Cắt lớp vi tính hai mức năng lượng trong đánh giá hẹp xơ vữa vôi hoá động mạch cảnh ngoài sọ

Sử dụng cắt lớp vi tính (CLVT) hai mức năng lượng (Dual energy Computed Tomographic: DECT) với kỹ thuật tạo ảnh xoá xơ vữa vôi hoá để đánh giá mức độ hẹp động mạch cảnh trong (Internal Carotide Artery: ICA) có so sánh với ảnh cắt lớp vi tính mạch máu thường qui (Computed Tomographic Angiography: CTA) trên 27 bệnh nhân với 43 động mạch cảnh trong bị hẹp. Mức độ hẹp được đánh giá theo NASCET trên cả hai kỹ thuật CTA thường qui và DECT có loại bỏ vôi hoá. Kết quả cho thấy có sự phù hợp với mức độ rất tốt giữa hai phương thức chẩn đoán này trong đánh giá mức độ hẹp ICA với hệ số Kappa = 0,812. Mức độ hẹp trung bình ICA đo trên hình ảnh CTA thông thường và DECT lần lượt là 63,3 ± 25,0% và 59,5 ± 24,4%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Như vậy, DECT loại bỏ mảng xơ vữa vôi hoá đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh giá mức độ hẹp trong mọi trường hợp, như vậy nó phân loại hẹp ICA tốt hơn CTA thông thường

Cắt lớp vi tính hai mức năng lượng trong đánh giá hẹp xơ vữa vôi hoá động mạch cảnh ngoài sọ trang 1

Trang 1

Cắt lớp vi tính hai mức năng lượng trong đánh giá hẹp xơ vữa vôi hoá động mạch cảnh ngoài sọ trang 2

Trang 2

Cắt lớp vi tính hai mức năng lượng trong đánh giá hẹp xơ vữa vôi hoá động mạch cảnh ngoài sọ trang 3

Trang 3

Cắt lớp vi tính hai mức năng lượng trong đánh giá hẹp xơ vữa vôi hoá động mạch cảnh ngoài sọ trang 4

Trang 4

Cắt lớp vi tính hai mức năng lượng trong đánh giá hẹp xơ vữa vôi hoá động mạch cảnh ngoài sọ trang 5

Trang 5

Cắt lớp vi tính hai mức năng lượng trong đánh giá hẹp xơ vữa vôi hoá động mạch cảnh ngoài sọ trang 6

Trang 6

Cắt lớp vi tính hai mức năng lượng trong đánh giá hẹp xơ vữa vôi hoá động mạch cảnh ngoài sọ trang 7

Trang 7

Cắt lớp vi tính hai mức năng lượng trong đánh giá hẹp xơ vữa vôi hoá động mạch cảnh ngoài sọ trang 8

Trang 8

pdf 8 trang minhkhanh 5980
Bạn đang xem tài liệu "Cắt lớp vi tính hai mức năng lượng trong đánh giá hẹp xơ vữa vôi hoá động mạch cảnh ngoài sọ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Cắt lớp vi tính hai mức năng lượng trong đánh giá hẹp xơ vữa vôi hoá động mạch cảnh ngoài sọ

