Đặc điểm trầm tích, nguồn gốc và điều kiện cổ địa lý thành tạo các thể trầm tích cát Đệ tứ khu vực đới bờ tỉnh Bình Thuận
Các thành tạo cát ven biển tỉnh Bình Thuận được chia thành 4 đơn vị địa mạo - trầm tích
tương ứng với 4 đơn vị cấu trúc địa chất: đồng bằng - vũng vịnh (lagoon); cồn cát và thềm cát ven
biển; đới thủy triều đáy biển nông ven bờ. Các thành tạo cát Đệ tứ khu vực ven biển tỉnh Bình
Thuận có tuổi thành tạo càng cổ phân bố ở độ cao càng lớn chứng tỏ các quá trình chuyển động
nâng kiến tạo của xảy ra mạnh mẽ trong Đệ Tứ. Nghiên cứu thành phần vật chất, môi trường trầm
tích, tuổi tuyệt đối (TL và tectit) cho phép phân chia các thành tạo cát ven biển trong khu vực
nghiên cứu làm 5 đơn vị trầm tích mỗi đơn vị tương ứng với 5 chu kỳ trầm tích khác nhau (Q11,
Q12a, Q12b, Q13a, Q13b - Q2). Mỗi chu kỳ trầm tích tương ứng với một chu kỳ thay đổi mực nước
biển toàn cầu trong đó có một pha biển thoái thấp (LST), một pha biển tiến (TST), một pha biển
thoái cao (HST). Màu vàng, màu đỏ nhạt và đỏ rượu vang của cát là màu thứ sinh được thành tạo
trong điều kiện cổ khí hậu khô nóng, khô ấm xen kẽ kết hợp với quá trình nâng và hạ mực nước
ngầm theo chu kỳ tạo ra sự thấm nhuộm các oxit sắt quanh các hạt thạch anh.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm trầm tích, nguồn gốc và điều kiện cổ địa lý thành tạo các thể trầm tích cát Đệ tứ khu vực đới bờ tỉnh Bình Thuận
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 3 (2018) 55-70 55 Đặc điểm trầm tích, nguồn gốc và điều kiện cổ địa lý thành tạo các thể trầm tích cát Đệ tứ khu vực đới bờ tỉnh Bình Thuận Nguyễn Văn Tuấn1,*, Trần Nghi2, Trần Tân Văn1, Nguyễn Xuân Khiển3, Nguyễn Thị Tuyến2, Trần Thị Thanh Nhàn2 1 Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, 67 Chiến Thắng, Văn Quán, Hà Nội, Việt Nam 2 Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên, ĐHQGHN, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam 3 Tổng hội Địa chất Việt Nam, 6 Phạm Ngũ Lão, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 05 tháng 7 năm 2018 Chỉnh sửa ngày 01 tháng 8 năm 2018; Chấp nhận đăng ngày 01 tháng 8 năm 2018 Tóm tắt: Các thành tạo cát ven biển tỉnh Bình Thuận được chia thành 4 đơn vị địa mạo - trầm tích tương ứng với 4 đơn vị cấu trúc địa chất: đồng bằng - vũng vịnh (lagoon); cồn cát và thềm cát ven biển; đới thủy triều đáy biển nông ven bờ. Các thành tạo cát Đệ tứ khu vực ven biển tỉnh Bình Thuận có tuổi thành tạo càng cổ phân bố ở độ cao càng lớn chứng tỏ các quá trình chuyển động nâng kiến tạo của xảy ra mạnh mẽ trong Đệ Tứ. Nghiên cứu thành phần vật chất, môi trường trầm tích, tuổi tuyệt đối (TL và tectit) cho phép phân chia các thành tạo cát ven biển trong khu vực nghiên cứu làm 5 đơn vị trầm tích mỗi đơn vị tương ứng với 5 chu kỳ trầm tích khác nhau (Q1 1 , Q1 2a , Q1 2b , Q1 3a , Q1 3b - Q2). Mỗi chu kỳ trầm tích tương ứng với một chu kỳ thay đổi mực nước biển toàn cầu trong đó có một pha biển thoái