Đặc sắc phong cách ứng xử Hồ Chí Minh

Phong cách Hồ Chí Minh là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ di sản vô giá mà Người để lại cho dân tộc ta, là một chỉnh thể với nội dung nhiều tầng ý nghĩa, phát triển theo lôgíc đi từ suy nghĩ đến nói, viết và biểu hiện qua hoạt động thực tế của cuộc sống.

Đặc sắc phong cách ứng xử Hồ Chí Minh trang 1

Trang 1

Đặc sắc phong cách ứng xử Hồ Chí Minh trang 2

Trang 2

Đặc sắc phong cách ứng xử Hồ Chí Minh trang 3

Trang 3

Đặc sắc phong cách ứng xử Hồ Chí Minh trang 4

Trang 4

Đặc sắc phong cách ứng xử Hồ Chí Minh trang 5

Trang 5

Đặc sắc phong cách ứng xử Hồ Chí Minh trang 6

Trang 6

Đặc sắc phong cách ứng xử Hồ Chí Minh trang 7

Trang 7

Đặc sắc phong cách ứng xử Hồ Chí Minh trang 8

Trang 8

pdf 8 trang Danh Thịnh 08/01/2024 4440
Bạn đang xem tài liệu "Đặc sắc phong cách ứng xử Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc sắc phong cách ứng xử Hồ Chí Minh

