Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bằng Cyclosporin A ở trẻ mắc hội chứng thận hư tiên phát kháng thuốc Steroid tại Bệnh viện Nhi Trung ương

Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị trẻ mắc hội chứng thận hư tiên phát kháng thuốc steroid.

Đối tượng nghiên cứu: 75 trẻ mắc HCTHTP kháng thuốc steroid nhập viện điều trị tại Khoa Thận-Lọc máu, bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 1 năm 2015 đến tháng 12 năm 2015.

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bằng Cyclosporin A ở trẻ mắc hội chứng thận hư tiên phát kháng thuốc Steroid tại Bệnh viện Nhi Trung ương trang 1

Trang 1

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bằng Cyclosporin A ở trẻ mắc hội chứng thận hư tiên phát kháng thuốc Steroid tại Bệnh viện Nhi Trung ương trang 2

Trang 2

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bằng Cyclosporin A ở trẻ mắc hội chứng thận hư tiên phát kháng thuốc Steroid tại Bệnh viện Nhi Trung ương trang 3

Trang 3

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bằng Cyclosporin A ở trẻ mắc hội chứng thận hư tiên phát kháng thuốc Steroid tại Bệnh viện Nhi Trung ương trang 4

Trang 4

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bằng Cyclosporin A ở trẻ mắc hội chứng thận hư tiên phát kháng thuốc Steroid tại Bệnh viện Nhi Trung ương trang 5

Trang 5

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bằng Cyclosporin A ở trẻ mắc hội chứng thận hư tiên phát kháng thuốc Steroid tại Bệnh viện Nhi Trung ương trang 6

Trang 6

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bằng Cyclosporin A ở trẻ mắc hội chứng thận hư tiên phát kháng thuốc Steroid tại Bệnh viện Nhi Trung ương trang 7

Trang 7

pdf 7 trang Danh Thịnh 13/01/2024 2000
Bạn đang xem tài liệu "Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bằng Cyclosporin A ở trẻ mắc hội chứng thận hư tiên phát kháng thuốc Steroid tại Bệnh viện Nhi Trung ương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bằng Cyclosporin A ở trẻ mắc hội chứng thận hư tiên phát kháng thuốc Steroid tại Bệnh viện Nhi Trung ương