thấp (LST), một pha biển tiến (TST), một pha biển thoái cao (HST). Màu vàng, màu đỏ nhạt và đỏ rượu vang của cát là màu thứ sinh được thành tạo trong điều kiện cổ khí hậu khô nóng, khô ấm xen kẽ kết hợp với quá trình nâng và hạ mực nước ngầm theo chu kỳ tạo ra sự thấm nhuộm các oxit sắt quanh các hạt thạch anh. Từ khóa: Cát đỏ, cát ven biển, thay đổi mực nước biển, tuổi của cát, hệ số chọn lọc (So), hệ số mài tròn (Ro), Bình Thuận, Phan Thiết. 1. Mở đầu Sự hấp dẫn của cát đỏ Bình Thuận đã được các nhà địa chất trong và ngoài nước đầu tư nghiên cứu từ những năm trước 1975 cho đến hiện tại. Những nghiên cứu của các tác giả _______ Tác giả liên hệ. ĐT.: 84-973836335. Email: geotech.vn.tuan@gmail.com https://doi.org/10.25073/2588-1094/vnuees.4267 nhằm phục vụ cho những mục đích khác nhau. Lê Đức An và nnk (1976-1990) [1, 2] tập trung nghiên cứu địa mạo khu vực đới ven bờ biển Nam Trung Bộ và phát hiện tectit nguyên dạng có tuổi 720ka Bp;700ka Bp và 650ka Bp đồng thời thống nhất quan điểm phân chia cát đỏ Phan Thiết có tuổi QII-III (tức Q1 2-3 theo ký hiệu hiện nay). Để giải thích màu đỏ của cát Lê Đức An (1999) [3] cho rằng màu đỏ của cát đỏ Phan Thiết là "màu đỏ nguyên sinh được hình thành N.V. Tuấn và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 3 (2018) 55-70 56 trong một bể trầm tích ven lục địa giàu oxy hóa". Những nghiên cứu của Trần Nghi, Coloin.Maray, Brian Jone, Vũ Văn Vĩnh, Ma Kông Kọ, Nguyễn Địch Dỹ, Đinh Văn Thuận, Trịnh Nguyên Tính, Uông Đình Khanh, Nguyễn Quang Lộc, Hoàng Phương (1996- 2002) [4-14] đã có những đóng góp quan trọng về phân chia địa tầng, giải thích nguồn gốc và màu sắc của cát. Tuy nhiên các kết quả nghiên cứu trên vẫn chưa làm sáng tỏ được đặc điểm thạch học và tướng trầm tích biến đổi theo địa tầng và màu đỏ rượu vang của cát. Nội dung bài báo này sẽ giới thiệu những kết quả nghiên cứu mới về đặc điểm thành phần vật chất của tất các các loại cát có mặt ở đới ven biển Bình Thuận. Đặc biệt sẽ làm sáng tỏ nguồn gốc và điều kiện thành tạo liên quan đến sự thay đổi mực nước biển toàn cầu và điều kiện khí hậu khô nóng đặc thù của khu vực Nam Trung Bộ trong Đệ Tứ. 2. Đặc điểm địa mạo và địa chất đới bờ tỉnh Bình Thuận 2.1. Vị trí và đối tượng nghiên cứu Khu vực nghiên cứu là các thành tạo trầm tích Đệ Tứ ven biển tỉnh Ninh Thuận, bao gồm cả phần trên cạn và phần dưới nước (0-30m) (hình 1). 2.2. Bối cảnh địa mạo Mặt cắt địa chất - trầm tích vuông góc với đới bờ biểu hiện sự phân hóa rõ rệt thành 4 đơn vị địa mạo - trầm tích tương ứng với 4 đơn vị cấu trúc địa chất (hình 2) gồm: Đồng bằng ven biển – vũng vịnh (lagoon); Cồn cát và thềm cát ven biển; Đới thủy triều; Đáy biển nông ven bờ (10-30m). 