Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau điều trị nút mạch u cơ trơn tử cung theo bộ câu hỏi ufs - Qol

Khái niệm “chất lượng cuộc sống”(quality of life)

trước kia thường chỉ được nhắc đến trong lĩnh vực triết

học, văn học và xã hội học. Gần đây, “chất lượng cuộc

sống” được đề cập ngày càng phổ biến trong nhiều

lĩnh vực. Trong y học, khái niệm này được cụ thể hóa

thành “chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe”

(health-related quality of life). Tổ chức y tế thế giới định

nghĩa “chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe”

là những ảnh hưởng do một bệnh, tật hoặc một rối loạn

sức khỏe của một cá nhân đến sự thoải mái và khả

năng hưởng thụ cuộc sống của cá nhân đó [1], [2]. Như

vậy sức khỏe không chỉ được xem xét dưới góc độ y

khoa thuần túy mà còn dưới góc độ tâm lý, xã hội và

kinh tế. Ngày nay, để đo lường kết quả điều trị người

ta sử dụng khái niệm “kết cục” (outcome) trong đó chất

lượng cuộc sống (CLCS) cũng là một kết cục của điều

trị3,4. Nghiên cứu về CLCS cung cấp cho BN thêm thông

tin về quá trình diễn tiến của bệnh cũng như tình trạng

sức khỏe sau điều trị, qua đó giúp họ cân nhắc giữa các

phương pháp điều trị khác nhau, đồng thời giúp BN cải

thiện khả năng thích nghi và hòa nhập với cuộc sống

sau điều trị [5], [6]

Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau điều trị nút mạch u cơ trơn tử cung theo bộ câu hỏi ufs - Qol trang 1

Trang 1

Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau điều trị nút mạch u cơ trơn tử cung theo bộ câu hỏi ufs - Qol trang 2

Trang 2

Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau điều trị nút mạch u cơ trơn tử cung theo bộ câu hỏi ufs - Qol trang 3

Trang 3

Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau điều trị nút mạch u cơ trơn tử cung theo bộ câu hỏi ufs - Qol trang 4

Trang 4

Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau điều trị nút mạch u cơ trơn tử cung theo bộ câu hỏi ufs - Qol trang 5

Trang 5

Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau điều trị nút mạch u cơ trơn tử cung theo bộ câu hỏi ufs - Qol trang 6

Trang 6

Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau điều trị nút mạch u cơ trơn tử cung theo bộ câu hỏi ufs - Qol trang 7

Trang 7

Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau điều trị nút mạch u cơ trơn tử cung theo bộ câu hỏi ufs - Qol trang 8

Trang 8

Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau điều trị nút mạch u cơ trơn tử cung theo bộ câu hỏi ufs - Qol trang 9

Trang 9

pdf 9 trang minhkhanh 13900
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau điều trị nút mạch u cơ trơn tử cung theo bộ câu hỏi ufs - Qol", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau điều trị nút mạch u cơ trơn tử cung theo bộ câu hỏi ufs - Qol

Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau điều trị nút mạch u cơ trơn tử cung theo bộ câu hỏi ufs - Qol
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 40 - 11/2020 65
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
SCIENTIFIC RESEARCH
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
CỦA BỆNH NHÂN SAU ĐIỀU TRỊ NÚT MẠCH
U CƠ TRƠN TỬ CUNG THEO BỘ CÂU HỎI
UFS - QOL
The responsiveness of the uterine fibroid symptom 
after Uterine artery embolization for the treatment 
of Uterine fibroids with health-related quality of life 
questionnaire (UFS-QOL).
Nguyễn Văn Thúc*, Hoàng Đức Hạ*, Nguyễn Xuân Hiền**. 
* ĐHYD Hải Phòng 
** Trung tâm Điện quang BV 
Bạch Mai
SUMMARY Purpose: The responsiveness of the uterine fibroid symptom after 
Uterine artery embolization for the treatment of Uterine fibroids with health-
related quality of life questionnaire (UFS-QOL).
Method and objective: Follow- up study from January 2019 to July 
2020, we treated 36 patients who manifest symptom cliniclly (mean 38,08± 
6.26 year, range 24-59 years). quality of life test before and after treatment 
for 3 months and 6 months. The find the relationship between treatment 
outcomes and quality of life.
Results: A total of 36 patients with 43 tumors received the intervention, 
a technical success rate of 100%. Clinically, after 6 months, 80% of patients 
stopped menorrhagia, 85,7% of patients had stopped abdominal pain, the 
mean tumor volume decreased after 3 months and% after 6 months (p <0.05). 
Quality of life score improved 42 points after 6 months.
Conclusion: Uterine fibroid embolization seems to lead to notable 
long-term relief of fibroid- associated symptoms. In comparison with 
the midterm results, long-term outcome shows a clear continuance of 
improvement in general quality of life.
Key words: fibroid, Uterine artery embolization, quality of life 
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 40 - 11/202066
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Khái niệm “chất lượng cuộc sống”(quality of life) 
trước kia thường chỉ được nhắc đến trong lĩnh vực triết 
học, văn học và xã hội học. Gần đây, “chất lượng cuộc 
sống” được đề cập ngày càng phổ biến trong nhiều 
lĩnh vực. Trong y học, khái niệm này được cụ thể hóa 
thành “chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe” 
(health-related quality of life). Tổ chức y tế thế giới định 
nghĩa “chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe” 
là những ảnh hưởng do một bệnh, tật hoặc một rối loạn 
sức khỏe của một cá nhân đến sự thoải mái và khả 
năng hưởng thụ cuộc sống của cá nhân đó [1], [2]. Như 
vậy sức khỏe không chỉ được xem xét dưới góc độ y 
khoa thuần túy mà còn dưới góc độ tâm lý, xã hội và 
kinh tế. Ngày nay, để đo lường kết quả điều trị người 
ta sử dụng khái niệm “kết cục” (outcome) trong đó chất 
lượng cuộc sống (CLCS) cũng là một kết cục của điều 
trị3,4. Nghiên cứu về CLCS cung cấp cho BN thêm thông 
tin về quá trình diễn tiến của bệnh cũng như tình trạng 
sức khỏe sau điều trị, qua đó giúp họ cân nhắc giữa các 
phương pháp điều trị khác nhau, đồng thời giúp BN cải 
thiện khả năng thích nghi và hòa nhập với cuộc sống 
sau điều trị [5], [6].