Cắt lớp vi tính hai mức năng lượng trong đánh giá hẹp xơ vữa vôi hoá động mạch cảnh ngoài sọ
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
1TCNCYH 142 (6) - 2021
CẮT LỚP VI TÍNH HAI MỨC NĂNG LƯỢNG TRONG ĐÁNH GIÁ 
HẸP XƠ VỮA VÔI HOÁ ĐỘNG MẠCH CẢNH NGOÀI SỌ
Phạm Hồng Đức1,2, , Nguyễn Hữu Thuyết1, Đinh Trung Thành2
1Trường Đại học Y Hà Nội
 2Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn Hà Nội
Từ khóa: hẹp động mạch cảnh, mảng xơ vữa, CLVT hai mức năng lượng.
Sử dụng cắt lớp vi tính (CLVT) hai mức năng lượng (Dual energy Computed Tomographic: DECT) với kỹ 
thuật tạo ảnh xoá xơ vữa vôi hoá để đánh giá mức độ hẹp động mạch cảnh trong (Internal Carotide Artery: 
ICA) có so sánh với ảnh cắt lớp vi tính mạch máu thường qui (Computed Tomographic Angiography: CTA) trên 
27 bệnh nhân với 43 động mạch cảnh trong bị hẹp. Mức độ hẹp được đánh giá theo NASCET trên cả hai kỹ 
thuật CTA thường qui và DECT có loại bỏ vôi hoá. Kết quả cho thấy có sự phù hợp với mức độ rất tốt giữa 
hai phương thức chẩn đoán này trong đánh giá mức độ hẹp ICA với hệ số Kappa = 0,812. Mức độ hẹp trung 
bình ICA đo trên hình ảnh CTA thông thường và DECT lần lượt là 63,3 ± 25,0% và 59,5 ± 24,4%, sự khác biệt 
có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Như vậy, DECT loại bỏ mảng xơ vữa vôi hoá đã tạo điều kiện thuận lợi cho 
việc đánh giá mức độ hẹp trong mọi trường hợp, như vậy nó phân loại hẹp ICA tốt hơn CTA thông thường.
Tác giả liên hệ: Phạm Hồng Đức
Trường Đại học Y Hà Nội
Email: phamhongduc@hmu.edu.vn
Ngày nhận: 05/03/2021
Ngày được chấp nhận: 24/05/2021
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong các bệnh lý liên quan đến tim mạch, 
đột quỵ chiếm tỷ lệ đáng kể và thiếu máu não 
là thể bệnh lý thường gặp nhất trong nhóm đột 
quỵ. Bệnh xơ vữa động mạch cảnh trong ngoài 
sọ là một nguyên nhân thường gặp gây ra đột 
quỵ thiếu máu não, chiếm khoảng 7-18%.1 
Các phương thức chẩn đoán hình ảnh được 
sử dụng để đánh giá hẹp động mạch cảnh ngoài 
sọ bao gồm: Siêu âm Doppler mạch máu, cắt 
lớp vi tính mạch máu (Computed Tomographic 
Angiography: CTA), cộng hưởng từ mạch máu 
(Magnetic Resonance Angiography: MRA), 
chụp mạch số hoá xoá nền (Digital Subtraction 
Angiography: DSA). Siêu âm Doppler là 
phương pháp rẻ tiền, dễ áp dụng và thường 
được sử dụng như một xét nghiệm sàng lọc 
để quyết định có thực hiện DSA hay không.2 
Tuy nhiên, DSA mặc dù là tiêu chuẩn vàng, 
nhưng có hạn chế là phương thức xâm 
phạm nên không dùng thường qui tầm soát 
tổn thương hẹp mạch cảnh.3 Do vậy, CTA và 
MRA là những phương thức ngày càng được 
sử dụng rộng rãi, không những để đánh giá 
hẹp động mạch cảnh với độ chính xác cao 
mà còn cho những thông tin về mạch nội sọ 
và tình trạng quai động mạch chủ để lập kế 
hoạch can thiệp.2 CTA có lợi thế hơn MRA 
trong đánh giá đặc điểm vôi hoá của mảng xơ 
vữa.4 Tuy nhiên, giá trị chẩn đoán của CTA 
