Một số vấn đề cơ bản thời đương đại

Đương đại là một thời kỳ với nhiều chuyển biến mạnh mẽ và bất khả đoán trên nhiều phương diện. Bài viết nhận diện các đặc điểm tư tưởng của thời đương đại và đề cập đến một số vấn đề nổi bật mà nhân loại đang phải đối mặt từ nửa sau thế kỷ XX đến đầu thế kỷ XXI như toàn cầu hóa kinh tế, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Một số vấn đề cơ bản thời đương đại trang 1

Trang 1

Một số vấn đề cơ bản thời đương đại trang 2

Trang 2

Một số vấn đề cơ bản thời đương đại trang 3

Trang 3

Một số vấn đề cơ bản thời đương đại trang 4

Trang 4

Một số vấn đề cơ bản thời đương đại trang 5

Trang 5

Một số vấn đề cơ bản thời đương đại trang 6

Trang 6

Một số vấn đề cơ bản thời đương đại trang 7

Trang 7

Một số vấn đề cơ bản thời đương đại trang 8

Trang 8

Một số vấn đề cơ bản thời đương đại trang 9

Trang 9

Một số vấn đề cơ bản thời đương đại trang 10

Trang 10

pdf 10 trang Danh Thịnh 09/01/2024 1160
Bạn đang xem tài liệu "Một số vấn đề cơ bản thời đương đại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số vấn đề cơ bản thời đương đại

