Đánh giá chương trình đào tạo của Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định qua ý kiến của cơ sở sử dụng nhân lực y tế và sinh viên năm 2017
Đánh giá sự cần thiết và mức độ áp dụng của chương trình đào tạo qua ý kiến của cơ sở sử dụng nhân lực y tế và các điều kiện hỗ trợ người học qua phản hồi của sinh viên.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá chương trình đào tạo của Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định qua ý kiến của cơ sở sử dụng nhân lực y tế và sinh viên năm 2017", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá chương trình đào tạo của Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định qua ý kiến của cơ sở sử dụng nhân lực y tế và sinh viên năm 2017
47 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Khoa học Điều dưỡng - Tập 01 - Số 03 severe malnutrition on short-term mortality and overall survival in head and neck cancer”, Oral oncology. 47(9), page 910- 914. 11. B Ebling, Brumnić V, Rendić-Miocević Z et al (2014), “Assessment of Nutritional Status in Cancer Patients in Osijek Health Area Center”, Collegium antropologicum. 38(1), page 105-110. 12. G Kanuri, Sawhney R, Varghese J et al (2016), “Iron deficiency anemia coexists with cancer related anemia and adversely impacts quality of life”, PloS one. 11(9), page e0163817. 13. M Pressoir, Desné S, Berchery D et al (2010), “Prevalence, risk factors and clinical implications of malnutrition in French Comprehensive Cancer Centres”, British journal of cancer. 102(6), page 966. 14. K Sánchez-Lara, , Ugalde-Morales E and Motola-Kuba D (2013), “Gastrointestinal symptoms and weight loss in cancer patients receiving chemotherapy”, British Joural of Nutrition. 109(5), page 894-897. ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH QUA Ý KIẾN CỦA CƠ SỞ SỬ DỤNG NHÂN LỰC Y TẾ VÀ SINH VIÊN NĂM 2017 Trần Thị Việt Hà1, Bùi Khánh Thuận1, Đỗ Thị Tuyết Mai1 1Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá sự cần thiết và mức độ áp dụng của chương trình đào tạo qua ý kiến của cơ sở sử dụng nhân lực y tế và các điều kiện hỗ trợ người học qua phản hồi của sinh viên. Đối tượng và phương pháp: 16 cơ sở sử dụng nhân lực điều dưỡng, hộ sinh là những bệnh viện thực hành của Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định và 245 sinh viên được lựa chọn ngẫu nhiên từ 2.031 sinh viên, đại diện cho các khóa sinh viên đang học chính qui toàn thời gian tại Trường được lấy ý kiến về chương trình đào tạo thông qua phiếu khảo sát tự điền trong khoảng thời gian từ 9/2016 - 5/2017. Kết quả: Tất cả các nội dung của chương trình đào tạo đều được bệnh viện đánh giá là rất cần thiết với 70% đến 80% các ý kiến và có mức độ áp dụng tốt với 50% đến 60% các ý kiến. Đặc biệt chuẩn đầu ra về kỹ năng chuyên môn được 86,7% ý kiến đánh giá là rất cần thiết và 53,3% ý kiến cho rằng có thể áp dụng tốt. Đáng chú ý có 40% ý kiến từ bệnh viện cho rằng kỹ năng giao tiếp và sử dụng ngoại ngữ chưa tốt. Chương trình đào tạo cũng nhận được những phản hồi tích cực của sinh viên đang theo học về mức độ tốt về vai trò của cố vấn học tập, mức độ khá về cơ sở vật chất và thiết bị, vật tư cho thực hành, thí nghiệm với các tỷ lệ theo trình tự là 46,9%; 68,6% và 53,9%. Kết luận: Chương trình đào tạo của Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã