Đặc điểm thành phần khoáng vật trong đá metacarbonat khu vực Sa Thầy, Kon Tum và khả năng ứng dụng của metacarbonat trong đá mỹ nghệ

Các đá metacarbonat trong khu vực huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum phân bố chủ yếu trong tổ hợp

các đá siêu mafic và tổ hợp đá hoa được mô tả chi tiết trong phức hệ Khâm Đức (NP-e1kđ) thuộc

hệ tầng Tiên An. Thành phần các khoáng vật chủ yếu trong các đá metacarbonat khu vực Sa Thầy

gồm: khoáng canxit và khoáng dolomit: 40-85%, khoáng olivin: 5-20%, khoáng pyroxen: 5-15%,

khoáng serpentin: 5-25% và ít talc và epidot. Kết quả phân tích thành phần hóa học của khoáng

vật pyroxen trong đá metacarbonat khu vực nghiên cứu được xác định bằng phương pháp EPMA

như sau: pyroxen có thành phần tương ứng là diopsit (Wo49;5 En50;1Fs0;4 đến Wo50;8En48;9Fs0;2).

Phần rìa của khoáng vật pyroxen thường có hàm lượng wollastonit cao hơn ở phần nhân (từ 49,9

đến 50,8%). Nguồn gốc thành tạo của các đá metacarbonat trong khu vực nghiên cứu là nguồn

gốc biến chất với các giai đoạn biến chất như sau: giai đoạn biến chất khu vực, giai đoạn biến

chất chồng và giai đoạn nhiệt dịch. Với mỗi loại giai đoạn biến chất như vậy, các đá metacarbonat

khu vực Sa Thầy sẽ có các màu sắc đặc trưng khác nhau tạo nên tính đa dạng về màu sắc. Đá

metacarbonat trong khu vực Sa Thầy có đặc trưng chất lượng về màu sắc, có độ bền, độ đa dạng về

họa tiết, hoa văn, độ phóng xạ thấp. Nhờ các tính chất đặc trưng vừa nêu mà các đá metacarbonat

trong khu vực nghiên cứu được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong lĩnh vực đá mỹ nghệ.

 

Đặc điểm thành phần khoáng vật trong đá metacarbonat khu vực Sa Thầy, Kon Tum và khả năng ứng dụng của metacarbonat trong đá mỹ nghệ trang 1

Trang 1

Đặc điểm thành phần khoáng vật trong đá metacarbonat khu vực Sa Thầy, Kon Tum và khả năng ứng dụng của metacarbonat trong đá mỹ nghệ trang 2

Trang 2

Đặc điểm thành phần khoáng vật trong đá metacarbonat khu vực Sa Thầy, Kon Tum và khả năng ứng dụng của metacarbonat trong đá mỹ nghệ trang 3

Trang 3

Đặc điểm thành phần khoáng vật trong đá metacarbonat khu vực Sa Thầy, Kon Tum và khả năng ứng dụng của metacarbonat trong đá mỹ nghệ trang 4

Trang 4

Đặc điểm thành phần khoáng vật trong đá metacarbonat khu vực Sa Thầy, Kon Tum và khả năng ứng dụng của metacarbonat trong đá mỹ nghệ trang 5

Trang 5

Đặc điểm thành phần khoáng vật trong đá metacarbonat khu vực Sa Thầy, Kon Tum và khả năng ứng dụng của metacarbonat trong đá mỹ nghệ trang 6

Trang 6

Đặc điểm thành phần khoáng vật trong đá metacarbonat khu vực Sa Thầy, Kon Tum và khả năng ứng dụng của metacarbonat trong đá mỹ nghệ trang 7

Trang 7

Đặc điểm thành phần khoáng vật trong đá metacarbonat khu vực Sa Thầy, Kon Tum và khả năng ứng dụng của metacarbonat trong đá mỹ nghệ trang 8

Trang 8

Đặc điểm thành phần khoáng vật trong đá metacarbonat khu vực Sa Thầy, Kon Tum và khả năng ứng dụng của metacarbonat trong đá mỹ nghệ trang 9