Một số vấn đề cơ bản thời đương đại
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 9 (253) 2019 
17 
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN THỜI ĐƯƠNG ĐẠI 
TRẦN THANH PHƯƠNG* 
Đương đại là một thời kỳ với nhiều chuyển biến mạnh mẽ và bất khả đoán trên 
nhiều phương diện. Bài viết nhận diện các đặc điểm tư tưởng của thời đương 
đại và đề cập đến một số vấn đề nổi bật mà nhân loại đang phải đối mặt từ 
nửa sau thế kỷ XX đến đầu thế kỷ XXI như toàn cầu hóa kinh tế, cuộc cách 
mạng công nghiệp lần thứ tư, khủng hoảng môi trường ở cấp độ toàn cầu và 
sự phân tán quyền lực như một thách đố cho nền chính trị đương đại. Kết quả 
cho thấy các vấn đề thực tiễn đương đại có những điểm chung như sự đan xen 
và thâm nhập vào nhau giữa tính hiện đại và hậu hiện đại, giữa cái trung tâm và 
phi trung tâm, giữa cái duy lý và phi lý, mâu thuẫn, phức tạp, bất ổn và nhiều 
yếu tố khác. 
Từ khóa: đƣơng đại, toàn cầu hóa, cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ, khủng hoảng 
môi trƣờng, phân tán quyền lực chính trị 
Nhận bài ngày: 25/7/2019; đưa vào biên tập: 28/7/2019; phản biện: 1/8/2019; duyệt 
đăng: 4/9/2019 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Nghiên cứu về thời đƣơng đại là một 
trong những yêu cầu cấp bách của 
đời sống thực tiễn để nắm đƣợc tính 
phức tạp của những hiện tƣợng đang 
biến chuyển mau lẹ và nhận thức 
đƣợc mọi biến động của thời đại, đối 
diện với những rủi ro khó lƣờng. 
Trong khoa học xã hội ở Việt Nam 
hiện nay đã có những công trình 
nghiên cứu về thời kỳ này. Tuy nhiên, 
các công trình ấy hoặc là đƣa ra các 
nhận định dƣới dạng khái quát lý luận 
về các đặc tính bên trong, hoặc là 
tổng kết các biểu hiện của hoạt động 
thực tiễn - hoạt động vật chất ở bên 
ngoài (đời sống kinh tế, chính trị, xã 
hội, kỹ thuật) nhằm chỉ ra thời cơ, 
thách thức và tƣ vấn chính sách. Bài 
viết nhằm làm rõ một số vấn đề trong 
thời đại ngày nay, trong bức tranh 
tổng thể đƣơng đại không nằm ngoài 
các nghiên cứu chung trƣớc đó. 
2. NHẬN DIỆN MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM 
CỦA THỜI ĐƯƠNG ĐẠI 
Về mặt thuật ngữ, chữ “đƣơng đại” 
ban đầu có nguồn gốc từ tiếng Latinh 
thời Trung cổ là “contemporarius” sau 
biến thể thành “contemporalis”, đƣợc 
ghép từ hai thành tố “con” có nghĩa là 
“cùng với” và “tempus/tempor” có 
nghĩa là “thời gian”, nhằm chỉ “cái gì 
đó hiện tồn, ngƣời đang sống, sự kiện 
đang xảy ra ở cùng thời điểm; thuộc 
về hoặc đang diễn ra ở thời điểm hiện 
tại” và trong tiếng Anh ngày nay là chữ 
*
 Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ. 
 TRẦN THANH PHƢƠNG – MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN THỜI 
18 
“contemporary”(1). 
Ở góc độ lịch sử, theo Nguyễn Minh 
Quân (2012), thời kỳ đƣơng đại mà 
chúng ta đang sống là thời hậu hiện 
đại (post-modern era, post-modernity) 
bắt đầu từ giữa thế kỷ XX trở đi, trong 
khi đó thời kỳ hiện đại đã qua đánh 
dấu một kỷ nguyên tƣơng đối dài 
trong lịch sử thế giới, bắt đầu từ thời 
Phục hƣng, kéo dài gần một nửa 
thiên niên kỷ, cho đến giữa thế kỷ XX. 
Theo nhà nghiên cứu Bùi Văn Nam 
Sơn, ngay khái niệm “hiện đại” cũng 
khá nhập nhằng theo nhiều cách 
phân kỳ khác nhau: nó có thể bắt đầu 
từ giữa thế kỷ XV (với việc Châu Âu 
ra khỏi thời Trung cổ với các sự kiện 
lịch sử nhƣ khám phá Châu Mỹ, phát 
sinh ra máy in, hình thành chủ nghĩa 
tƣ bản) cho tới ngày nay. Nó cũng 
