Bước đầu tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao

Hồ Chí Minh là người đặt nền móng xây dựng nền ngoại giao Việt Nam hiện đại. Tư tưởng ngoại giao của Người là sợi chỉ đỏ, kim chỉ nam cho ngoại giao Việt Nam. Trong khuôn khổ bài viết, tác giả phân tích một số luận điểm nổi bật trong tư tưởng ngoại giao của Hồ Chí Minh, giá trị của nó đối với cách mạng Việt Nam.

Bước đầu tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao trang 1

Trang 1

Bước đầu tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao trang 2

Trang 2

Bước đầu tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao trang 3

Trang 3

Bước đầu tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao trang 4

Trang 4

Bước đầu tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao trang 5

Trang 5

Bước đầu tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao trang 6

Trang 6

Bước đầu tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao trang 7

Trang 7

Bước đầu tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao trang 8

Trang 8

Bước đầu tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao trang 9

Trang 9

pdf 9 trang Danh Thịnh 09/01/2024 1180
Bạn đang xem tài liệu "Bước đầu tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bước đầu tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao

Bước đầu tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Huỳnh Thị Phương Thúy 
4 
BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 
VỀ NGOẠI GIAO 
INNITIAL STUDY OF HO CHI MINH THOUGHT ON DIPLOMACY 
HUỲNH THỊ PHƯƠNG THÚY 
TÓM TẮT: Hồ Chí Minh là người đặt nền móng xây dựng nền ngoại giao Việt Nam hiện 
đại. Tư tưởng ngoại giao của Người là sợi chỉ đỏ, kim chỉ nam cho ngoại giao Việt Nam. 
Trong khuôn khổ bài viết, tác giả phân tích một số luận điểm nổi bật trong tư tưởng ngoại 
giao của Hồ Chí Minh, giá trị của nó đối với cách mạng Việt Nam. 
Từ khóa: tư tưởng Hồ Chí Minh; ngoại giao; hợp tác quốc tế. 
ABSTRACT: President Ho Chi Minh is the one who laid the foundation for modern 
Vietnamese diplomacy. His diplomatic ideas are the “red thread” and guideline for 
Vietnamese diplomacy. In this article, the author analyzes some prominent points in Ho Chi 
Minh's diplomatic thought and their value to the Vietnamese revolution. 
Key words: Ho Chi Minh thought; diplomacy; international cooperation. 
1. MỞ ĐẦU 
Toàn bộ cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo 
đức cách mạng của Hồ Chí Minh (1890 - 1969) 
đã tỏa sáng một trí tuệ lớn, một chủ nghĩa 
quốc tế và chủ nghĩa nhân văn cao cả. Trên 
lĩnh vực ngoại giao, Người đã sớm vạch ra 
những định hướng cơ bản trong hoạt động 
quốc tế cho cách mạng Việt Nam và là người 
đặt nền móng cho nền ngoại giao Việt Nam 
hiện đại. Kết hợp hoạt động quốc tế với ánh 
sáng khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, 
Người đã đưa con thuyền cách mạng Việt 
Nam vượt qua mọi thác ghềnh để đi đến 
thắng lợi hoàn toàn. 
Ngay trong thời kỳ đầu hình thành 
đường lối cứu nước, với tác phẩm “Đường 
cách mệnh”, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: 
“Cách mệnh An Nam cũng là một bộ phận 