2.3. Đặc điểm địa chất Đới ven biển của tỉnh Bình Thuận là mô hình tiêu biểu của mối quan hệ nhân quả của hình thái địa hình - địa mạo và chuyển động kiến tạo của đới ven biển Miền Trung Việt Nam. Bốn đơn vị địa mạo - trầm tích là kết quả còn chuyển động kiến tạo là nguyên nhân: Đơn vị địa mạo đồng bằng ven biển – vũng vịnh (lagoon) tuổi Holocen muộn là sản phẩm cuối cùng lấp đầy địa hào bắt đầu sụt lún từ Pleistocen sớm; Đơn vị cồn cát và thềm cát ven biển là sản phẩm tích tụ của trầm tích biển (m) và biển - gió (mv); Đơn vị địa hình bãi triều và đáy biển ven bờ (0 - 30m nước) bằng phẳng và đơn nghiêng về phía Đông Nam là bề mặt địa hình được tạo ra do quá trình tích tụ trầm tích Đệ Tứ kế thừa trầm tích Đệ Tam của cấu trúc rìa tây bắc bể Cửu Long. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Phương pháp thu thập số liệu Phương pháp thu thập mẫu nghiên cứu: các mẫu được thu thập theo các mặt cắt cho từng vùng. Tại các vết lộ địa chất sau khi loại bỏ phần phủ bên ngoài, khi có sự thay đổi về màu sắc, kích thước hạt hoặc khi có danh giới giữa các tập thì lựa chọn những mẫu đại diện cho từng tập cát đó. Công tác chuẩn bị và gửi phân tích mẫu: mẫu được lựa chọn gửi phân tích là các mẫu mang tính đại diện cho các tập trầm tích cát. 3.2. Các phương pháp gia công phân tích mẫu Phương pháp phân tích độ hạt theo thang : Mẫu được phân tích bằng thiết bị rây và pipet để phân chia các cấp hạt cát theo cấp rây d, trong đó d là kích thước hạt (và được thể hiển theo thang = - log2 d) từ đó xây dựng đường cong tích lũy độ hạt, phân bố độ hạt và tính 3 tham số qua ... nk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 3 (2018) 55-70 65 Hình 15. BT.08/1: Cát thạch anh ít khoáng (N + ;x50), có hàm lượng cấp hạt <0,063mm cao, So=1,87; Ro= 0,7; Q = 85%, cát do gió tuổi Q1 2b , khu vực Suối Tiên, Mũi Né. (Ảnh: Nguyễn Văn Tuấn, 2017). Hình 16. BT.07/4: Cát thạch anh màu vàng, có riềm mỏng hydroxit sắt bao quanh hạt cát, (N-x50), So=1,7; Ro=0,7; Q = 92%, tướng cát do gió, tuổi Q1 3a, khu vực Suối Tiên, Mũi Né. (Ảnh: Nguyễn Văn Tuấn, 2017). Hình 17. BT.09/4: Cát thạch anh , (N+x50), So= 1,6; Ro= 0,7; Q = 92%, tướng đê cát ven bờ, tuổi Q1 3a , khu vực Suối Tiên, Mũi Né. (Ảnh: Nguyễn Văn Tuấn, 2017). Hình 18. Bậc thềm biển cao +60m có tuổi 101±7 ka (Q1 3a) tại khu vực Hòn Rơm, Mũi Né. (Ảnh: Nguyễn Xuân Khiển, 2016). Hình 19. Sơ đồ vị trí các bậc thềm biển đới bờ khu vực tỉnh Bình Thuận. Hình 20. BT.10/4: Cát thạch anh mầu nâu đỏ cấu tạo khối, tướng cát do gió, tuổi Q1 3a, khu vực Hòn Rơm, Mũi Né. (Ảnh: Nguyễn Xuân Khiển, 2017). +60 m N.V. Tuấn và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 3 (2018) 55-70 66 4.2. Điều kiện cổ địa lý và cơ chế thành tạo cát Đệ tứ ven biển tỉnh Bình Thuận 4.2.1. Nguồn gốc và cơ chế thành tạo cát Nguồn gốc của cát ven biển tỉnh Bình Thuận Cát ven biển Bình Thuận có nguồn gốc biển thuộc tướng đê cát ven bờ diễn ra theo 5 chu kỳ mQ1 1 , mQ1 2a , mQ1 2b , mQ1 3a , mQ2 1-2. Những tham số thạch học đã chứng minh môi trường thủy động lực sóng mạnh (bảng 2, hình 8,13,14,17):Hàm lượng thạch anh >90%; Độ chọn lọc từ tốt đến rất tốt (So = 1,2-1,5); Hàm lượng cấp hạt <0,063mm chiếm tỷ lệ thấp (<5%) Cơ chế thành