có thể đƣợc chia ra thành thời Cận 
đại từ thế kỷ XV đến Đại cách mạng 
Pháp và thời hiện đại từ Cách mạng 
Pháp đến ngày nay (Bùi Văn Nam 
Sơn, 2011). Một thời đại lịch sử 
không đơn thuần chỉ đƣợc nhận thức 
dựa vào các sự kiện có tính nhảy vọt 
nhƣ Đại cách mạng Pháp năm 1789 
đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế 
hay Cách mạng tháng Mƣời Nga năm 
1917 đã lật đổ chế độ tƣ bản chủ 
nghĩa, tức dựa vào sự thay thế lẫn 
nhau giữa các chế độ chính trị xã hội, 
mà còn nhất thiết phải dựa trên 
những đặc tính nhƣ cấu trúc văn hóa 
hay thái độ tƣ tƣởng của một xã hội 
nhất định thông qua các khuynh 
hƣớng triết lý, chính trị, tôn giáo, khoa 
học của nó. Tƣ tƣởng của thời hiện 
đại là sự theo đuổi tri thức khách 
quan, phƣơng pháp khoa học, các 
niềm tin phải dựa trên các sự kiện 
quan sát và kiểm tra đƣợc; nó “tin 
tƣởng vào sức mạnh của lý tính và tƣ 
duy phê phán, xem khoa học - chứ 
không phải tôn giáo - là nơi có thẩm 
quyền giải đáp những bí mật của đời 
sống” (Bùi Văn Nam Sơn, 2017: 185). 
Hơn nữa, thời kỳ này lý tính đƣợc sử 
dụng nhƣ một phƣơng tiện đầy quyền 
năng để hợp lý hóa mọi thứ nhằm tạo 
nên một trật tự từ những hỗn loạn và 
nó trở thành cƣơng lĩnh cho hành 
động: xây dựng một xã hội hợp lý có 
nghĩa là tạo nên một trật tự ổn định; 
xã hội ổn định chừng nào thì chức 
năng của nó càng hoạt động hữu hiệu 
chừng đó và càng hợp lý hơn 
(Nguyễn Minh Quân, 2012). 
Thời hậu hiện đại bắt đầu từ giữa thế 
kỷ XX nhƣ một cách phản ứng lại thời 
hiện đại, rằng lý trí và sự tinh khôn 
của con ngƣời không thể đạt đƣợc 
hạnh phúc mà chúng ta mong mỏi, 
trƣớc những thảm họa và hậu quả 
của các chiến lƣợc hiện đại hóa nhƣ 
tàn phá môi sinh, lịch sử đẫm máu 
của thế kỷ XX, sự nghèo đói, bất công 
lan tràn (Bùi Văn Nam Sơn, 2017: 
186-187). Trong nghĩa thông thƣờng, 
cái hậu hiện đại phải đến sau cái hiện 
đại và nhƣ vậy hàm ý về sự chấm dứt 
của tính hiện đại (dẫn theo Nguyễn 
Xuân Nghĩa, 2014: 46). Nhƣng hậu 
hiện đại không chỉ là cái đến sau hiện 
đại mà nó còn ngầm ẩn cái gì đó mà 
không còn là hiện đại nữa, theo 
Appignanesi và Gattat (2006: 4) trong 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 9 (253) 2019 
19 
cuốn Nhập môn chủ nghĩa hậu hiện 
đại, “nó chống lại và che mờ ý nghĩa 
của chủ nghĩa hiện đại, nó hàm ý một 
tri thức trọn vẹn về cái hiện đại đã bị 
vƣợt qua bởi một thời đại mới [] 
Mỗi thời đại, dù là thời đại nào đi nữa, 
đều đƣợc xác định thông qua bằng 
chứng là những thay đổi mang tính 
lịch sử trong cách chúng ta nhìn, nghĩ 
và tạo ra chúng”. Về mặt nội dung, 
“hậu - hiện đại” chủ yếu là “một loại 
hình tƣ tƣởng và lối sống” (Bùi Văn 
Nam Sơn, 2011). Vậy, đặc tính của 
thời hậu hiện đại cũng chính là tính 
hậu hiện đại (postmodernity), là thời 
đại của những “phân mảnh, thất 
thƣ ... ạo (AI) 
đóng vai trò tích cực; 3) tích hợp các 
kỹ thuật và các lĩnh vực khác nhau; 4) 
cải thiện chất lƣợng cuộc sống; 5) 
cuộc sống đƣợc kết nối dễ dàng. 
Bên cạnh những yếu tố tích cực, cuộc 
cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ 
còn mang trong lòng những thách thức. 
Tình trạng thất nghiệp ngày càng trầm 
trọng, thị trƣờng lao động bị phá vỡ. 
Tự động hóa bởi robot sẽ thay thế lao 
động trong toàn bộ nền kinh tế là 
nguyên nhân của nạn thất nghiệp và 
làm cho nguồn lực lao động có trình 
độ tay nghề cao trở nên khan hiếm. 
Nhận thức đƣợc điều đó, tại diễn đàn 
