Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị di chứng liệt vận động dây thần kinh vi

Mục tiêu: Nhận xét đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị liệt vận động dây VI.

 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu trên 36 bệnh nhân (38 mắt) di chứng liệt dây thần kinh VI có đủ điều kiện cho phép phẫu thuật.

Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị di chứng liệt vận động dây thần kinh vi trang 1

Trang 1

Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị di chứng liệt vận động dây thần kinh vi trang 2

Trang 2

Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị di chứng liệt vận động dây thần kinh vi trang 3

Trang 3

Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị di chứng liệt vận động dây thần kinh vi trang 4

Trang 4

Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị di chứng liệt vận động dây thần kinh vi trang 5

Trang 5

Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị di chứng liệt vận động dây thần kinh vi trang 6

Trang 6

Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị di chứng liệt vận động dây thần kinh vi trang 7

Trang 7

Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị di chứng liệt vận động dây thần kinh vi trang 8

Trang 8

pdf 8 trang Danh Thịnh 15/01/2024 1300
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị di chứng liệt vận động dây thần kinh vi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị di chứng liệt vận động dây thần kinh vi

Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị di chứng liệt vận động dây thần kinh vi
 90
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ DI CHỨNG 
LIỆT VẬN ĐỘNG DÂY THẦN KINH VI 
VŨ THỊ BÍCH THUỶ 
Bệnh viện Mắt Trung ương 
PHẠM GIÁNG KIỀU 
Bệnh viện đa khoa Thái Nguyên 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Nhận xét đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị 
liệt vận động dây VI. 
 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu trên 36 bệnh nhân (38 mắt) 
di chứng liệt dây thần kinh VI có đủ điều kiện cho phép phẫu thuật. 
Phương pháp tiến cứu-can thiệp. Kết quả: 6% số bệnh nhân đến khám sớm 
trong vòng một tháng với lý do song thị, 78% đến khám sau 6 tháng với lý do lác. 
78,9% là liệt VI không hoàn toàn, 32% số ca không tìm được nguyên nhân. 78,9% được 
phẫu thuật lùi rút cơ đơn thuần và 21,1% được phẫu thuật di thực cơ. 100% bệnh nhân 
hài lòng về kết quả. 25% số ca có thị giác hai mắt ngay sau khi mổ. Tỷ lệ thành công 
của phẫu thuật là 74. 
Kết luận: bệnh nhân liệt VI thường đến khám muộn và chủ yếu là hình thái liệt 
VI không hoàn toàn. 32% số ca không tìm được nguyên nhân. Phẫu thuật điều trị di 
chứng liệt dây VI đạt kết quả tốt và ít biến chứng. 
 Trong liệt vận nhãn liệt dây thần 
kính VI là một bệnh hay gặp nhất [1]. 
Nhu cầu và cách thức điều trị điều trị liệt 
VI khác nhau và tuỳ thuộc vào từng giai 
đoạn, ở giai đoạn ổn định hay còn gọi là 
giai đoạn di chứng phẫu thuật là cách 
thức điều trị duy nhất.Năm 1973, ở nước 
ngoài đã có nhiều nghiên cứu kết quả 
điều trị liệt VI như lùi rút cơ đơn thuần, 
di thực một phần hai cơ trực đứng của 
Jensen hoặc di thực toàn bộ cơ trực đứng 
của O’Conner. Trong nước chưa có tác 
giả nào đề cập đến hình thái lâm sàng 
cũng như kết quả điều trị liệt tác giả Hà 
Huy Tiến [2] lần đầu tiên đã báo cáo kết 
quả di thực toàn bộ hai cơ thẳng đứng, 
đây chỉ là kết quả phẫu thuật trên ba 
bệnh nhân và chưa có kết quả theo dõi 
lâu dài. Chính vì thế chúng tôi nghiên 
cứu đề tài này nhằm hai mục tiêu: 
- Nhận xét đặc điểm lâm sàng liệt 
dây VI ở giai đoạn ổn định 
- Đánh giá kết quả phẫu thuật điều 
trị di chứng liệt VI. 
 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
1. Đối tượng nghiên cứu: 
 91
 Tiêu chuẩn lựa chọn: tất cả bệnh 
nhân liệt dây VI ở giai đoạn đã ổn định 
và có điều kiện để theo dõi sau phẫu 
