Nghiên cứu kiến thức, thái độ và hành vi phòng, chống tác hại của thuốc lá trong học sinh, sinh viên các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp tại thành phố Tuy Hòa năm 2011

Hiện nay thuốc lá đã trở thành vấn đề toàn cầu, thu hút sự quan tâm của mọi

người và mọi ngành trong xã hội. Mặc dù lời cảnh báo “Hút thuốc là có hại cho sức

khỏe” đuợc in trên tất cả các bao thuốc lá; cấm quảng cáo thuốc lá, cấm hút thuốc lá nơi

công cộng nhằm giảm nhẹ tác hại của thuốc lá đã được triển khai mạnh mẽ. Tuy nhiên

trong thực tế các động thái trên chưa đủ giúp giải quyết tình hình, số người hút thuốc lá

cũng như tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết do các bệnh mà thuốc lá gây nên vẫn không giảm. Nghiên

cứu mô tả cắt ngang trên 406 học sinh, sinh viên các trường Cao đẳng và Trung học

chuyên nghiệp tại Thành phố Tuy Hòa trong năm 2011 đánh giá kiến thức, thái độ, hành

vi phòng chống tác hại thuốc lá. Kết quả: Tỷ lệ đã từng hút thuốc lá trong nhóm nghiên

cứu là 33,7%, trong đó ở nam giới đã từng hút thuốc lá khá cao với 46,1%, nữ giới

1,8%. Tỷ lệ hiện hút ở nhóm nghiên cứu là 20%, trong đó tỷ lệ hiện đang hút thuốc ở

nam giới là (27,3%) nữ giới (0,9%). Tỷ lệ bỏ thuốc lá ở những người hút thuốc lá là

40,9% (trong đó nam giới là 40,7%, nữ 50%). Các kênh nhóm nghiên cứu tiếp nhận

thông tin về tác hại thuốc lá cao nhất là truyền hình 72,9%; tiếp đến là sách báo, tạp

chí 39,7%; kênh phát thanh 36,9%; người thân trong gia đình 26,1%.

Nghiên cứu kiến thức, thái độ và hành vi phòng, chống tác hại của thuốc lá trong học sinh, sinh viên các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp tại thành phố Tuy Hòa năm 2011 trang 1

Trang 1

Nghiên cứu kiến thức, thái độ và hành vi phòng, chống tác hại của thuốc lá trong học sinh, sinh viên các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp tại thành phố Tuy Hòa năm 2011 trang 2

Trang 2

Nghiên cứu kiến thức, thái độ và hành vi phòng, chống tác hại của thuốc lá trong học sinh, sinh viên các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp tại thành phố Tuy Hòa năm 2011 trang 3

Trang 3

Nghiên cứu kiến thức, thái độ và hành vi phòng, chống tác hại của thuốc lá trong học sinh, sinh viên các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp tại thành phố Tuy Hòa năm 2011 trang 4

Trang 4

Nghiên cứu kiến thức, thái độ và hành vi phòng, chống tác hại của thuốc lá trong học sinh, sinh viên các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp tại thành phố Tuy Hòa năm 2011 trang 5

Trang 5

Nghiên cứu kiến thức, thái độ và hành vi phòng, chống tác hại của thuốc lá trong học sinh, sinh viên các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp tại thành phố Tuy Hòa năm 2011 trang 6

Trang 6

Nghiên cứu kiến thức, thái độ và hành vi phòng, chống tác hại của thuốc lá trong học sinh, sinh viên các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp tại thành phố Tuy Hòa năm 2011 trang 7

Trang 7

Nghiên cứu kiến thức, thái độ và hành vi phòng, chống tác hại của thuốc lá trong học sinh, sinh viên các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp tại thành phố Tuy Hòa năm 2011 trang 8

Trang 8

Nghiên cứu kiến thức, thái độ và hành vi phòng, chống tác hại của thuốc lá trong học sinh, sinh viên các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp tại thành phố Tuy Hòa năm 2011 trang 9

Trang 9

pdf 9 trang viethung 2980
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu kiến thức, thái độ và hành vi phòng, chống tác hại của thuốc lá trong học sinh, sinh viên các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp tại thành phố Tuy Hòa năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu kiến thức, thái độ và hành vi phòng, chống tác hại của thuốc lá trong học sinh, sinh viên các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp tại thành phố Tuy Hòa năm 2011