Trang 9

Đặc điểm thành phần khoáng vật trong đá metacarbonat khu vực Sa Thầy, Kon Tum và khả năng ứng dụng của metacarbonat trong đá mỹ nghệ trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 15 trang viethung 7860
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đặc điểm thành phần khoáng vật trong đá metacarbonat khu vực Sa Thầy, Kon Tum và khả năng ứng dụng của metacarbonat trong đá mỹ nghệ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm thành phần khoáng vật trong đá metacarbonat khu vực Sa Thầy, Kon Tum và khả năng ứng dụng của metacarbonat trong đá mỹ nghệ

Đặc điểm thành phần khoáng vật trong đá metacarbonat khu vực Sa Thầy, Kon Tum và khả năng ứng dụng của metacarbonat trong đá mỹ nghệ
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Tự nhiên, 5(2):1086-1100
Open Access Full Text Article Bài nghiên cứu
Khoa Địa chất, Trường Đại học Khoa
học Tự nhiên, ĐHQG-HCM
Liên hệ
Bùi Kim Ngọc, Khoa Địa chất, Trường Đại
học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM
Email: bkngoc@hcmus.edu.vn
Lịch sử
 Ngày nhận: 20-10-2020
 Ngày chấp nhận: 02-3-2021
 Ngày đăng: 30-4-2021
DOI : 10.32508/stdjns.v5i2.962
Bản quyền
© ĐHQG Tp.HCM. Đây là bài báo công bố
mở được phát hành theo các điều khoản của
the Creative Commons Attribution 4.0
International license.
Đặc điểm thành phần khoáng vật trong đámetacarbonat khu vực
Sa Thầy, Kon Tum và khả năng ứng dụng củametacarbonat trong
đámỹ nghệ
Bùi Kim Ngọc*, Phạm Trung Hiếu, PhạmMinh, Lê Đức Phúc
Use your smartphone to scan this
QR code and download this article
TÓM TẮT
Các đá metacarbonat trong khu vực huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum phân bố chủ yếu trong tổ hợp
các đá siêu mafic và tổ hợp đá hoa được mô tả chi tiết trong phức hệ Khâm Đức (NP-e1kđ) thuộc
hệ tầng Tiên An. Thành phần các khoáng vật chủ yếu trong các đá metacarbonat khu vực Sa Thầy
gồm: khoáng canxit và khoáng dolomit: 40-85%, khoáng olivin: 5-20%, khoáng pyroxen: 5-15%,
khoáng serpentin: 5-25% và ít talc và epidot. Kết quả phân tích thành phần hóa học của khoáng
vật pyroxen trong đá metacarbonat khu vực nghiên cứu được xác định bằng phương pháp EPMA
như sau: pyroxen có thành phần tương ứng là diopsit (Wo49;5 En50;1Fs0;4 đến Wo50;8En48;9Fs0;2).
Phần rìa của khoáng vật pyroxen thường có hàm lượng wollastonit cao hơn ở phần nhân (từ 49,9
đến 50,8%). Nguồn gốc thành tạo của các đá metacarbonat trong khu vực nghiên cứu là nguồn
gốc biến chất với các giai đoạn biến chất như sau: giai đoạn biến chất khu vực, giai đoạn biến
chất chồng và giai đoạn nhiệt dịch. Với mỗi loại giai đoạn biến chất như vậy, các đá metacarbonat
khu vực Sa Thầy sẽ có các màu sắc đặc trưng khác nhau tạo nên tính đa dạng về màu sắc. Đá
metacarbonat trong khu vực Sa Thầy có đặc trưng chất lượng vềmàu sắc, có độ bền, độ đa dạng về
họa tiết, hoa văn, độ phóng xạ thấp. Nhờ các tính chất đặc trưng vừa nêumà các đámetacarbonat
