Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật sửa van hai lá tại bệnh viện quân y 103

Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật sửa van ở bệnh nhân (BN) hở van hai lá (VHL).

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu 34 BN hở VHL được phẫu thuật sửa van tại

Bệnh viện Quân y 103 từ 6/2018 - 11/2020. Kết quả: Tuổi trung bình 61,3 ± 11,5; tỷ lệ nam/nữ:

2,4/1; phân độ suy tim trước mổ theo NYHA: 61,8% NYHA II, 38,2% NYHA III; 26% rung nhĩ;

74% nhịp xoang. Tổn thương trong mổ: 52,9% đứt dây chằng, 29,4% sa van và 85,3% giãn

vòng van; 2 trường hợp hở van hậu thấp và 2 trường hợp hở van do Osler. 97% sửa thành

công; 3% thất bại do SAM (Systolic anterior motion); 42,42% sử dụng dây chằng nhân tạo;

32/33 trường hợp đặt vòng van (1 trường hợp dải màng tim). Chỉ 27,3% sửa van 2 lá đơn

thuần, 63,6% sửa van 3 lá, 3 trường hợp (9,1%) bắc cầu chủ vành kết hợp. Thời gian chạy

tuần hoàn ngoài cơ thể trung bình: 145,2 ± 38,6 phút, kẹp động mạch chủ (ĐMC): 101,0 ± 24,4

phút. Biến chứng: 4 trường hợp phải đặt bóng đối xung ĐMC từ 1 - 3 ngày; 2 trường hợp nhiễm

khuẩn vết mổ; không trường hợp nào tử vong, chảy máu phải mổ lại. Kết luận: Phẫu thuật sửa

van điều trị hở VHL an toàn, hiệu quả, tỷ lệ tai biến, biến chứng thấp.

Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật sửa van hai lá tại bệnh viện quân y 103 trang 1

Trang 1

Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật sửa van hai lá tại bệnh viện quân y 103 trang 2

Trang 2

Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật sửa van hai lá tại bệnh viện quân y 103 trang 3

Trang 3

Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật sửa van hai lá tại bệnh viện quân y 103 trang 4

Trang 4

Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật sửa van hai lá tại bệnh viện quân y 103 trang 5

Trang 5

Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật sửa van hai lá tại bệnh viện quân y 103 trang 6

Trang 6

Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật sửa van hai lá tại bệnh viện quân y 103 trang 7

Trang 7

pdf 7 trang minhkhanh 6860
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật sửa van hai lá tại bệnh viện quân y 103", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật sửa van hai lá tại bệnh viện quân y 103

Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật sửa van hai lá tại bệnh viện quân y 103
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2021 
101 
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM PHẪU THUẬT SỬA VAN HAI LÁ 
TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103 
 Nguyễn Ngọc Trung1, Vũ Đức Thắng1, Nguyễn Trường Giang2 
 Nguyễn Thế Kiên1, Lê Bá Hạnh1, Hoàng Thế Anh1, Khuất Duy Hòa1 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật sửa van ở bệnh nhân (BN) hở van hai lá (VHL). 
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu 34 BN hở VHL được phẫu thuật sửa van tại 
Bệnh viện Quân y 103 từ 6/2018 - 11/2020. Kết quả: Tuổi trung bình 61,3 ± 11,5; tỷ lệ nam/nữ: 
2,4/1; phân độ suy tim trước mổ theo NYHA: 61,8% NYHA II, 38,2% NYHA III; 26% rung nhĩ; 
74% nhịp xoang. Tổn thương trong mổ: 52,9% đứt dây chằng, 29,4% sa van và 85,3% giãn 
vòng van; 2 trường hợp hở van hậu thấp và 2 trường hợp hở van do Osler. 97% sửa thành 
công; 3% thất bại do SAM (Systolic anterior motion); 42,42% sử dụng dây chằng nhân tạo; 
32/33 trường hợp đặt vòng van (1 trường hợp dải màng tim). Chỉ 27,3% sửa van 2 lá đơn 
thuần, 63,6% sửa van 3 lá, 3 trường hợp (9,1%) bắc cầu chủ vành kết hợp. Thời gian chạy 
tuần hoàn ngoài cơ thể trung bình: 145,2 ± 38,6 phút, kẹp động mạch chủ (ĐMC): 101,0 ± 24,4 
phút. Biến chứng: 4 trường hợp phải đặt bóng đối xung ĐMC từ 1 - 3 ngày; 2 trường hợp nhiễm 
khuẩn vết mổ; không trường hợp nào tử vong, chảy máu phải mổ lại. Kết luận: Phẫu thuật sửa 
van điều trị hở VHL an toàn, hiệu quả, tỷ lệ tai biến, biến chứng thấp. 
* Từ khóa: Hở van hai lá; Sửa van hai lá; Bệnh van tim. 
The Short-Term Results of Mitral Valve Repair at Military Hospital 103 
Summary 
Objectives: To evaluate the short-term results of mitral valve repair in patients with mitral 
regurgitation. Subjects and methods: The prospective study on patients with chronic mitral 
regurgitation who were treated by mitral valve repair at Hospital 103 between June 2018 and 
November 2020. Results: There was a total of 34 patients, mean age 61.3 ± 11.5 years (min: 
32 years, max: 75 years), male/female ratio: 2.4/1. According to NYHA pre-operative functional 
classification: 61.8% NYHA II, 38.2% NYHA III; no patients in class IV or I. 26% patients were in 
atrial fibrillation, 74% patients were in sinus rhythm. Intra-operative injuries: 52.9% ligament 
rupture; 29.4% prolapse and 85.3% annulus valve dilatation; 2 cases of rheumatic and 2 cases 
of mitral valve regurgitation caused by Osler. Technical repair: 97% successfully repaired; 
3% failed (due to SAM); 42.42% used artificial ligaments; 32/33 cases of mitral valve annulus 
(1 case of pericardial band). Only 27.3% patients underwent mitral valve repair alone, 
63.6% patients had their tricuspid valve repaired, 3 cases (9.1%) undergoing the coronary bypass. 
1Khoa Phẫu thuật Tim mạch, Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y 