Đặc sắc phong cách ứng xử Hồ Chí Minh
110 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
ĐẶC SẮC PHONG CÁCH ỨNG XỬ HỒ CHÍ MINH 
Vũ Thị Huyền Trang 
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội 
Tóm tắt: Phong cách Hồ Chí Minh là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ di sản vô giá 
mà Người để lại cho dân tộc ta, là một chỉnh thể với nội dung nhiều tầng ý nghĩa, phát 
triển theo lôgíc đi từ suy nghĩ đến nói, viết và biểu hiện qua hoạt động thực tế của cuộc 
sống. Trong đó, văn hóa ứng xử của Người là một phương diện độc đáo của phong cách 
đó. Bài viết này đề cập đến những nét đặc sắc trong văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh. 
Mặc dù Người đã đi xa nhưng giá trị văn hóa ứng xử của Người luôn sống mãi trong 
lòng dân tộc. 
Từ khóa: Phong cách, phong cách ứng xử, phong cách ứng xử Hồ Chí Minh. 
Nhận bài ngày 15.9.2019; gửi phản biện và duyệt đăng ngày 25.10.2019 
Liên hệ tác giả: Vũ Thị Huyền Trang; Email: vthtrang@hnmu.edu.vn 
1. MỞ ĐẦU 
 Trong cuộc đời hoạt động cách mạng vô cùng phong phú của mình, Hồ Chí Minh đã 
để lại những ấn tượng hết sức sâu sắc trong tất cả những ai đã từng được gặp Người. Giao 
tiếp với nhiều đối tượng khác nhau, Người đã có một phong cách ứng xử ở tầm nghệ thuật 
gần như hoàn thiện, làm cho mọi người có thể cảm nhận thấy đầy đủ cái đẹp của cuộc sống 
cũng như cái cao thượng của nhân cách con người. 
 Ứng xử trong giao tiếp là cách quan hệ giao tiếp, đối xử giữa người với người, giữa cá 
nhân với cộng đồng.Ứng xử không chỉ thể hiện qua lời nói, cử chỉ, nét mặt bề ngoài mà 
chủ yếu là ở sự chân thành, ở tình cảm và sự coi trọng của chủ thể với đối tượng.Vì vậy, 
ứng xử được coi là biểu hiện tổng hợp của văn hóa - đạo đức; qua cách ứng xử có thể thẩm 
định được nhân cách của một con người.Phong cách ứng xử bắt nguồn từ nhân cách, từ 
cuộc đời của chủ thể. 
 Phản ánh nhân cách, trí tuệ, tâm hồn, đạo đức trong sáng của Người, nét chung tạo nên 
tính nhất quán trong phong cách ứng xử Hồ Chí Minh là sự chân thành, giản dị, tự nhiên. 
Đó không phải là một “nghệ thuật xã giao”, mà là sự phản ánh trung thực tâm hồn, đạo 
đức, nhân cách Hồ Chí Minh.Chính nhân cách lớn, cuộc đời lớn đã tạo nên phong cách ứng 
xử rất mẫu mực ở Người. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 34/2019 
111 
 Đã có nhiều ý kiến đánh giá phong cách ứng xử Hồ Chí Minh với nhiều lời ca ngợi 
khác nhau, nhưng bao trùm nhất là hai chữ văn hóa.Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh thực 
sự là một phong cách ứng xử văn hóa.Ở đây, văn hóa dùng như một tính từ có thể nói lên 
đầy đủ nhất về phong cách ứng xử Hồ Chí Minh. 
2. NỘI DUNG 
 Ở Hồ Chí Minh, văn hóa và tư tưởng, phẩm chất và phong cách, thái độ và hành vi 
hòa trộn làm một. Phong cách ứng xử văn hóa Hồ Chí Minh thể hiện ở một số khía cạnh 
chủ yếu là: thành tâm, thật lòng; tôn trọng, quý mến con người, khoan dung; nghiêm khắc 
với bản thân; giản dị, khiêm nhường. 
2.1. Thành tâm, thật lòng 
 Đây là điểm nổi bật trong phong cách ứng xử Hồ Chí Minh. Với mọi người, bất kể đó 
là người Việt Nam hay người nước ngoài, thuộc giai tầng nào, giới nào, có chính kiến, quá 
khứ hay hiện tại ra sao, Hồ Chí Minh luôn lấy sự thành tâm, thật lòng, thân thiện để ứng 
xử. Và như thế, cái tâm lành thiện, trong sáng đã làm tan biến những e dè, ngần ngại, mặc 
cảm của những người khi gặp gỡ, tiếp xúc với Hồ Chí Minh. Người thật lòng trong giao 