trong khu vực nghiên cứu được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong lĩnh vực đá mỹ nghệ.
Từ khoá: Kon Tum, metacarbonat, phức hệ Khâm Đức, đá biến chất, đá mỹ nghệ
MỞĐẦU
Địa khu Kontum, miền trung Việt Nam được xem
là nền móng kết tinh của địa khối Đông Dương với
sự hiện diện của các đá biến chất kết tinh từ nhiệt
thấp đến cao độ tương ứng từ các đá biến chất tướng
đá phiến đến tướng granulite và các phức hệ magma
đi kèm (1–4, Hình 1) cho thấy rằng địa khu Kontum
được xemnhư làmột lõi Archean trong địa khốiĐông
Dương. Tuy nhiên, địa khu Kontum có thể được xem
như là vỏ lục địa tái tạo do hoạt động biến chất và
magma5. Những năm gần đây, các nghiên cứu đại
thời học cho thấy hai sự kiện hoạt động magma-biến
chất tiêu biểu ở địa khuKontumxảy ra trong giai đoạn
Ordovic-Silua (1,3,4,6) và giai đoạnPecmi-Triat (sự tạo
núi Indosinian) ( 3,7–11). Các đá granit địa khu Kon-
tum, sau đó, bị phủ lên bởi các trầm tích phun trào
basalt Neogen-Đệ tứ. Khu vực Sa Thầy và vùng lân
cận bao gồm các đá magma và biến chất tuổi Pro-
terozoi và Paleozoi. Các đá metacarbonat được mô
tả chi tiết trong phức hệ Khâm Đức (đối sánh với hệ
tầng KhâmĐức được Trịnh Long –Nguyễn Xuân Bao
thành lập năm 1995)12. Trong phạm vi hẹp của khu
vực Sa Nghĩa, các đá biến chất lộ khá tốt dọc đường đi
và trên các suối nhánh. Thành phần thạch học gồm
đá phiến thạch anh hai mica, các lớp đá quartzit, đá
hoa và calciphyres dưới dạng thấu kính (Hình 2 và 3).
Các trầm tích Đệ tứ trong vùng có quy mô hẹp dưới
dạng bồi tích lấp đầy các dòng suối lớn, thành phần
gồm cuội, sỏi, sạn, cát, sét bở rời, chiều dày từ 1-10m.
Trên quymô lớn hơn, trong diện phân bố của phức hệ
Khâm Đức, các đá xâm nhập và phun trào phát triển
rất mạnh mẽ, đáng chú ý là sự có mặt các xâm nhập
granitoid được mô tả trong phức hệ Diên Bình tuổi
Silua, các thành tạo xâm nhập siêu mafic gồm dunit,
serpentinit thuộc phức hệ Hiệp Đức 13, các thành tạo
xâm nhập mafic gồm gabro, pyroxenit phức hệ Núi
Ngọc. Các đá trong khu vực Sa Nghĩa bị biến chất
động lực và biến dạng mạnh mẽ. Đường phương cấu
trúc chung của các đá phiến và đá hoa á kinh tuyến do
ảnh hưởng của đứt gãy cùng phương Pô Kô. Các đứt
gãy phương Tây Bắc - Đông Nam và Đông Bắc - Tây
Nam quy mô nhỏ, ít ảnh hưởng đến cấu trúc chung
của khu vực khảo sát.
Trong khu vực SaThẩy có 2 phức hệ tổ hợp thạch kiến
tạo (PHTKT) là: (i) PHTKT Mesoproterozoi (PR2)
phân bố một phần nhỏ phía Tây – Nam khu vực
nghiên cứu, cấu thành bởi các thành tạo trầm tích
Trích dẫn bài báo này: Ngọc B K, Hiếu P T, Minh P, Phúc L D. Đặc điểm thành phần khoáng vật trong
đámetacarbonat khu vực Sa Thầy, Kon Tum và khả năng ứng dụng củametacarbonat trong đámỹ
nghệ. Sci. Tech. Dev. J. - Nat. Sci.; 5(2):1086-1100.
1086
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Tự nhiên, 5(2):1086-1100
Hình 1: Sơ đồ địa chất khu vực nghiên cứu và địa điểm thu mẫu phân tích
1087
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Tự nhiên, 5(2):1086-1100