thông thường trong đánh giá mức độ hẹp có 
thể bị hạn chế khi xơ vữa vôi hoá do khó phân 
biệt lòng mạch có thuốc cản quang có cùng 
tỷ trọng.5 Chụp cắt lớp vi tính hai mức năng 
lượng (DECT) là một kỹ thuật mới có khả 
năng khắc phục hạn chế này. Hệ thống dùng 
hai nguồn phát tia X với kilovolt khác nhau. 
Nguyên tử khối của iốt và canxi khác nhau 
nên có sự suy giảm tia X khác nhau ở các 
mức năng lượng khác nhau, do đó kỹ thuật 
này có khả năng phân biệt giữa iốt cản quang 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
2 TCNCYH 142 (6) - 2021
và cấu trúc vôi hoá, và cho phép loại bỏ mảng 
xơ vữa vôi hoá giúp đánh giá mức độ hẹp 
lòng mạch chính xác hơn.4,6,7 Mục đích của 
nghiên cứu này là góp phần khẳng định vai 
trò của DECT so với CTA trong xác định mức 
độ hẹp động mạch cảnh do xơ vữa.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
Nghiên cứu gồm 27 bệnh nhân trên siêu âm 
Doppler có hẹp động mạch cảnh ngoài sọ một 
hoặc hai bên, có hoặc không có biểu hiện triệu 
chứng thần kinh liên quan đến mạch não, được 
chỉ định chụp DECT để đánh giá tình trạng vôi 
hoá và mức độ hẹp động mạch cảnh ngoài 
sọ tại Bệnh viện Xanh Pôn, trong thời gian từ 
06/2018 đến 06/2020.
2. Phương pháp
Cách thức chụp và tạo ảnh DECT
Tất cả bệnh nhân đều được chụp cắt 
lớp vi tính 384 dãy hai nguồn năng lượng 
(SOMATOM Force, Siemens, Đức). Qui trình 
chụp gồm sử dụng hai bóng: bóng A (150 kV, 
250 mA) và bóng B (80 kV, 410 mA) với độ 
dày 2 x 192 x 0,6 mm, bước nhảy pitch 0,75 
và thời gian quay 0,25 giây. Để đánh giá thời 
gian bơm thuốc cản quang tối ưu trước khi 
chụp, thử test được thực hiện với bơm 10 ml 
cản quang (Xenetix 350mgIod/ml, Guerbet, 
Pháp) với tốc độ 5 ml/s, tiếp theo là 40 ml 
nước muối sinh lý, qua đường truyền tĩnh 
mạch bằng kim 18-gauge ở nếp khuỷu tay. 
Sau khi xác định thời gian đạt đỉnh thuốc cản 
quang ở quai động mạch chủ, tiến hành chụp 
hệ mạch cảnh với bơm 40 ml cản quang và 
tốc độ như thử test. Quá trình quét được thực 
hiện theo hướng từ quai động mạch chủ đến 
giữa hộp sọ.
Hình ảnh được dựng lại với độ dày lát cắt 
0,625 mm, trên cửa sổ rộng và trung tâm (WW: 
600, WL:150). Hình ảnh hiển thị ICA được sử 
dụng là hình tái tạo nhiều mặt phẳng (Multi-
Planar Reformation: MPR) với độ dày 1,5 mm, 
và tái tạo hình chiếu cường độ tối đa (Maximum 
Intensity Projection: MIP). Hình ảnh thu được 
đồng thời cho hai bộ ảnh tương ứng với hai 
nguồn năng lượng khác nhau (80KV và 150KV) 
bằng phầm mềm 3D (Syngo, Siemens Medical 
Solutions, Đức). 
Hình 1. MD (Material decomposition) là thuật 
toán tạo ra một số hình ảnh DE (Dual energy) 
Thuật toán này có thể phân biệt một vật 
liệu với các vật liệu khác như xương (Bone) 
và iốt (Iodine) bằng cách sử dụng một đường 
phân cách (Separation line). Thuật ngữ này 
đã được sử dụng cho ứng dụng loại bỏ xương 
trực tiếp DE.8
Đầu tiên, tạo ảnh CTA thường qui bằng 
