Đánh giá chất lượng hoạt động công tác truyền thông giáo dục sức khỏe của y tế tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2016

Nghiên cứu mô tả cắt ngang “Đánh giá chất lượng hoạt động công tác truyền

thông giáo dục sức khỏe (TT-GDSK) của y tế tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Kiên

Giang năm 2015” được tiến hành trên 35 cán bộ viên chức đang công tác tại phòng

TT-GDSK thuộc 15 trung tâm y tế (TTYT) huyện, thị, thành phố của tỉnh. Thời

gian nghiên cứu từ tháng 4 đến tháng 9/2016. Kết quả nghiên cứu cho thấy 1/3 số

huyện không có phòng làm việc riêng cho phòng TT-GDSK; hoạt động chủ yếu

là tư vấn, truyền thông tại cộng đồng; hoạt động viết bài truyền thanh chỉ chiếm

40%. Một số yếu tố thuận lợi: 73,3% cán bộ có trình độ đại học; nhóm tuổi từ 31-

45 chiếm 37,1%; 80% xác nhận có đồng nghiệp nhiệt tình, trách nhiệm và có sự

chỉ đạo của cấp trên. Một số yếu tố khó khăn: 94,3% cho rằng thiếu kinh phí;

85,7% cho rằng thiếu cán bộ TT-GDSK tuyến huyện; 82,9% nhận định thiếu

trang thiết bị cho hoạt động TT-GDSK; 51,4% thiếu kiến thức, kỹ năng; 42,6%

thiếu điều kiện làm việc. Các đề xuất nhằm nâng cao chất lượng hoạt động là đào

tạo kiến thức, kỹ năng truyền thông GDSK; kỹ năng viết tin bài, lập kế hoạch cho

cán bộ viên chức của phòng TT-GDSK tuyến huyện

Đánh giá chất lượng hoạt động công tác truyền thông giáo dục sức khỏe của y tế tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2016 trang 1

Trang 1

Đánh giá chất lượng hoạt động công tác truyền thông giáo dục sức khỏe của y tế tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2016 trang 2

Trang 2

Đánh giá chất lượng hoạt động công tác truyền thông giáo dục sức khỏe của y tế tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2016 trang 3

Trang 3

Đánh giá chất lượng hoạt động công tác truyền thông giáo dục sức khỏe của y tế tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2016 trang 4

Trang 4

Đánh giá chất lượng hoạt động công tác truyền thông giáo dục sức khỏe của y tế tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2016 trang 5

Trang 5

pdf 5 trang viethung 9580
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá chất lượng hoạt động công tác truyền thông giáo dục sức khỏe của y tế tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2016", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá chất lượng hoạt động công tác truyền thông giáo dục sức khỏe của y tế tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2016