được các cơ sở sử dụng nhân lực y tế đánh giá cao về sự cần thiết và mức độ áp dụng trên cả 4 khía cạnh gồm chuẩn đầu ra, mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, và kỹ năng mềm. Từ khóa: chương trình đào tạo, điều dưỡng. Người chịu trách nhiệm: Trần Thị Việt Hà Email: hoangyenndun@gmail.com Ngày phản biện: 12/8/2018 Ngày duyệt bài: 5/9/2018 Ngày xuất bản: 14/9/2018 48 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Khoa học Điều dưỡng - Tập 01 - Số 03 EVALUATION THE CURRICULUM OF NAM DINH UNIVERSITY OF NURSING THROUGH THE FEEDBACK OF HOSPITALS AND STUDENTS IN 2017 ABSTRACT Objective: To evaluate the necessity and application of the curriculum in NamDinh University of Nursing through the feedback of hospitals and students in 2017. Method: A cross-sectional survey was conducted during September 2016 to May 2017. Collecting data from 16 of the university clinical hospitals and 245 students random selected from 2,031 students of full- time study in the university. Results: All contents of curiculum were evaluated highly necessary by 70% - 80% of the responses and well applied by 50% - 60% of the responses. Especially, the professional skills of standard outcome received 86,7% and 53,3% responses for necessity and application, respectively. However, 40% of the responses said skills of communication and foreign language use were not good. Positive feedback gained from almost all of students related to intensive role of learning consultants, good material facillities, equipment supplies for student’s learning and practice with 46.9%, 68.6%, and 53.9% of responses. Conclusion: the current curiculum of NamDinh University of Nursing had appreciation form hospitals including competency outcomes, objectives, contents and soft skills. Keywords: educational curriculum, nurs 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo [3] đã chỉ rõ đối với giáo dục đại học, tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học. Việc đổi mới giáo dục và đào tạo trong cơ sở giáo dục đại học, đặc biệt là đổi mới chương trình là nhiệm vụ thường xuyên và liên tục, trong đó chú trọng đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Một trong những căn cứ để cơ sở giáo dục đại học thực hiện việc đổi mới là thường xuyên cập nhật, đánh giá chương trình đào tạo được qui định cụ thể tại Thông tư số 07/2015/TT-BGDĐT [2]. Với một trường đại học đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường trong đó và hội đồng khoa học và đào tạo của nhà trường. Để có cơ sở cho việc cập nhật chương trình, ý kiến phản hồi của các bên liên quan đóng vai trò quan trọng, trong đó ý kiến của cơ sở sử dụng nhân lực và của người học đóng một vai trò quan trọng, cung cấp những căn cứ khách quan cho việc cập nhật và đổi mới chương trình phù hợp với thực tiễn. Trường Đại học Điều dưỡng N ... ơng trình đào tạo và phiếu đánh giá với yêu cầu trả lời là đại diện lãnh đạo bệnh viện, đại diện lãnh đạo phòng điều dưỡng. Đối với sinh viên: sử dụng phiếu điều tra được thiết kế sẵn với các câu hỏi tự điền. 2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để quản lý số liệu. Sử dụng tần số, tỷ lệ % và bảng để mô tả cá số liệu theo mục tiêu nghiên cứu 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đánh giá của cơ sở sử dụng nhân lực điều dưỡng - hộ sinh