Hình 2: Thân đá metacarbonat lộ ra tại khu vực Sa Thầy
Hình 3: Thân metacarbonat lộ ra tại moong khai thác dọc quốc lộ 14
lục nguyên, phun trào, lục nguyên carbonat của hệ
tầng Khâm Đức, chứa các tổ hợp đá biến chất thạch
anh, gneiss, amphibolit và một ít đá hoa; (ii) PHTKT
Paleozoi thượng – Mesozoi hạ (P2-T1) phân bố rộng
rãi, thành phần thạch học bao gồmgabrodiorit, diorit,
granodiorit, granit biotit, granit hornblend biotit, bị
cắt xén, cà nát mạnh mẽ bởi các hệ thống đứt gãy
tạo nên các đới milonit khá rộng. Đối tượng chúng
tôi quan tâm nghiên cứu trong khu vực này là các
đá metacarbonat – loại đá biến chất trao đổi từ đá
siêu mafic xuyên cắt vào đá carbonat có trước hoặc
do biến chất khu vực. Thân đá hoa và calciphyres
lộ ra trên bình đồ dưới dạng một hình quả đỗ kéo
dài theo phương á kinh tuyến. Chiều rộng lớn nhất
khoảng 80 m ... ộ cứng thấp (3-4)
1095
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Tự nhiên, 5(2):1086-1100
Bảng 1: Thành phần hóa học của pyroxen xiên đơn (Cpx) phân tích bằng phương pháp EPMA (% khối lượng)
trong đámetacarbonat
Vị trí 69 70 85 96 97 99 100
Oxit (phần
nhân)
(phần
nhân)
(phần rìa) (phần
nhân)
(phần rìa) (phần rìa) (phần nhân)
MgO 18,668 18,555 18,231 18,760 18,582 18,066 17,637
CaO 25,618 25,822 25,934 25,866 26,000 26,125 26,030
FeO 0,085 0,080 0,012 0,087 0,099 0,119 0,191
SiO2 55,499 55,789 55,619 55,656 55,801 55,198 55,217
TiO2 0,000 0,000 0,020 0,051 0,017 0,000 0,000
MnO 0,000 0,016 0,010 0,000 0,015 0,024 0,000
Al2O3 0,018 0,010 0,013 0,012 0,020 0,023 0,016
K2O 0,000 0,000 0,015 0,000 0,000 0,000 0,000
Cr2O3 0,000 0,044 0,004 0,008 0,014 0,020 0,000
Na2O 0,001 0,014 0,027 0,000 0,000 0,032 0,003
Tổng cộng
(%)
99,889 100,330 99,885 100,440 100,548 99,607 99,094
O=6
K 0,000 0,000 0,001 0,000 0,000 0,000 0,000
Na 0,000 0,001 0,002 0,000 0,000 0,002 0,000
Ca 0,990 0,995 1,004 0,995 0,999 1,015 1,018
Mg 1,004 0,994 0,982 1,004 0,994 0,976 0,960
Mn 0,000 0,001 0,000 0,000 0,000 0,001 0,000
Fe 0,003 0,002 0,000 0,003 0,003 0,004 0,006
Ti 0,000 0,000 0,001 0,001 0,000 0,000 0,000
Cr 0,000 0,001 0,000 0,000 0,000 0,001 0,000
Al 0,001 0,000 0,001 0,000 0,001 0,001 0,001
Si 2,002 2,006 2,010 1,997 2,002 2,001 2,016
Wollastonit
Ca2Si2O6
49,5 49,7 50,1 49,8 49,9 50,8 50,5
Enstatit
Mg2Si2O6
50,1 49,6 49,0 50,2 49,6 48,9 47,6
Ferrosilit
Fe2Si2O6
0,4 0,7 0,9 0,0 0,4 0,2 1,9
Diopsid Diopsid Diopsid Diopsid
1096
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Tự nhiên, 5(2):1086-1100
Bảng 2: Hàm lượng các oxit chính của các đámetacarbonat khu vực NamĐắk Glei và khu vực Sa Nghĩa
STT Số
hiệu
mẫu
Hàm lượng (%)
SiO2 TiO2 Al2O3 Fe2O3 FeO MnO MgO CaO Na2O K2O P2O5
1 VN1824 66,78 0,41 9,07 0.7 2,73 0,12 6,21 7,91 2,11 1,98 0,14
2 VN1824/131,12 0,04 0,31 0,19 0,22 0,03 19,52 24,80 0,07 0.04 0,10
3 820a 50,64 0,01 0,40 0,24 2,58 0,04 21,2 23,99 0,00 0,43 0,01
4 820c 46,07 0,03 0,01 0,24 4,5 0,04 23,47 20,62 0,00 0,06 0,02
Bảng 3: Hàm lượng các tham số phóng xạ trong các đámetacarbonat khu vực NamĐắk Glei