cảm, nên dễ dàng tạo được niềm tin, sức thuyết phục của mọi người đối với bản thân cũng 
như với Đảng và chính quyền cách mạng. Có những người lúc đầu đi theo cách mạng là do 
cảm phục nhân cách, nhận thấy được tấm lòng chân thật của Hồ Chí Minh chứ chưa từ sự 
cảm nhận, giác ngộ về lý tưởng, sự nghiệp. Những người vốn đã tích cực đi theo sự nghiệp 
cách mạng, khi gặp Hồ Chí Minh thì lại càng hăng hái hơn. Những người suýt sa chân sang 
hàng ngũ bên kia, khi được Hồ Chí Minh cảm hóa đã kịp rút lại để nhập cuộc với đoàn 
quân cách mạng. Những người nước ngoài cùng chí hướng thì cảm kích trước tấm lòng son 
sắt, kiên định với lý tưởng của Hồ Chí Minh mà ủng hộ cách mạng Việt Nam. Và lạ thay, 
ngay cả những người không cùng chí hướng, không cùng tuyến với cách mạng Việt Nam, 
khi được tiếp xúc với Người cũng bị chinh phục bởi tấm lòng chân thành, tình cảm trong 
sáng. Sự thật tâm và tấm lòng thành là một điểm nhấn trong phong cách ứng xử Hồ Chí 
Minh, là điều mà Người học được từ những bậc tiền nhân của dân tộc và cũng là nét tinh 
túy của văn hóa phương Đông: “kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân”, nghĩa là điều gì mà bản 
thân không muốn thì đừng có làm đối với người khác. 
2.2. Tôn trọng, quý mến con người, khoan dung với con người 
 Đây là một điểm cốt lõi tạo nên phong cách ứng xử văn hóa của Hồ Chí Minh. Các 
giáo lý của nhiều tôn giáo đều rất coi trọng tình thương yêu con người. Tuyên ngôn Tôn 
giáo năm 1517 do Lude (người Đức) đã viết: “Khởi nguồn chân lý là sự yêu thương và tha 
112 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
thứ” [1, tr.8]. Còn Phật giáo cho rằng cuộc sống là từ bi hỷ xả, v.v Khổng Tử khẳng định 
“nhân chi sơ, tính bản thiện”, nhưng Tuân Tử lại cho rằng “nhân chi sơ, tính bản ác”. 
Những khía cạnh bản tính muôn đời ấy tạo nên cuộc đấu tranh bên trong con người, những 
mâu thuẫn, xung đột phổ biến của xã hội loài người. Thời nay cũng vậy, hòa bình, ổn định 
và phát triển luôn là khát vọng mà loài người vươn tới. 
Việt Nam là một dân tộc yêu nước, trọng nghĩa tình; vừa sẵn sàng hi sinh tất cả để 
chiến đấu và chiến thắng, vừa đề cao chính nghĩa, sự độ lượng và tinh thần khoan dung. 
Cái trục ứng xử của dân tộc Việt Nam được đặt trên nền tảng sâu sắc nhất của triết lí, đạo lí 
phương Đông, đó là “đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo”. 
Đầu những năm 20 của thế kỷ XX, ngay trong số đầu của báo Le Paria, Hồ Chí Minh đã 
đề cập giải phóng con người. Nhất quán quan điểm đó, trong Di chúc, Người nhấn mạnh: 
“Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau” [2, Tập 15, tr.611]. Người không những “để 
lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu 
thanh niên và nhi đồng” và “gửi lời chào thân ái đến  ...  ứng xử 
Hồ Chí Minh không dừng ở lời nói mà còn được thể hiện rõ trong hành động. Người tố cáo 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 34/2019 
113 
tội ác của chủ nghĩa thực dân, đế quốc, đấu tranh bảo vệ người bị áp bức, đấu tranh vì sự 
nghiệp tiến bộ, đấu tranh để mọi dân tộc bị áp bức, trong đó có dân tộc Việt Nam, được 
giải phóng, độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc. Sự nghiệp cách mạng của Người là sự nghiệp 
đấu tranh cho khát vọng và lý tưởng mang tầm nhân loại. 
 Với tư tưởng giải phóng con người, yêu thương, khoan dung, độ lượng với con người, 
Hồ Chí Minh đã giao tiếp, ứng xử với nhiều người trong cuộc sống, và lúc nào cũng đều để 