kinh doanh toàn cầu Bloomberg, CEO 
của Apple Tim Cook đã nhận xét: 
“Nếu tôi là một nguyên thủ quốc gia, 
mục tiêu của tôi sẽ là độc quyền tài 
năng của thế giới” (Leswing, 2017). 
Công cuộc tìm kiếm nguồn lao động 
chất lƣợng cao sẽ tạo ra một thị 
trƣờng việc làm ngày càng tăng thêm 
sự cách biệt giữa việc làm có tay 
nghề thấp và thay vào đó là robot và 
số hóa Điều này nếu đƣợc nhân đôi 
có thể sẽ dẫn đến những căng thẳng 
xã hội (Wolf, 2015). 
Trong một kỷ nguyên với sự trỗi dậy 
của trí tuệ nhân tạo, mặc dù robot trở 
nên thông minh hơn và có nhiều tính 
năng hơn nhƣng chúng vẫn thiếu một 
tính năng thiết yếu - năng lực lý luận 
đạo đức. Chúng không thể nào biết 
hoặc đƣa ra các phán quyết thế nào 
là tốt hoặc có đạo đức trong nhiều 
tình huống phức tạp, đây chính là giới 
hạn năng lực của công nghệ. Một 
điều khó nữa, các giá trị đạo đức 
khác nhau đến từ nhiều cá nhân khác 
nhau, các quốc gia, các tôn giáo và 
các biên giới ý thức hệ khác nhau, do 
đó chúng ta không biết sẽ lấy chuẩn 
mực đạo đức nào làm hệ quy chiếu 
để gán cho hệ thống nhân tạo (Al-
Rodhan, 2015). 
Bên cạnh các vấn đề trên, cuộc cách 
mạng công nghiệp lần thứ tƣ còn tạo 
ra những thách thức khác nhƣ an 
ninh mạng, hiểm họa hacker, chiến 
tranh điện tử, bảo mật thông tin cá 
nhân Schwab (2015) cho rằng: 
“Chúng ta đang đứng trƣớc bờ vực 
của một cuộc cách mạng công nghệ 
sẽ thay đổi căn bản cách chúng ta 
sống, làm việc và quan hệ với nhau. 
Trong quy mô, phạm vi và tính phức 
tạp của nó, sự biến đổi sẽ không 
giống bất kỳ thứ gì mà nhân loại đã 
từng trải nghiệm trƣớc đây. Chúng ta 
chƣa biết nó sẽ diễn ra nhƣ thế nào, 
nhƣng rõ một điều: sự phản ứng lại 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 9 (253) 2019 
23 
nó phải thống nhất và toàn diện, gồm 
các bên liên quan của chính thể toàn 
cầu, từ khu vực công đến tƣ nhân, từ 
học thuật đến xã hội dân sự”. Những 
tác động tích cực lẫn tiêu cực của 
cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ đã 
và đang diễn ra một cách hoặc hiển 
hiện hoặc âm thầm, nhƣng sự tác 
động của nó đến môi trƣờng sống của 
con ngƣời là điều không thể phủ nhận. 
3.3. Sự phân tán quyền lực chính trị 
Quyền lực luôn là một chủ đề đƣợc 
sự quan tâm của nhiều nhà tƣ tƣởng 
trong nhiều thập kỷ, thậm chí là hàng 
thế kỷ và đã đƣợc nhắc đến từ cách 
đây rất lâu, bởi Aristotle, Plato và 
Machiavelli. Ngày nay, quyền lực vẫn 
là cuộc tranh luận chƣa hồi kết về 
định nghĩa cũng nhƣ các tính năng, 
dẫn đến sự phức tạp và mơ hồ về chủ 
đề này. Hannah Arendt (1970: 44) định 
nghĩa quyền lực nhƣ là tài sản của 
một cá nhân nhƣng đúng hơn, nó thuộc 
về một nhóm và còn tồn tại chừng nào 
nhóm ấy vẫn còn tồn tại. Trong khi đó 
Dahl (1957) đề xuất gọi các chủ thể 
trong mối quan hệ với quyền lực là 
các chính khách (actors). Thuật ngữ 
chính khách bao gồm các cá nhân, 
nhóm, cơ quan, chính phủ, nhà nƣớc - 
quốc gia, hay những tập đoàn ngƣời. 
Một trong những định nghĩa về quyền 
lực có ảnh hƣởng nhất trong lĩnh vực 
khoa học xã hội là của Max Weber 
(1964). Ông cho rằng nó là tính khả 
thi của một chính khách bên trong 
một quan hệ xã hội để đƣợc ở trong 
một vị trí nhất định nhằm thực hiện ý 
chí của mình bất chấp sự kháng cự. 
Theo Weber, quyền lực là một trò chơi 
có tổng bằng không và là một thuộc 
tính xuất phát từ phẩm chất, nguồn lực 
và năng lực của chủ thể. Joseph Nye 