Số hiệu mẫu Hoạt độ phóng xạ riêng(Bq/kg) Kết quả chỉ số
hoạt độ phóng
xạ I1
Kết quả chỉ số
hoạt độ phóng
xạ I2
Kết quả chỉ số
hoạt độ phóng
xạ I3
CU-235 CTh-232 CK-40
VN1824 29,81 82,94 488,1 0,677 0,265 0,096
VN1824/1 18,64 74,45 113,1 0,471 0,187 0,066
nhưng khá dẻo dai do có sự xen kẽ với một số thành
phần khoáng vật khác như pyroxen, olivin, serpentin.
Vì thế, chúng tương đối bền trong quá trình sử dụng.
Trong đámetacarbonat họa tiết hoa văn có nhiều hình
dạng khác nhau nhưng giá trị nhất vẫn là họa tiết da
rắn và da báo. Chúng được thành tạo do sự sắp xếp
xen kẽ và có quy luật của khoáng vật serpentin với
các khoáng vật khác như: canxit, carbonat có trong
đá, tạo nên hình dạng đặc trưng xếp lớp thẳng hàng
và xen kẹp đều nhau (kiểu da rắn), hay xen lẫn vào
nhau (da báo)và tạo nên giá trị thẩm mỹ cao cho
sản phẩm.
Tỷ trọng
Tỷ trọng của đá 2,94; độ rỗng 2,35; độ hút nước 0,61;
cường độ kháng nén 920.
Đặc điểmmàu sắc các đámetacarbonat
- Các đá metacarbonat màu xanh lục vằn da rắn:
Khoáng vật chủ yếu là serpentin dạng sợi dài loại
crizotin, chúng tạo thành các tấm lớn và óng ánh khi
xoay bàn kính. Các dải khoáng vật carbonat trong
mẫu cũng tạo thành các tấm song song với các tấm
serpentin, đôi chỗ chúng là các dải nhỏ cắt ngang qua
serpentin. Chiều rộng phổ biến của các tấm serpentin
0,25 - 0,3 mm (Hình 12).
- Các đá metacarbonat màu xám xanh: Khoáng vật
chủ yếu là serpentin dạng vảy nhỏ loại antigorit, kích
thước rất nhỏ và rải đều trong phần nền củamẫu cùng
khoáng vật nhóm cacbonat. Đôi chổ chúng có dạng
các tia sợi rất nhỏ là crizotin chạy song song và định
hướng với nhau (Hình 4).
- Các đá metacarbonat màu xám trắng phớt xanh:
Khoáng vật nhóm cacbonat trong mẫu chiếm nhiều
hơn khoáng vật serpentin. Serpentin chủ yếu có dạng
vảy nhỏ là antigorit, chúng nằm xen trong danh giới
các hạt khoáng vật canxit và tạo thành các ổ nhỏ. Kích
thước các ổ phổ biến 0,1x0,15 - 0,2x0,25mm(Hình 6).
Tùy thuộc vào từng loại khoáng vật serpentin, số
lượng, sự phân bố tương quan giữa serpentin và
khoáng vật cacbonat hoặc khoáng vật khác sẽ tạo nên
các màu sắc khác nhau của các đá metacarbonat.
Triển vọng
Các thân đá metacarbonat lộ ra với chiều dài 1.450
m, chiều rộng trung bình 50 m, chiều sâu 50 m. Tài
nguyên dự báo cấp 333 là: 3.625.000 m3 15.
Khả năng sử dụng
Đá metacarbonat đạt tiêu chuẩn chất lượng mỹ nghệ
chúng được sử dụng chính trong lĩnh vực mỹ nghệ,
đá ghép, tạc tượng, đá phong thủy... Theo tìm hiểu
của tác giả trong quá trình khảo sát thực địa và sinh
hoạt tại địa phương, đá metacarbonat khu vực vẫn
đang trong giai đoạn nghiên cứu và chưa chính thức
đưa vào khai thác. Tuy nhiên dưới sự quản lý chưa
thật sự nghiêm ngặt của các cấp có thẩm quyền, đá
trong khu vực này vẫn bị khai thác bất hợp pháp. Mẫu
đá thô được bán tại địa phương dao động từ 50-100
ngàn đồng/kg và bán trong các cửa hàng là 200 ngàn
đồng/1kg.
1097