lại ấn tượng sâu đậm. Quan niệm của Hồ Chí Minh cũng giống như quan niệm đúng đắn 
của các tổ chức xã hội tiến bộ hiện nay trên thế giới khi cho rằng: phát triển con người là 
sự phát triển bao gồm tất cả các khía cạnh trong cuộc sống của mọi cá nhân, từ tình trạng 
sức khoẻ tới đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa của con người; phát triển con người theo 
những mục tiêu đó là cái đích cuối cùng, phát triển kinh tế - xã hội chỉ là một phương tiện. 
Mục tiêu cơ bản của phát triển là tạo ra một môi trường khuyến khích con người được 
hưởng cuộc sống lâu dài, khỏe mạnh, hạnh phúc, tự do và sáng tạo. Đó chính là tính toàn 
diện của sự phát triển. Điều này phù hợp với cách tính về chỉ số phát triển con người (HDI) 
của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) - kết hợp các chỉ số cơ bản về y tế, 
giáo dục, tuổi thọ, mức sống, chứ không chỉ duy nhất là sự tăng trưởng của tổng sản phẩm 
quốc nội (GDP). Vì thế, khi tiếp xúc với nhiều người, Hồ Chí Minh thường hay hỏi thăm 
về sức khỏe, hoàn cảnh gia đình nghĩa là những điều liên quan tới đời tư. Đối với người 
Việt Nam, quan tâm, thăm hỏi về đời tư là bình thường, nhưng đối với người nước ngoài, 
điều đó chưa chắc đã phù hợp với văn hóa của họ, thậm chí có người rất kiêng kỵ và cho 
đó là tò mò khi giao tiếp. Song với tầm cỡ của một nhà văn hóa, chính trị xuất sắc như Hồ 
Chí Minh, đó là biểu hiện của một sự quan tâm, một phong cách ứng xử, một tấm lòng 
chân thành, bác ái bao la của người đứng đầu, đại diện cho một dân tộc. Cái mà ở những 
người khác cho là bất thường, vụn vặt thì đến Hồ Chí Minh trở thành điều tế nhị, nhã nhặn, 
lịch sự và quyến rũ. Chính một quả táo lấy từ bàn họp về cho cháu bé, một bông hoa tặng 
phụ nữ, một cử chỉ phá lệ ngoại giao để rẽ đoàn người ôm hôn thắm thiết người bạn sau 
bao năm xa cách, một sự đồng ý nhận lời làm cha nuôi trẻ sơ sinh, một cử chỉ đạp nước 
gầu guồng, tát nước gầu dai, xắn quần lội ruộng thăm bà con đang gặt lúa và muôn vàn cử 
chỉ ứng xử khác nữa đã làm nên phong cách ứng xử lịch lãm, tự chủ, linh hoạt, ân cần, tế 
nhị, cởi mở, tự nhiên, bình dị, chan hòa, ấm cúng, khoan dung, khiêm nhường của một 
nhân cách, cốt cách văn hóa lớn mang tên Hồ Chí Minh. 
2.3. Nghiêm khắc với bản thân 
 Con người vừa là một cá thể độc lập, vừa là “tổng hòa của các quan hệ xã hội” 
(K.Mac). Nghiêm khắc, tự rèn mình đối với Hồ Chí Minh không chỉ biểu hiện cái khí chất 
Nho gia “tu thân, trị quốc, bình thiên hạ” của phương Đông; mà còn là phẩm chất, cốt 
cách, phong thái của các nhà tư tưởng, chính trị lỗi lạc phương Tây từ Aristotle đến Mac, 
114 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
Ăngghen, Lênin Thế nên, trong cuộc sống và công việc hàng ngày, Hồ Chí Minh thường 
xác định và chia tách rõ rệt thái độ ứng xử thành ba mảng: (1) đối với người; (2) đối với 
việc; (3) đối với mình. Trong đó, mối quan hệ “đối với mình” (tức là tự mình đối với bản 
thân mình) là khó nhất. Tự thấy, tự phê bình là đòi hỏi tự nhìn lại chính mình, đánh giá 
đúng, để vươn lên làm chủ bản thân mình trong sinh hoạt hằng ngày là không đơn giản. Đề 
cập vấn đề phong cách tự mình đối với bản thân mình là nói đến sinh hoạt cá nhân, gắn với 
chủ thể của con người hành động, nó bộc lộ hằng ngày, hằng giờ, không tự nhiên mà có, 
không phổ biến ở mọi người, mà nó chỉ có thể có được ở người qua trải nghiệm rèn luyện 
thực tiễn với hiểu biết, kiến thức sâu rộng cũng như tinh thần cầu thị đích thực. 