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bằng Cyclosporin A ở trẻ mắc hội chứng thận hư tiên phát kháng thuốc Steroid tại Bệnh viện Nhi Trung ương
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018
Chuyên Đề Thận – Niệu 298
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 
BẰNG CYCLOSPORIN A Ở TRẺ MẮC HỘI CHỨNG THẬN HƯ TIÊN PHÁT 
KHÁNG THUỐC STEROID TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG 
Nguyễn Thu Hương*, Phạm Văn Đếm**, Nguyễn Thị Thùy Liên*, Nguyễn Thị Kiên, Thái Thiên Nam*, 
Nguyễn Thị Quỳnh Hương*** 
TÓM TẮT 
Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị trẻ mắc hội 
chứng thận hư tiên phát kháng thuốc steroid. 
Đối tượng nghiên cứu: 75 trẻ mắc HCTHTP kháng thuốc steroid nhập viện điều trị tại Khoa Thận-
Lọc máu, bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 1 năm 2015 đến tháng 12 năm 2015. 
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả tiến cứu. 
Kết quả: 46 bệnh nhân (61.3%) kháng thuốc sớm, 38,7% kháng thuốc muộn. Triệu chứng lâm sàng 
phổ biến nhất khi đến viện là phù 100%, suy thận mạn 12 %, đái máu 10,6%, cao huyết áp 9,3 %. Sinh 
thiết thận 34 bệnh nhân cho thấy: 70,8% tổn thương thể xơ hóa khu trú từng phần, 25% tổn thương tối 
thiểu, 4,2% xơ hóa lan tỏa. Kết quả điều trị 69.3% thuyên giảm hoàn toàn, 12% thuyên giảm một phần sau 
5 tháng, tỷ lệ này giảm dần sau 12 tháng. Có 8 bệnh nhân tử vong, suy thận mạn giai đoạn cuối là 10,7%. 
Kết luận: Biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân mắc HCTH kháng thuốc steroid nặng nề. 
CsA có hiệu quả điều trị cao cho bệnh nhân kháng thuốc steroid. 
Từ khóa: Hội chứng thận hư kháng thuốc steroid, bệnh thận giai đoạn cuối. 
ABSTRACT 
CLINICAL AND PARACLINICAL CHARACTERISTICS AND OUTCOMES IN CHILDREN WITH 
STEROID RESISTANT NEPHROTIC SYNDROME AT VIETNAM NATIONAL CHILDREN’S 
HOSPITAL. 
Nguyen Thu Huong, Pham Van Dem, Nguyen Thi Thuy Lien, Nguyen Thi Kien, Thai Thien Nam, 
Nguyen Thi Quynh Huong 
* Ho Chi Minh City Journal Of Medicine * Supplement Vol. 22 - No 4- 2018: 298 - 304 
Objectives: Describe the clinical, paraclinical features and outcomes in children with steroid resistant 
nephrotic syndrome. 
Methods: Description prospective study enrolled 75 children with steroid resistant primary nephrotic 
syndrome, hospitalized in the Department of Nephrology-Dialysis, Hospital of Paediatrics from June 2015 
to June 2016. 
Results: Steroid resistant results expressed 61,3% patients with early resistance and 38,7% patients 
with late resistance. The most common clinical symptoms were 100% edema, chronic renal failure 12%, 
10,6% hematuria 9,3% hypertension. Renal biopsy showed that 70.8% focal and segmental 
glomerulosclerois (FSGS), minimal change disease (MCD) 25%, and diffuse fibrosis of 4.2%. After 6 
months treated with cyclosporin, the proportion of response was 81,3%. In which, proportions of complete 
* *Khoa Thận-Lọc máu, bệnh viện Nhi Trung ương, **Khoa Y Dược, ĐHQGHN, *** Bệnh viện Việt Pháp 
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Thu Hương ĐT: 098 6511 522 Email: nguyenthuhuongnhp@gmail.com 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận – Niệu 299
resmission and partial remission were 69,3% and 12,0% respectively but after 12 months, complete 
resmission rate decreased. There were 8 patients died and the relative risk and the end-stage renal disease in 
patients who resistance was 4,2 (95% CI;2,4-7,2). 
Conclusions: steroid resistant nephrotic syndrome in children had expressed very severe clinical 
symptoms, mortality rate was high. 
Key words: steroid resistant nephrotic syndrome, end-stage renal disease.. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Hội chứng thận hư tiên phát là bệnh phổ 
biến nhất trong các bệnh lý về cầu thận phải 
nhập viện điều trị ở trẻ em, bệnh có thể tiến 
triển thành suy thận hoặc bệnh thận mạn giai 
đoạn cuối đặc biệt hội chứng thận hư tiên phát 
(HCTHTP) kháng thuốc steroid(5). Tỷ lệ mắc 
HCTH trong cộng đồng thì khác nhau trên 
từng quần thể và có xu hướng tăng lên, theo 
nghiên cứu của Banh và cộng sự trong 10 năm 
từ 2001-2011 trên 711 trẻ tại 3 vùng lãnh thổ là 
châu Âu, Nam Á và Đông Nam Á thấy tỷ lệ 
hiện mắc khoảng 16/100.000 trẻ(2). Tại Việt 
Nam kết quả nghiên cứu của Lê Nam Trà và 
cộng sự trong 10 năm từ năm 1981 đến năm 
1990, có 1414 bệnh nhân mắc hội chứng thận 
hư, chiếm 1,7% số bệnh nhân nội trú và chiếm 
46,6% tổng số bệnh nhân của khoa Thận-Tiết 
niệu, trong đó có 1358 bệnh nhân HCTHTP 