tạo cát ven biển tỉnh Bình Thuận (hình 23) Từ trực quan sinh động nói trên có thể luận giải cớ chế thành tạo của mỗi chu kỳ đê cát ven bờ theo một quy trình gồm 3 giai đoạn Giai đoạn 1: Hình thành cát biển Tất cả các con sông trên lục địa nằm ở phía bắc Bình Thuận đã mang cát ra biển theo các pha biển thoái do ảnh hưởng của 5 pha băng hà trên thế giới trong Đệ tứ: Gunz, Mindel, Riss, Wurm1, Wurm2. Giai đoạn 2: Di chuyển của cát biển + Cát di chuyển dọc bờ từ bắc đến nam diễn ra liên tục cả trong các pha biển thoái và pha biển tiến. + Cát di chuyển từ thềm lục địa áp sát vào đới ven biển trong các pha biển tiến do ảnh hưởng của 5 pha gian băng trong Đệ Tứ: G-M, M-R, R-W1, W1-W2 và biển tiến Flandrian. + Một phương thức nữa là cát được di chuyển từ thềm lục địa vào trong đất liền có thể là do gió thổi. Giai đoạn 3: Thành tạo đê cát ven bờ Điều kiện thành tạo đê cát ven bờ do các yếu tố sau: Mực nước biển dâng cao do biển tiến, cấu trúc địa chất thích hợp hình thành các khối nâng và khối sụt dạng tuyến dọc bờ (hình 19), sóng vỗ ven bờ là sóng ngang vuông góc với bờ, dòng chảy ven bờ trong Đệ tứ theo hướng từ Bắc xuống Nam, sóng bão và sóng thần (động lực mang tính chất đột phá tạo nên các đê cát khổng lồ trong một thời gian rất ngắn). Ngoài ra gió biển thổi từ biển vào đất liền vận chuyển các hạt cát khi gặp các tường chắn như dãy núi cao, đê cát đã có trước làm giảm tốc độ gió và quá trình vận chuyển cát bị dừng lại, làm vun cao các đê cát trong quá khứ và hiện tại tạo thành các cồn cát có độ cao như hiện nay. Hình 21. BT.01/2: Cát thạch anh, (N+x50), So= 2,0; Ro= 0,5; Q = 91%, tướng cát do gió, tuổi Q1 3b , khu vực Tiến Thành, Phan Thiết. Hình 22. Các thành tạo cát do gió màu vàng nhạt tuổi Holocen (Q2 3) phủ lên các thành tạo cát cổ hơn màu đỏ tại khu vực Hòn Rơm, Mũi Né. N.V. Tuấn và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 3 (2018) 55-70 67 4.2.2. Màu sắc của cát và điều kiện cổ khí hậu thành tạo cát Cát ven biển tỉnh Bình Thuận tồn tại 7 loại màu sắc đặc trưng: Màu trắng, màu đỏ rượu vang, màu đỏ nhạt, màu vàng nghệ, màu vàng rơm, màu loang lổ (đỏ-vàng-trắng) và màu xám trắng. Màu sắc của cát có thể giải thích như sau: Cát màu trắng tinh khiết có tuổi Pleistocen (Suối Tiên, Mũi Né và Hòn Đá Châu) và tuổi Holocen giữa (Bầu Găng) cát màu trắng là cát thạch anh đê cát ven bờ được thành tạo do sóng có độ chọn lọc và mài tròn tốt, hàm lượng thạch anh chiếm >95%. Cát vẫn giữ được màu trắng lâu dài là do chúng không chịu sự tác động của nước ngầm theo chu kỳ oxy hóa- khử. Cát có màu xám trắng là cát phân bố ở vùng triều hiện đại có hàm lượng thạch anh cao, độ mài tròn và chọn lọc tốt. Cát màu vàng, màu đỏ nhạt và đỏ rượu vang: Đây là màu thứ sinh đặc trưng cho cát đỏ Bình Thuận. Điều kiện cần và đủ để cát đạt tới màu đỏ rượu vang và đỏ nhạt là: Địa hình gò đồi và mực nước mặt và nước ngầm lên xuống có chu kỳ theo 2 mùa: mùa mưa (chế độ khử) nước ngầm mang Fe(OH)2 đến