U cơ trơn tử cung (UCTTC) là loại khối u lành 
tính, thường gặp ở phụ nữ. Bệnh không ảnh hường 
trực tiếp đến tính mạng, tuy nhiên lại ảnh hưởng không 
nhỏ đến chất lượng cuộc sống (CLCS) của bệnh nhân7. 
Có nhiều phương pháp điều trị UCTTC như phẫu thuật, 
liệu pháp hoomon, can thiệp nút mạch điều trị. Mỗi 
phương pháp điều trị đều có ưu điểm riêng của nó. Tuy 
hiên một phương pháp điều trị bảo tồn, ít xâm lấn mà 
đem lại hiệu quả cao, nhanh chóng phục hồi và trở lại 
cuộc sống bình thường sẽ được các bệnh nhân ưu tiên 
lựa chọn.
Điều trị bệnh nói chung, thường được quan tâm 
đến điều trị bảo tồn và nâng cao chất lượng cuộc sống 
cho người bệnh. Do đó vấn đề điều trị UCTTC cũng đã 
đặt ra cho các nhà Sản phụ khoa cũng như Điện quang 
can thiệp cần chú trọng đến việc bảo tồn nhằm đảm 
bảo chức năng của tử cung cũng như chất lượng cuộc 
sống của người bệnh sau điều trị. Phương pháp nút 
động mạch trong điều trị UCTTC là một trong những 
phương pháp điều trị bảo tồn. Trên thế giới, nút động 
mạch tử cung trong điều trị UCTTC đã được thực 
hiện từ những năm 90 của thế kỷ trước, cho đến nay 
phương pháp này đã được ứng dụng ở nhiều nước trên 
thế giới và FDA đã công nhận nó là một phương pháp 
điều trị UCTTC [8], [9], [10].
Trên thế giới có nhiều đề tài nghiên cứu về CLCS 
của bệnh nhân sau điều trị nút mạch u xơ tử cung [8], 
[11], [12], [13], [14]. Tuy nhiên hiện tại ở Việt Nam chưa 
có 1 đề tài nào nghiên về CLCS của người bệnh sau 
điều tri UCTTC bằng phương pháp nút động mạch. Vì 
vậy chúng tôi mong muốn được thực hiện đề tài “Đánh 
giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau điều trị 
nút mạch u cơ trơn tử cung theo bộ câu hỏi UFS-QOL” 
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
1. Đối tượng nghiên cứu
1.1. Tiểu chuẩn chọn vào nghiên cứu
- Bệnh nhân có u cơ trơn tử cung đã được điều 
trị nút mạch tại bệnh viện Bạch mai. 
- Bệnh nhân có đầy đủ thông tin cá nhân cũng 
như dữ liệu hình ảnh trờn mạng Bệnh viện như Kết quả 
chụp MRI và DSA.
- Bệnh nhân đồng ý ký vào bản cam kết tham 
gia nhiên cứu và trả lời bộ câu hỏi UFS-QOL.
1.2. Tiểu chuẩn loại trừ
BN không đáp ứng được tiêu chuẩn lựa chọn.
Bệnh nhân không mong muốn tham gia nghiên cứu. 
Không liên lạc được hoặc bệnh nhân mắc 1 số bệnh lý 
tâm thần kinh.
2. Phương pháp nghiên cứu 
2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt 
ngang tiến cứu.
Thời gian và địa điểm nghiên cứu: Từ tháng 01 
năm 2019 đến tháng 7 năm 2020 tại Bệnh Viện Bạch 
Mai Thành Phố Hà Nội. Chúng tôi đã chọn được 36 BN 
đáp ứng được tiêu chuẩn lựa chọn.
Thu thập số liệu liên quan bệnh án nghiên cứu 
như kết quả chụp MRI, kết quả chụp mạch. Cho BN trả 
lời câu hỏi theo bộ câu hỏi UFS-QOL ở các ... 2* 56
>50-100 16 143 98* 31,4 69* 51,7
Tổng số 36 142 93* 34,5 64* 54,9
Chú thích: (*): p<0,05 so với trước điều trị
Nhận xét: Điểm ảnh hưởng đến CLCS giảm nhiều nhất ở các u kích thước dưới 3cm, các u lớn hơn tỷ lệ cải 
thiện điểm ít hơn điều này cho thấy các u nhỏ hơn điều trị sớm cho hiệu quả điều trị tốt hơn .
Bảng 5. Mối liên quan tính chất ngấm thuốc của u và điểm CLCS
Mức độ ngấm thuốc Số bệnh nhân
Điểm CLCS trung bình X
Trước ĐT Sau 3 tháng Sau 6 tháng
Điểm Điểm TL% giảm Điểm TL% giảm
ít 3 145 98* 32,4 72* 50,3