Nghiên cứu kiến thức, thái độ và hành vi phòng, chống tác hại của thuốc lá trong học sinh, sinh viên các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp tại thành phố Tuy Hòa năm 2011
87 
NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI PHÒNG, CHỐNG 
TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ TRONG HỌC SINH, SINH VIÊN 
CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG VÀ TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP 
TẠI THÀNH PHỐ TUY HÒA NĂM 2011 
Bs. Nguyễn Vinh Quang, Bs. Châu Trọng Phát và cộng sự 
Trung tâm Truyền thông GDSK tỉnh Phú Yên. 
Tóm tắt nghiên cứu 
Hiện nay thuốc lá đã trở thành vấn đề toàn cầu, thu hút sự quan tâm của mọi 
người và mọi ngành trong xã hội. Mặc dù lời cảnh báo “Hút thuốc là có hại cho sức 
khỏe” đuợc in trên tất cả các bao thuốc lá; cấm quảng cáo thuốc lá, cấm hút thuốc lá nơi 
công cộng nhằm giảm nhẹ tác hại của thuốc lá đã được triển khai mạnh mẽ. Tuy nhiên 
trong thực tế các động thái trên chưa đủ giúp giải quyết tình hình, số người hút thuốc lá 
cũng như tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết do các bệnh mà thuốc lá gây nên vẫn không giảm. Nghiên 
cứu mô tả cắt ngang trên 406 học sinh, sinh viên các trường Cao đẳng và Trung học 
chuyên nghiệp tại Thành phố Tuy Hòa trong năm 2011 đánh giá kiến thức, thái độ, hành 
vi phòng chống tác hại thuốc lá. Kết quả: Tỷ lệ đã từng hút thuốc lá trong nhóm nghiên 
cứu là 33,7%, trong đó ở nam giới đã từng hút thuốc lá khá cao với 46,1%, nữ giới 
1,8%. Tỷ lệ hiện hút ở nhóm nghiên cứu là 20%, trong đó tỷ lệ hiện đang hút thuốc ở 
nam giới là (27,3%) nữ giới (0,9%). Tỷ lệ bỏ thuốc lá ở những người hút thuốc lá là 
40,9% (trong đó nam giới là 40,7%, nữ 50%). Các kênh nhóm nghiên cứu tiếp nhận 
thông tin về tác hại thuốc lá cao nhất là truyền hình 72,9%; tiếp đến là sách báo, tạp 
chí 39,7%; kênh phát thanh 36,9%; người thân trong gia đình 26,1%. 
1. Đặt vấn đề 
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ hút thuốc lá toàn thế giới khoảng 47% ở 
nam giới và 12% nữ giới. Theo dự đoán của WHO nếu chiều hướng hút thuốc lá vẫn 
diễn ra như hiện nay thì việc hút thuốc lá sẻ trở thành đại dịch đe dọa sức khỏe con 
người trong thế kỷ XXI. 
Theo kết quả của cuộc Điều tra Quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt 
Nam (SAVY) năm 2003, tỷ lệ nam thanh niên Việt Nam đã từng hút thuốc lá là 43,6%, 
ở nữ giới là 1,2% và trong số nam thanh niên đã từng hút thì 71,7% vẫn còn hút. Mới 
đây tại hội thảo công bố kết quả điều tra toàn cầu về sử dụng thuốc lá ở người trưởng 
thành (GATS) tại Việt Nam, do Bộ Y tế tổ chức ngày 27/10/2010, với 47,4% nam giới 
trưởng thành hút thuốc. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc 
lá cao trên Thế giới. 
Thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của tỉnh 
Phú Yên. Hiện tại trên địa bàn thành phố có 4 trường Cao đẳng và Trung học chuyên 
nghiệp, với số lượng sinh viên, học sinh (HSSV) chuyên nghiệp hằng năm dao động từ 