của cách mạng thế giới. Ai làm cách mệnh 
 ThS. Trường Đại học Văn Lang, huynhthiphuongthuy@vanlanguni.edu.vn, Mã số: TCKH12-15-2018 
trong thế giới đều là đồng chí của nhân dân 
An Nam” [3, tr.395]. Như vậy, đường lối 
quốc tế và chính sách đối ngoại được Hồ Chí 
Minh vạch ra cùng một lúc với việc hình 
thành đường lối cách mạng giải phóng dân 
tộc, và được phát triển từ những năm tháng 
chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức 
cho việc thành lập Đảng Cộng sản. Xuyên 
suốt cuộc đời hoạt động cách mạng trải qua 
những giai đoạn lịch sử đầy biến cố với 
những thay đổi sâu sắc, lớn lao về nhiều mặt 
của đời sống quốc tế, tư tưởng ngoại giao Hồ 
Chí Minh không ngừng được phát triển và 
ngày càng toàn diện hơn, thường xuyên 
được bổ sung, sửa đổi nhiều nét mới mỗi khi 
cách mạng Việt Nam đứng trước những 
bước ngoặc thời đại đòi hỏi phải điều chỉnh 
chiến lược nhằm phục vụ tốt hơn cho mục 
tiêu cách mạng trong từng giai đoạn lịch sử. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 12, Tháng 11 - 2018 
5 
2. NỘI DUNG 
2.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò 
của ngoại giao đối với sự nghiệp cách mạng 
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách 
mạng giải phóng dân tộc, ngoại giao cũng là 
một mặt trận giữ một vai trò hết sức quan 
trọng và có mối liên hệ mật thiết với các mặt 
trận khác như chính trị, quân sự trong mục tiêu 
chung là phục vụ cách mạng. Quan niệm “mặt 
trận ngoại giao” được Hồ Chí Minh chính thức 
đưa ra trong những năm 60. Tuy nhiên, tư 
tưởng về mặt trận ngoại giao được thể hiện 
xuyên suốt trong toàn bộ hệ thống những luận 
điểm về cách mạng giải phóng dân tộc của 
Người. Theo Người, khi một nước nhỏ phải 
đối đầu với thế lực đế quốc hùng mạnh hơn thì 
phải có chiến lược “châu chấu đá xe”, trong đó 
đường lối đối ngoại và hoạt động ngoại giao 
có thể và cần phải trở thành vũ khí, và thậm 
chí cơ quan đối ngoại phải là một binh chủng 
tiến công quân thù, góp phần đưa cục diện đấu 
tranh về phía có lợi cho nước nhỏ. Theo quan 
điểm Hồ Chí Minh, ngoại giao đóng một vai 
trò quan trọng trong việc chủ động đề xuất 
phương hướng chiến lược, vận dụng sách lược 
mềm dẻo, lợi dụng sự khác nhau về lợi ích để 
phân hóa thế lực thù địch, làm suy yếu từng bộ 
phận, đi đến cô lập và đánh thắng kẻ thù chính 
trong từng thời kỳ cách mạng. Vào những giai 
đoạn quyết định của cuộc cách mạng, ngoại 
giao phải là một mặt trận quan trọng ngang với 
đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự. 
Để trở thành một mặt trận tấn công có hiệu 
quả, ngoại giao phải luôn luôn bám sát và liên 
kết với các mặt trận đấu tranh khác. Đường lối 
đối ngoại luôn xuất phát từ đường lối chính trị, 
phục tùng và phục vụ đường lối chính trị. Sức 
mạnh ngoại giao cũng tùy thuộc vào nội lực của 
quốc gia. “Thực lực là cái chiêng mà ngoại 
giao là cái tiếng. Chiêng có to tiếng mới lớn” 
[6, tr.126]. Với mặt trận quân sự, ngoại giao 
cũng có sự liên hệ chặt chẽ. Tại Hội nghị ngoại 
giao năm 1964 và năm 1966, Hồ Chí Minh cho 
rằng, “cố nhiên ngoại giao là rất quan trọng, 
nhưng cái vốn chính là mình phải đánh thắng 