Vừa 20 141 94* 33,3 65* 53.9
Nhiều 13 143 90* 37,1 61* 57,1
TỔNG 36 142 93* 34,5 64* 54,9
Chú thích: (*) : p<0,05 so với trước điều trị 
Nhận xét: Điểm ảnh hưởng đến CLCS giảm nhiều nhất ở các u ngấm thuốc mạnh các u ngấm thuốc ít hoặc 
không ngấm sẽ cho điểm CLCS thay đổi ít và điểm CLCS cũng thay đổi ít hơn.
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 40 - 11/202070
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Bảng 6. Mối liên quan KT vật liệu nút mạch và điểm CLCS
Kích thước vật niệu nút 
mạch
Số bệnh nhân
Điểm CLCS trung bình X ̅
Trước 
ĐT
Sau 3 tháng Sau 6 tháng
Điểm Điểm
TL%
giảm
Điểm
TL%
giảm
Hạt KT≤ 500µm 21 141 91* 35,4 62* 56
Hạt KT >500µm 15 144 94* 34,7 68* 52,7
TỔNG 36 142 93* 34,5 64* 54,9
 Chú thích : (*) : p>0,05 so với trước điều trị .
Nhận xét: Điểm ảnh hưởng đến CLCS ở 2 nhóm hạt kích thước to và nhỏ thay đổi không đáng kể và không 
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê .
Bảng 7. Mối liên quan trọng lượng khối u trước và sau điều trị với điểm CLCS
Thời điểm Biến Số u TLTBU(mm)- Điểm TB Tỷ lệ giảm % P
Sau 3 tháng
Trước 43
61,5±67,1
142 điểm
57,88 <0,05
Sau 43
25,9±36,8
97 điểm
Sau 6 tháng
Trước 43
57,8±67,6
97 điểm
70,07 <0,05
Sau 43
17,3±28,3
65 điểm
IV. BÀN LUẬN
1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 
Độ tuổi trung bình 38,08 ± 6,26, tuổi lớn nhất là 
59 tuổi và trẻ tuổi nhất là 25 tuổi. Lý do bệnh nhân vào 
viện chủ yếu vì rong kinh đơn thuần khá cao chiếm 
87%, cũng một lý do khác khiến bệnh nhân đến điều trị 
là họ mong muốn chọn lựa một phương pháp bảo toàn 
tử cung ít xâm lấn chiếm 89% và số đó 13,89 % bệnh 
nhân mong muốn có con tiếp tục sau điều trị. 
2. Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau 
nút ĐMTC 
Theo kết quả nghiên cứu bảng 3.3 và 3.4 cho 
thấy, điểm chung cho tất cả các câu hỏi thuộc 4 lĩnh vực 
CLCS theo bộ câu hỏi công cụ UFS-QOL của 36 BN 
trước khi điều trị là 142 điểm với ( X ±SD =13,8) còn 96 
điểm ( X ±SD =4,5) sau 3 tháng điều trị và chỉ còn 66 
điểm ( X ±SD=6,3) sau 6 tháng điều trị.
Theo bảng 3.3 tổng số điểm trung bình của 36 BN 
là khoảng 142 điểm, mức điểm này khá cao so với điểm 
tối đa của bộ câu hỏi UFS-QOL là 185 điểm và chiếm 
74,59%, ở mức này lớn hớn mốc 66,7% và cho thấy 
chất lượng cuộc sống của BN bị ảnh hưởng nghiêm 
trọng (theo WHO QoL UFS> 60% phân loại CLCS chưa 
tốt).
Sau điều trị 3 tháng bằng phương pháp nút động 
mạch rõ ràng điểm trung bình CLCS của BN thay đổi 
đáng kể từ 142 giảm còn 96 điểm (giảm 32,3%) điều 
này cho thấy có ảnh hưởng lớn của hiệu quả điều trị 
UCTTC bằng phương pháp nút ĐMTC lên các khía 
cạnh của chất lượng cuộc sống mà bộ câu hỏi đang 
đánh giá. Điểm chỉ còn 96 điểm (51,89%), con số này 
cũng nhỏ hơn mức 60% và được coi như bước đầu có 
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 40 - 11/2020 71
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
sự thay đổi về chất lượng cuộc sống nói chung (theo 
WHO QoL UFS< 60% phân loại CLCS tốt)
Sau 06 tháng tổng điểm trung bình của các triệu 
chứng theo bộ câu hỏi chỉ còn 66 điểm (giảm 53,5%), 
ở mức này cải thiện đáng kể nhiều so với mức trước 
khi điều trị, tỷ lệ phần trăm mức độ ảnh hưởng các triệu 
chứng lên đời sống của BN cũng giảm từ 75,59% trước 