10.000 đến 12.000 người. Mỗi năm tuyển sinh vào khoảng 4.000 - 5.000 HSSV mới. 
88 
Mặt dù trên Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã có nhiều nghiên cứu về tác hại 
thuốc lá đối với sức khỏe. Tuy nhiên vẫn còn ít nghiên cứu để tìm hiểu về kiến thức, 
thái độ, hành vi trong HSSV về tác hại thuốc lá. 
Xuất phát từ vấn đề nêu trên, chúng tôi thực hiện “Nghiên cứu kiến thức, thái độ 
và hành vi phòng, chống tác hại thuốc lá trong học sinh, sinh viên các trường Cao 
đẳng và Trung học chuyên nghiệp tại thành phố Tuy Hòa năm 2011”. 
2. Mục tiêu nghiên cứu 
1. Xác định tỷ lệ hút thuốc lá trong nhóm đối tượng nghiên cứu. 
2. Khảo sát kiến thức, thái độ, hành vi của học sinh, sinh viên tại các trường 
Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp tại thành phố Tuy Hòa về phòng, 
chống tác hại thuốc lá. 
3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 
1. Đối tượng nghiên cứu 
Là học sinh, sinh viên các trường Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp tại thành phố 
Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Gồm 4 trường: Trung cấp Y tế, Trường Cao đẳng Xây dựng số 
3, Trường Cao đẳng Nghề, Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa. 
2. Phương pháp nghiên cứu 
3.2.1. Thiết kế nghiên cứu 
- Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp mô tả cắt ngang kết hợp định tính và 
định lượng. 
- Cỡ mẫu phỏng vấn: tính theo công thức 
n =  2 
p ( 1 – p) 
 C2 
n: cỡ mẫu nhỏ nhất hợp lý 
Ước đoán P = 0,5 (p: tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có hút thuốc lá, chọn p = 50%) 
Ứng với độ tin cậy 95% có  = 1,96 
Chấp nhận C = 0,05 (sai số mong muốn 5%). 
Tính được cỡ mẫu: n = 384. 
3.2.2. Chọn mẫu: chọn mẫu ngẫu nhiên: vào một lớp bất kỳ đang học, điều tra viên 
dùng phiếu phỏng vấn để thu thập số liệu đến khi đủ số lượng mẫu đã định 
trước. Thực tế đã phỏng vấn 406 HSSV. 
3.3. Xử lý và phân tích số liệu 
Xử lý số liệu trên phần mềm tin học ứng dụng SPSS 11.5. 
89 
4. Kết quả nghiên cứu và bàn luận 
1. Tình hình sử dụng thuốc lá ở nhóm nghiên cứu 
4.1.1. Tỷ lệ hút thuốc lá trong nhóm nghiên cứu theo giới 
Bảng 1: Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu hút thuốc lá theo giới 
Giới 
Đã từng hút thuốc lá Chưa từng hút 
Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) 
Nam (N=293) 135 46,1 158 53,9 
Nữ (N=113) 2 1,8 111 98,2 
Chung (N=406) 137 33,7 269 66,3 
Tỷ lệ chung cả hai giới từng hút thuốc lá trong nhóm nghiên cứu là 33,7%, tỷ lệ 
riêng ở nam giới là 46,1%, nữ giới là 1,8%. Theo kết quả điều tra SAVY năm 2003 thỉ tỷ 
lệ đã từng hút thuốc là 22% (trong đó Nam 43,6%, nữ 1,2%). 
Bảng 2: Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu hiện đang hút thuốc lá theo giới 
Giới 
Đang hút thuốc lá Hút rồi bỏ 
Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) 
Nam (N= 293) 80 27,3 55 18,8 
Nữ (N=113) 1 0.9 1 0,9 
Chung (N=406) 81 20 56 13,7 
Qua kết quả bảng 2 tỷ lệ hiện hút ở nhóm nghiên cứu là 20%, trong đó tỷ lệ hiện 