(2009) đã phát triển khái niệm quyền 
lực của Max Weber lên một cấp độ 
mới, rằng quyền lực là “khả năng tác 
động đến ngƣời khác để đạt đƣợc kết 
quả mà mình mong muốn”. Nye đã 
đƣa ra ba loại quyền lực: 
Quyền lực cứng (hard power) là khả 
năng thúc đẩy ngƣời khác dựa vào vũ 
lực, thƣởng, phạt và thiết lập nghị 
trình dựa trên các hành vi này (quyền 
lực kinh tế và quân sự). Còn quyền 
lực mềm (soft power) là khả năng lôi 
kéo ngƣời khác qua việc chiêu dụ 
gồm định khung nghị trình, thuyết 
phục và khơi gợi hành vi thu hút tích 
cực để đạt đƣợc kết quả mong muốn 
(quyền lực văn hóa). Quyền lực thông 
minh (smart power) là khả năng tác 
động đến ngƣời khác thông qua việc 
kết hợp các tài nguyên quyền lực 
cứng và quyền lực mềm thành các 
chiến lƣợc hiệu quả để đạt đƣợc kết 
quả mong muốn. Nói một cách khác, 
quyền lực thông minh là khả năng sử 
dụng một cách duy lý các tài nguyên 
quyền lực cứng và quyền lực mềm để 
tạo ra những chiến lƣợc, chính sách, 
những đƣờng lối hành động nhằm đạt 
kết quả mong muốn (dẫn theo Lê 
Ngọc Hùng, 2017). 
Dù định nghĩa quyền lực theo cách 
nào thì vấn đề quyền lực ngày nay là 
một trong những vấn đề trung tâm 
của khoa học chính trị và không khó 
để nhận ra rằng cả ba hình thức 
 TRẦN THANH PHƢƠNG – MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN THỜI 
24 
quyền lực (quyền lực cứng, quyền lực 
mềm và quyền lực thông minh) đều 
tập trung về một chủ thể đó chính là 
nhà nƣớc, chỉ có nhà nƣớc mới là 
chủ thể có đủ thẩm quyền để thực thi 
các loại quyền lực này. Nhƣng từ 
những năm cuối thế kỷ XX đầu XXI 
quyền lực bị phân tán từ nhà nƣớc 
sang các thiết chế phi nhà nƣớc ngày 
càng hiện rõ và nằm ngoài sự kiểm 
soát kể cả những quốc gia hùng 
mạnh nhất. 
Sự phát triển mạnh mẽ của công 
nghệ và thông tin trong dòng chảy 
của cuộc cách mạng công nghiệp lần 
thứ tƣ, sự ra đời của internet và mạng 
xã hội làm xuất hiện thêm một loại 
quyền lực mới: quyền lực thông tin 
(informational power). Chủ thể sở hữu 
loại hình quyền lực này không còn 
thuộc về nhà nƣớc - ngƣời quản lý và 
điều hành xã hội, điều đó có nghĩa 
quyền lực nhà nƣớc đã bị chia sẻ hay 
phân tán bởi những lực lƣợng nắm 
trong tay sức mạnh công nghệ và 
thông tin. “Trong xã hội thông tin ngày 
nay, tính bất cân xứng của thông tin 
có thể dẫn đến bất cân xứng to lớn về 
quyền lực, bởi bất kỳ ai có kiến thức 
sử dụng công nghệ cũng có sức 
mạnh để tận dụng công nghệ. Một đối 
tƣợng có quyền truy cập gốc (root 
access) gần nhƣ có quyền lực toàn 
năng” (Schwab, 2018: 128). 
Và rõ ràng, với sự trợ lực của công 
nghệ, lực lƣợng nào nắm nhiều thông 
tin và quyền điều khiển công nghệ thì 
lực lƣợng đó sẽ có quyền lực và sức 
mạnh. Ngày nay, quyền lực không 
còn nằm trọn trong tay nhà nƣớc, dĩ 
nhiên nhà nƣớc vẫn đang thực thi 
quyền lực của mình nhƣng nó đã bị 
phân tán hay chia sẻ. Với sức mạnh 
của tri thức cộng với phƣơng tiện 
công nghệ, bất kỳ ai cũng có thể lũng 
đoạn cả thị trƣờng trên quy mô lớn và 
thay đổi cục diện chính trị. Ngày nay, 
không khó để nhận ra rằng, những 
cuộc biểu tình quy mô nhỏ, đƣợc sự 
trợ giúp của các trang mạng xã hội 
(social media) nhƣ Facebook, 
Twitter có thể sẽ trở thành một cuộc 
nổi dậy quy mô lớn. Đáng chú ý hơn 
nếu để sức mạnh của công nghệ rơi 
vào tay những tổ chức khủng bố sẽ 
rất nguy hiểm cho xã hội. Đó là một 
thách thức hệ trọng đối với quyền lực 
nhà nƣớc mà các nhà làm chính sách 