Đánh giá chất lượng hoạt động công tác truyền thông giáo dục sức khỏe của y tế tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2016
 123 
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC 
TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE CỦA Y TẾ TUYẾN HUYỆN 
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG NĂM 2016 
Chủ nhiệm đề tài: CN. Trần Hữu Lộc 
Cộng sự: BSCKII. Bùi Kim Chiên,CN. Nguyễn Thị Ngát, 
CN. Nguyễn Quốc Oai, CN. Bùi Anh Đức 
Trung tâm Truyền thông GDSK tỉnh Kiên Giang 
Tóm tắt nghiên cứu 
Nghiên cứu mô tả cắt ngang “Đánh giá chất lượng hoạt động công tác truyền 
thông giáo dục sức khỏe (TT-GDSK) của y tế tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Kiên 
Giang năm 2015” được tiến hành trên 35 cán bộ viên chức đang công tác tại phòng 
TT-GDSK thuộc 15 trung tâm y tế (TTYT) huyện, thị, thành phố của tỉnh. Thời 
gian nghiên cứu từ tháng 4 đến tháng 9/2016. Kết quả nghiên cứu cho thấy 1/3 số 
huyện không có phòng làm việc riêng cho phòng TT-GDSK; hoạt động chủ yếu 
là tư vấn, truyền thông tại cộng đồng; hoạt động viết bài truyền thanh chỉ chiếm 
40%. Một số yếu tố thuận lợi: 73,3% cán bộ có trình độ đại học; nhóm tuổi từ 31-
45 chiếm 37,1%; 80% xác nhận có đồng nghiệp nhiệt tình, trách nhiệm và có sự 
chỉ đạo của cấp trên. Một số yếu tố khó khăn: 94,3% cho rằng thiếu kinh phí; 
85,7% cho rằng thiếu cán bộ TT-GDSK tuyến huyện; 82,9% nhận định thiếu 
trang thiết bị cho hoạt động TT-GDSK; 51,4% thiếu kiến thức, kỹ năng; 42,6% 
thiếu điều kiện làm việc. Các đề xuất nhằm nâng cao chất lượng hoạt động là đào 
tạo kiến thức, kỹ năng truyền thông GDSK; kỹ năng viết tin bài, lập kế hoạch cho 
cán bộ viên chức của phòng TT-GDSK tuyến huyện. 
1. Đặt vấn đề 
Truyền thông giáo dục sức khỏe (TT-GDSK) có vai trò quan trọng trong 
công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Hệ thống TT-GDSK ở nước ta được hình 
thành từ tuyến trung ương đến cơ sở từ năm 1980. Tuy nhiên, tổ chức Phòng TT-
GDSK của Trung tâm Y tế (TTYT) huyện, thị, thành phố (gọi tắt là Trung tâm Y 
tế huyện) chỉ mới được hình thành theo Nghị định của Chính phủ 
số172/2005/NĐ-CP. Để tìm hiểu chất lượng hoạt động công tác TT-GDSK tuyến 
huyện về cơ sở vật chất, trang thiết bị/phương tiện tối thiểu để thực hiện nhiệm 
vụ, một số yếu tố được coi là thuận lợi/khó khăn, cán bộ cần được đào tạo và 
quản lý như thế nào để đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ chuyên môn, chúng tôi thực 
hiện đề tài: “Đánh giá chất lượng hoạt động công tác truyền thông giáo dục sức 
khỏe của y tế tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2016”. 
 124 
2. Mục tiêu nghiên cứu 
2.1. Đánh giá chất lượng hoạt động truyền thông GDSK tuyến huyện trên địa 
bàn tỉnh Kiên Giang năm 2016. 
2.2. Mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động truyền thông GDSK 
tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2016. 
2.3. Tìm hiểu một số đề xuất về việc nâng cao chất lượng hoạt động truyền 
thông GDSK tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2016. 
3. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu 
3.1. Đối tượng nghiên cứu: 35 cán bộ viên chức đang công tác tại phòng TT-