về chương trình đào tạo của Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định Bảng 3.1. Đánh giá của cơ sở sử dụng nhân lực điều dưỡng - hộ sinh về chương trình đào tạo của nhà trường (n=16) Nội dung và tiêu chí đánh giá Sự cần thiết Mức độ áp dụng Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Tốt Tương đối tốt Chưa tốt Chuẩn đầu ra: số lượng (%) Vị trí công việc sau khi học xong khóa học 10 66,7 5 33,3 0 0,0 7 46,6 8 53,4 0 0,0 50 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Khoa học Điều dưỡng - Tập 01 - Số 03 Những kiến thức chuyên ngành cần có để làm việc 11 73,3 4 26,7 0 0,0 8 53,3 7 46,7 0 0,0 Những kỹ năng chuyên môn cần có để đáp ứng vị trí công việc 13 86,7 2 13,3 0 0,0 8 53,3 7 46,7 0 0,0 Mục tiêu đào tạo: số lượng (%) Kiến thức chuyên ngành 12 80,0 3 20,0 0 0,0 8 53,3 7 46,7 0 0,0 Kỹ năng chuyên môn ngành 9 60,0 6 40,0 0 0,0 6 40,0 9 60,0 0 0,0 Thái độ (ý thức, tác phong, trách nhiệm) 11 73,3 4 26,7 0 0,0 5 33,3 10 66,7 0 0,0 Nội dung đào tạo: số lượng (%) Kết cấu chương trình đào tạo (kiến thức đại cương, cơ sở ngành, kiến thức ngành) 10 66,7 5 33,3 0 0,0 12 80,0 3 20,0 0 0,0 Tỷ lệ phân bố lý thuyết, thực hành và thực hành lâm sàng 10 66,7 5 33,3 0 0,0 9 60,0 6 40,0 0 0,0 Nội dung kiến thức đại cương 8 53,3 7 46,7 0 0,0 9 60,0 6 40,0 0 0,0 Nội dung kiến thức cơ sở ngành 7 46,7 8 53,3 0 0,0 10 66,7 5 33,3 0 0,0 Nội dung kiến thức ngành 10 66,7 5 33,3 0 0,0 10 66,7 5 33,3 0 0,0 Nội dung thực hành tại trường và thực hành tại các cơ sở thực hành 11 73,3 4 26,7 0 0,0 9 60,0 6 40,0 0 0,0 Kỹ năng mềm của chương trình đào tạo: số lượng (%) Làm việc theo nhóm và giải quyết vấn đề 10 66,7 5 33,3 0 0,0 9 60,0 6 40,0 0 0,0 Kỹ năng lãnh đạo và tạo động lực lao động 9 60,0 6 40,0 0 0,0 5 33,3 6 40,0 4 23,7 Kỹ năng giao tiếp và sử dụng ngoại ngữ 10 66,7 5 33,.3 0 0,0 3 20,0 6 40,0 6 40,0 Khả năng lập luận, tư duy, giải quyết các vấn đề nảy sinh 11 73,3 4 26,7 0 0,0 5 33,3 6 40,0 4 23,7 Khả năng thu thập, phân tích và xử lý thông tin trong lĩnh vực ngành nghề 10 66,7 5 33,3 0 0,0 4 26,7 11 73,3 0 0,0 Soạn thảo văn bản thông dụng 10 66,7 5 33,3 0 3 20,0 9 60,0 3 20,0 51 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Khoa học Điều dưỡng - Tập 01 - Số 03 3.2. Đánh giá của người học về hoạt động đào tạo theo chương trình Bảng 3.2. Sự tham gia học tập trong chương trình đào tạo (n=245) Nội dung Mức độ SL % Có mặt trong giờ học > 90% 191 78,0 70-90% 49 20,0 50-70% 4 1,6 < 50% 1 0,4 Thời gian tự học mỗi ngày ≈ 1 giờ 112 45,7 ≈ 2 giờ 91 37,1 ≈ 3 giờ 30 12,2 ≈ 4 giờ 12 4,9 Tăng cường thực hành tiền lâm sàng Rất cần thiết 112 45,7 Cần thiết 117 47,8 Không cần thiết 16 6,5 Trong tổng số 245 sinh viên, 78,0% sinh viên trả lời rằng mình có mặt đầy đủ số giờ học, 45,7% dành khoảng 1 giờ mỗi ngày để tự học, 45,7% và 47,8% sinh viên thấy rất cần thiết và cần thiết phải bổ sung thêm thời lượng thực hành tiền lâm sàng trước khi sinh viên đi thực hành bệnh viện (bảng 3.2). Phương pháp dạy học trong chương trình đào tạo giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành năng lực cho người học. Cách mà sinh viên đang học phản ánh một phần phương pháp dạy trong chương trình đào tạo. Về phương pháp học tập, đa số sinh viên 70,6% cho biết họ tập trung học những phần trọng tâm của môn học, đặc biệt có 10,2% sinh viên trả lời rằng họ chọn cách học tủ một số phần để mà họ cho rằng sẽ được kiểm tra và thi. Kết quả đánh giá của sinh viên về nội dung này được thể hiện ở Biểu đồ 3.1. 