kết hợp hai bộ ảnh quét năng lượng thấp với 
năng lượng cao (giống như CTA năng lượng 
đơn) với hệ số trọng là 0,5. Sau đó, dữ liệu thô 
của hai ảnh quét có năng lượng khác nhau này 
được chuyển đến trạm xử lý để tạo ảnh bằng 
kỹ thuật Head Bone Removal, giúp loại bỏ cấu 
trúc có canxi (xương, vôi hoá). Kỹ thuật này 
sử dụng thuật toán loại trừ vật liệu (Material 
decomposi ... c sỹ điện quang có kinh nghiệm (P.H.Đức và Đ.T.Thàn ). 
Sau đó, cả hai người đọc cùng nhau xem xét và quyết định mức độ hẹp theo phương 
pháp đồng thuận. 
Tính chất vôi hoá: chia thành 3 loại theo nghiên cứu của Das và cộng sự9, 
dựa vào tỷ trọng của mảng xơ vữa: mềm (120HU), và hỗn hợp 
(có cả hai thành phần trên). Phân tíc mảng xơ vữa được thực hiện trên các lớp cắt 
ngang, ảnh MPR, ảnh MIP tại quanh đoạn hẹp nhất của ICA. Mức độ hẹp động mạch 
cảnh được đo trên hình ảnh trước (trên CTA) và sau khi xoá xơ vữa vôi hoá (trên 
DECT) theo phương pháp NASCET, dựa vào chỉ số đường kính lòng mạch hẹp (A) và 
đường kính lòng mạch bình thường sau hẹp (B), với công thức là: (B-A)/B 100%. 
A B 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
4 TCNCYH 142 (6) - 2021
Phân tích thống kê
Các giá trị của mức độ hẹp được ghi lại 
bằng các phương tiện số học và độ lệch chuẩn, 
hệ số tương quan Pearson r được thực hiện 
giữa kết quả CTA và DE xóa vôi hoá, thống kê 
Cohen’s κ-test cũng được sử dụng cho mức 
độ phù hợp giữa hai phương thức hình ảnh 
này (kappa < 0,2 = không đạt, 0,61 - 0,8 = tốt, 
0,81 - 1 = rất tốt). So sánh trung bình của hai 
nhóm ghép cặp có phân phối chuẩn được thực 
hiện bằng kiểm định Paired-Sample T-Test, 
với nhóm nhỏ phân bố không chuẩn dùng 
kiểm định Wilcoxon ghép cặp. Tất cả các số 
liệu thống kê được phân tích bằng phần mềm 
SPSS (release 23.0; IBM, Chicago, IL).
4. Đạo đức nghiên cứu
Đây là một phần của đề tài tốt nghiệp bác 
sỹ nội trú của tác giả và đã được thông qua hội 
đồng đề cương của trường Đại học Y Hà nội. 
Tất cả các qui trình kỹ thuật được thực hiện theo 
Dữ liệu thông tin là nghiên cứu mô tả không 
can thiệp, nên không ảnh hưởng đến quyền và 
nghĩa vụ của bệnh nhân tham gia nghiên cứu.
Biểu đồ 1. Phân tán điểm số NASCET của DECT với CTA thể hiện mối quan hệ 
tuyến tính thuận (r = 0,996; p < 0,001) 
Tất cả các BN được đánh giá bằng DECT với chất lượng hình ảnh rất tốt 
(100%). Trong 27 BN có 16 trường hợp là mảng xơ vữa gây hẹp cả hai bên và đều ở 
đoạn phình cảnh, như vậy tổng có 43 động mạch cảnh được đánh giá, vị trí hẹp hoặc ở 
phình cảnh hoặc ở đoạn gần của ICA. Mảng xơ vữa loại hỗn hợp có chiếm 74,4%, xơ 
vữa vôi hoá chiếm 18,6%, xơ vữa mềm ít gặp nhất (7,0%). Có mối tương quan tuyến 
tính giữa mức độ hẹp theo phương pháp NASCET trên CTA và DECT sự tương quan 
này chặt chẽ với r = 0,996; p < 0,001 (Biểu đồ 1). Có sự phù hợp với mức độ rất tốt 
giữa hai phương thức chẩn đoán này trong đánh giá mức độ hẹp động mạch cảnh 