điều trị còn 32,3%< 60% (theo WHO QoL UFS< 60% 
phân loại CLCS tốt). Điều này chứng tỏ có sự thay đổi 
đáng kể về mức độ ảnh hưởng của điều trị lên cả 4 vấn 
đề thể chất, tinh thần và các hoạt động và Quan hệ xã 
hội của BN nói chung.
Theo bảng 3.7 tỷ lệ điểm trung bình giảm trước nút 
mạch điều trị UCTTC và sau 3 tháng giảm từ 74,59% 
xuống còn 51,89% tức là giảm 46 điểm. Và sau 6 tháng 
điều trị giảm còn 32,3% tương ứng giảm 30 điểm. Kết 
quả này cũng tương đương với kết quả nghiên cứu của 
Gale Harding [12] và các cộng sự .Nghiên cứu trên 102 
bệnh nhân thì mức điểm giảm sau 3 và 6 tháng đều 
≥20 điểm.
Theo Spies JB13 và các cộng sự nghiên cứu trên 
2000 bệnh nhân theo dõi sau 6 tháng thì mức điểm thay 
đổi 35 điểm so với đường cơ sở.
Kết quả này cũng gần giống kết quả trong nghiên 
cứu của Fiona M.Fennessy8 trên 74 BN, sau 14 tuần 
tỷ lệ điểm giảm 24 điểm, và tương đồng với kết quả 
nghiên cứu trên 62 BN của Robert A [11] cũng giảm 33 
điểm sau 6 tháng điều trị .
Bảng 8. Bảng so sánh mức điểm CLCS giảm sau điều trị nútĐMTC sau điều trị
Vấn đề BN Điểm UFS-QOL giảm sau 3 tháng Điểm UFS-QOL giảm sau 6 tháng
Spies JB13 2000 35
Gale Harding12 102 20 20
Fiona M.Fennessy8 74 24
Robert A11 53 33,3
Chúng tôi 36 26,5 42
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương 
đương các kết quả của các nghiên cứu trên thế giới. Sự 
khác biệt ít nhiều có khả năng do cỡ mẫu của nghiên 
cứu của chúng tôi chưa đủ lớn, cần theo dõi trên số 
lượng bệnh nhân nhiều hơn. 
3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều 
trị liên quan đến CLCS
* Mối liên quan giữa kết quả điều trị với điểm 
CLCS
Theo bảng 3.6 và 3.7 và 4.2 cho thấy các kết quả 
điều trị liên quan đến các vấn đề trong bộ câu hỏi QOL 
đánh giá chất lượng cuộc sống trong nghiên cứu của 
chúng tôi gần tương đồng với kết quả của 2 tác giả 
Martin Popovic [24] và Robert A Bucek [11].
+ Tỷ lệ chảy máu trong nghiên cứu của chúng tôi 
trước điều trị là 25 BN sau 6 tháng chỉ còn 5 BN giảm 80%, 
trong khi của poovic là 93% và Robert A Bucek có 79%.
+ Tỷ lệ đau bụng trong nghiên cứu của chúng tôi 
sau điều trị thay đổi 85,7% (trước ĐT 28BN sau còn 4 
BN), theo Martin Popovic 79% (trước 19 BN sau còn 4 
BN) và Robert A Bucek là 81% (trước Bn 27Bn sau còn 
5BN, còn BN)
+ Tỷ lệ Rối loạn tiết niệu trong nghiên cứu của 
chúng tôi sau điều trị thay đổi 75% (trước ĐT 8BN 
sau còn 2BN), còn theo Robert A Bucek là 60% (trước 
10BN, sau còn 4 BN)
+ Tỷ lệ rối loạn trong SHTD trong nghiên cứu của 
chúng tôi sau điều trị thay đổi 77,7% (trước ĐT 9BN 
sau còn 2BN), theo Robert A Bucek là 71% (trước 7 
BN, sau còn 2 BN)
+ Tỷ lệ mệt mỏi trong nghiên cứu của chúng tôi sau 
điều trị thay đổi 64% (trước ĐT 25BN sau còn 9BN), 
theo Martin Popovic 76,9% (trước 13 BN sau còn 3 BN) 
và Robert A Bucek là 62,5% (trước24 Bn, sau còn 9BN)
+ Tỷ lệ chán nản trong nghiên cứu của chúng tôi 
sau điều trị thay đổi 90% (trước ĐT 20BN sau còn 2 BN), 
theo Martin Popovic 78,5% (trước 14BN sau còn 3 BN) 
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 40 - 11/202072
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
và Robert A Bucek là 89,4% (trước 19 Bn, sau còn 2 BN)
+ Tỷ lệ hạn chế các HĐXH trong nghiên cứu của 