2Học viện Quân y 
Người phản hồi: Nguyễn Thế Kiên (thekien103@gmail.com) 
 Ngày nhận bài: 17/2/2021 
 Ngày bài báo được đăng: 21/4/2021 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2021 
102 
Average CEC time was 145.2 ± 38.6 minutes, clamp aortic time was 101.0 ± 24.4 minutes; 
Complications recorded in 4 cases who had to be supported by IABP from 1 to 3 days, and 2 
cases had surgical site infection, none of them died or had bleeding that required re-operation. 
Conclusion: Mitral valve repair for mitral regurgitation had excellent outcome with high short-
term survival, no hospital mortality rate, low incidence of complications. 
* Keywords: Mitral regurgitation; Mitral valve repair; Valve disease. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Hở VHL là bệnh lý van tim thường gặp. Trong những năm gần đây, cơ cấu bệnh 
van tim ở Việt Nam có xu hướng giống các nước phát triển: Tỷ lệ bệnh van tim do 
thoái hóa có xu hướng tăng, bệnh van tim hậu thấp giảm [1]. Phẫu thuật sửa VHL có 
ưu điểm hơn so với phẫu thuật thay van: Bảo tồn lá van và bộ máy dưới van, do đó 
chức năng thất trái được bảo tồn, tỷ lệ biến chứng thấp, kết quả dài hạn tốt hơn. Với 
sự phát triển của vòng van và dây chằng nhân tạo, kỹ thuật sửa VHL ngày càng phát 
triển và mang lại nhiều lợi ích cho BN. Xuất phát từ thực tiễn đó, chúng tôi tiến hành 
nghiên cứu này nhằm: Đánh giá kết quả phẫu thuật sửa van hai lá ở bệnh nhân hở van 
hai lá. 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
1. Đối tượng nghiên cứu 
34 BN hở VHL được phẫu thuật sửa van tại Bệnh viện Quân y 103. Thời gian từ 
6/2018 - 11/2020. 
* Tiêu chuẩn lựa chọn: BN có hoặc không có bệnh tim kết hợp. 
2. Phương pháp nghiên cứu 
* Thiết kế nghiên cứu: Mô tả tiến cứu không đối chứng. 
* Chỉ tiêu đánh giá: Tuổi, giới, phân độ suy tim NYHA, điện tim, siêu âm tim, tổn 
thương VHL, kỹ thuật sửa van. 
* Các bước tiến hành: 
- BN được phẫu thuật sửa van, đánh giá siêu âm thực quản trong mổ. 
- Sau mổ, đánh giá điều trị hồi sức, hậu phẫu và theo dõi các biến chứng. 
* Xử lý số liệu: Bằng phần mềm SPSS 20.0. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
1. Đặc điểm BN trước mổ 
Tuổi trung bình 61,3 ± 11,5 (thấp nhất 32 tuổi, lớn nhất 75 tuổi). Nam chiếm 71%, 
nữ: 29%, tỷ lệ nam/nữ: 2,4/1. 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2021 
103 
Bảng 1: Đặc điểm trước mổ. 
Đặc điểm Giá trị 
Tiền sử tim mạch liên quan n (%) 
Không rõ tiền sử 
Viêm nội tâm mạc 
Thấp tim 
Bệnh tim kết hợp 
25 (73,5) 
2 (5,9) 
2 (5,9) 
14 (41,2) 
Phân độ NYHA n (%) 
NYHA I, IV 
NYHA II 
NYHA III 
0 (0,0) 
21 (61,8) 
13 (38,2) 
Điện tâm đồ n (%) 
Nhịp xoang 
Rung nhĩ 
25 (73,5) 
9 (26,5) 
Siêu âm tim 
 ± SD 
LVDd (mm) 
LVDs (mm) 
LAD (mm) 
EF (%) 
PAPs (mmHg) 
56,6 ± 8,96 
35,85 ± 9,35 
43,74 ± 8,90 
65,91 ± 11,02 
39,56 ± 17,68 
Mức độ hở VHL trên siêu âm n (%) 
2/4 
3/4 
4/4 
1 (2,9) 