 Hồ Chí Minh là một người như thế, luôn làm chủ được bản thân, trong mọi điều kiện, 
hoàn cảnh Người “không ham muốn công danh phú quý một chút nào”, “không dính líu gì 
tới vòng danh lợi”. Người đã giữ được nếp sinh hoạt giản dị, lành mạnh, đến cuối đời vẫn 
là một con người sống trong sạch, vì nước, vì dân, không vụ lợi. Suốt mười ba tháng sống 
trong lao tù của chính quyền Tưởng Giới Thạch, Người thi vị hóa tất cả nỗi khổ ải của một 
người tù phải trải qua: ăn đói, mặc rét, bị trói và bị dẫn giải đi hết nhà lao này đến nhà lao 
khác, bị rụng răng, bị ghẻ lở, bị rệp cắn... và tự nhắc nhở mình: “Thân thể tại ngục trung. 
Tinh thần tại ngục ngoại. Dục thành đại sự nghiệp. Tinh thần cánh yếu đại”. Khi từ chiến 
khu Việt Bắc về tiếp quản Thủ đô, Đảng và Chính phủ đã sắp xếp Người ở ngôi nhà của 
Toàn quyền Đông Dương (một ngôi nhà theo lối kiến trúc Pháp, rất đẹp, trang trọng với 
tổng diện tích sử dụng gần 1.300 m2), nhưng Người không ở mà đề nghị dùng ngôi nhà này 
làm nơi tiếp khách của Nhà nước (nay là Phủ Chủ tịch), còn Người tự nguyện sống và làm 
việc trong một ngôi nhà cấp 4 và sau này (năm 1958) là ngôi nhà sàn được xây mới. 
 Khi đã trở về Thủ đô Hà Nội, bữa ăn hằng ngày của Người ăn đủ chất, thanh đạm, 
sạch sẽ, tiết kiệm, không bày vẽ nhiều món, lãng phí. Điều này đúng như đức tính của 
Người khi phục vụ bàn trong một khách sạn ở Luân Đôn năm 1915. Hồi đó, những người 
khác vứt hết thức ăn thừa vào sọt rác, còn Người thì gói gém một số thức ăn thừa vào một 
tờ giấy sạch sẽ rồi đưa ra ngoài đường phố Luân Đôn cho những người nghèo khó. Về ăn 
mặc, Hồ Chí Minh quan niệm: “Cách ăn mặc phải sạch sẽ, giản đơn, chất phác, chớ lượt 
thượt, xa xỉ, lòe loẹt” [2, Tập 15, tr.617]. Người đi dép lốp cao su mòn vẹt đế, gá miếng 
cao su vào chỗ bị vẹt chứ không thay đôi dép khác. Người đã dành dụm tiền lương và tiền 
nhuận bút (gửi sổ tiết kiệm) để tặng quà cho các cháu thiếu niên, nhi đồng, cho các cụ già. 
Có lúc, Người rút hết không còn một xu trong sổ tiết kiệm (năm 1967) ủng hộ các đội tự vệ 
sao vuông Hà Nội trực chiến pháo trên các nóc nhà khu Ba Đình và các đơn vị trực chiến 
khác mua nước giải khát trong mùa hè ác liệt đạn bom của chiến tranh phá hoại v.v Hồ 
Chí Minh làm những việc đó một cách tự nhiên, có ý thức rõ ràng về cuộc sống của một vị 
Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước ở một đất nước còn nghèo, đồng bào và chiến sĩ cả nước 
đang gian khổ chiến đấu. Những đức tính “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” mà 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 34/2019 
115 
Người răn dạy mọi cán bộ cách mạng cần phải có, cần nghiêm khắc với bản thân, cùng hòa 
đồng với đồng bào, đồng chí ngay từ những năm tháng gian khổ này đã trở thành những 
bài học lớn đến nay vẫn nguyên giá trị. 
Nghiêm khắc với bản thân không có nghĩa là sống gò bó, tự ép mình khổ hạnhtheo 
kiểu tôn giáo. Hồ Chí Minh nghiêm khắc với bản thân mình nhưng vẫn luôn ung dung, thư 
thái, tự tại. Lúc gặp muôn vàn khó khăn, kể cả đối mặt với cái chết, Người vẫn bình tĩnh; 
lúc ở vào cái cao trào sự mừng vui nào đó của dân tộc và của cá nhân mình, Người không 
lạc quan tếu, không chủ quan, không tự kiêu, tự mãn. Người đã dồn tâm, dồn trí, dồn lực 
chăm lo cho nước cho dân, thoát khỏi mọi sự cám dỗ quyền lực, tiền bạc, phú quý. Hồ Chí 
Minh là con người chế định được cái tôi trong muôn sự biến thiên của cuộc đời. Người biết 