làm ướt cát thạch anh. Mùa khô (chế độ oxy hóa) Fe(OH)2 + O2 = Fe2O3.nH2O sản phẩm này bao gồm limonit, gơtit ở dạng vô định hình bao quanh tất cả các hạt thạch anh thành lớp vỏ mỏng đủ tạo cho cát có màu đỏ nhạt hoặc vàng rơm (hình 24a, 24b). Khí hậu khô nóng đặc thù của khu vực Bình Thuận đã biến limoit, gơtit màu vàng thành hematit màu đỏ rượu vang: Fe2O3.nH2O (limonit, gơtit) Fe2O3 (hematit)+ nH2O Màu loang lổ đỏ - vàng - trắng: Màu này tương tự vỏ phong hóa sét loang lổ, các rãnh mương xói cắt xẻ ở vách các cồn cát như ở sân bay Phan Thiết, Suối Tiên và Hòn Đá Chông. Đây là quá trình phong hóa thấm đọng trên quá trình biến cát màu trắng thành cát đỏ song không đủ điều kiện cần và đủ nên bị dang dở thành vỏ phong hóa loang lổ. Quy luật phân bố cát ven biển tỉnh Bình Thuận Hiện tại trầm tích cát ở đới ven biển tỉnh Bình Thuận có tuổi và nguồn gốc khác nhau, được phân bố ở các độ cao khác nhau, rất khó để nhận biết trật tự địa tầng. Lý do đơn giản là chuyển động nâng kiến tạo ở khu vực này rất mạnh mẽ. Các thềm cát của đê cát ven bờ bị nâng cao lên tới 100m, 80m, 60m, 40m và theo quy luật thềm biển càng cao càng cổ (hình 19). Trật tự độ cao của các thềm biển bị phức tạp hóa bởi hoạt động gió hết sức mãnh liệt liên tục làm biến dạng tầng mặt của đê cát ven bờ và các cồn cát cổ để tái tạo cồn cát mới phát triển xuyên kỳ từ cổ đến trẻ, từ thấp đến cao (hình 25). Vì vậy nhiều nơi các cồn cát không phân biệt được ranh giới địa tầng. Hình 23. Sơ đồ mô hình thành tạo đê cát ven bờ (m) cồn cát do gió (mv) và đồng bằng lagoon bên trong đới bờ tỉnh Bình Thuận trong một chu kỳ trầm tích. N.V. Tuấn và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 3 (2018) 55-70 68 Hình 25. Tổng hợp các tham số trầm tích đặc trưng cho cổ địa lý trong Đệ Tứ khu vực đới bờ Nam Trung Bộ. Hình 24a. Hạt thạch anh có vỏ bọc hematit trong trầm tích cát đỏ ở Tiến Thành chụp dưới kính hiển vi điện tử soi nổi (Ảnh:Trần Nghi) Hình 24b. Hạt thạch anh đượctẩy sạch lớp vỏ hematit trong trầm tích cát đỏ ở Tiến Thành chụp dưới kính hiển vi điện tử soi nổi (Ảnh: Trần Nghi) N.V. Tuấn và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 3 (2018) 55-70 69 5. Kết quả và thảo luận 5.1. Kết luận Trầm tích cát đới ven biển tỉnh Bình Thuận có 3 nhóm tướng cơ bản: Nhóm tướng cát đa khoáng aluvi tuổi Q1 1 , Q1 2a , Q1 2b; Nhóm tướng cát thạch anh đê cát ven bờ có hàm lượng thạch anh cao (>90%), độ mài tròn và độ chọn lọc tốt (So = 1,2-1,5; Ro=0,7-1,0); Nhóm tướng cát biển gió luôn chiếm một hàm lượng bột sét (d<0,063mm) cao từ 12-20%. Cát ven biển tỉnh Bình Thuận chia làm 5 đơn vị trầm tích tương ứng với 5 chu kỳ trầm tích (Q1 1 , Q1 2a , Q1 2b , Q1 3a , Q1 3b - Q2). Mỗi một chu kỳ trầm tích tương ứng với một chu kỳ thay đổi mực nước biển toàn cầu trong đó có một pha biển thoái thấp (LST), một pha biển tiến (TST), một pha biển thoái cao (HST). Khối lượng cát thạch anh khổng lồ tạo thành các thềm cát và cồn cát ven biển