21 (61,8) 
12 (35,5) 
Bảng 2: Nguyên nhân hở van hai lá. 
Nguyên nhân hở van hai lá Số BN Tỷ lệ (%) 
Thoái hóa 27 79,4 
Hậu thấp 3 8,8 
Viêm nội tâm mạc 2 5,9 
Bẩm sinh 1 2,9 
Khác 1 2,9 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2021 
104 
Bảng 3: Tổn thương trên siêu âm. 
Tổn thương cụ thể Số BN Tỷ lệ (%) 
Giãn vòng van 24 70,6 
Sa lá trước 10 29,4 
Sa lá sau 14 41,2 
Sa cả 2 lá 3 88,8 
Đứt dây chằng 17 50,0 
Dày nặng lá van 5 14,7 
Dính mép van 1 2,9 
Thủng lá van 1 2,9 
2. Đặc điểm bệnh nhân trong mổ 
Bảng 4: Đặc điểm trong mổ. 
Đặc điểm Số BN Tỷ lệ (%) 
Sửa van thành công 
Dùng vòng van nhân tạo 
 Dùng dải màng tim 
33 
32 
1 
97 
96,97 
3,03 
Thất bại do SAM 1 3,00 
Dùng dây chằng nhân tạo 14 42,42 
Gọt mỏng lá van 3 9,09 
Alfieri 3 9,09 
Cắt tam giác lá sau 4 12,12 
Làm ngắn dây chằng 2 6,06 
Lấy cục sùi 2 6,06 
Xẻ mép van 2 6,06 
Bảng 5: Đặc điểm siêu âm thực quản trong mổ (n = 33). 
Mức độ hở Số BN Tỷ lệ (%) 
Không hở 12 36,4 
1/4 20 60,6 
2/4 1 3,0 
3/4 và 4/4 0 0,0 
3. Kết quả sớm 
6 BN (18,18%) có biến chứng sớm sau mổ, trong đó 4 BN (12,12%) hội chứng cung 
lượng tim thấp phải đặt bóng đối xung ĐMC, 2 BN nhiễm trùng nhẹ vết mổ. 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2021 
105 
Bảng 6: So sánh kết quả trước và sau mổ. 
Đặc điểm Trước mổ (n = 34) Sau mổ (n = 33) 
Kích thước tim trái ( ± SD) 
p 
LVDd (mm) 
LVDs (mm) 
LAD (mm) 
56,6 ± 8,96 
35,85 ± 9,35 
43,74 ± 8,90 
49,2 ± 5,76 
33,4 ± 6,4 
39,3 ± 5,7 
0,001 
0,026 
0,003 
EF và PAPs ( ± SD) 
EF (%) 
PAPs (mmHg) 
65,91 ± 11,02 
39,56 ± 17,68 
58,2 ± 10,3 
23,9 ± 6,5 
0,002 
0,001 
BÀN LUẬN 
1. Đặc điểm BN trước mổ 
34 BN hở VHL được phẫu thuật sửa 
van với độ tuổi trung bình 61,3 ± 11,5, 
thấp nhất 32 tuổi, lớn tuổi nhất 75 tuổi. 
71% nam giới, 29% nữ giới. Nghiên cứu 
của Trần Ngọc Vũ (2018): Tuổi trung bình 
37,20 ± 16,60, thấp nhất 5 tuổi, cao nhất 
69 tuổi [1]. Chauvaud S và CS (2001) 
nghiên cứu 951 BN hở VHL hậu thấp 
được phẫu thuật sửa van: Tuổi trung bình 
25,8 ± 1,8 [3]. Như vậy, tuổi BN của 
chúng tôi cao hơn các tác giả khác, điều 
đó giải thích BN của chúng tôi nguyên 
nhân gây hở VHL do thoái hóa chiếm đến 
79,4%; tỷ lệ này của Trần Ngọc Vũ chỉ 
43,48%. Hơn nữa, cơ cấu bệnh van tim ở 
nước ta đang có xu hướng tăng mặt bệnh 
van tim do thoái hóa, trong khi bệnh van 
tim hậu thấp có xu hướng giảm. 
Phân độ suy tim trước mổ theo NYHA: 
61,8% NYHA II; 38,2% NYHA III, không 
gặp NYHA I hoặc IV. Chúng tôi chỉ định 
phẫu thuật sửa van sớm phần lớn ở BN 
suy tim NYHA II. Tương đương của Trần 
Ngọc Vũ (2018): NYHA II chiếm tỷ lệ cao 
nhất (89,29%), tiếp theo là NYHA III 
(9,52%), NYHA I chỉ 1,19%, không gặp 
NYHA IV [1]. Perier P và CS (1994) 
nghiên cứu 48 BN hở VHL được phẫu 
thuật sửa van, phân độ suy tim theo 
NYHA trước mổ: NYHA I: 10%, NYHA II: 
17%, NYHA III: 35%, NYHA IV: 38%. 
Như vậy, đa số BN đều ở mức NYHA III-IV 
trước mổ (73%), tỷ lệ tử vong phẫu thuật 