16.3 70.6 10.2 2.9 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Học hết lượng kiến thức thầy cô truyền đạt Học những phần trọng tâm của học phần Chỉ học tủ một số phần để thi, kiểm tra Học theo những câu hỏi sưu tầm được T ỷ lệ % Biểu đồ 3.1. Phương pháp học của sinh viên trong chương trình đào tạo (n=245) Sinh viên là trung tâm của quá trình đào tạo, một số yếu tố cơ bản tác động đến quá trình học tập của họ trong chương trình đào tạo của nhà trường do sinh viên đánh giá được tổng hợp trong Biểu đồ 3.2. 52 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Khoa học Điều dưỡng - Tập 01 - Số 03 Biểu đồ 3.2. Một số yếu tố tác động đến quá trình học tập của sinh (n=245) 14.30 46.90 4.10 9.40 49 30 24 54 33.1 19.2 68.6 17.6 3.3 3.7 3.7 19.2 0 10 20 30 40 50 60 70 Đăng ký học phần qua mạng Vai trò của cố vấn học tập trong quá trình học tập Cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu học tập Thiết bị, vật tư đáp ứng nhu cầu thực hành, thí nghiệm Tốt Khá Trung bình Kém 4. BÀN LUẬN 4.1. Về đánh giá của các cơ sở sử dụng nhân lực y tế đối với chương trình đào tạo của Nhà trường Tổng quan tài liệu không tìm thấy một nghiên cứu tương tự được công bố chính thức để so sánh, việc phân tích và tổng hợp các ý kiến đánh giá từ các cơ sở đang sử dụng nhân lực y tế là những sinh viên đã tốt nghiệp từ Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định trong nghiên cứu chỉ ra cho Nhà trường những ưu điểm và hạn chế của chương trình đào tạo sẽ giúp cho Nhà trường có cơ sở khoa học để cập nhật và điều chỉnh chương trình ngày một tốt hơn góp phần đảm bảo chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu thực tiễn trong lĩnh vực chăm sóc điều dưỡng, là một trong những điều kiện của đảm bảo chất lượng đào tạo [4]. Về chương trình đào tạo của nhà trường, kết quả đánh giá của cơ sở sử dụng nhân lực y tế trong Bảng 3.1 đã cho thấy chương trình đào tạo của Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của cơ sở sử dụng và phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn nghề nghiệp từ chuẩn đầu ra, mục tiêu đào tạo đến nội dung đào tạo với tỷ lệ đánh giá về sự cần thiết từ 70% đến 80% và mức độ áp dụng từ 50% đến 60%. Về kỹ năng mềm thể hiện trong chương trình đào tạo, mặc dù có tỷ lệ thấp các cơ sở đánh giá chưa thực sự phù hợp và mức độ áp dụng chưa tốt đối với kỹ năng lãnh đạo và tạo động lực lao động (23,7%); kỹ năng giao tiếp và sử dụng ngoại ngữ (40%); và khả năng tư duy, giải quyết vấn đề (23,7%) nhưng đây là những đánh giá rất có ý nghĩa cho việc điều chỉnh chương trình của nhà trường trong xu thế đào tạo điều dưỡng đòi hỏi ngày càng cao hơn về năng lực toàn diện cho thực hành nghề nghiệp [6], trong đó có năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề sức khỏe của người bệnh nói riêng, nâng cao chất lượng chăm sóc và phát triển nghề nghiệp nói chung. 