cần phải quan tâm. 
4. KẾT LUẬN 
Thời đƣơng đại kể từ những năm cuối 
thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI nhân loại đã 
và đang chứng kiến một thế giới phát 
triển nhanh hơn bao giờ hết, nền kinh 
tế đƣợc toàn cầu hóa mạnh mẽ thúc 
đẩy cuộc cách mạng khoa học công 
nghệ lần thứ tƣ và ngƣợc lại, khoa 
học công nghệ đẩy nhanh hơn nữa 
tiến trình toàn cầu hóa, tác động đến 
mọi mặt của đời sống xã hội. Toàn 
cầu hóa kinh tế và cuộc cách mạng 
công nghiệp lần thứ tƣ, bên cạnh 
những lợi ích to lớn cũng gây nên 
nhiều rủi ro, bất ổn, đó chính là tính 
mâu thuẫn của thời đƣơng đại. Trong 
tiến trình toàn cầu hóa, các quốc gia 
bị phụ thuộc lẫn nhau nhƣng sự phát 
triển của mỗi quốc gia lại không đều, 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 9 (253) 2019 
25 
khắc sâu thêm tình trạng bất bình 
đẳng là nguyên nhân của mọi xung 
đột. Quyền lực nhà nƣớc hiện đại 
đƣợc xem nhƣ hiện thân của một trật 
tự ổn định đang bị phân tán, đánh mất 
trung tâm, xã hội không còn cần nhu 
cầu trung gian - nhà nƣớc nhƣ là một 
thiết chế ban phát mọi thứ mà ngày 
nay đã có công nghệ và hệ thống 
thông tin toàn cầu, đồng thời nó quá 
nhỏ để đƣơng đầu với sự xuất hiện 
của các nền kinh tế và văn hóa toàn 
cầu. Nhƣng không có nghĩa quyền 
lực nhà nƣớc bị giải thể mà nó vẫn 
còn nắm giữ một vai trò to lớn. Cùng 
với sự tăng trƣởng kinh tế toàn cầu là 
những áp lực tiêu cực lên môi trƣờng 
sinh sống của con ngƣời và gây nên 
nhiều hệ lụy xã hội khác ở tầm quốc 
tế, nếu không có giải pháp khẩn cấp, 
sự sụp đổ hệ thống sinh thái - xã hội 
là điều có thể đƣợc báo trƣớc.  
CHÚ THÍCH 
(1)
 Chữ “Contemporary”: xem trong Lexico Dictionaries - English, https://www. lexico.com/en/ 
definition/contemporary, truy cập ngày 18/7/2019. 
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN 
1. Al-Rodhan, N. 2015. “The Moral Code: How to Teach Robots Right and Wrong”, 
https://www.foreignaffairs.com/articles/2015-08-12/moral-code. 
2. Appignanesi, R. & Gattat C. 2006. Nhập môn chủ nghĩa hậu hiện đại (Trần Tiễn Cao Đăng 
dịch). TPHCM: Nxb. Trẻ. 
3. Arendt, H. 1970. On Violence. New York: Harcourt, Brace & World. 
4. Attali J. 2017. Lịch sử của tính hiện đại: loài người suy nghĩ về tương lai của mình (Hiếu 
Tân dịch). Hà Nội: Nxb. Tri thức. 
5. Bùi Văn Nam Sơn. 2007. “Lyotard với tâm thức và hoàn cảnh Hậu hiện đại”. Lời giới thiệu 
cho cuốn: Lyotard J.F. 2008. Hoàn cảnh hậu hiện đại (2nd ed.; Ngân Xuyên, Trans.). Hà Nội: 
Nxb. Tri thức, tr. 15. 
5. Bùi Văn Nam Sơn. 2011. “Vài đặc điểm của tƣ tƣởng hậu hiện đại”. Sinh hoạt tại Café thứ 
Bảy, Nguyễn Đình Chiểu, ngày 30/7/2011,  vn/3cms/?cmd=130& 
art=1365145109337&cat=1359336673781, truy cập ngày 3/7/2019. 
7. Bùi Văn Nam Sơn. 2012. “Triết học hậu hiện đại”. Phê bình văn học, https://phebinh 
vanhoc.com.vn/triet-hoc-hau-hien-dai/, truy cập ngày 3/7/2019. 
8. Bùi Văn Nam Sơn. 2017. Trò chuyện triết học (tập 6). Hà Nội: Nxb. Tri thức. 
9. Cerutti, E., Gopinath, ita, & Mohommad, A. 2019. “The Impact of US-China Trade 
Tensions”. IMF Blog, https://blogs.imf.org/2019/05/23/the-impact-of-us-china-trade-tensions/, 
truy cập ngày 14/7/2019. 
10. Cordes, F., & Stacey, N. 2017. Is UK Industry Ready for the Fourth Industrial 
Revolution? Boston, MA: The Boston Consulting Group. 
11. Dahl, R. A. 1957. “The Concept of Power”. Behavioral Science, 2(3), p. 201-215. 