2,1% [4]. Tribouilloy CM và CS (1999) so 
sánh kết quả phẫu thuật ở 2 nhóm NYHA 
I-II và NYHA III-IV: Tỷ lệ tử vong phẫu 
thuật và tỷ lệ sống thêm > 10 năm sau 
phẫu thuật ở nhóm NYHA I-II là 0,5% và 
76 ± 4%, nhóm NYHA III-IV là 5,4% và 
48 ± 4% (p < 0,001) [5]. Như vậy, chỉ định 
phẫu thuật sớm ở BN hở VHL mức độ 
nặng có NYHA I-II cho kết quả lâu dài tốt 
hơn so với khi đã ở NYHA III-IV. 
Điện tâm đồ trước mổ: 74% BN nhịp 
xoang, chỉ 26% BN rung nhĩ. Siêu âm tim 
ghi nhận đường kính tâm trương thất trái 
trung bình 56,6 ± 8,96 mm; đường kính 
nhĩ trái trung bình 43,74 ± 8,90 mm; 
EF trung bình 65,91 ± 11,02%; áp lực 
động mạch phổi tâm thu trung bình 39,56 ± 
17,68 mmHg. Kết quả điện tâm đồ và siêu 
âm tim hoàn toàn phù hợp với phần lớn 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2021 
106 
BN suy tim NYHA II (61,8%), không có 
BN NYHA IV. 
2. Đặc điểm BN trong mổ 
Tỷ lệ sửa van thành công 97% (33/34 
BN), 1 BN thất bại do SAM, trong đó 32 
BN (96,97%) dùng vòng van nhân tạo, 1 
BN (3,03%) dùng dải màng tim. 14 BN 
(42,42%) dùng dây chằng nhân tạo, 3 BN 
(9,09%) gọt mỏng lá van, 3 BN (9,09%) 
Alfieri, 4 BN (12,12%) cắt tam giác lá sau, 
2 BN (6,06%) làm ngắn dây chằng, 2 BN 
(6,06%) lấy cục sùi, 2 BN (6,06%) xẻ 
mép van. Nghiên cứu của Trần Ngọc Vũ 
(2018): Đặt vòng van nhân tạo (91,30%), 
tạo hình vòng van sau bằng dải màng 
ngoài tim tự thân (7,61%) hoặc thu nhỏ 
vòng van bằng chỉ (1,09%). Với những 
trường hợp chỉ đứt dây chằng đơn thuần 
mà không giãn vòng van, chúng tôi ưu 
tiên sử dụng dây chằng nhân tạo để tránh 
tình trạng SAM sau sửa van. Việc sử 
dụng dây chằng nhân tạo giúp phục hồi 
diện tiếp giáp tốt giữa các lá van nhằm 
làm cho chức năng van được đảm bảo. 
Mô lá van là thành phần chính tạo nên 
diện tiếp giáp đó, vì vậy sử dụng dây 
chằng nhân tạo bảo tồn được mô lá van 
chính là duy trì được độ rộng của diện 
tiếp giáp giữa 2 lá van, nhất là tại vùng 
P2 của lá sau. Ngoài ra, áp dụng kỹ thuật 
này cho phép thực hiện thêm kỹ thuật 
khác khi cần thiết, do đó tăng khả năng 
thành công trong sửa van. Với những 
trường hợp dứt dây chằng ở lá sau kết 
hợp giãn vòng van, có thể sử dụng kỹ 
thuật cắt tam giác lá sau hoặc chuyển vị 
dây chằng. 100% BN được đánh giá bằng 
siêu âm thực quản trong mổ, kết quả: 
1 BN (2,9%) khi bơm nước kiểm tra thì kín, 
tuy nhiên đánh giá bằng siêu âm thực 
quản xảy ra hiện tượng SAM, VHL còn 
hở 2,5/4. BN được thay VHL. 1 BN VHL 
còn hở 2/4 do bệnh cơ tim phì đại, BN 
được mở rộng đường ra thất trái kết hợp 
sửa VHL. Thời gian kẹp ĐMC 116 phút và 
thời gian chạy tuần hoàn ngoài cơ thể 
244 phút. Vì thời gian kéo dài nên chúng 
tôi không chạy lại tuần hoàn ngoài cơ thể 
để sửa hoặc thay van. Theo dõi 6 tháng 
sau phẫu thuật, mức độ hở van của BN 
giảm còn 1/4. 
3. Kết quả sớm sau mổ 
Không trường hợp nào tử vong do 
phẫu thuật. Lee EM và CS (1995) nghiên 
cứu 219 BN HoHL được sửa VHL: Tỷ lệ 