GDSK thuộc 15 trung tâm y tế (TTYT) huyện, thị, thành phố của tỉnh Kiên Giang 
3.2. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang 
3.3. Địa điểm nghiên cứu: 15 huyện, thị, thành phố của tỉnh Kiên Giang. 
3.4. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 4/2016 đến tháng 9/2016 
4. Kết quả và bàn luận 
4.1. Chất lượng hoạt động truyền thông GDSK 
4.1.1. Thực trạng về cơ sở vật chất, trang thiết bị: 
Bảng 1: Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị tại các địa điểm nghiên cứu 
TT Tiêu chí nghiên cứu Tần số Tỷ lệ (%) 
1 Số phòng TT-GDSK có tủ sách chuyên môn 13 86,67 
2 Số huyện có phòng làm việc độc lập cho phòng 
TT-GDSK 
10 66,67 
3 Số phòng TT-GDSK có tủ trưng bày các ấn phẩm 
truyền thông 
9 60,00 
4 Số phòng TT-GDSK có bảng ghi lịch công tác 8 53,33 
5 Bộ truyền thông hỗn hợp gồm: Ampli, Loa, Micro, 
Máy radio cassette lớn 
8 53,3 
6 Loa tay dùng pin để truyền thông tại cơ sở 8 53,3 
7 Projector 7 46,7 
8 Máy cassette loại có chức năng thu, phát 6 40 
9 Ti vi màu 21 inch trở lên 6 40 
10 Đầu đĩa hoặc đầu băng 6 40 
 125 
Chỉ có 2/3 Phòng TT-GDSK tuyến huyện có phòng làm việc độc lập; gần một 
nửa chưa có tủ đựng trưng bày các ấn phẩm truyền thông và bảng ghi lịch công tác. 
4.1.2. Thực trạng về hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe 
Bảng 2: Các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe 
TT Tiêu chí nghiên cứu (n=15) Tần số Tỷ lệ (%) 
1 Tư vấn cho cá nhân/nhóm về các vấn đề sức khỏe, 
bệnh tật 
13 86,67 
2 Nói chuyện với cộng đồng về các vấn đề sức khỏe, 
bệnh tật 
10 66,67 
3 Phối hợp với các ban ngành đoàn thể khác thực 
hiện TT-GDSK 
9 60,00 
4 Tham gia thực hiện nội dung TT-GDSK của các 
chương trình/dự án 
8 53,33 
5 Phối hợp với các viên chức y tế khác thực hiện TT-
GDSK 
8 53,3 
6 Thảo luận với các nhóm cộng đồng về các vấn đề 
sức khỏe, bệnh tật 
8 53,3 
7 Làm panô, áp phích, tờ rơi, tờ bướm 7 46,7 
8 Viết bài cho Đài truyền thanh huyện 6 40 
Hoạt động tư vấn cho cá nhân/nhóm về các vấn đề sức khỏe được thực 
hiện nhiều nhất (94,3%), các hoạt động còn lại cũng được thực hiện tốt (trên 
70%). Tuy nhiên phần viết bài cho Đài truyền thanh huyện còn ít (45,7%). 
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động TT-GDSK: 
Bảng 3: Những thuận lợi trong hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe 
TT Tiêu chí nghiên cứu (n=35) Tần số Tỷ lệ (%) 
Thuận lợi chung: 
1 Được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp 32 91,4 
2 Được sự quan tâm của các ban ngành, đoàn thể 33 94,3 
3 Có đội ngũ cộng tác viên 33 94,3 
4 Có sự hỗ trợ của các CT/DA 34 97,1 
Thuận lợi của từng cá nhân: 
5 Có sự phối hợp với các ban ngành 25 71,4 
6 Có đồng nghiệp nhiệt tình,trách nhiệm 28 80 
7 Có sự chỉ đạo của cấp trên 28 80 
8 Có kỹ năng TT-GDSK 21 60 
9 Có trình độ chuyên môn 15 42,9 
 126 
Hầu hết người được hỏi đều cho rằng có thuận lợi chung (sự quan tâm của 
các cấp, các ban ngành đoàn thể, có đội ngũ CTV, sự hỗ trợ của các chương trình dự 
án); thuận lợi của từng cá nhân được đề cập nhiều nhất là có đồng nghiệp nhiệt tình, 
trách nhiệm và có sự chỉ đạo của cấp trên (chiếm 80%). 
Bảng 4: Những khó khăn trong hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe 