đang hút thuốc ở nam giới là (27,3%) cao hơn nữ giới (0,9%) có ý nghĩa thống kê p < 0,01. 
Có sự khác biệt tỷ lệ đang hút thuốc chung trong nghiên cứu của chúng tôi (20%) với 
nghiên cứu của Nguyễn Minh Dũng - Trung tâm Truyền thông GDSK Thừa Thiên Huế 
trong sinh viên Đại học Huế năm 2008 (21,8%) có ý nghĩa thống kê p<0,01. 
Tỷ lệ bỏ thuốc lá ở những người hút thuốc lá là 40,9%, trong đó nam giới là 40,7%, 
nữ 50%. Theo kết quả điều tra SAVY năm 2003 tỷ lệ bỏ hút thuốc lá ở nam giới từng hút 
thuốc là 28,3%. Do tỷ lệ nữ hút thuốc lá rất thấp 2/113 đối tượng nghiên cứu nên trong 
nghiên cứu này không tìm hiểu mối liên quan giữa hút thuốc lá ở nữ giới và các yếu tố liên 
quan. 
20,0%
13,7%
66,3%
Đang hút
Hút rồi bỏ
Chưa bao
giờ hút
Biểu đồ 1. Tỷ lệ hút thuốc lá trong nhóm nghiên cứu 
90 
4.1.2. Tỷ lệ hút thuốc lá theo trường và giới 
Bảng 3: Tỷ lệ hút thuốc lá theo trường và giới 
Trường Hiện đang hút thuốc 
Nam Nữ Chung 
N Tần 
số 
Tỷ lệ 
% 
N Tần 
số 
Tỷ lệ 
% 
N Tần 
số 
Tỷ lệ 
% 
TCYT 23 10 43,5 53 1 1,9 76 11 14,5 
CĐXD 86 13 15,1 17 0 0 103 13 12,6 
CĐN 86 32 37,2 15 0 0 101 32 31,7 
CĐCN 198 25 25,5 28 0 0 126 25 19,8 
Tỷ lệ hút thuốc lá ỏ nam giới cao nhất ở trường TCYT (43,5%) và thấp nhất ở 
trường CĐCN (25,5); ở nữ giới chỉ có 1 trường hợp đang hút thuốc ở trường TCYT. 
Kiểm định sự khác biệt tỷ lệ hút thuốc chung giữa các trường, ta thấy giá trị Chi bình 
phương bằng 13,598 và p < 0,05 nên ta kết luận có sự khác biệt về tỷ lệ hút thuốc lá 
chung giữa các trường nghiên cứu. 
4.1.3 Số lượng thuốc hút mỗi ngày và loại thuốc thường hút 
Bảng 4: Số điếu thuốc hút mỗi ngày ở nam giới 
Số điếu thuốc hút/ngày Tần số Tỷ lệ % 
<5 26 32,5 
6-10 29 36,3 
11-15 13 16,3 
16-20 9 11,3 
>20 3 3,8 
Tổng 80 100 
Số lượng thuốc hút/ngày từ 6-10 điếu chiếm tỷ lệ cao nhất (36,3%), từ 1-5 điếu 
(32,5%), từ 11-15 điếu (16,3%), từ 16-20 điếu (11,3%), trên 20 điếu (3,8%). 
Tất cả người hút đều sử dụng thuốc lá điếu, một số ít sử dụng tẩu hút, thuốc lào, 
thuốc rơ. 
4.1.4 Lý do chính hút thuốc lá 
91 
55.56
39.51
1.23
3.7
0
10
20
30
40
50
60
Bạn bè
mời
Giảm căng
thẳng
Mạnh mẽ,
sành điệu
Lý do
khác
Biều đồ 2. Lý do chính hút thuốc lá 
Lý do chính hút thuốc lá ở những người hiện đang hút thuốc lá do bạn bè mời là 
cao nhất (55,5%), hút để giảm căng thẳng (39,5), lý do thấy mạnh mẽ, sành điệu chiếm 
tỷ lệ thấp (1,2%), lý do khác (3,7%) như: thấy thích thích thì hút, sau khi ăn hoặc khi 
uống coffee hút thấy hay hay. Qua kết quả có thể thấy thói quen trong giao tiếp mời 
thuốc lá, hoặc người đang hút rồi mời bạn hút làm gia tăng tỷ lệ hút thuốc lá HSSV học 
tập trung, thường xuyên tiếp xúc với bạn bè cùng học hàng ngày, nếu trong nhóm bạn 
có người hút thuốc rất dễ mời mọi người hút theo. Do tác dụng kích thích các nơ ron 
thần kinh của Nicotin làm cho người hút có cảm giác hưng phấn, giảm căng thẳng nên 
thường hút khi có vấn đề trong sinh hoạt và học tập như: áp lực thi cử, áp lực trong cuộc 