4.2. Về đánh giá của người học về hoạt động đào tạo theo chương trình Người học là trung tâm của quá trình đào tạo [5], quan điểm này đòi hỏi các cơ sở đào tạo phải chú trọng hình thức tổ chức dạy học 53 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Khoa học Điều dưỡng - Tập 01 - Số 03 và các phương pháp dạy học phù hợp trong chương trình đào tạo của mình và chương trình đào tạo điều dưỡng cũng không nằm ngoài xu thế này. Trong phạm vi nghiên cứu này, một số yếu tố cơ bản tác động đến quá trình học tập của sinh viên được đánh giá. Các kết quả thu được từ chính đánh giá của người học trong chương trình giúp nhà trường có căn cứ khách quan hơn trong việc điều chỉnh chương trình đào tạo và đặc biệt là căn cứ khách quan để giảng viên đổi mới phương pháp dạy học. Từ kết quả ở bảng 3.2 với 78% sinh viên trả lời rằng họ có mặt trên 90% số giờ học, trong khi phần đông sinh viên chỉ dành từ khoảng 1 giờ hoặc 2 giờ (37,1%) để tự học. Kết quả này có thể là một chỉ báo tốt về ý thức học tập của sinh viên cũng như việc quản lý người học của nhà trường [1] song chưa thể phản ánh được hoạt động dạy học có thực sự đổi mới theo hướng dạy học tích cực hay không, liệu giờ học có thật sự hấp dẫn người học. Điều này đòi hỏi phải tiến hành nghiên cứu thêm để tìm hiểu bản chất. Về phương pháp học của sinh viên, với đa số sinh viên (70%) tự đánh giá rằng họ đang tập trung học những nội dung trọng tâm của học phần và có 16,3% học hết lượng kiến thức do thầy/cô truyền đạt phản ánh phần nào các giờ học đã thực sự cần thiết đối với sinh viên điều dưỡng, có thể lý giải kết quả này là do tính đặc thù của đào tạo nhân lực y tế nói chung và điều dưỡng nói riêng, đào tạo người làm nghề chăm sóc sức khỏe đòi hỏi phải tích lũy đủ kiến thức kỹ năng về khoa học sức khỏe và chăm sóc con người. Hầu hết sinh viên cho rằng cần phải bổ sung thời lượng cho thực hành tiền lâm sàng trước khi ra thực hành bệnh viện. Đây là đòi hỏi chính đáng, bởi lẽ do tính đặc thù nghề nghiệp, người điều dưỡng phải thành thạo các kỹ năng chăm sóc mới có đủ tự tin để ra bệnh viện thực hành nơi có người bệnh thực sự và điều này chỉ có thể được tích lũy trong thực hành tiền lâm sàng mà ở đó sinh viên được thực hành dưới các hình thức thực hành mô phỏng giống với thực tế [7]. Kết quả này rất có ý nghĩa đối với cơ sở đào tạo nhân lực điều dưỡng, hộ sinh nói chung và với Trường Đại học Điều dưỡng nói riêng điều chỉnh chương trình. Kết quả ở Biểu đồ 3.2 cho thấy những yếu tố tích cực của chương trình đào tạo của Nhà trường mang tính hỗ trợ người học thông qua việc đăng ký học phần, vai trò của cố vấn học tập, cơ sở vật chất và thiết bị vật tự phục vụ cho học tập của sinh viên. Những yếu tố này cũng là những điều kiện nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, dễ nhận thấy từ biểu đồ 3.2, những tỷ lệ rất khiêm tốn sinh viên đánh giá các điều kiện này ở mức độ tốt, cho thấy cần nhiều nỗ lực hơn nữa từ phía nhà trường cũng như đội ngũ cố vấn học tập. 5. KẾT LUẬN Chương trình đào tạo của Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã đáp ứng được yêu cầu của các cơ sở sử dụng nhân lực điều dưỡng, hộ sinh trên cả 4 nội dung: chuẩn đầu ra, mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, và kỹ năng mềm. Những đánh giá nổi bật bao gồm kỹ năng chuyên môn, kiến thức chuyên ngành và nội dung thực hành nhận được phản hồi là rất cần thiết và áp dụng tốt với tỷ lệ cao theo trình tự là 86,7% và 53,3%; 80% và 53,3%; 73,3% và 60%. Chương trình đào tạo cũng nhận được những phản hồi tích cực của sinh viên về những điều kiện hỗ trợ quá trình học tập, về vai trò của cố vấn học tập, cơ sở