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Tự nhiên, 5(2):1086-1100
Như vậy cho đến nay, đá metacarbonat khu vực
nghiên cứu đã và đang được sử dụng trong lĩnh vực
tạc tượng, và đá phong thủy khá phổ biến ở ngay tại
địa phương và một số tỉnh lân cận (Hình 12 và 13)
KẾT LUẬN
Các đá metacarbonat được mô tả chi tiết trong phức
hệ Khâm Đức, các đá biến chất lộ khá tốt dọc quốc
lộ 14 và trên các suối nhánh. Thành phần thạch học
gồm đá phiến thạch anh hai mica, các lớp đá quartzit,
đá hoa và calciphyr dưới dạng thấu kính. Các thân
metacarbonat Sa Thầy thuộc phức hệ Khâm Đức bị
vây quanh bởi đá phiến thạch anh – hai mica và các
thấu kính serpentinit. Các đá metacarbonat có thành
phần thạch học không đồng nhất trong toàn khối.
Thành phần khoáng vật chính gồm: serpentin, canxit,
carbonat, olivin, pyroxen xiên đơn. Về thành phần
hóa học: các đá metacarbonat trong khu vực Sa Thầy
có hàm lượng SiO2 thấp, giàu MgO, CaO và nghèo
kiềm. Về thành phần hóa học của khoáng pyroxen
xiên đơn trong mẫu phân tích theo phương pháp
EPMA chủ yếu là diopsid (Wo49;5 En50;1Fs0;4 đến
Wo50;8En48;9Fs0;2). Phần rìa của khoáng vật pyroxen
thường có lượng wollastonit cao hơn ở phần nhân (từ
49,9 đến 50,8%). Các đá metacarbonat khu vực khảo
sát có nhiều màu sắc khác nhau như xanh, vàng, nõn
chuối,xám xanh... Mặc dù các đámetacarbonat là loại
đá có độ cứng thấp nên ít khi thấy chúng được sử dụng
làm đồ trang sức. Nhưng khi được mài bóng và chế
tác thành các sản phẩm trong lĩnh vực đá mỹ nghệ và
phong thủy, chúng lại được sử dụng khá phổ biến và
có giá trị cao. Chất lượng các đá metacarbonat tốt,
đa dạng về màu sắc và họa tiết hoa văn, có độ bền
cao theo thời gian. Các tiêu chuẩn khác đều phù hợp
làm đá mỹ nghệ, đá phong thủy. Qua các nghiên cứu,
tổng hợp tài liệu, cho thấy các đá metacarbonat Sa
Thầy có nguồn gốc biến chất với các giai đoạn biến
chất: biến chât khu vực, biến chất chồng, nhiệt dịch.
Đá metacarbonat trong khu vực nghiên cứu đa dạng
về màu sắc và họa tiết hoa văn, có độ bóng, độ bền
cao, độ phóng xạ thấp đạt tiêu chuẩn chất lượng
mỹ nghệ nên chúng được sử dụng chính trong lĩnh
vực mỹ nghệ, đá ghép, tạc tượng, đá phong thủy.
LỜI CÁMƠN
Nghiên cứu được tài trợ bởi Đại học Quốc gia Thành
phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) trong khuôn khổ
Đề tài mã số C2018-18-21. Cảm ơn Dr. Kenta
Kawaguchi, Phòng thí nghiệmEPMATrườngĐại học
Hiroshima, Nhật Bản hỗ trợ phân tích EPMA.
DANHMỤC TỪ VIẾT TẮT
EPMA (Electron probe micro - analyzer): phuơng
pháp phân tích vi dò điện tử
Cpx: pyroxen xiên đơn
XUNGĐỘT LỢI ÍCH
Các tác giả tuyên bố rằng họ không có xung đột lợi
ích.
ĐÓNGGÓP CỦA CÁC TÁC GIẢ
1. Bùi Kim Ngọc: Tham gia khảo sát thực địa, viết bài
báo
2. Phạm Trung Hiếu: Thực hiện các phân tích EPMA
tại phòng thí nghiệm EPMA Trường Đại học Hi-
roshima Nhật Bản, tham gia thu thập mẫu ngoài thực
địa và hiệu đính bài báo.
3. PhạmMinh: Vẽ sơ đồ, chụp các hình ảnh lát mỏng
và tham gia khảo sát thực địa.