trong với hệ số Kappa = 0.812. Đáng chú ý là với mức hẹp từ 70-99% là mức có chỉ 
định can thiệp điều trị, CTA đánh giá quá mức độ hẹp này, 17 trường hợp (37,5%) hẹp 
so với 13 trường hợp (30,2%) hẹp trên DECT (Bảng 1). Mức độ hẹp trung bình động 
P
h
ầ
n
 t
ră
m
 h
ẹ
p
 C
TA
Phần trăm hẹp DSCT
III. KẾT QUẢ
Nghiên cứu gồm có 27 bệnh nhân (BN), 23 nam và 4 nữ (tỷ lệ 5,75:1). Tuổi trung bình là 69 ±10 
tuổi (45 - 85); trong đó có 21 BN (92,6%) có triệu chứng lâm sàng, gồm nhồi máu não nhẹ (44,4%) 
và thiếu máu não thoảng qua (48,1%). Các BN đều có một hay nhiều yếu tố nguy cơ kèm theo như 
tăng huyết áp, đái đường, rối loạn lipid máu; trong đó tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao nhất (85,2%). 
Biểu đồ 1. Phân tán điểm số NASCET của DECT với CTA th hiện mối quan hệ tuyến tính 
thuận (r = 0,996; p < 0,001)
Tất cả các BN được đánh giá bằng DECT với chất lượng hình ảnh rất tốt (100%). Trong 27 BN 
có 16 trường hợp là mảng xơ vữa gây hẹp cả hai bên và đều ở đoạn phình cảnh, như vậy tổng có 
43 động mạch cảnh được đánh giá, vị trí hẹp hoặc ở phình cảnh hoặc ở đoạn gần của ICA. Mảng 
xơ vữa loại hỗn hợp có chiếm 74,4%, xơ vữa vôi hoá chiếm 18,6%, xơ vữa mềm ít gặp nhất (7,0%). 
Có mối tương quan tuyến tính giữa mức độ hẹp theo phương phá NASCET trên CTA và DECT sự 
tương quan này chặt chẽ với r = 0,996; p < 0,001 (Biểu đồ 1). Có sự phù hợp với mức độ rất tốt giữa 
hai phương thức chẩn đoán này trong đánh giá mức độ h động mạch cản trong với hệ số Kappa 
= 0,812. Đáng chú ý là với mức hẹp từ 70 - 99% là mức có chỉ định can thiệp điều trị, CTA đánh 
giá quá mức độ hẹp này, 17 trường hợp (37,5%) hẹp so với 13 trường hợp (30,2%) hẹp trên DECT 
(Bảng 1). Mức độ hẹp trung bình động mạch cảnh đo trên hình ảnh CTA và DECT lần lượt là 63,3 ± 
25,0% và 59,5 ± 24,4%. Tỷ lệ mức độ hẹp giữa hai nhóm này là khác biệt có ý nghĩa thống kê với p 
< 0,001, nhất là ở mảng xơ vữa có vôi hoá đơn thuần và hỗn hợp (Bảng 2).
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
5TCNCYH 142 (6) - 2021
Bảng 1. Độ phù hợp giữa hình ảnh CTA thường qui và DECT 
trong phân loại mức độ hẹp động mạch cảnh
DECT
CTA
1 - 29% 30 - 49% 50 - 69% 70 - 99% 100% Tổng (%)
1 - 29% 6 0 0 0 0 06 (14,0)
30 - 49% 0 6 0 0 0 06 (14,0)
50 - 69% 0 2 10 0 0 12 (27,9)
70 - 99% 0 0 4 13 0 17 (39,5)
100% 0 0 0 0 2 02 (04,6)
Tổng (%) 06 (14,0) 08 (18,6) 14 (32,6) 13 (30,2) 02 (04,6) 43 (100)
Kappa = 0,812
Bảng 2. So sánh mức độ hẹp trung bình của động mạch cảnh trên 
ảnh CTA và DECT theo loại xơ vữa
Kỹ thuật
Loại xơ vữa
CTA DECT p
Xơ vữa mềm (n = 3) 54,7 ± 02,5 53,7 ± 02,3 0,200
Xơ vữa hỗn hợp (n = 32) 70,3 ± 24,5 66,2 ± 24,1 0,000
Xơ vữa vôi hoá (n = 8) 38,8 ± 12,2 36,3 ± 12,3 0,011
Tổng (n = 43) 63,3 ± 25,0 59,5 ± 24,4 0,000
IV. BÀN LUẬN
Chụp DECT được đặc trưng bởi sự thực 
hiện của 2 bộ dữ liệu ảnh ở 2 phổ tia X khác 
nhau. Có 2 cơ chế chính gây ra sự khác biệt 