cái đủ và biết điểm dừng. Hồ Chí Minh nói nhiều đến cá nhân nhưng không sa vào chủ 
nghĩa cá nhân; nói nhiều đến dân tộc mà không sa vào chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi. Đặc biệt, 
Người nói nhiều đến quyết tâm làm một việc gì đó nhưng không sa vào chủ quan, duy ý 
chí, duy tâm; nói nhiều đến đạo đức và sự nghiêm minh của pháp luật nhưng không tuyệt 
đối hóa một cái nào mà luôn có sự gắn kết nhuần nhuyễn giữa “đức trị” và “pháp trị”, vừa 
có lý vừa có tình. 
2.4. Giản dị, khiêm nhường 
 Đây là một trong những nét nổi bật của phong cách ứng xử văn hóa mà mọi người đều 
thấy ở Hồ Chí Minh. Một nhà văn nào đó đã nói: Giản dị là cái khó nhất trên đời này, đó là 
giới hạn tột cùng của sự từng trải và là nỗ lực cuối cùng của thiên tài. Giản dị, khiêm 
nhường, do đó, thực sự là một phẩm chất văn hóa, người càng có văn hóa lại càng khiêm 
nhường. Trong đời thường, chúng ta vẫn thấy có một nghịch lý: những kẻ dốt nát lại hay 
cao ngạo, còn những người tài giỏi lại thường rất khiêm nhường. 
 Khiêm nhường là thái độ ứng xử hướng nội, thái độ của chủ thể đối với bản thân trong 
quan hệ với đối tượng mà mình giao tiếp. Đó là thái độ không tự đặt mình cao hơn người 
khác để đòi hỏi một sự tâng bốc, suy tôn. Đó là thái độ không tỏ ra vĩ đại để đòi hỏi mọi 
người thừa nhận mình là vĩ đại. Đó cũng là điều mà Lão Tử thường nhấn mạnh: thánh nhân 
cao hơn thiên hạ vì biết đứng sau thiên hạ. 
 Trong sinh hoạt đời thường cũng như trong gặp gỡ, tiếp xúc với mọi tầng lớp nhân dân 
và bạn bè quốc tế, kể cả các nguyên thủ quốc gia, Hồ Chí Minh luôn là một vị lãnh tụ giản 
dị và lịch lãm, bặt thiệp và ân cần, sang trọng cao quý và khiêm nhường. Còn nhớ khi đọc 
Ngục trung nhật kí của Hồ Chí Minh, nhà lý luận phê bình văn học nổi tiếng Trung Quốc 
là Quách Mạt Nhược khi đó đã cảm thán rằng: Mở Ngục trung nhật kí ra, chúng ta gặp 
ngay ở đó một con người. Giản dị lịch lãm trong cử chỉ phong thái, ân cần trong thăm hỏi 
trao đổi, khiêm nhường trong giao tiếp đàm luận tất cả những điều đó gạt bỏ mọi ràng 
116 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
buộc của lễ nghi khách sáo, kéo ta và bạn, chủ và khách xích lại gần nhau hơn. Tiếp xúc 
với Hồ Chí Minh, đồng bào chiến sĩ cả nước và bạn bè khắp năm châu luôn có những kỉ 
niệm và ấn tượng đặc biệt về Người. Sau chuyến thăm và hội đàm với Thủ tướng Ấn Độ 
J.Nê-ru, Báo Tin nhanh Ấn Độ ra ngày 7/2/1958 đã đánh giá: Hồ Chí Minh, con người bình 
dị, khiêm tố và hiền từ, mới nhìn đã yêu mến ngay. Thật là một điều vĩ đại trên thế giới 
này. Một con người tầm cỡ mà có sự khiêm nhường đến như vậy, thì sự khiêm nhường ấy 
là sức cuốn hút tình yêu từ mọi hướng.Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Anh Giôn Gôlăng đã có 
nhận xét sâu sắc: “Được gặp gỡ và nói chuyện với đồng chí Hồ Chí Minh, tôi đã ghi sâu 
một ấn tượng không thể nào quên được. Đây là một con người vĩ đại, nhưng không bao giờ 
Người tỏ ra mình là một người vĩ đại” [3]. Đánh giá thái độ khiêm nhường của Hồ Chí 
Minh, nhà nghiên cứu người Mỹ Gabrien Côncô đã phân tích: “Có lẽ đóng góp lớn nhất 
của Hồ Chí Minh là khả năng thấy rõ giới hạn của các nhân vật và các cá nhân, xác định cơ 
cấu làm ra quyết định của Đảng là tập thể các nhà lãnh đạo và các đảng viên cấp thấp hơn. 
Phong cách giấu mình đó đã làm cho Người càng được quần chúng tín nhiệm bởi vì đó là 
phong cách vừa hiếm có, vừa rất đáng tin” [4, tr.41]. 