và mình phải có sức mạnh thì ngoại giao sẽ 
thắng”, “Bây giờ trong nước ta cứ đánh cho 
thắng, thì ngoại giao dễ làm theo” [9, tr.165]. 
Muốn ngoại giao thắng lợi, trước hết ta phải 
biểu dương lực lượng của mình, coi việc xây 
dựng thực lực chính trị, kinh tế, quân sự bên 
trong là nhân tố quan trọng, tạo thế mạnh cho 
đấu tranh trên mặt trận đối ngoại. Và ngược lại, 
thắng lợi ngoại giao cũng sẽ tạo những tiền đề 
cần thiết để phát triển thực lực cách mạng trong 
nước. Tại cuộc họp Bộ Chính trị bàn về chủ 
trương đàm phán ở Hội nghị Giơ-ne-vơ (5-
1954), Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra phương 
châm hành động của ta trong thời kỳ mới là: 
Một mặt mở mặt trận đấu tranh trên bàn hội 
nghị để đi đến một giải pháp hoàn chỉnh đình 
chỉ chiến sự trên toàn bán đảo Đông Dương đi 
đôi với một giải pháp chính trị cho vấn đề Việt 
Nam, vấn đề Lào và vấn đề Campuchia trên cơ 
sở tôn trọng độc lập chủ quyền thống nhất và 
toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước. Một mặt tích 
cực chỉnh đốn lực lượng, đẩy mạnh đấu tranh 
quân sự hỗ trợ cho đấu tranh ngoại giao. Người 
nói: “Ta kháng chiến, ta đàm phán cũng đều 
nhằm một mục đích giành độc lập, thống nhất 
thật sự cho dân tộc. Hiện na ... ình 
thể hiện rõ lập trường của mình: “Tôi tin 
nước Pháp mới, Chúng tôi không muốn đẩy 
người Pháp ra khỏi Việt Nam. Nhưng chúng tôi 
nói với họ: các người hãy phái đến nước chúng 
tôi những kỹ sư, những nhà khoa học, những vị 
giáo sư, phái đến những người biết yêu chuộng 
chúng tôi. Nhưng chớ phái qua những người họ 
muốn bóp cổ chúng tôi. Việt Nam cần nước 
Pháp. Nước Pháp cũng cần Việt Nam. Chỉ có 
lòng tin cậy lẫn nhau và sự cộng tác bình đẳng, 
thật thà, thì mới đi đến kết quả thân thiện giữa 
hai nước” [4, tr.369]. Trả lời một nhà báo nước 
ngoài ngày 22-6-1947 về chương trình kiến thiết 
Việt Nam sau chiến tranh, Hồ Chí Minh bày tỏ 
“rất hoan nghênh tư bản Pháp và tư bản các 
nước công tác thật thà với chúng tôi” [11, tr.99]. 
Ngày 5-10-1959, khi trả lời nhà báo Nhật 
Bản về quan hệ Việt – Nhật, Người khẳng 
định chính sách mở cửa của Việt Nam và sẵn 
sàng phát triển quan hệ kinh tế với Nhật Bản 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 12, Tháng 11 - 2018 
9 
cũng như với các nước khác trên tinh thần 
bình đẳng, hai bên cùng có lợi. Người nói rõ: 
“Chúng tôi cần nhiều dụng cụ, máy móc và 
hàng hóa của các nước, trong đó tất nhiên 
kể cả nước Nhật Bản, Quan hệ buôn bán 
giữa nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và 
Nhật Bản, nếu được cải thiện, có nhiều triển 
vọng tốt đẹp, có lợi cho nhân dân cả hai 
nước chúng ta” [8, tr.524]. 
Cùng với chủ trương xây dựng mối 
quan hệ quốc tế với các nước dựa trên lợi ích 
kinh tế của đôi bên, trong suốt chặng đường 
chiến đấu của mình, Hồ Chí Minh luôn nêu 
cao ngọn cờ hòa bình và hữu nghị, luôn làm 
rõ những cố gắng hòa bình của ta và luôn tìm 
cách phát triển tình hữu nghị với nhân dân 
các nước đối địch. Người luôn lấy hòa bình, 
hữu nghị và đạo lý làm tiêu chí để phân biệt 
bạn thù, phân biệt dân tộc với bọn phản 
động, hiếu chiến trong chính phủ của đối 