về suy giảm tia X phụ thuộc vào vật liệu, đó là 
tán xạ compton và hiệu ứng quang điện. Loại 
thứ hai phụ thuộc nhiều vào mật độ nguyên tử 
của vật liệu được khảo sát, trong khi loại thứ 
nhất phụ thuộc nhiều hơn vào kích thước mô 
được chiếu xạ, chất lượng chùm tia và năng 
lượng chùm tia. Dựa trên những đặc điểm này, 
DECT cho phép phân biệt giữa các vật liệu 
khác nhau có số nguyên tử cao, chẳng hạn 
như iốt và canxi. Thuật toán ở đây áp dụng là 
loại bỏ vật liệu canxi và để lại một hỗn hợp vật 
liệu mô mềm và iốt. Điều này cho phép loại bỏ 
hoàn toàn vôi hoá và tránh lượng vôi hoá còn 
lại chồng lấp trong hình ảnh iốt của CTA. Một số 
nghiên cứu cho đến nay đều cho thấy tính hữu 
ích của chụp mạch DECT để mô tả các động 
mạch cảnh ngoài sọ có loại bỏ xương so với 
ảnh CTA thông thường.10,11,12
Trong các vị trí hẹp thường gặp, hẹp tại 
phình cảnh đứng đầu, theo sau đó là động 
mạch cảnh trong. Kết quả này phù hợp với xu 
hướng hình thành mảng tại chỗ chia đôi, nơi có 
tốc độ máu chảy cao và các dòng xoáy máu. Về 
tính chất của mảng xơ vữa, mảng xơ vữa hỗn 
hợp là thường gặp nhất.4 Những mảng xơ vữa 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
6 TCNCYH 142 (6) - 2021
có vôi hoá, đặc biệt là những mảng xơ vữa có 
vôi hoá nhiều ảnh hưởng rất lớn đến việc phân 
loại mức độ hẹp. 
Khi so sánh mức độ hẹp giữa CTA và DECT, 
nghiên cứu này cho thấy khác biệt giữa trước 
và sau khi loại bỏ vôi hoá, mức độ hẹp của 
CTA lớn hơn so với DECT xoá vôi hoá. Do 
hầu hết các động mạch cảnh trong nghiên cứu 
của chúng tôi đều có sự hiện diện của vôi hoá 
(93%), nên sẽ ảnh hưởng đến việc đo lường 
mức độ hẹp của lòng mạch. Những trường hợp 
vôi hóa lớn dạng vòng trong thành động mạch 
gây che lấp lòng mạch, trên CTA trên ảnh MIP 
có thể đánh giá quá mức độ hẹp (H2.A), nhưng 
với thuật toán của DECT, các mảng vôi hóa đã 
được loại bỏ một cách hiệu quả, dẫn đến giảm 
đáng kể hiện tượng tạo khối trong khi vẫn giữ 
được chất lượng hình ảnh, có thể nói tương tự 
như ảnh chụp mạch DSA (H2.B). 
Nghiên cứu của Mannil và cs13 cũng cho 
thấy DECT giúp loại bỏ các mảng bám vôi hóa 
thành mạch cảnh và do đó cải thiện việc định 
lượng hẹp động mạch cảnh tốt hơn so với sử 
dụng hình ảnh CTA thông thường. Ngay cả 
trong những trường hợp vôi hóa nhẹ, độ hẹp 
NASCET trung bình đo trên DECT vẫn thấp 
hơn 9% so với đo trên CTA thông thường. 
Tương tự, nghiên cứu Uotani và cs7 cho thấy 
tỷ lệ hẹp động mạch cảnh dương tính giả của 
DECT giảm so với CTA thông thường.
So sánh với MRA với DECT, xác định mức độ 
hẹp ICA của MRA tương đương với DECT.2,4,14 
Nhưng theo Korn và cs4 cho thấy MRA đánh 
giá xơ vữa vôi hoá kém hơn DECT và cho rằng 
do các mảng vôi hóa cung cấp thông tin quan 
trọng cho bác sĩ can thiệp hoặc bác sĩ phẫu 
thuật và cung cấp giá trị tiên lượng cho những 
bệnh nhân phân tầng nguy cơ bị hẹp không 
triệu chứng, vì vậy DECT nên được xem xét ở 