hạ tầng và thiết bị vật tư cho họ học tập. Tuy nhiên, thời gian dành cho tự học ít và mong muốn bổ sung thời lượng thực hành tiền lâm sàng cho thấy sự cần thiết phải tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và điều chỉnh thời lượng học phần phù hợp hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014). Qui chế đào tạo đại học, cao đẳng chính qui theo hệ thống tín chỉ. Văn bản hợp nhất số 17/VBHN-BGDĐT. Hà Nội ngày 15/5/2014 54 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Khoa học Điều dưỡng - Tập 01 - Số 03 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015). Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học. Thông tư số 07/2015/ TT-BGDĐT. Hà Nội ngày 16/4/2015 3. Hội nghị Trung ương 8 khóa XI (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Hà Nội ngày 4 tháng 11 năm 2013 4. Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2012). Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13, hiệu lực 01 tháng 01 năm 2013 5. Trần Bá Hoành (2003). Dạy học lấy người học làm trung tâm: nguồn gốc, bản chất, đặc điểm. Tạp chí Thông tin khoa học giáo dục, số 96/2003 tr.1 6. David V.J.Bell (2016). Twenty- first Century Education: Transformative Education for Sustainability and Responsible Citizenship. Journal of Teacher Education for Sustainability, vol. 18, no.1, pp. 48-56 7. Eyikara, E. & Baykara, G., Z. (2017). The importance of simulation in nursing education. World Journal on Educational Technology: Current Issues. 9(1), 02-07 THỰC HÀNH DỰ PHÒNG PHƠI NHIỄM VIÊM GAN B CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NĂM HAI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH Đinh Thị Phương Hoa1, Mai Anh Đào1 1Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định TÓM TẮT Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá thực hành phòng phơi nhiễm viêm gan B của sinh viên điều dưỡng trong sinh hoạt hàng ngày và thực hành điều dưỡng tại phòng thực hành lâm sàng của Trường. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 601 sinh viên điều dưỡng năm thứ hai (khóa 11) từ tháng 3 đến tháng 12 năm 2016 tại trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. Bộ câu hỏi tự điền được sử dụng để thu thập thông tin về thực hành của đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu thử nghiệm được tiến hành trước khi thu thập số liệu chính thức để kiểm định sự phù hợp của bộ câu hỏi. Kết quả: nghiên cứu chỉ ra rằng khi thực hành lâm sàng có 18% sinh viên không mặc đầy đủ đồ bảo hộ lao động của điều dưỡng. Phần lớn (84%) sinh viên chưa tiêm phòng viêm gan B. Có 5% đã từng bị thương do vật sắc nhọn. Sinh viên có thực hành tốt chiếm 58,7% và thực hành không tốt chiếm 41,3%. Kết luận: thực hành phòng phơi nhiễm viêm gan B ở sinh viên Điều Dưỡng là có thể chấp nhận được, tuy nhiên hơn 4/5 số sinh viên chưa được tiêm phòng viêm gan B. Từ đó chúng tôi đưa ra khuyến nghị can thiệp tiêm phòng viêm gan B cho sinh viên Điều dưỡng là cần thiết để nâng cao hiệu quả phòng ngừa viêm gan B ở nhóm đối tượng này. Từ khóa: thực hành, viêm gan B, sinh viên điều dưỡng, Người chịu trách nhiệm: Đinh Thị Phương Hoa Email: dinhphuonghoaytcc1987@gmail.com Ngày phản biện: 16/72018 Ngày duyệt bài: 23/8/2018 Ngày xuất bản: 14/9/2018
File đính kèm:
- danh_gia_chuong_trinh_dao_tao_cua_truong_dai_hoc_dieu_duong.pdf