phương. “Nước Việt Nam mong muốn duy 
trì quan hệ hữu nghị với người Pháp” là thông 
điệp mà Người muốn gửi đến đất nước Pháp. 
Với tinh thần ấy, ngày 23-12-1946, thay mặt 
Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, 
Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện đến Thủ 
tướng Pháp Lê-ông Blum bày tỏ lòng mong 
muốn hòa bình và kêu gọi chính phủ Pháp 
đừng để chiến tranh tiếp diễn. Người nói rõ: 
Chúng tôi “rất mong muốn giữ vững hòa 
bình và thi hành thành thực những thỏa hiệp 
đã ký kết,” và “mong sẽ nhận được lệnh 
các nhà chức trách Pháp ở Hà Nội phải rút 
quân đội về những vị trí trước ngày 17-12 và 
phải đình chỉ những cuộc hành binh mệnh 
danh là tảo thanh, để cho cuộc xung đột 
chấm dứt ngay” [4, tr.487]. Trong những 
ngày đầu năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh 
đã gửi nhiều thư, điện cho Chính phủ, Quốc 
hội và nhân dân Pháp nêu rõ thiện chí hòa 
bình, mong muốn chấm dứt chiến tranh của 
Chính phủ và nhân dân Việt Nam. Nhân dịp 
đầu năm mới 1947, nhân danh Chính phủ, 
quốc dân Việt Nam và cá nhân, Hồ Chí 
Minh đã gửi thư chúc Chính phủ và quốc 
dân Pháp một năm mới tốt đẹp. Đồng thời, 
trong thư Người giải thích cho quốc dân 
Pháp hiểu rằng “chúng tôi không thù hằn gì dân 
tộc Pháp. Chúng tôi bắt buộc phải chiến đấu, 
chống bọn thực dân phản động đang mưu mô xẻ 
cắt Tổ quốc của chúng tôi, đưa chúng tôi vào 
vòng nô lệ và gieo rắc sự chia rẽ giữa hai dân tộc 
Pháp và Việt. Nhưng chúng tôi không chiến đấu 
chống nước Pháp mới và quốc dân Pháp, chúng 
tôi lại muốn hợp tác thân ái” [5, tr.3]. Để tranh 
thủ tình cảm hữu nghị của nhân dân Pháp, 
trong nhiều dịp, Hồ Chí Minh bày tỏ những 
tình cảm hữu nghị thân thiện với nước Pháp. 
Người khẳng định, mình là người bạn thủy 
chung của nhân dân Pháp. Trả lời thư của bà 
Sốtxi, đại diện Hội liên hiệp phụ nữ Pháp, 
Hồ Chí Minh đã gửi những lời tâm huyết tới 
tất cả phụ nữ Pháp có người thân đang làm 
quân dịch ở Đông Dương. Có thể coi những 
lời này là chủ trương cơ bản của Người từ 
trước đến nay đối với nhân dân các nước có 
xung đột với ta. Người viết: “Nếu những 
thanh niên Pháp đến Việt Nam như những 
công nhân, kỹ thuật viên, hoặc những nhà 
bác học thì tôi xin đảm bảo với các bà rằng 
họ sẽ được đón tiếp nồng nhiệt như những 
người bạn, những người anh em, Theo 
tinh thần bốn bể là anh em, tôi yêu mến 
thanh niên Pháp cũng như thanh niên Việt 
Nam. Đối với tôi sinh mệnh của người Pháp 
hay sinh mệnh của người Việt Nam đều 
đáng quý như nhau. Tôi thành thực mong 
thanh niên Pháp và thanh niên Việt Nam 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Huỳnh Thị Phương Thúy 
10 
hiểu biết lẫn nhau và yêu mến nhau như anh 
em” [4, tr.302-303]. Về mối quan hệ giữa 
hai nước Việt - Pháp trong tương lai, Người 
nói: “Hai nước sẽ hợp tác trên lập trường 
huynh đệ và bình đẳng” [6, tr.93]. 
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách 
mạng của mình, Hồ Chí Minh đã phấn đấu 
không mệt mỏi cho việc tăng cường sự hiểu 
biết lẫn nhau giữa các dân tộc, xây dựng tình 
đoàn kết giữa các lực lượng cách mạng và dân 
chủ, thúc đẩy quan hệ quốc tế hữu nghị và hợp 