TT Tiêu chí nghiên cứu (n=35) Tần số Tỷ lệ (%) 
Khó khăn chung: 
1 Thiếu nhân lực 30 85,7 
2 Thiếu phương tiện, TTB 29 82,9 
3 Thiếu tài liệu/ấn phẩm 12 34,3 
4 Thiếu cơ sở vật chất 22 62,9 
5 Thiếu kinh phí 33 94,3 
Khó khăn của từng cá nhân: 
6 Thiếu điều kiện làm việc 18 51,4 
7 Thiếu kỹ năng, kinh nghiệm về TT-GDSK 13 37,1 
8 Phải kiêm nhiệm nhiều việc 10 28,6 
9 Địa bàn đi lại khó khăn 5 14,3 
Những khó khăn chung phổ biến nhất của các huyện trong hoạt động TT-
GDSK là thiếu kinh phí (94,3%), thiếu nhân lực (85,7%) và thiếu phương tiện, trang 
thiết bị (82,9%). Về cá nhân: hơn một nửa viên chức được phỏng vấn nêu khó khăn 
là thiếu điều kiện làm việc (51,4%). 
4.3. Các ý kiến đề xuất: 
Bảng 5: Đề xuất về đào tạo bồi dưỡng cho viên chức Phòng Truyền thông GDSK 
TT Tiêu chí nghiên cứu (n=15) Tần số Tỷ lệ (%) 
1 Đào tạo kiến thức, kỹ năng về TT-GDSK 15 100 
2 Đào tạo kiến thức, kỹ năng về lập kế hoạch, theo 
dõi, giám sát hoạt động TT-GDSK 
13 86,7 
3 Đào tạo lại định kỳ 13 86,7 
4 Đào tạo về kỹ thuật phát thanh – truyền hình 10 66,7 
5 Đào tạo kỹ năng viết tin/bài 14 93,3 
 127 
Tất cả các huyện (100%) đều đề xuất được đào tạo kiến thức, kỹ năng về TT-
GDSK; 93,3% có nhu cầu đào tạo kỹ năng viết tin, bài; 86,7% muốn đào tạo kỹ năng 
lập kế hoạch, giám sát và đào tạo lại định kỳ. 
5. Đề xuất, kiến nghị 
Quan tâm đến việc trang bị cơ sở vật chất, trang biết bị và đào tạo kỹ năng 
cho các cán bộ viên chức của các phòng TT-GDSK. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Y tế (2013), Thông tư 07/2013/TT-BYT ngày 08/3/2013 của Bộ trưởng Bộ 
Y tế quy định tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn, bản. 
2. Bộ Y Tế (2000), Xây dựng Y tế Việt Nam công bằng vỡ phát triển; Nhà xuất 
bảnY học Hà Nội, trang 27-29,60. 
3. Bộ Y tế (2002), Các chính sách và giải pháp thực hiện chăm sóc sức khỏe 
banđầu, Hà Nội; 118 trang. 
4. Bộ Y tế (2005), Quyết định 26/2005/QĐ-BYT ngày 09 tháng 9-2005 Bộ Y 
tếban hành:“Qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức 
củaTrung tâm y tế dự phòng huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh”. 
5. Chính phủ (2005), Nghị định số 172/2005/NĐ-CP quy định về tổ chức cơ 
quanchuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã thành phố 
thuộc tỉnh,Hà Nội. 
6. Bộ Y tế (2006), “Khoa học hành vi về giáo dục sức khỏe”, Nhà xuất bản Y 
học, Hà Nội, 159 trang. 
7. Bộ Y tế (2007), Giáo dục và nâng cao sức khỏe; Sách đào tạo bác sĩ đa 
khoa; Nhà xuất bản Y học Hà Nội; trang91. 
8. Bộ Y tế (2010), Quyết định 2419/QĐ-BYT về việc ban hành danh mục trang 
thiết bị và phương tiện làm việc của các Trung tâm Truyền thông giáo dục 
sức khỏe; Hà Nội, ngày 07/7/2010. 
9. Nguyễn Văn Hiến (2004), Nghiên cứu hoạt động giáo dục sức khỏe tại một 
sốxã ở một huyện đồng bằng bắc bộ và thử nghiệm mô hình can thiệp giáo 
dụcsức khỏe, Luận án Tiến sĩ Y học, Hà Nội, tr.4-32. 
10. Nguyễn Văn Hiến (2007), "Thực trạng và khả năng đẩy mạnh hoạt động 
truyềnthông giáo dục sức khỏe tại một số xã huyện Thanh Miện tỉnh Hải 
Dương", Tạp chí Y học thực hành, số 585/2007(Bộ Y tế), tr.200-205. 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_chat_luong_hoat_dong_cong_tac_truyen_thong_giao_duc.pdf