sống hàng ngày. 
4.1.5. Nơi hút thuốc lá 
Trong số những người đang hút thuốc lá tại nhà thì mức độ thỉnh thoảng hút chiếm 
tỷ lệ cao nhất (72,8%). Tại trường học tỷ lệ không hút tại trường là (55,6%). Ở nơi khác 
thì mức độ thỉnh thoảng chiếm tỷ lệ cao nhất (69,1%). 
4.2 Mức độ hiểu biết về tác hại của thuốc lá 
4.2.1. Kiến thức về tác hại của thuốc lá 
68.5
29.6
1.5 0.2 0.2
0
20
40
60
80
Rất có
hại
Có hại Ít có hại Không
có hại
Không
biết
Biểu đồ 3. Hiểu biết về tác hại thuốc lá 
92 
Kiến thức hiểu biết về tác hại của việc hút thuốc lá, có 68,5% cho rằng hút 
thuốc lá rất có hại, có hại (29,6%), ít có hại (1,5%), không có hại (0,2%), không biết 
(0,2%). Nam giới cho rằng hút thuốc lá rất có hại 63,8%, có hại 33,8%, ít có hại 1,7%, 
không có hại 0,3%; trong khi đó tỷ lệ này ở nữ giới: hút thuốc lá rất có hại 80,5%, có 
hại 18,6%, ít có hại 0,9%. Có sự khác biệt về hiểu biết về tác hại của việc hút thuốc lá 
giữa nam và nữ trong nhóm nghiên cứu với p<0,01. Tỷ lệ cho rằng hút thuốc lá rất có 
hại cao nhưng có sự khác biệt giữa hai giới. Sự khác biệt này có thể do tỷ lệ nam giới 
hút thuốc lá nhiều hơn nên khi nói đến tác hại có thể những người nam hút thuốc sẽ cho 
rằng mức độ nguy hại của thuốc lá thấp hơn. 
4.2.2. Hiểu biết về tác hại hút thuốc lá thụ động 
Tỷ lệ chung của hai giới về mức độ nguy hại do hút thuốc lá thụ động: rất có hại 
63,1% (trong đó, nam 64,2%, nữ 60,2%), có hại 32,5% (nam 32,8%, nữ 31,9%), ít có 
hại 2,7% (trong đó nam 2%, nữ 4,4%), không có hại 0,2% (trong đó nam 0,3%, nữ 0%), 
không biết 1,5% (trong đó nam 0,7, nữ 3,5%). Vẫn có số ít đối tượng nghiên cứu không 
biết tác hại hút thuốc lá thụ động. 
4.2.3. Hiểu biết về các bệnh do thuốc lá gây ra 
Bảng 5: Hiểu biết các bệnh do thuốc lá gây ra (N=406) 
Các bệnh do thuốc lá gây ra 
Hút thuốc lá Hút thuốc lá thụ động 
Tần 
số 
Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) 
Viên phế quản/phổi 305 75,1 291 71,7 
Ung thư phổi 372 91,6 322 79,3 
Ung thư bộ phận khác 155 38,2 149 36,7 
Bệnh tim mạch 207 51,0 197 48,5 
ảnh hưởng thai nhi/trẻ em 269 66,3 285 70,2 
Giảm tuổi thọ 261 64,3 227 55,9 
Khác 6 1,5 5 1,2 
Trong số 406 đối tượng được phỏng vấn thì bệnh gây ra do hút thuốc lá và hút 
thuốc lá thụ động: ung thư phổi chiếm tỷ lệ cao nhất (người hút thuốc 91,6%, hút thuốc 
thụ động 79,3%), viêm phế quản/ phổi (người hút thuốc 75,1%, hút thuốc thụ động 
77,7%), ảnh hưởng thai nhi/trẻ em (người hút thuốc 66,3%, hút thuốc thụ động 70,2%), 
hút thuốc lá ung thư các bộ phận khác chiếm tỷ lệ thấp (người hút thuốc 38,2%, hút thuốc 
thụ động 36,7%). 
4.3.Thái độ đối với người hút thuốc 
4.3.1. Thái độ đối với người hút thuốc 
Trong số đối tượng được hỏi đã trả lời nếu có người hút thuốc thì sẽ yêu cầu đi 
nơi khác hút chiếm 50,5% (trong đó nam 46,4%, nữ 50,5%), yêu cầu tắt thuốc 27,1% 
(trong đó nam 24,2%, nữ 34,5%), bỏ đi nơi khác 30% (trong đó nam 33,4%, nữ 
93 
21,25%), không có ý kiến gì 5,9% (trong đó nam 8,2%, nữ 0%). Qua kết quả có thể thấy 