 Có thể nói sự giản dị ân cần và khiêm nhường của Hồ Chí Minh đã được thể hiện bằng 
rất nhiều hành vi ứng xử trong cuộc đời hoạt động của Người. Nhưng khiêm nhường đến 
mức mà một lãnh tụ vĩ đại được tôn vinh là “cha già dân tộc”, vẫn xưng hô mình là cháu 
đối với cụ Phụng Lục, một phụ lão cứu quốc ở huyện Ứng Hòa, Hà Đông thì thật đáng 
kính phục.Càng khiêm nhường, Hồ Chí Minh càng được mọi người kính trọng. Nhân dân 
đã đặt Người ở đỉnh cao nhất của sự tôn vinh, đến mức thiêng liêng nhưng hoàn toàn 
không phải là thần thánh hóa, bởi vì Người bao giờ cũng là con người thật gần gũi, thân 
thiết với mọi người. 
 Nhà văn hóa Hồ Chí Minh là như thế! Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh rất cần và 
phải được mọi người dân, cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ chủ trì, chủ chốt trong hệ 
thống chính trị học tập và vận dụng vào cuộc sống, nhất là trong thực hiện Chỉ thị 05-
CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo 
đức, phong cách Hồ Chí Minh cũng như trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội của 
Đảng, gần đây là Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn 
Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu 
hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. 
3. KẾT LUẬN 
 Cùng với tư tưởng, đạo đức, phong cách ứng xử văn hóa Hồ Chí Minh là tài sản tinh 
thần vô giá của Đảng và Nhà nước ta; là kinh nghiệm, là bài họcquý không chỉ với mỗi cán 
bộ, đảng viên mà còn với mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt thế hệ trẻ. Học tập và làm theo tư 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 34/2019 
117 
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, do đó, không chỉ là trách nhiệm, mà còn là ý 
thức tự thân của mỗi người trong bối cảnh hội nhập, chuyển biến nhiều biến động, phức tạp 
hiện nay. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Văn Út, 9 bản tuyên ngôn độc lập, - Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2006. 
2. Hồ Chí Minh, Toàn tập, - Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011. 
3. Báo Quân đội nhân dân, số ra ngày 15/11/1989. 
4. Gabrien Côncô (1989), Giải phẫu chiến tranh Việt Nam, Mỹ và kinh nghiệm lịch sử mới, - Nxb 
Quân đội nhân dân, Hà Nội. 
5. Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, - Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994. 
6. GS Đặng Xuân Kỳ (chủ biên) (2013), Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh, - Nxb Chính 
trị - Hành chính, Hà Nội. 
7. Tạp chí Hành tinh hành động, số ra ngày 15/3/1970. 
8. Thế giới ngợi ca và thương tiếc Hồ Chí Minh, - Nxb Sự thật, Hà Nội, 1976. 
9. E. Côbêlép (2013), Đồng chí Hồ Chí Minh,- Nxb Thanh niên, Hà Nội. 
CHARACTERISTIC OF HO CHI MINH’S BEHAVIOR 
Abstract: Ho Chi Minh’s style is an important part of Ho Chi Minh entire priceless 
heritage to our people, a whole with meaningful multi-level content, logical development 
from failure to speaking, writing, and expression through real life activities. In 
particular, Ho Chi Minh’s behavioral culture is a unique aspect of that style. In this 
article, I mention the characteristics of Ho Chi Minh’s behavioral culture. Although Ho 
Chi Minh has gone far, Ho Chi Minh’s cultural values always live forever in the hearts of 
the nation. 
Keywords: Style, behavioral style, Ho Chi Minh’s conduct style. 

File đính kèm:

  • pdfdac_sac_phong_cach_ung_xu_ho_chi_minh.pdf