
49Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXIII, số 4 (140)
đang và sẽ chịu sự phơi nhiễm với dioxin
nếu họ tiêu thụ các thực phẩm nuôi trồng, đánh
bắt ở bên trong và xung quanh sân bay. 
Nhận thấy rằng người dân sống tại 4 phường
gần Sân bay Đà Nẵng đối mặt với nguy cơ sức
khỏe cao do phơi nhiễm với dioxin và từ kinh
nghiệm ĐGNCSKMT, triển khai thành công
chương trình can thiệp Y tế công cộng giảm
nguy cơ phơi nhiễm dioxin cho người dân sống
xung quanh sân bay Biên Hòa [5] [6], năm
009, Hội Y tế công cộng Việt Nam (VPHA)
cùng với Hội Y tế công cộng Thành phố Đà
Nẵng đã đề xuất một chương trình can thiệp
giảm nguy cơ phơi nhiễm với dioxin cho người
dân. Trước khi phát triển chương trình can thiệp
này, một nghiên cứu đánh giá nguy cơ sức khỏe
môi trường do phơi nhiễm với dioxin qua thực
phẩm đã được tiến hành tại 4 phường An Khê,
Hòa Khê, Thanh Khê Tây và Chính Gián nhằm
đưa ra được các bằng chứng khoa học hỗ trợ
cho việc phát triển chương trình giảm thiểu
nguy cơ một cách hiệu quả.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu ĐGNCSKMT do phơi nhiễm
với dioxin tại 4 phường An Khê, Hòa Khê,
Chính Gián và Thanh Khê Tây - Đà Nẵng sử
dụng khung ĐGNCSKMT với các bước chính
sau đây, xem Hình 1 [7]:
• Xác định vấn đề: Đây là bước đầu tiên
trong khung ĐGNCSKMT, trong đó xác định
các vấn đề liên quan đến đánh giá nguy cơ.
Bước này được thực hiện bằng cách thu thập và
phân tích số liệu thứ cấp về mức độ ô nhiễm
dioxin ở Đà Nẵng, các can thiệp đã được thực
hiện, các bên liên quan tham gia vào chương
trình v.v. và các số liệu định tính sơ cấp tại điểm
nóng dioxin này (kết quả đã trình bày ở Mục 1
của bài báo này). 
• Xác định yếu tố nguy cơ dioxin: Bước
này nhằm mục đích xác định những loại tác
động có hại lên sức khoẻ mà nguyên nhân có
thể do phơi nhiễm dioxin. Kết quả từ một số
nghiên cứu trong nước và trên thế giới, bao gồm
cả nghiên cứu dịch tễ học trên người và các
nghiên cứu độc chất học trên động vật, các
nghiên cứu trong ống nghiệm cũng được tổng
quan và trình bày trong bước này.
• Đánh giá liều-đáp ứng của dioxin: Nhằm
mục đích xác định mối quan hệ giữa phơi nhiễm
và các đáp ứng do phơi nhiễm với dioxin, đặc
biệt là các đáp ứng bất lợi. Điều này có thể được
đánh giá thông qua: mức độ đáp ứng (LD – liều
tử vong, LC – nồng độ tử vong và liều không
gây ra đáp ứng có hại quan sát được NOAEL);
chỉ số điều trị và các mô hình nội suy dữ liệu
thực nghiệm liều cao với liều thấp có thể được
ứng dụng trong môi trường. Bước ... ao nhất ghi được trong 4 loại thực phẩm tại Biên Hòa
3.4. Mô tả nguy cơ
Nghiên cứu tổng quan các đặc tính sinh học
và độc tính của dioxin (cụ thể là ,3,7,8-TCDD)
cho thấy rằng đây là một chất có khả năng gây
ung thư ở người và nhiều tác động tiêu cực lên
sức khỏe bao gồm ung thư máu (ung thư bạch
cầu dòng lympho dạng mãn tính), ung thư mô
mềm (bao gồm tim), ung thư dạng không-
Hodgkin, ung thư dạng Hodgkin và chứng mụn
trứng cá do Clo [4]. Những bệnh được Viện Y
khoa Mỹ xếp vào nhóm “Chưa rõ ràng – có
bằng chứng hạn chế về mối liên quan”là: ung
thư thanh quản, ung thư phổi, ung thư cuống
phổi, ung thư tuyến tiền liệt, bệnh đa u tủy, một
số bệnh thần kinh cấp tính, tăng huyết áp, AL
amyloidosis, rối loạn chuyển hóa porphyrin
trong da, bệnh Parkinson, bệnh tiểu đường dạng
II, bệnh thiếu máu cục bộ ở tim và chứng nứt đốt
sống trong các con em của cựu chiến binh [4].