chúng tôi sau điều trị thay đổi 89%% (trước ĐT 19BN 
sau còn 2BN), theo Martin Popovic 92% (trước 14 BN 
sau còn 1 BN) và Robert A Bucek là 88% (trước 17 Bn, 
sau còn 2 BN) 
 Kết quả nghiên cứu của chúng tôi gần giống cới 2 
tác giả trên chỉ có tỷ lệ đau bụng trong nghiên cứu của 
chúng tôi cao hơn 2 tác giả trên khả năng do cỡ mẫu 
chưa đủ lớn và thời gian theo dõi sau điều trị ngắn hơn 
của Martin Popovic24 và Robert A Bucek [11].
* Khả năng có thai sau nút ĐMTC điều trị 
UCTTC: Trong nghiên cứu này của chúng tôi đa số các 
bệnh nhân đều lớn tuổi (tuổi trung bình là 38,08±6,26) 
Các bệnh nhân này thường không mong muốn có thêm 
con. Tuy nhiên có 1 trường hợp chưa lập gia đình và 1 
trường hợp đã mâng thai trở lại ở tháng thứ 7. 
Theo Phạm Gia Khánh10 và các cộng sự nghiên 
cứu trên 100 bệnh nhân từ độ tuổi 31-52 tuổi có 3 bệnh 
nhân mang thai sau thủ thủ thuật này.
Theo Nguyễn Xuân Hiền9 nghiên cứu trên 108 
bệnh nhân với độ tuổi trung bình 39,4 ±6,7, hiện có 1 
bệnh nhân đã mang thai trở lại.
Theo luận văn Thạc sĩ Y học Đại Học Y Hà Nội của 
LÊ XUÂN TIỆP năm 2016 nghiên cứu trên 28 BN sau 
điều trị u CTTC bằng nút ĐMTC thời gian có thai trung 
bình sau điều trị nút mạch là 24,5 tháng, có 84,6% số 
trẻ đẻ đủ tháng, 69,2% số trẻ đẻ đủ cân , 100% số trẻ 
đẻ ra không bị dị tật bẩm sinh39 .
Theo Ravina18 và cộng sự theo dõi sau 6 năm điều 
trị trên 157 bệnh nhân nút ĐMTC có 7 trường hợp có thai.
Theo Pron19 và cộng sự nghiên cứu trên 555 BN 
nút ĐMTC điều trị UCTTC có 21 BN có thai và sinh con 
bình thường, 134 BN muốn có thai sau nút ĐMTC.
Theo Claudio E. Bonduki và cộng sự năm 201140 
năm 2011 nghiên cứu trên 187 BN sau điều trị nút 
ĐMTC điều trị UCTTC bằng hạt có đường kính từ 500 
đến 900 mm cho thấy có 15 trường hợp có thai tự nhiên 
, thời gian mang thai cuả những trường hợp thai sống 
thành công là 36 đến 39,2 tuần . Thời gian trung bình 
sau khi nút ĐMTC đến khi thụ thai 23,8 tháng , 1 trường 
hợp sinh đôi, 1 trường hợp vỗ ối sớm và tất cả các 
BN đều được mổ lấy thai. Hầu hết các tác giả khuyên 
nên có con sau khi nút động mạch tử cung ít nhất từ 9 
tháng, vì khi đó cơ TC cũng như 2 động mạch tử cung 
trở về trạng thái bình thường. 
V. KẾT LUẬN
Điều trị UCTTC bằng phương pháp nút ĐMTC là 
phương pháp điều trị bảo tồn tối ưu hiện nay, tỷ lệ thành 
công cao, tai biến ít, được chứng minh bằng cải thiện 
42 điểm trong bộ công cụ UFS-QOLđánh giá CLCS 
trước và sau điều trị.
UCTTC được chẩn đoán qua siêu âm ,CLVT và 
chụp MRI, các đặc điểm của khối u như: vị trí, kích 
thước, trọng lượng khối u, số lượng u và tính chất 
ngấm thuốc của u đều ảnh hưởng đến kết quả điều trị 
cũng như CLCS.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. World Health Organization. “Health promotion glossary.” World Health Organization, Geneva.1998. doi.
org/10.1093/heapro/13.4.349
2. Fallowfield L. “What is quality of life? 2nd edition, Hayward Medical Communications, Sussex . 2009 .https://doi.
org/10.1016/j.clon.2008.11.003
3. Velikova G., Coens c., Efficace F. et al Health-related quality of life in EORTC clinical trials — 30 years of 
progress from methodological developments to making a real impact on oncology practice. Eur J Cữ.suppl 
10(1), 141-149.2012. 