thuật. Tiêu chuẩn loại trừ: có bệnh cấp 
tính ở mắt, có liệt dây III hoặc dây IV 
phối hợp. 
2. Phương pháp nghiên cứu: 
 Đánh giá trước mổ: Các thông số: 
tuổi, giới, lý do đến khám, thời điểm phát 
hiện bệnh.- Đánh giá các triệu chứng của 
liệt VI: đo độ lác, xác định song thị và vị 
trí của trường nhìn không song thị, đánh 
giá mức độ hạn chế vận nhãn (phân theo 
4 mức từ –1 đến – 4. Từ –1 đến –3 là liệt 
VI không hoàn toàn và -4 là liệt VI hoàn 
toàn) và xác định tư thế bù trừ. 
 Phương tiện nghiên cứu: Các dụng 
cụ khám lác, song thị, vận nhãn, máy 
khám mắt. Các dụng cụ phẫu thuật: bộ 
mổ lác, chỉ liền kim 6/0 tiêu, 4/0 không 
tiêu, chỉ khâu kết mạc. 
3. Đánh giá kết quả phẫu thuật 
3.1. Phương pháp phẫu thuật: 
 Đối với liệt dây VI không hoàn 
toàn: Mổ lùi rút cơ theo định lượng 
(1mm cơ trực trong khử 10 đến 20 và 
1mm cơ trực ngoài khử được 10 đến 
1,50). Đối với liệt dây thần kinh VI hoàn 
toàn áp dụng phương pháp phẫu thuật di 
thực cơ của Jensen. 
- Lùi cơ trực trong: cắt kết mạc sát 
rìa góc trong, bộc lộ cơ trực trong, kiểm 
tra cơ, cắt cơ khỏi chỗ bám cũ và khâu 
lùi cơ ra sau chỗ bám cũ 5 hoặc 6 mm 
bằng chỉ Ethicon 6/0. Khâu phục hồi kết 
mạc 
- Di thực cơ: cắt kết mạc nửa ngoài 
sát rìa, bộc lộ chỗ bám của cơ trực ngoài 
và phần ngoài của hai cơ trực trên và 
dưới. Dùng móc lác lấy nửa phía ngoài 
của cơ trực trên và cơ trực dưới, kéo ra 
phía sau cách chỗ bám cơ 15 mm. Khâu 
chập nửa ngoài của cơ trực trên với nửa 
trên của cơ trực ngoài và khâu chập nửa 
ngoài của cơ trực dưới với nửa dưới của 
cơ trực ngoài. Chỉ khâu chập cơ là chỉ 
không tiêu và nốt chỉ buộc chập hai cơ 
nằm ở gần xích đạo. Khâu kết mạc bằng 
chỉ tiêu. 
3.2. Đánh giá kết quả phẫu thuật: 
- Lác: kết quả tốt (độ lác tồn dư 10 
diop lăng kính), kết quả khá (độ lác tồn 
dư 20 diop lăng kính) và kết quả kém 
(độ lác tồn dư 20 diop lăng kính). 
- Song thị: kết quả tốt (hết song thị ở 
vị trí nguyên phát), kết quả khá (song thị 
đỡ hơn trước) và kết quả kém (song thị 
không thay đổi). 
- Hạn chế vận nhãn: kết quả tốt (vận 
nhãn bình thường hoặc cải thiện được ở 
hai bậc trở lên), kết quả khá (vận nhãn 
cải thiện được một bậc) và kết quả kém 
(vận nhãn không cải thiện). 
- Tư thế bù trừ: kết quả tốt (hết lệch 
mặt), kết quả khá (lệch mặt đỡ hơn trước 
mổ) và kết quả kém (lệch mặt không cải 
thiện). 
3.3 Tiêu chuẩn đánh giá chung: 
- Thành công: hết song thị và lác ở vị 
trí nhìn xa, nguyên phát. 
- Thất bại: còn song thị ở vị trí 
nguyên phát hay độ lác tồn dư trên 10 
diop lăng kính. 
 92
3.4. Đánh giá biến chứng trong và sau 
mổ: Xử lý số liệu theo chưong trình 
Epi-info 6.04. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
1. Đặc điểm bệnh nhân: 
 Đặc điểm: 36 bệnh nhân với 38 mắt 
(2 bệnh nhân bị liệt VI hoàn toàn hai 
mắt). Bệnh nhân ít tuổi nhất là 8 tháng 
tuổi, nhiều tuổi nhất là 65. Bệnh nhân nữ 
chiếm tỷ lệ 44%, nam chiếm tỷ lệ 56%. 
 Lý do và thời điểm đến khám: 5,6% 
BN đến khám sớm trong vòng một tháng với 
lý do song thị. 72,2% BN đến khám muộn 
sau 6 tháng với lý do chủ yếu là lác. 
 Hình thái: liệt dây VI không hoàn 
toàn 30 mắt (78,9%) và hoàn toàn 8 mắt 
(21,1%). 
 Nguyên nhân: chấn thương 34%, 
bẩm sinh 17%, bệnh mạch máu 17% và 
không tìm được nguyên nhân là 32%. 
2. Kết quả điều trị: 
2.1. Phương pháp phẫu thuật: 
 Phẫu thuật lùi rút cơ đơn thuần ở 
30 mắt (liệt VI không hoàn toàn) và di 
thực cơ ở 8 mắt (liệt VI hoàn toàn). 
2.2. Kết quả sau phẫu thuật: 
* Triệu chứng chủ quan: 100% BN 
đều hài lòng với kết quả sau phẫu thuật. 
* Triệu chứng khách quan 
- Thị giác hai mắt: trước phẫu thuật 
tất cả 33 bệnh nhân là người lớn có thể 
đo được thị giác đều không có thị giác 
hai mắt, ngay sau phẫu thuật 8 bệnh nhân 
có thị giác hai mắt (

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_ket_qua_phau_thuat_dieu_tri_di_chung_liet_van_dong.pdf