Kết quả phân tích cho thấy nồng độ dioxin
trong một số mẫu đất, bùn, một số loại thực
phẩm địa phương và mẫu máu của người dân
địa phương sống xung quanh khu vực sân bay
Đà Nẵng hiện vẫn còn rất cao [1] [9]. Không có
một liều phơi nhiễm an toàn đối với dioxin []
nhưng TDI do WHO đề xuất cho một người có
trọng lượng 70 kg nằm trong khoảng từ 1pg tới
4pg/kg trọng lượng cơ thể/ngày. Để có thể đạt
mức TDI này, người dân nên từ bỏ hoàn toàn
hoặc chỉ tiêu thụ một lượng cực nhỏ các thực
phẩm nuôi trồng ở bên trong và xung quanh sân
bay như cá nước ngọt, vịt, gà nuôi thả v.v. Đối
với các hộ gia đình ở 4 phường An Khê, Hòa
Khê, Chính Gián và Thanh Khê Tây, nếu sử
dụng các thực phẩm tự nuôi trồng hoặc đánh bắt
ở bên trong và xung quanh sân bay Đà Nẵng thì
sẽ có nguy cơ phơi nhiễm cao và lượng dioxin
họ tiêu thụ hàng ngày có nguy cơ vượt xa mức
TDI do WHO khuyến cáo. 
Các hạn chế và các điểm không chắc chắn
trong đánh giá nguy cơ
Một điểm hạn chế của hoạt động đánh giá
nguy cơ này là việc đánh giá phơi nhiễm được
dựa trên số liệu thứ cấp về nồng độ dioxin trong
một số mẫu môi trường, mẫu thực phẩm và sinh
phẩm với cỡ mẫu khả nhỏ và như vậy có thể
không đại diện cho thực trạng ô nhiễm dioxin
trong thực phẩm tại Thành phố Đà Nẵng. Hiện
vẫn còn thiếu số liệu về nồng độ dioxin trong
tất cả các loại thực phẩm chính (cả nhập khẩu
và được nuôi trồng tại địa phương) được bán và
tiêu thụ ở 4 phường can thiệp để có thể tính
được mức tiêu thụ dioxin từ tất cả các loại thực
phẩm. Thông tin này và thông tin về nồng độ
dioxin trong không khí, trong đất và nước là cần
thiết để tính toán tổng lượng dioxin mà người
dân địa phương tiêu thụ hàng ngày từ tất cả các
nguồn.
3.5. Sự tham gia của các bên liên quan,
truyền thông nguy cơ và tham vấn cộng đồng
Từ khi bắt đầu và trong suốt quá trình thực
hiện các hoạt động ĐGNCSKMT, Hội Y tế
công cộng đã tham vấn nhiều bên liên quan bao
gồm Văn phòng 33, Hội Y tế công cộng Đà
Nẵng, các ban ngành liên quan tại Thành phố
Đà Nẵng, Trung tâm Y tế dự phòng Thành phố
Đà Nẵng và Quận Thanh Khê, Ủy ban Nhân
dân cấp tỉnh, quận, phường và cộng đồng dân
cư. Một cuộc hội thảo tham vấn cộng đồng cũng
đã được tổ chức tại Thành phố Đà Nẵng nhằm
trao đổi các kết quả đánh giá nguy cơ, tiếp thu
các ý kiến góp về các kết quả đánh giá này cũng
như cùng các bên liên quan xây dựng kế hoạch
chi tiết cho chương trình quản lý nguy cơ giảm
phơi nhiễm dioxin cho người dân địa phương.