tác giữa các quốc gia, nhằm bảo vệ hòa bình 
và củng cố độc lập dân tộc. Mặt khác, Người 
kiên quyết đấu tranh chống chiến tranh xâm 
lược, cường quyền và áp đặt trong quan hệ 
quốc tế cũng như mọi hành động can thiệp 
và xâm phạm lợi ích chính đáng của các dân 
tộc. Với tinh thần xuyên suốt đó, ngày 18-2-
1946, trong Công hàm gửi chính phủ các 
nước: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Liên Xô và Anh, 
Hồ Chí Minh khẳng định lại bổn phận của 
chúng ta cùng các nước lớn bắt tay vào xây 
dựng lại thế giới, nhằm đặt ra ngoài vòng 
pháp luật vô thời hạn, một mặt là chiến tranh, 
áp bức, bóc lột và mặt khác là bần cùng khiếp 
sợ và bất công. Người khẳng định việc đưa 
vấn đề Đông Dương ra bàn bạc tại Liên hiệp 
quốc sẽ cho phép chúng ta hợp tác với các 
quốc gia khác trong việc xây dựng một thế 
giới tốt đẹp hơn và một nền hòa bình bền 
vững. Người nhấn mạnh những nguyện vọng 
đó là chính đáng vì sự nghiệp hòa bình trên 
thế giới phải được bảo vệ. 
Với đường lối ngoại giao luôn coi trọng 
tình hữu nghị thân ái, tinh thần đoàn kết quốc 
tế giữa các quốc gia dân tộc, ngoại giao Việt 
Nam trong thời đại Hồ Chí Minh đã thiết lập 
mối quan hệ hữu nghị với nhiều nước trên thế 
giới, trong đó có cả những nước có chế độ 
chính trị - xã hội đối lập với ta. Chủ trương 
của Hồ Chí Minh là thiết lập nền ngoại giao 
theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa. 
Trước hết, chủ tịch Hồ Chí Minh và 
Đảng ta rất chú trọng đến mối quan hệ với 
Liên Xô và Trung Quốc cũng như là các nước 
xã hội chủ nghĩa khác. Cả Liên Xô và Trung 
Quốc đều tuyên bố công nhận Việt Nam Dân 
chủ Cộng hòa và chấp nhận thiết lập quan hệ 
ngoại giao với nước ta. Tháng 4-1951, Đại sứ 
quán Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được 
thành lập ở Bắc Kinh và tháng 2-1952, Đại 
sứ quán Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bắt đầu 
hoạt động ở Mát-xcơ-va. Mặt khác, từ sau khi 
Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp Stalin, Liên Xô đã 
chủ động phối hợp với Việt Nam trong tuyên 
truyền, vận động quốc tế, đề cao cuộc kháng 
chiến của Việt Nam. Tháng 9-1952, Liên Xô 
phủ quyết đề nghị của chính quyền Bảo Đại 
xin gia nhập Liên hiệp quốc; tỏ ý ủng hộ 
Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nêu 
yêu cầu trở thành thành viên của tổ chức này. 
Liên Xô luôn khẳng định ở Việt Nam hiện 
nay chỉ có Chính phủ Hồ Chí Minh là Chính 
phủ hợp pháp duy nhất của nhân dân Việt 
Nam. Tiếp theo Trung Quốc và Liên Xô, các 
nước xã hội chủ nghĩa khác lần lượt tuyên bố 
công nhận và sẵn sàng lập quan hệ ngoại giao 
với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: Cộng 
hòa Nhân dân Triều Tiên (31-1-1950), Cộng 
hòa xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc (2-2-1950), 
Cộng hòa Dân chủ Đức (2-2-1950), Cộng hòa 
Nhân dân Rumani (3-2-1950), Cộng hòa Nhân 
dân Ba Lan (4-2-1950), Cộng hòa Nhân dân 
Hunggari (4-2-1950), Cộng hòa Nhân dân 
Bunggari (8-2-1950), Cộng hòa Nhân dân 
Anbani (13-3-1950). 
Bên cạnh đó, sau Cách mạng tháng Tám 
năm 1945, cách mạng Việt Nam bị bao vây 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 12, Tháng 11 - 2018 