những bệnh nhân hẹp động mạch cảnh có xơ 
vữa vôi hóa lớn.
So sánh DECT với chụp mạch DSA, nghiên 
cứu của Mannil đã chỉ không có sự khác biệt 
trong đánh giá hẹp giữa hai phương thức này.13 
Nghiên cứu của Uotani và cs7 cũng chỉ ra mối 
tương quan chặt chẽ khi đối chiếu mức độ hẹp 
giữa ảnh DECT và ảnh DSA (r = 0,95) và đưa 
ra kết luận rằng với khả năng xoá mảng xơ vữa 
vôi hoá, DECT rất hữu ích trong việc đánh giá 
mức độ hẹp ở những động mạch cảnh có vôi 
hoá nhiều.
 Kỹ thuật này cũng có những hạn chế cần 
được nhắc đến là chất lượng hình ảnh không 
đủ có thể nhiễu gây đánh giá sai mức độ hẹp, ví 
dụ nhiễu ảnh do phục hình nha khoa bằng kim 
loại. Ngoài ra thuật toán loại bỏ canxi của DECT 
có thể loại bỏ một phần iốt cũng như do quá 
trình hiệu chuẩn của loại bỏ vật liệu cơ bản.13 
Hạn chế của nghiên cứu là chúng tôi thu thập 
được một số lượng tương đối thấp và không có 
đối chứng với tiêu chuẩn vàng chụp mạch DSA. 
Tuy nhiên, nghiên cứu này đại diện cho bằng 
chứng với kết quả mạnh mẽ về một thuật toán 
loại bỏ canxi của DECT. Các suy luận chung về 
các hạn chế của thuật toán cần được xác nhận 
trong các nghiên cứu lớn hơn. 
V. KẾT LUẬN
Nghiên cứu của chúng tôi góp phần làm 
sáng tỏ tính ứng dụng cao của kỹ thuật loại bỏ 
vôi hoá trên DECT trong chẩn đoán mức độ hẹp 
của động mạch cảnh ngoài sọ. Kỹ thuật này có 
thể khắc phục việc đánh giá quá mức mức độ 
hẹp CTA thường qui do hiện tượng chồng lấp 
các mảng vôi hóa. 
Lời cảm ơn
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các đồng 
nghiệp khoa CĐHA và đơn vị đột quỵ, bệnh viện 
Saint Paul đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành 
nghiên cứu này.
Xung đột lợi ích và tài chính: Không
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
7TCNCYH 142 (6) - 2021
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Barrett KM, Brott TG. Stroke caused by 
extracranial disease. Circ Res. 2017; 120: 
496–501. 
2. Nederkoorn PJ, van der Graaf Y, Hunink 
MGM. Duplex ultrasound and magnetic 
resonance angiography compared with digital 
subtraction angiography in carotid artery 
stenosis. Stroke. 2003; 34(5):1324–32.
3. Josephson SA, Bryant SO, Mak HK, 
et al. Evaluation of carotid stenosis using CT 
angiography in the initial evaluation of stroke 
and TIA. Neurology. 2004; 63: 457–460.
4. Korn A, Bender B, Brodoefel H, et 
al. Grading of carotid artery stenosis in the 
presence of extensive calcifications: dual-
energy CT angiography in comparison with 
contrast-enhanced MR angiography. CJCn. 
2013; 25(1): 33-40.
5. Marks MP, Napel S, Jordan JE, et al. 
Diagnosis of carotid artery disease: preliminary 
experience with maximum-intensity-
projectionspiral CT angiography. AJR Am J 
Roentgenol. 1993; 160: 1267–71.
6. Thomas C, Korn A, Krauss B, et al. 
Automatic bone and plaque removal using dual 
energy CT for head and neck angiography: 