4. Lê Đức Phúc: Trên cơ sở số liệu liên quan đến bài
báo, thamgia luận giải về nguồn gốc đámetacarbonat.
TÀI LIỆU THAMKHẢO
1. Hieu PT, Dung NT, Thuy NTB, Minh NT, Minh P. U-Pb ages
and Hf isotopic composition of zircon and bulk rock geo-
chemistry of the Dai Loc granitoid complex in Kontum mas-
sif: Implications for early Paleozoic crustal evolution in Central
Vietnam. Journal of Mineralogical and Petrological Sciences.
2016;111:326–336. Available from: https://doi.org/10.2465/
jmps.151229.
2. HutchisonCS. Geological evolutionof south-eastAsia.Oxford,
Oxford Science Publications. 1989;p. 368.
3. Nakano N, Osanai Y, et al. Geologic andmetamorphic evolu-
tion of the basement complexes in the Kontum massif, cen-
tral Vietnam. Gondwana Research. 2007;12:438–453. Avail-
able from: https://doi.org/10.1016/j.gr.2007.01.003.
4. Osanai Y, et al. Permo-Triassic ultrahigh-temperature meta-
morphism in the Kontum massif, central Vietnam. Journal
of Mineralogical and Petrological Sciences. 2004;99:225–241.
Available from: https://doi.org/10.2465/jmps.99.225.
5. OwadaM, et al. Crustal anatexis and formation of two types of
granitic magmas in the Kontum massif, central Vietnam: Im-
plications for magma processes in collision zones. Gondwana
Research. 2007;12:428–437. Available from: https://doi.org/
10.1016/j.gr.2006.11.001.
6. Roger F, Maluski H, et al. U-Pb dating of high temperature
metamorphic episodes in theKonTumMassif (Vietnam). Jour-
nal of Asian Earth Sciences. 2007;30:565–572. Available from:
https://doi.org/10.1016/j.jseaes.2007.01.005.
7. Carter A, Roques D, Bristow C, Kinny P. Understanding
Mesozoic accretion in Southeast Asia: significance of Trias-
sic thermotectonism (Indosinian orogeny) in Vietnam. Ge-
ology. 2001;29:211–214. Available from: https://doi.org/10.
1130/0091-7613(2001)0292.0.CO;2.
8. Lepvrier C,Maluski H, LeyreloupA, Thi PT, VuongNV. The Early
Triassic Indosinian orogeny in Vietnam (Truong Son Belt and
KontumMassif ); implication for the geodynamic evolution of
Indochina. Tec-tonophysics. 2004;393:87–118. Available from:
https://doi.org/10.1016/j.tecto.2004.07.030.
9. Nagy EA, et al. Geodynamic significance of the Kontummassif
in central Vietnam: composite 40Ar/39Ar and U-Pb Ages from
Paleozoic to Triassic. Journal of Geology. 2001;109:755–770.
Available from: https://doi.org/10.1086/323193.
10. Nam TN, et al. First SHRIMP U-Pb zircon dating of granulites
from the Kontummassif (Vietnam) and tectonothermal impli-
cations. Journal of Asian Earth Sciences. 2001;19:77–84. Avail-
able from: https://doi.org/10.1016/S1367-9120(00)00015-8.
1098
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Tự nhiên, 5(2):1086-1100
11. Owada M, et al. Timing of metamorphism and formation of
garnet granite in the Kon-tum Massif, central Vietnam: Ev-
idence from monazite EMP dating. Journal of Mineralogical
and Petrological Sciences. 2006;101:324–328. Available from:
https://doi.org/10.2465/jmps.060617a.