11 
từ nhiều phía, thực hiện phương châm “thêm 
bạn, bớt thù”, cùng với việc tích cực xúc tiến 
xây dựng mặt trận đoàn kết Việt - Miên - 
Lào, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta chủ 
trương chủ động mở rộng quan hệ thân thiết 
với các nước khác trong khu vực châu Á. 
Đây là một hướng đột phá quan trọng nhằm 
nối liền cách mạng nước ta với phong trào 
cách mạng thế giới. Ngày 13-1-1947, trong 
thư gửi lãnh tụ và toàn thể nhân dân Trung 
Hoa, Miến Điện và toàn Á Đông, nhân dân 
Pháp và các dân tộc thuộc địa Pháp, các nhân 
sĩ dân chủ toàn thế giới, thay mặt nhân dân 
Việt Nam, Hồ Chí Minh đã bày tỏ lòng cảm 
ơn đến các nước đã “lên tiếng ủng hộ chính 
nghĩa và tỏ đồng tình với cuộc kháng chiến 
của dân tộc Việt Nam” và kêu gọi “vì nhân 
đạo, vì chính nghĩa, vì hòa bình chung và lợi 
ích chung, nhân dân Việt Nam mong các vị 
giúp đỡ mọi phương diện” [5, tr.22-23]. Mọi 
cố gắng quan trọng về ngoại giao của Hồ Chí 
Minh thời kỳ này là mở đột phá ở phía tây 
nam, thiết lập quan hệ trực tiếp với các nước 
Đông Nam Á và từ địa bàn này mở rộng tiếp 
xúc, tuyên truyền quốc tế, phát triển ngoại 
giao nhân dân, tranh thủ sự ủng hộ của các 
lực lượng tiến bộ trên thế giới đối với cuộc 
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. 
Vào khoảng cuối năm 1946, đầu năm 1947, 
Chính phủ Việt Nam đã thiết lập được quan 
hệ với Thái Lan và đặt cơ quan đại diện của 
mình tại Băng Cốc. Qua cơ quan đại diện của 
Chính phủ đặt tại Băng Cốc, Hồ Chí Minh đã 
nhiều lần cử đặc phái viên của Chính phủ đi 
thăm viếng và tiếp xúc với các giới lãnh đạo 
của một số nước Đông Nam Á và Nam Á như 
Ấn Độ, Miến Điện, Inđônêxia, 
Tháng 2-1948, ngay sau khi Miến Điện 
tuyên bố độc lập, Chính phủ Việt Nam đã cử 
cán bộ ngoại giao tới Răng-gun lập cơ quan 
đại diện, với sự giúp đỡ cơ sở vật chất của 
chính phủ Miến Điện và được hưởng các 
quy chế ngoại giao, ở đây ta cũng lập được 
một phòng thông tin. Cơ quan đã có điện đài 
để liên hệ với Việt Bắc, nhờ đó trong nước có 
được những thông tin về tình hình quốc tế. 
Trong những năm 1947 – 1949, thông 
qua các cơ quan đại diện ở nước ngoài, với 
sự giúp đỡ của Chính phủ và các đoàn thể sở 
tại, Chính phủ ta đã cử đại biểu tham gia 
nhiều hội nghị quốc tế và khu vực. Ta cũng 
đã lập được cơ quan thông tin tại các trung 
tâm, thành phố lớn của các nước như Pari, 
Luân Đôn, Niu-ooc, Niu Đêli, Răng-gun, 
Băng Cốc, Xin-ga-po, Hồng Công, Thông 
qua các cơ quan thông tin, những tin tức, 
hình ảnh của cuộc kháng chiến anh dũng của 
nhân dân ta, và lập trường chính nghĩa của 
Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã 
được truyền đi khắp thế giới. Điều này cho 
thấy, Hồ Chí Minh và Đảng ta rất tích cực, chủ 
động hoạt động đối ngoại, bên cạnh những hoạt 
động ngoại giao Nhà nước mang tính chất 
truyền thống. Chính phủ đã cử nhiều đoàn đại 
biểu đi dự các hội nghị: Hội nghị thanh niên 
châu Á ở Can-cut-ta (2-1948), Hội nghị Thanh 
niên cần lao quốc tế ở Ba Lan (8-1948), Hội nghị 
liên hiệp công đoàn thế giới ở Milan (6-1949), 
tham dự Tuần lễ sinh viên thế giới lần thứ hai ở 