rằng mọi người thái độ tích cực hơn trong việc phòng, chống tác hại thuốc lá, trong đó 
thái độ của nữ giới tỏ vẻ kiên quyết hơn. 
4.3.2. Thái độ đối với học sinh vi phạm quy định cấm hút thuốc 
Thái độ của đối tượng được phỏng vấn về việc học sinh quy phạm quy định cấm 
hút thuốc: nhắc nhở không hút thuốc chiếm 54,4%, xét hạnh kiểm 39,9%, trừ thi đua lớp 
5,2% và khác 0,7%. 
4.3.3. Đối với những người vi phạm lệnh cấm hút thuốc 
1,2%4,2%
27,1%
67,5%
Phạt tiền
Nhắc nhở
Không có ý kiến gì
Khác
Biểu đồ 4. Hình thức xử phạt đối với người vi phạm cấm hút thuốc lá 
Đối với hình thức xử phạt người vi phạm lệnh cấm hút thuốc có 67,5% đối tượng 
nghiên cứu cho rằng cần phạt tiền, 27,1% nhắc nhở, 4,2% không có ý kiến gì, 1,2% 
khác (cần có hình thức xử phạt nặng hơn). 
4.3.4. Mức xử phạt đối với người vi phạm 
Mức phạt tiền đối với người vi phạm quy định cấm hút thuốc có 41,4 % cho rằng 
phạt từ 50.000 đến dưới 100.000đ, 33,5% phạt trên 100.000, và 25,1% dưới 50.000đ. 
4.4. Kiến thức về tác hại thuốc lá qua các nguồn thông tin 
Có 72,9% trả lời nhận thông tin về tác hại của thuốc lá qua Tivi, Đài phát thanh 
36,9%, Sách báo tạp chí (39,7%); tranh ảnh, áp phích (21,7%).. 
Điều này cũng phù hợp với nhận xét trong nghiên cứu của Nguyễn Minh Dũng ở 
Trung tâm Truyền thông GDSK Thừa Thiên Huế, Tivi là kênh truyền thông hấp dẫn nên 
thu hút nhiều người xem. 
5. Kết luận 
Qua nghiên cứu 406 học sinh, sinh viên tại 4 trường Cao đẳng và Trung học 
chuyên nghiệp tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, chúng tôi kết luận: 
5.1. Tỷ lệ hút thuốc lá trong nhóm nghiên cứu 
Tỷ lệ đã từng hút thuốc lá trong nhóm nghiên cứu là 33,7%, trong đó ở nam giới 
đã từng hút thuốc lá khá cao với 46,1%, nữ giới 1,8%. 
Tỷ lệ hiện hút ở nhóm nghiên cứu là 20%, trong đó tỷ lệ hiện đang hút thuốc ở 
94 
nam giới là (27,3%) cao hơn nữ giới (0,9%). Tỷ lệ bỏ thuốc lá ở những người hút thuốc 
lá là 40,9% (trong đó nam giới là 40,7%, nữ 50%). 
5.2. Kiến thức, thái độ về phòng chống tác hại thuốc lá 
Kiến thức tác hại hút thuốc lá: 63,8% nam giới cho rằng hút thuốc lá rất có hại, nữ 
giới là 80,5%. 
Kiến thức tác hại hút thuốc lá thụ động: 64,2% nam giới cho rằng hút thuốc lá rất 
có hại, nữ giới là 60,2%. 
Thái độ đối với người hút thuốc: 46,4% nam giới yêu cầu người hút đi nơi khác 
hút, nữ giới là 50,5%; Yêu cầu tắt thuốc (nam 24,2%, nữ 34,5%); không ý kiến gì (nam 
8,2%, nữ 0%). Hình thức phạt người vi phạm quy định cấm hút thuốc: phạt tiền người 
vi phạm (nam 63,5%, nữ 77,9%). Mức phạt tiền từ 50.000 - dưới 100.000đ (41,4%), 
mức trên 100.000đ (33,5%), mức dưới 50.000đ (25,1%). 
6. Kiến nghị 
Để nâng cao kiến thức, thay đổi thái độ và hành vi theo chiều hướng tích cực để 
phòng chống tác hại thuốc lá trong học sinh, sinh viên tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú 
Yên nói riêng. Trong thời gian tới chúng tôi đề nghị các cơ quan có thẩm quyền tập 
trung vào một số vấn đề cụ thể sau đây: 