https://doi.org/10.1002/bs.3830020303, truy cập ngày 20/7/2019. 
12. Lê Hồng Hiệp. 2016. “Toàn cầu hóa (Globalization)”. Nghiên cứu quốc tế,  
hiencuuquocte.org/2016/07/09/toan-cau-hoa-globalization/, truy cập ngày 26/7/2019. 
 TRẦN THANH PHƢƠNG – MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN THỜI 
26 
13. Lê Ngọc Hùng. 2017. “Các loại quyền lực trong thế giới ngày nay từ góc độ xã hội học 
chính trị”. Tạp chí Cộng sản, 
Traodoi/2017/46515/Cac-loai-quyen-luc-trong-the-gioi-ngay-nay-tu-goc-do.aspx, truy cập 
ngày 10/7/2019. 
14. Leswing, K. 2017. Apple CEO Tim Cook: “If I were a Country Leader, my Goal would be 
to Monopolize the World’s Talent”. https://www.sfgate.com/technology/businessi nsider/ 
article/Apple-CEO-Tim-Cook-is-having-a-wonderful-European-10915883.php, truy cập ngày 
24/7/2019. 
15. NASA. 2010. “How is Today’s Warming Different from the Past?”, https://earthobser 
vatory.nasa.gov/features/GlobalWarming/page3.php?fbclid=IwAR1NK47YcZzNRmGQ1ZdP2
SU-eJxWaCowtGN_MKDZW46dKAYfK1IdEwvl5DE, truy cập ngày 10/7/2019. 
16. Nguyễn Đức Ngữ. 2009. “Biến đổi khí hậu tác động đến Việt Nam”. Tổng cục Môi 
trƣờng,  E1% 
BA%BFn%C4%91%E1%BB%95ikh%C3%ADh%E1%BA%ADut%C3%A1c%C4%91%E1%B
B%99ng%C4%91%E1%BA%BFnVi%E1%BB%87tNam.aspx, truy cập ngày 10/7/2019. 
17. Nguyễn Minh Quân. 2012. “Chủ nghĩa hậu hiện đại: Những khái niệm căn bản”. Phê 
bình văn học, https://phebinhvanhoc.com.vn/chu-nghia-hau-hien-dai-nhung-khai-niem-can-
ban/, truy cập ngày 10/7/2019. 
18. Nguyễn Vân Nam. 2007. Toàn cầu hóa và sự tồn vong của nhà nước. TPHCM: Nxb. Trẻ. 
19. Nguyễn Xuân Nghĩa. 2014. “Tính hiện đại, hậu hiện đại và tôn giáo”, trong Chủ nghĩa 
hậu hiện đại và phong trào tôn giáo mới ở Việt Nam và thế giới. TPHCM: Nxb. Đại học Quốc 
gia, tr. 46-58; https://www.researchgate.net/publication/330275703_tinh_ hien_dai_hau_ 
hien_dai_va_ton_giao, truy cập ngày 17/7/2019. 
20. Nye, J. S. 2009. Understanding International Conflicts: An Introduction to Theory and 
History (7th edition). New York: Pearson Longman. 
21. Phạm Văn Đức. 2006. “Toàn cầu hóa và sự tác động của nó đối với Việt Nam hiện nay”. 
Tạp chí Triết học, 3(178), tr. 22-31. 
22. Phùng Văn Thành. 2014. “Toàn cầu hóa kinh tế và những vấn đề liên quan tới chính 
sách và pháp luật cạnh tranh”. Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương, (45), tr. 4-8. 
23. Schwab, K. 2018. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Bộ Ngoại giao dịch). Hà Nội: Nxb. 
Thế giới. 
24. Schwab, K. 2015. “The Fourth Industrial Revolution: What it Means, How to Respond”. 
World Economic Forum, https://www.weforum.org/agenda/2016/01/the-fourth-industrial-
revolution-what-it-means-and-how-to-respond/, truy cập ngày 8/8/2019. 
25. United Nations. 2017. "World Population Projected to Reach 9.8 Billion in 2050, and 11.2 
Billion in 2100. UN DESA | United Nations Department of Economic and Social Affairs, 
https://www.un.org/development/desa/en/news/population/world-population-pros pects-2017 
html, truy cập ngày 9/7/2019. 
26. Weber, M. 1964. The Theory of Social and Economic Organization (1st Edition; T. 
Parsons, Translate). New York, NY: Free Press. 
27. Wolf, M. 2015. “Same as It Ever Was”. Fofeign Affairs, https://www.foreignaffairs. 
com/articles/same-it-ever-was, truy cập ngày 12/7/2019. 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_van_de_co_ban_thoi_duong_dai.pdf