4. Fairclough D.L.Quality of life, cancer investigation and clinical practice. Ca Investigation, 16(7),478-484.1998.. 
5. Varicchio C.G, Ferrans C.E Quality of life assessment in clinical practice. Semitì Oncol Nursing, 26(1), 12-
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 40 - 11/2020 73
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
17.2010. 
6. Fitzpatrick R., Fletcher A., Gore s. et al .Quality of life measures in health care. I: Applications and issues in 
assessment. BMJ, 305,1074-1077.1992. 
7. Vũ Nhật Thăng “U xơ tử cung. Bài giảng Sản Phụ”, Nhà xuất bản Y học: 290-299.2004.
8. Fiona M. Fennessy, MD, PhD Chung Yin Kong, PhD Clare M. Tempany, MD J. Shannon Swan, MD “Quality-of-
Life Assessment of Fibroid Treatment Options and Outcomes” Radiology: Volume 259: Number 3-June .2011. 
doi:10.1148/radiol.11100704/-/DC1
9. Nguyễn Xuân Hiền. , Nghiên cứu ứng dụng phương pháp nút động mạch tử cung trong điều trị u cơ trơn tử 
cung . Luận án Tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội 2011.
10. Phạm Gia Khánh. Nghiên cứu ứng dụng và phát triển kỹ thuật can thiệp nội mạch điều trị một số bệnh. chương 
trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước KC10/06-10. 2010: 325-359
11. Robert A. Bucek1 Stefan Puchner Johannes Lammer” Mid- and Long-Term Quality-of-Life Assessment in 
Patients Undergoing Uterine Fibroid Embolization”Received November 14, 2004; accepted after revision 
February 7, 2005.
12. Gale Harding*†1, Karin S Coyne†1, Christine L Thompson†1 and James B Spies” The responsiveness of the 
uterine fibroid symptom and health-related quality of life questionnaire (UFS-QOL)’
13. Spies JB, Myers ER, Worthington-Kirsch R, Mulgund J, Goodwin S, Mauro M: The FIBROID Registry: symptom 
and quality-of-life status 1 year after therapy. Obstet Gynecol. 2005; 106(6):1309-1318
14. Worthington-Kirsch RL, Popky GL, Hutchins FL. Uterine arterial embolization for the management of leiomyoas: 
quality of life assessment and clinical respons. Radiology 1998; 208: 625-629
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau điều trị nút mạch u cơ trơn tử cung theo bộ câu hỏi UFS-QOL
Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: tiến cứu từ tháng 01 năm 2019 đến tháng 7 năm 2020, Chúng tôi điều trị cho 
36 bệnh nhân cơ trơn tử cung có triệu chứng lâm sàng, tuổi trung bình 38,08±6,26 ( 24-59 tuổi). Đánh giá chất lượng cuộc sống 
trước và sau điều trị 3 tháng và 6 tháng. mà tìm mối liên quan giữa kết quả điều trị và chất lượng cuộc sống.
Kết quả: Tổng số 36 bệnh nhân với 43 khối u được tiến hành can thiệp, với tỷ lệ thành công kỹ thuật 100%. Lâm sàng 
sau 6 tháng có % bệnh nhân hết rong kinh, %bệnh nhân hết đau bụng, Thể tích trung bình khối u giảm sau 3 tháng và % sau 6 
tháng (p<0,05). Điểm chất lượng cuộc sống sau 6 tháng cải thiện 42 điểm.
Kết luận: Nút động mạch điều trị u tử cung dẫn đến giảm các triệu chứng liên quan đến u cơ trơn tử cung trong một thời 
gian dài. Chất lượng cuộc sống được cải thiện rõ ràng sau điều trị.
Người liên hệ: Nguyễn Văn Thúc, Email: drthuc18@gmail.com
Ngày nhận bài: 17/9/2020. Ngày chấp nhận đăng: 25/10/2020

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_chat_luong_cuoc_song_cua_benh_nhan_sau_dieu_tri_nut.pdf