tỉnh Bình Thuận có nguồn gốc biển (m) và biển - gió (mv). Cát có tuổi Pleistocen sớm đến hiện tại được xác định tương đối chính xác bằng tuổi của tectit nguyên dạng và tuổi nhiệt huỳnh quang thạch anh (TL). Màu sắc của cát rất đa dạng gồm 7 màu được chia thành 5 nhóm: cát màu đỏ rượu vang có nguồn gốc biển, cát vàng nguồn gốc biển - gió, cát màu trắng có nguồn gốc biển, cát màu loang lổ (đỏ-vàng- trắng) có nguồn gốc biển, cát màu xám trắng phân bố ở vùng triều hiện đại nguồn gốc biển. 5.2. Thảo luận - Với khối lượng cát thạch anh có nguồn gốc biển và biển - gió khổng lồ như vậy lại được tích tụ trên một diện tích rộng lớn thành những cao nguyên cát có độ cao lên đến 150m đã trở thành những vấn đề khó giải thích gợi mở cho nhiều hướng nghiên cứu tiếp theo: Xác định các sự kiện minh chứng cho nguồn cát biển khổng lồ?Tại sao lại tập kết trước đới bờ và biển nông thềm lục địa Bình Thuận? Các đê cát ven bờ khi được thành tạo có độ cao bao nhiêu? - Tại sao trong tướng cát biển - gió (mv) luôn chứa một lượng bột, sét 12-20% và thành phần khoáng vật chủ yếu là: thạch anh, kaolinit, limonit, gơtit. Những bụi sét và oxit sắt này có nguồn gốc từ đâu? Tài liệu tham khảo [1] Lê Đức An, 1978. Những phát hiện mới về tectit và ý nghĩa của chúng trong việc nghiên cứu địa chất-địa mạo lãnh thổ phía Nam Việt Nam. [2] Lê Đức An, 1990. Đặc điểm địa mạo và tân kiến tạo vùng Thuận Hải. Thông tin khoa học kỹ thuất địa chất, số 1-2, tr 5-25. [3] Lê Đức An, 1999. Bàn về quá trình tạo màu của cát đỏ Phan Thiết.Tạp chí địa chất, A/250:36-40, Hà Nội. [4] Nguyễn Địch Dỹ, Đinh Văn Thuận, Nguyễn Trọng Tấn, Vũ Văn Hà, Lê Đức Lương, Phan Đông Pha, 2010. Địa tầng Kainozoi tại các đồng bằng ven biển Khu vực Ninh Thuận - Bình Thuận. Tạp chí Khoa học về Trái Đất, 32(1), 1-7, Hà Nội. [5] Nguyễn Địch Dỹ, Đinh Văn Thuận, Mai Thanh Tân, Vũ Văn Hà, Nguyễn Trọng Tấn, Nguyễn Thị Linh Giang, 2007. Liên hệ địa tầng Kainozoi tại các đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ Việt Nam. Tạp chí các khoa học về Trái Đất, 12-2007, tr289-295. [6] Uông Đình Khanh, 2002. Đặc địa mạo vùng đồi và đồng bằng ven biển Ninh Thuận - Bình Thuận. Luận án tiến sĩ, Thư Viện Quốc Gia Việt Nam. [7] Nguyễn Quang Lộc, 2012. Nghiên cứu địa tầng và trầm tích của cát đỏ khu vực Phan Thiết và đánh giá tiềm năng khoáng sản liên quan, Luận văn Thạc sĩ ngành Địa chất, Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội. [8] Trần Nghi và nnk., 1989. Đặc điểm các chu kỳ trầm tích và lịch sử phát triển Địa chất Đệ tứ ở Việt Nam. Báo cáo hội nghị Địa chất quốc tế 11/1989 - Hà Nội. [9] Trần Nghi, Nguyễn Biểu, 1995. Những suy nghĩ về mối quan hệ giữa địa chất Đệ tứ phần đất liền và thềm lục địa Việt Nam. Các công trình nghiên cứu Địa chất và Địa vật lý biển, III: 91-94. Nxb KH&KT. Hà Nội. [10] Trần Nghi, 1996. Tiến hóa các thành hệ ven biển miền Trung trong mối tương tác với sự dao động mực nước biển trong Đệ tứ. Các công trình nghiên cứu địa