tử vong phẫu thuật 2,7%. Theo tác giả, 
dù bảo tồn được bộ máy dưới van, tuy 
nhiên rối loạn chức năng thất trái vẫn còn, 
đây là nguyên nhân chính gây tử vong 
phẫu thuật [6]. 
6 BN (18%) có biến chứng sau mổ. 
Trong đó, 4 BN (12,12%) bị hội chứng 
cung lượng tim thấp phải đặt bóng đối 
xung ĐMC. Maganti M và CS (2010) gặp 
tỷ lệ hội chứng cung lượng tim thấp sau 
phẫu thuật VHL 7%, tác giả chỉ ra các yếu 
tố dự đoán hội chứng cung lượng tim thấp 
sau mổ là: Phẫu thuật khẩn, EF < 40%, 
suy tim độ IV, bệnh VHL do thiếu máu cơ 
tim và thời gian chạy tuần hoàn ngoài cơ 
thể kéo dài [7]. 
Tất cả BN được đánh giá siêu âm tim 
trước khi ra viện, kết quả: Kích thước 
buồng tim trái và áp lực động mạch phổi 
đều giảm có ý nghĩa thống kê so với 
trước mổ (p < 0,05). Do các buồng tim 
được tái cấu trúc lại sau khi VHL được 
sửa. 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2021 
107 
Phân suất tống máu thất trái giảm so 
với trước mổ có ý nghĩa thống kê 
(p < 0,05), do nhiều nguyên nhân: Do tác 
động của cuộc mổ tim hở với việc ngừng 
tim và chạy máy tuần hoàn ngoài cơ thể; 
do VHL được sửa, làm giảm phân suất 
dòng hở, tăng phân suất tống máu lên 
động mạch chủ. Do đó, mặc dù EF giảm 
nhưng thực chất cung lượng tim có thể 
không giảm mà còn tăng. 
KẾT LUẬN 
Qua nghiên cứu 34 BN hở VHL được 
điều trị bằng phẫu thuật sửa van, chúng 
tôi rút ra kết luận: Phẫu thuật sửa VHL 
an toàn, hiệu quả, tỷ lệ tai biến, biến 
chứng thấp, đặc biệt sử dụng dây chằng 
nhân tạo giải quyết được các trường hợp 
khó sửa. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Trần Ngọc Vũ. Nghiên cứu đặc điểm 
lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật 
sửa van điều trị hở van hai lá tại Bệnh viện 
Đà Nẵng. Luận án Tiến sĩ. Học viện Quân y 
2019. 
2. Shimizu A, et al. Long-term outcomes of 
mitral valve repair for isolated commissural 
prolapse: Up to 17-year experience. Ann 
Thorac Surg 2015; 99(1):43-47. 
3. Chauvaud S, et al. Long-term (29 years) 
results of reconstructive surgery in rheumatic 
mitral valve insufficiency. Circulation 2001; 
104(12 Suppl 1):12-15. 
4. Perier P, B Clausnizer, K Mistarz. 
Carpentier "sliding leaflet" technique for repair 
of the mitral valve: Early results. Ann Thorac 
Surg 1994; 57(2):383-386. 
5. Tribouilloy CM, et al. Impact of preoperative 
symptoms on survival after surgical correction 
of organic mitral regurgitation: Rationale for 
optimizing surgical indications. Circulation 1999; 
99(3):400-405. 
6. Lee EM, LM Shapiro, FC Wells. 
Mortality and morbidity after mitral valve 
repair: The importance of left ventricular 
dysfunction. J Heart Valve Dis 1995; 4(5):460-
468; discussion 469-470. 
7. Maganti M, et al. Predictors of low 
cardiac output syndrome after isolated mitral 
valve surgery. J Thorac Cardiovasc Surg 2010; 
140(4):790-796. 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_ket_qua_som_phau_thuat_sua_van_hai_la_tai_benh_vien.pdf