Bu-đa-pét (8-1949), Các đoàn đại biểu của ta 
đã mang lập trường chính nghĩa của Chủ tịch Hồ 
Chí Minh tới diễn đàn các hội nghị, góp phần 
nâng cao vị thế quốc tế của nước ta. 
Trên cơ sở những thắng lợi đạt được, 
ngày 22-11-1948, Chính phủ Việt Nam Dân 
chủ Cộng hòa chính thức gửi đơn xin gia 
nhập tổ chức Liên hiệp quốc và tòa án quốc 
tế. Ngày 29-3-1949, ta lại nhắc lại một lần 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Huỳnh Thị Phương Thúy 
12 
nữa việc ta xin gia nhập Liên hiệp quốc trước 
dư luận thế giới, tỏ rõ thế chủ động trong hoạt 
động ngoại giao bảo vệ địa vị hợp pháp của 
Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. 
3. KẾT LUẬN 
Tư tưởng ngoại giao rộng mở, linh hoạt, 
mềm dẻo có nguyên tắc của Chủ tịch Hồ Chí 
Minh và những hoạt động ngoại giao trực tiếp 
của Người đã để lại dấu ấn sâu đậm và đặt 
nền móng cho nền ngoại giao Việt Nam hiện 
đại. Dưới sự chỉ đạo của Hồ Chí Minh, ngoại 
giao Việt Nam không ngừng lớn mạnh và 
phát triển, có nhiều đóng góp quan trọng vào 
sự nghiệp cách mạng, cho công cuộc đấu 
tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, 
cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
Ở bất cứ giai đoạn lịch sử nào, dù phải đối 
mặt với bao khó khăn gian nguy, với sự nỗ 
lực hết sức mình của Đảng Cộng sản Việt 
Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, 
ngoại giao góp phần quan trọng đưa con 
thuyền cách mạng vượt qua mọi thác ghềnh, 
đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Trong 
hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, mặt 
trận ngoại giao đã phối hợp nhịp nhàng và 
hiệu quả với mặt trận quân sự, giương cao 
ngọn cờ độc lập dân tộc, hòa bình và chính 
nghĩa, tranh thủ được sự ủng hộ quý báu của 
các nước xã hội chủ nghĩa và bạn bè yêu 
chuộng hòa bình và tiến bộ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị 
Quốc gia, Hà Nội. 
[2] Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 28, Nxb Chính trị 
Quốc gia, Hà Nội. 
[3] Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
[4] Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
[5] Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
[6] Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
[7] Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
[8] Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
[9] Nguyễn Dy Niên (2008), Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
[10] Viện nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin (1993), Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, tập 3, 
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
[11] Viện nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin (1993), Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, tập 4, 
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
[12] Viện nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin (1993), Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, tập 5, 
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
Ngày nhận bài: 06-6-2018. Ngày biên tập xong: 04-9-2018. Duyệt đăng: 28-11-2018 

File đính kèm:

  • pdfbuoc_dau_tim_hieu_tu_tuong_ho_chi_minh_ve_ngoai_giao.pdf