chất và địa vật lý biển. Tập II, Hà Nội. N.V. Tuấn và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 3 (2018) 55-70 70 [11] Trần Nghi, Nguyễn Địch Dỹ, Đinh Văn Thuận, Vũ Văn Vĩnh, Ma Kông Cọ, Trịnh Nguyên Tính, 1998. Môi trường và cơ chế thành tạo cát đỏ Phan Thiết. Tạp chí địa chất, A/245 : 10-20, Hà Nội. [12] Trần Nghi, Nguyễn Địch Dỹ, Đinh Xuân Thành, Ngô Quang Toàn, 2013. Địa tầng trầm tích Đệ tứ thềm lục địa Việt Nam tiếp cận từ địa tầng phân tập. Tuyển tập báo cáo khoa học Hội nghị khoa học địa chất biển toàn quốc lần thứ 2. Nxb. KHTN&CN, Hà Nội. Tr. 431-443. [13] Hoàng Phương (chủ biên), 1997. Báo cáo kết quả đo vẽ bản đồ địa chất và tìm kiếm khoáng sản nhóm tờ Phan Thiết tỷ lệ 1/50.000. Lưu trữ địa chất, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội. [14] Colin V. Murray-Wallace, Brian G.Jones, Tran Nghi, David M.Price, Vu Van Vinh, Trinh Nguyen Tinh, Gerald C.Nanson, 2002. Thermoluminescence ager for a reworked coastal barrier, southeastern Vietnam: a preliminary report. Journal of Asian Earth Sciences 20 (2002) 535 – 548. Provenance, Characteristics and Paleogeographic Conditions of the Quaternary Sandy Formations in Coastal Area of Binh Thuan Province Nguyen Van Tuan1, Tran Nghi2, Tran Tan Van1, Nguyen Xuan Khien3, Nguyen Thi Tuyen2, Tran Thi Thanh Nhan2 1 Vietnam Institute of Geosciences and Mineral Resources, 67 Chien Thang, Van Quan, Hanoi, Vietnam 2 VNU University of Science, 334 Nguyen Trai, Thanh Xuan, Hanoi, Vietnam 3 Vietnam Union of Geological Sciences, 6 Pham Ngu Lao, Hoan Kiem, Hanoi, Vietnam Abstract: Coastal sandy formations of Binh Thuan Province were subdivided into 4 sedimentary - geomorphological units corresonding into 4 geological structural units: delta plain – lagoon; sand dunes and ridges; tidal flat and shallow marine sand. The oldest sand formations are distributed in the higher elevation, demonstrating that this formation has been uplifted by tectonic movement in coastal zone of Binh Thuan during the Quaternary Period. Study of material composition, sedimentary environment and absolute age (TL and tectite) of the coastal sandy sediment in Binh Thuan allowed us to divide the sandy formations within the study area into 5 sedimentary units, which corresspond to 5 sedimentary cycles (Q1 1 , Q1 2a , Q1 2b , Q1 3a , Q1 3b – Q2). Each sedimentary cycle corressponds to a specific global sea level change cycle, including lowstand systems tract (LST), transgressive systems tract (TST), and highstand systems tract (HST). The yellow and reddish of sands are secondary colors formed in dry and arid weather conditions associated with the ground-water lifting and lowering processes in period of osmosis of iron oxide and quartz grains. Keywords: Red sand, coastal sand, sea level change, age of sand, sorting (So), rounding (Ro), Binh Thuan Province, Phan Thiet.
File đính kèm:
- dac_diem_tram_tich_nguon_goc_va_dieu_kien_co_dia_ly_thanh_ta.pdf