12. Tính T. Báo cáo kết quả đo vẽ địa chất và tìm kiếm khoáng sản
nhóm tờ Kon Tum - Buôn Mê Thuột tỷ lệ 1/200.000. Lưu trữ
Viện TTTL&BTĐC. Hà Nội. 1994;1:143–155.
13. Trung H, et al. Đặc điểm địa chất và nguồn gốc thành tạo
các đá siêumafic (serpentinit) phức hệ Hiệp Đức. Tạp chí phát
triển KH&CN, T10/2009;12:89–102.
14. Bao NX. Địa chất và khoáng sản Nam Việt Nam tờ Kon Tum tỷ
lệ 1/200.000. Cục địa chất và khoáng sản Việt Nam - Liên đoàn
6, Tp. Hồ Chí Minh. 1995;p. 4–5.
15. Đức Duyện T. Báo cáo đo vẽ lập bản đồ địa chất và điều tra
khoáng sản nhóm tờ Kon Tum, tỷ lệ 1/50.000. Lưu trữ Cục Địa
chất và Khoáng sản Việt Nam. Hà Nội. 2006;2(186).
16. Deer WA, et al. Single - Chain Silicates. Geological Society of
London. 1997;528.
1099
Science & Technology Development Journal – Natural Sciences, 5(2):1086-1100
Open Access Full Text Article Research Article
Faculty of Geology, VNUHCM –
University of Science
Correspondence
Ngoc Kim Bui, Faculty of Geology,
VNUHCM – University of Science
Email: bkngoc@hcmus.edu.vn
History
 Received: 20-10-2020 
 Accepted: 02-3-2021 
 Published: 30-4-2021
DOI : 10.32508/stdjns.v5i2.962 
Copyright
© VNU-HCM Press. This is an open-
access article distributed under the
terms of the Creative Commons
Attribution 4.0 International license.
Mineral characteristics of metacarbonat in Sa Thay, Kon Tum and
potential use for gemstone
Ngoc Kim Bui*, Hieu Trung Pham, Minh Pham, Phuc Duc Le
Use your smartphone to scan this
QR code and download this article
ABSTRACT
Metacarbonates in Sa Thay district, Kon Tum province are mainly distributed in ultramafic and
marble assemblages from Kham Duc (NP-e1kđ) complex, belonging to Tien An formation. The
main rock-forming minerals are calcite and dolomite (40-85%), olivine (5-20%), pyroxene (5-15%),
and serpentine (5-25%). Accessory minerals are talc and epidote. The chemical composition of
pyroxene in metacarbonate was determined by EPMA method: the composition of pyroxene is
diopsite (Wo49:5 En50:1Fs0:4 to Wo50:8En48:9Fs0:2). The rim of pyroxene grains generally has higher
wollastonite than the core (49.9-50.8%). Metacarbonates originated from metamorphic sources
with three main stages: regional metamorphism, superimposed metamorphism and hydrother-
mal metamorphism stages. With each stage, they have different color characteristics to create a
variety of colors. Metacarbonates in Sa Thay, Kontum have quality characteristics of color, durabil-
ity, pattern, diversity, and low radioactivity. These make the metacarbonates suitable for gemstone
applications.
Key words: Sa Thay - Kontum, metacarbonat, Kham Duc complex, metamorphic rock, gemstone
Cite this article : Bui N K, Pham H T, Pham M, Le P D. Mineral characteristics of metacarbonat in Sa 
Thay, Kon Tum and potential use for gemstone. Sci. Tech. Dev. J. - Nat. Sci.; 5(2):1086-1100.
1100

File đính kèm:

  • pdfdac_diem_thanh_phan_khoang_vat_trong_da_metacarbonat_khu_vuc.pdf