Vì phơi nhiễm dioxin là một chủ đề rất nhạy
cảm có thể có những tác động lớn đến chính trị,
xã hội và kinh tế của Thành phố, nên các hoạt
động truyền thông nguy cơ đã được triển khai
hết sức thận trọng. Cần lưu ý rằng không phải
tất cả các thực phẩm tiêu thụ tại Thành phố Đà
Nẵng đều bị nhiễm dioxin ở mức cao mà chỉ có
các thực phẩm được nuôi trồng, đánh bắt tại các
khu vực ô nhiễm dioxin như các hồ ở bên trong
sân bay Đà Nẵng và một số khu vực xung
quanh sân bay. Các hoạt động chăn nuôi gia súc,
56 Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXIII, số 4 (140)
gia cầm và cá cũng như canh tác bí đỏ và ngó
sen ở các khu vực này cần được tuyệt đối
nghiêm cấm.
IV. KẾT LUẬN
Do các nghiên cứu công bố cho thấy người
dân sống ở các khu vực gần các khu căn cứ
quân sự cũ của Mỹ và các khu sân bay Đà Nẵng
và Biên Hòa có nguy cơ cao bị ảnh hưởng sức
khỏe nghiêm trọng nên nhiều hoạt động đã
được tiến hành nhằm xử lý và kiểm soát dioxin
tại các sân bay [3]. Sau rất nhiều nỗ lực, tháng
8/01, Bộ Quốc phòng Việt Nam cùng cơ quan
phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã tiến
hành khởi công dự án “Xử lý môi trường ô
nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng” để xử lý
khoảng 73 nghìn mét khối đất và trầm tích
nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng. Tuy nhiên,
đây chỉ là 1 trong số 7 điểm nóng ô nhiễm
dioxin ưu tiên xử lý trên tổng số khoảng 8
điểm nóng dioxin tại Việt Nam. Để xử lý được
dioxin trong đất, bùn thường cần phải áp dụng
phương pháp xử lý ở nhiệt độ cao và thường rất
tốn kém. Ví dụ ước tính dự án “Xử lý môi
trường ô nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng” có
tổng chi phí tối thiểu là 43 triệu USD. Như vậy,
để tẩy độc được tất cả các điểm nóng dioxin tại
Việt Nam, cần rất nhiều thời gian, nguồn lực và
sự hỗ trợ của các bên.
Ngoài ra, cần phải nhấn mạnh rằng nỗ lực
tẩy độc chỉ tập trung xử lý đất, bùn ô nhiễm
dioxin ở bên trong sân bay, trong khi kết quả
của một số nghiên cứu gần đây cho thấy nồng
độ dioxin ở trong đất, bùn ở khu vực xung
quanh bên ngoài sân bay hiện vẫn vượt tiêu
chuẩn của nhiều nước trên thế giới dành cho đất
nông nghiệp hàng chục, thậm chí hàng trăm lần.
Người dân và quân nhân cùng gia đình sống tại
các khu vực điểm nóng dioxin như sân bay Đà
Nẵng và Biên Hòa vẫn cần được tuyên truyền
đầy đủ về nguy cơ phơi nhiễm dioxin trong môi
trường và thực phẩm để có thể chủ động phòng
tránh phơi nhiễm dioxin. Không có ngưỡng
phơi nhiễm “an toàn” với dioxin và theo khuyến
cáo của WHO thì mức tiêu thụ hàng ngày “chịu
đựng được” của con người với chất độc này là
1-4pg/kg cơ thể/ngày (là một mức cực nhỏ) nên
người dân cần thực hiện các biện pháp để giảm
thiểu tối đa mức phơi nhiễm với chất độc này.
Vì vậy, năm 010, dựa trên các kết quả của hoạt
động đánh giá nguy cơ này, chương trình can
thiệp Y tế công cộng với cách tiếp cận đa ngành
đã được xây dựng, triển khai tại 4 phường xung
quanh sân bay Đà Nẵng nhằm làm giảm nguy
cơ phơi nhiễm dioxin qua thực phẩm cho người
dân sống gần sân bay. 
Đây cũng là một ví dụ điển hình về áp dụng
phương pháp ĐGNCSKMT nhằm cung cấp
bằng chứng khoa học cho công tác quản lý nguy
cơ và là một cách tiếp cận mới trong lĩnh vực
Sức khỏe môi trường ở Việt Nam. Nhóm tác giả
hy vọng sẽ có nhiều nỗ lực nghiên cứu và đào
tạo về phương pháp đánh giá nguy cơ Sức khỏe
môi trường trong thời gian tới nhằm hỗ trợ quản
lý hiệu quả các nguy cơ Sức khỏe môi trường
mà Việt Nam đã, đang và sẽ đối mặt.