feasibility and initial performance evaluation. 
UJEjoR. 2010; 76(1):61-67.
7. Uotani K, Watanabe Y, Higashi M, et al. 
Dual-energy CT head bone and hard plaque 
removal for quantification of calcified carotid 
stenosis: utility and comparison with digital 
subtraction angiography. JEr. 2009; 19(8): 
2060-2065.
8. Naruto, N, Itoh, T, & Noguchi, K. Dual energy 
computed tomography for the head. Japanese 
Journal of Radiology. 2017; 36(2): 69–80.
9. Das M, Braunschweig T, Mühlenbruch 
G, et al. Carotid plaque analysis: comparison 
of dual-source computed tomography (CT) 
findings and histopathological correlation. 
2009;38(1):14-19.
10. Morhard D, Fink C, Graser A, et al. 
Cervical and cranial computed tomographic 
angiography with automated bone removal: 
dual energy computed tomography versus 
standard computed tomography. Invest Radiol. 
2009; 44: 293–297.
11. Lell MM, Kramer M, Klotz E, et al. Carotid 
computed tomography angiography with 
automated bone suppression: a comparative 
study between dual energy and bone subtraction 
techniques. Invest Radiol. 2009; 44:322–328.
12. Kaemmerer N, Brand M, Hammon 
M, et al. Dual-energy computed tomography 
angiography of the head and neck with single-
source computed tomography: a new technical 
(Split Filter) approach for bone removal. Invest 
Radiol. 2016; 51: 618–623.
13. Mannil M, Ramachandran J, de Martini 
IV, et al. Modified dual-energy algorithm for 
calcified plaque removal: evaluation in carotid 
computed tomography angiography and 
comparison with digital subtraction angiography. 
SJIR. 2017; 52(11): 680-685. 
14. Lv P, Lin J, Guo D, et al. Detection of 
carotid artery stenosis: a comparison between 
2 unenhanced MRAs and dual-source CTA. 
American Journal of Neuroradiology. 2014; 
35(12): 2360-2365.
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
8 TCNCYH 142 (6) - 2021
Summary
DUAL ENERGY COMPUTED TOMOGRAPHY IN EVALUATION OF 
CERVICAL CAROTID CALCIFIED PLAQUE STENOSIS
Dual Energy Computed Tomographic Angiography (DECT) with calcified plaque removal was 
compared with conventional CTA in the evaluation of the the degree of stenosis of the internal 
carotid artery (ICA). 43 stenosis ICA in 27 patients were assessed according to the North American 
Symptomatic Carotid Endarterectomy Trial (NASCET) criteria on both CTA and DECT techniques. 
There is a very good agreement between these two diagnostic methods in the evaluation of stenosis 
ICA with Kappa coefficient = 0.812. The average stenosis ICA measured on conventional CTA and 
DECT images were 63.3 ± 25.0% and 59.5 ± 24.4%, respectively (p < 0.001). Thus, DECT for 
calcified plaque removal facilitated the assessment of stenosis in all ICA and performed better than 
the conventional CTA.
Keywords: Carotid stenosis, Calcified plaque, Dual energy CTA.

File đính kèm:

  • pdfcat_lop_vi_tinh_hai_muc_nang_luong_trong_danh_gia_hep_xo_vua.pdf