1. Đẩy mạnh các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông trên các phương tiên 
truyền thông đại chúng với sự đa dạng về hình thức. 
2. Trong các trường học cần thường xuyên tổ chức các buổi học ngoại khóa, sinh hoạt 
chuyên đề về phòng chống tác hại thuốc lá, phát động các phong trào “trường học 
không khói thuốc”, “giảng đường không khói thuốc”... Phòng y tế trường học cần 
có nơi tư vấn sức khỏe, góc tuyên truyền sức khỏe...Xây dựng các câu lạc bộ không 
khói thuốc lá để tạo sân chơi bổ ích và lành mạnh cho học sinh, sinh viên. 
3. Thực hiện Quyết định 1315/QĐ-TTg ngày 21-8-2009 của Thủ tướng chính phủ “về 
việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước khung về kiểm soát thuốc lá”, trong đó 
có các quy định cấm hút thuốc lá 
4. Các cơ quan, ban ngành đoàn thể, Ban giám hiệu các trường cần quan tâm nhiều hơn 
nữa để tạo môi trường sống khỏe mạnh cho các em. Xây dựng môi trường không 
thuốc lá trong trường học và tại cộng đồng. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Y tế - Tổng cục Thống kê (2003) Điều tra Quốc gia về Thanh niên, Vị Thành 
niên Việt Nam. 
2. Cục thống kê Phú Yên (2010), Niên giám thống kê 2010. 
95 
3. Quyết định số 1315/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính 
phủ Về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước khung về kiểm soát thuốc 
lá. 
4. Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Yên, Báo cáo số lượng sinh viên, học sinh chuyên 
nghiệp năm học 2009 -2010, trang phụ lục 1 - 2. 
5. Lê Khắc Bảo, Nguyễn Trung Thành, Khảo sát thực trạng hút thuốc lá của nhân 
viên y tế tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Thành phố Hồ Chí Minh. Tập chí Y học 
- Thành phố Hồ Chí Minh, tập 13, 2009. 
6. Nguyễn Minh Dũng, Hầu Văn Nam, Nghiên cứu tình hinh hút thuốc lá của sinh 
viên đại học Huế năm 2008. Bộ Y tế, Trung tâm Truyền thông GDSK TW, Nhà 
xuất bản khoa học và kỹ thuật năm 2010, Trang 136, 142, 143. 
7. Lương Ngọc Khuê, Phan Thị Hải, Điều tra toàn cầu về sử dụng thuốc lá ở người 
trưởng thành (GATS) tại Việt Nam, Vinachssh 2011. 
8. Nguyễn Thị Nguyên Hoa, Nghiên cứu lượng giá chương trình vận động khu vực 
dịch vụ công cộng không khói thuốc lá tại thành phố Hồ Chí Minh sau 2 năm thực 
hiện, Bộ Y tế, Trung tâm Truyền thông GDSK trung ương, Nhà xuất bản khoa học 
và kỹ thuật năm 2010, trang 231 - 234. 
9. Trịnh Văn Hiệp, Trương Trọng Hoàng, Khảo sát đánh giá hoạt động xây dựng mô 
hình cộng đồng không thuốc lá tại phường 28, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí 
Minh, Bộ Y tế, Trung tâm Truyền thông GDSK TW, Nhà xuất bản khoa học và kỹ 
thuật năm 2010, trang 220 - 223. 
10. Châu Liễu Trinh, Các yếu tố liên quan đến hành vi hút thuốc lá ở học sinh trung 
học phổ thông thành phố Cần Thơ, Bộ Y tế, Trung tâm Truyền thông GDSK TW, 
NXB khoa học và kỹ thuật năm 2010. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_kien_thuc_thai_do_va_hanh_vi_phong_chong_tac_hai.pdf