Lời cảm ơn
Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn Quỹ Ford
Foundation, TS. Charles Bailey đã hỗ trợ tài
chính cho việc triển khai nghiên cứu. Chúng tôi
cũng cảm ơn những hỗ trợ của Hội Y tế công
cộng Đà Nẵng, Đội Y tế Dự phòng quận Thanh
Khê, các ban ngành liên quan tại địa phương,
trạm y tế và UBND 4 phường An Khê, Hòa
Khê, Chính Gián và Thanh Khê Tây, cùng các
cộng tác viên và các hộ gia đình tại 4 phường
trong quá trình thu thập số liệu. Cuối cùng,
chúng tôi xin đặc biệt trân trọng cảm ơn các tác
giả của các công trình nghiên cứu đã công bố
trên các tạp chí khoa học mà chúng tôi đã sử
dụng trong quá trình đánh giá nguy cơ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hatfield Consultants and Office of the Na-
tional Steering Committee 33 MONRE, Com-
prehensive Assessment of Dioxin
Contamination in Da Nang Airport, Viet Nam:
Environmental Levels, Human Exposure and
Options for Mitigating Impacts. 009.
. International Agency for Research on Cancer,
IARC Monographs on the Evaluation of Car-
cinogenic Risks to Humans, in Polychlorinated 
57Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXIII, số 4 (140)
Dibenzo-para-Dioxins and Polychlorinated 
3. Center for Health Environment and Justice,
The American People’s Dioxin Report –
Technical Support Document. 1999, Envi-
ronment and Justice: Falls Church.
4. Institute of Medicine Committee to Review
the Health Effects in Vietnam Veterans of
Exposure to Herbicides, Veterans and Agent
Orange: Update 010. 011, National Acad-
emy Press: Washington. p.
009/Veterans-
and-Agent-Orange-Update-008.aspx.
5. Tuyet Hanh, T.T., et al., Environmental
Health Risk Assessment of Dioxin Exposure
through Foods in a Dioxin Hot Spot—Bien
Hoa City, Vietnam. Int. J. Environ. Res. Pub-
lic Health, 010. 7: p. 395-406.
6. Vu Anh, L., et al., Knowledge, attitude and
practice of local residents at Bien Hoa City-
Vietnam on Preventing dioxin exposure
through foods. Organohalogen Compounds,
008. 70: p. 000535-000538.
7. Australian enHealth Council, Environmental
Health Risk Assessment: Guidelines for As-
sessing Human Health Risks from Environ-
mental Hazards. 004, Department of Health
and Ageing: Canberra.
8. Stellman, J., et al., The extent and patterns of
usage of Agent Orange and other herbicides
in Vietnam. Nature, 003. 4: p. 681-687.
9. Hatfield Consultants, Assessment of Dioxin
Contamination in the Environment and
Human Population in the Vicinity of Da
Nang Airbase, Vietnam - Report : Draft
Final Sampling Design. 006.
10.Center for Health, Environment and Justice
The American People’s Dioxin Report –
Technical Support Document. 1999, Envi-
ronment and Justice: Falls Church.
11.Paustenbach, D.L., et al., Recent develop-
ments on the hazards posed by ,3,7,8-tetra-
chlorodibenzo-p-dioxin in soil: implications
for setting risk-based cleanup levels at resi-
dential and industrial sites. . Journal of Tox-
icology and Environmental Health, 199.
36(103-149).
1.Hatfield Consultants and Office of the Na-
tional Steering Committee 33 MONRE, En-
vironmental and Human Health Assessment
of Dioxin Contamination at Bien Hoa Air-
base, Vietnam. 011, Hatfield Consultants
and Office of the National Steering Commit-
tee 33.
13.Schecter, A., et al., Food as a source of dioxin
exposure in the residents of Bien Hoa City,
Vietnam. Journal of of Occupational and En-
vironmental Medicine, 003. 45(8): p. 781–
788.
14.Muller, J.F., et al., Transfer of PCDD/PCDF
from contaminated soils into carrots, lettuce
and peas. Chemosphere, 1994. 9: p. 175-
181.
15.Schecter, A. (1994) Dioxin and Health. 163-
197.
16.Gallo, M.A., Scheuplein, R.J., van der Heij-
nen, K.A., ed. Biological Basis for Risk As-
sessment of Dioxin and Related Compounds.
1991, Cold Spring Harbor Laboratory Press:
New York. 15-6.
17.Van den Berg, M., et al., The toxicokinetics
and metabolism of polychlorinated dibenzo-
p-dioxins (PCDDs) and dibenzofurans
(PCDFs) and their relevance for toxicity.
Crit. Rev. Toxicol., 1994. 4(1): p. 1-74.
18.Michalek, J.E., et al., Pharmacokinetics of
TCDD in veterans of Operation Ranch
Hand: 10-year follow-up. Journal of Toxicol-
ogy and Environmental Health, 1996. 47: p.
09-0.
19.Schecter, A., et al., Decrease in milk and
blood dioxin levels over two years in a
mother nursing twins: Estimates of de-
creased maternal and increased infant dioxin
body burden from nursing. Chemosphere
1996. 3: p. 543-549.
0.Vu Anh, L., et al., Knowledge, attitude and
practices of local residents at four wards, Da
Nang City - Vietnam on preventing dioxin
exposure through foods. Organohalogen
Compounds, 010. 7: p. 9-3.
1.World Health Organization, Assessment of
the Health Risks of Dioxin: Re-evaluation of
the Tolerable Daily Intake (TDI), Executive
Summary, Final Draft. 1998, European Cen-
tre for Environment and Health, International
Programme on Chemical Safety: 
58 Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXIII, số 4 (140)
Geneva.
.FAO Statistics Division, Food Consumption
000-00: Vietnam. 00.
3.USAID Vietnam, Environmental Remedia-
tion at Da Nang Airport: Environmental As-
sessment in Compliance with  CFR 16.
010, USAID Vietnam: Hanoi.
ENVIRONMENTAL HEALTH RISK ASSESSMENT OF DIOXIN IN FOODS IN DA
NANG DIOXIN HOT SPOT 
Tran Thi Tuyet Hanh1,2, Le Vu Anh1,2, Nguyen Ngoc Bich1,2,Nguyen Viet Hung3,4Љ
1Department of Environmental Health, Hanoi School of Public Health
2 Vietnam Public Health Association
3Center for Public Health and Ecosystem Research (CENPHER), Hanoi School of
Public Health 
4Swiss TPH, ILRI, Sandec/Eawag
Da Nang Airbase served as a bulk storage
and supply facility for AO and other herbicides
during the Operation Ranch Hand 1961-1971,
and is currently one of the three most severe
dioxin hot spots in Vietnam. This study applies
the Australian Environmental Health Risk As-
sessment Framework aimed to assess the risk
of dioxin exposure through foods for local res-
idents living in An Khe, Hoa Khe, Chinh Gian
and Thanh Khe Tay wards, surrounding a se-
vere dioxin hot spot – the Da Nang Airbase.
Various stakeholders were involved in the risk
assessment process, and related publications on
dioxin characteristics, its toxicity, and the levels
in the local soil, mud, foods, milk, and blood
samples were reviewed. A food frequency and
knowledge - attitude – practice survey of 400
randomly selected local households from the
four wards was conducted to provide data for
exposure assessment. Results showed that local
residents who have been consuming local cul-
tivated high risk foods, especially freshwater
fish, snails, crabs, free range chicken, duck,
pumpkin, and lotus caught/raised/harvested in-
side or surrounding the Airbase would be at a
very high risk. Their dioxin daily intake levels
would exceed the recommended tolerable daily
intake level recommended by WHO (1-4
pg/kg/day). Followed this risk assessment, a
multi-approach risk reduction program was de-
veloped, implemented during 010-011 to re-
duce the risks of dioxin exposure for local
residents.
Key words: Environmental health risk as-
sessment; dioxin; dioxin hot spot, Da Nang Air-
base.

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_nguy_co_suc_khoe_moi_truong_do_phoi_nhiem_voi_dioxi.pdf