chiếm 96% bệnh nhân bị hội chứng thận hư 
(HCTH)(5). 
Hiện tượng bệnh nhân mắc HCTHTP 
kháng thuốc steroid đã xuất hiện từ những 
năm 1950 của thế kỷ trước, tuy nhiên nguyên 
nhân thì vẫn chưa được sáng tỏ. Điều trị 
HCTHTP kháng thuốc steroid hiện nay là kết 
hợp các thuốc ức chế miễn dịch khác trong đó 
cyclosporinA là thuốc được lựa chọn đầu tiên 
để điều trị bệnh nhân mắc HCTHTP kháng 
thuốc steroid. Tuy nhiên vẫn có tỷ lệ không 
nhỏ bệnh nhân kháng thuốc steroid cũng 
kháng lại tất cả các thuốc ức chế miễn dịch 
khác(7). Theo Niaudet, 20%-30% bệnh nhân 
HCTHTP bị kháng với thuốc steroid và các 
thuốc ức chế miễn dịch khác trong đó có thuốc 
cyclosporine A (csA)(7). Do vậy điều trị cho trẻ 
mắc HCTHTP kháng steriod vẫn là một thách 
thức không nhỏ cho các thầy thuốc lâm sàng 
thận nhi. Đề tài được thực hiện nhằm mô tả 
các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng cũng như 
kết quả điều trị trẻ mắc HCTHTP kháng thuốc 
steroid tại khoa Thận-Lọc máu, bệnh viện Nhi 
Trung ương. 
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 
Đối tượng nghiên cứu. 
Gồm 75 bệnh nhân được chẩn đoán mắc 
HCTHTP kháng thuốc steroid tại khoa Thận – 
Lọc máu, bệnh viện Nhi Trung ương, nhập 
viện trong thời gian từ 01/06/2015 đến 
30/06/2016. Chẩn đoán HCTHTP theo tiêu 
chuẩn của KDIGO (Kidney Disease Improving 
Global Outcomes) năm 2012(4): protein 
niệu/creatinin niệu ≥ 200mg/mmol mẫu bất kỳ 
buổi sáng; Albumin máu ≤ 25g/lít; Protein 
máu ≤ 56g/lít. 
Chẩn đoán HCTHTP kháng steroid khi 
bệnh nhân không đạt được thuyên giảm 
protein /creatinin niệu ≥ 200mg/mmol trên 
mẫu bất kỳ buổi sáng, Albumin máu ≤ 25g/lít, 
Protid máu ≤ 56g/lít) sau khi được điều trị 6 
 ...  
Cre máu(µmol/l) 
(k là hệ số tính theo tuổi) 
Theo KDIGO(Error! Reference source not found.), dựa 
vào lâm sàng và protein niệu 24 giờ hoặc chỉ 
số protein/creatinin niệu, protein máu, 
albumin máu lúc nhập viện và sau 6 tháng và 
sau 12 tháng để đánh giá kết quả điều trị: 
Thuyên giảm hoàn toàn: hết phù, protein niệu âm 
tính hoặc protein/creatinin niệu < 200mg/mmol 
3 ngày liên tiếp; Albumin máu ≥ 25 g/l; Protid 
máu ≥ 56g/l. Thuyên giảm một phần: 
protein/creatin niệu >200 mg/mmol và giảm 
được 50% protein niệu so với ban đầu. Không 
thuyên giảm: protein/creatinin niệu ≥ 
200mg/mmol; Albumin máu < 25g/lít; Protid 
máu < 56g/lít. Suy thận mạn: MLCT < 
60ml/phút kéo dài trên 3 tháng; Bệnh thận 
mạn giai đoạn cuối hoặc suy thận mạn giai 
đoạn cuối MLCT <15ml/phút/1,73 m2da phải 
lọc máu. 
Phân tích số liệu 
Sử dụng phần mềm thống kê SPSS 16.0, 
phân tích mối liên quan một số đặc điểm lâm 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận – Niệu 301
sàng, cận lâm sàng bằng kiểm định Chi-square 
test hoặc T-test. 
KẾT QUẢ 
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng chủ yếu 
Tuổi lúc khởi phát bệnh trung bình là 4,8 ± 
3,3 năm, dao động trong khoảng từ 4 đến 14 
tuổi. 
Bảng 1: Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi 
Phân nhóm theo tuổi Số bệnh nhân Tỷ lệ % 
Nhóm trẻ < 12 tháng 
(trẻ nhỏ) 
6 9,4 
Nhóm trẻ từ 12 tháng 
đến 10 tuổi 
15 20,0 
Nhóm trẻ lớn >10 tuổi 52 70,6 
Tổng số 75 100% 
Nhận xét: Nhóm trẻ lớn trên 10 tuổi là 
8,8%, nhóm trẻ nhỏ (dưới 1 tuổi) chiếm 20,7%, 
nhóm trẻ em từ 12 tháng đến 10 tuổi chiếm 
70,6%. 
Trong nghiên cứu này, chúng tôi nhận 
thấy trẻ trai mắc HCTHTP kháng steroid 
(64,7%) nhiều hơn trẻ gái, tỷ lệ trẻ trai/trẻ gái 
khoảng 1.84 lần. Tỷ lệ kháng thuốc sớm 63,7%, 
kháng muộn là 37,3%. 
Bảng 2: Triệu chứng lâm sàng của HCTHTP 
kháng thuốc khi nhập viện 
 Bệnh nhân 
Biểu hiện 
Số bệnh 
nhân 
(n=75) 
Tỷ lệ 
% 
Tổng 
Phù 
Nặng 51 68,0 100% 
Vừa 22 29,4 
Nhẹ 2 2,6 
 Suy thận mạn 9 12,0 31,9% 
Đái máu 8 10,6 
Cao huyết áp 7 9,3 
Tái phát 46 61,3 100% 
Khởi phát 29 38,7 
Nhận xét: 100% bệnh nhân có phù khi đến 
khám, phù nặng chiếm 68%. 31,9 bệnh nhân có 
các triệu chứng không đơn thuần, số bệnh 
nhân tái phát chiếm 61,3%. 
Chúng tôi chỉ sinh thiết thận cho 34 bệnh 
nhân, một số bệnh nhân không hợp tác hoặc 
gia đình bệnh nhân không đồng ý. Kết quả 
được thể hiện trong biểu đồ 2 dưới đây. 
Biểu đồ 1: Kết quả sinh thiết thận (N=34) 
Nhận xét: Bệnh nhân có tổn thương thể xơ 
hóa cục bộ từng phần chiếm tỷ lệ khá cao 
(70,8%), thể tổn thương tối thiểu chỉ gặp 25%. 
Kết quả điều trị 
Theo dõi bệnh nhân sau 12 tháng chúng tối 
thấy đã có 8 bệnh nhân (chiếm 10,6%) bị tử 
vong trong đó có 7 bệnh nhân tử vong do tiến 
triển thành suy thận giai đoạn cuối không 
đồng ý lọc máu, có 1 bệnh nhân tử vong do 
nhiễm trùng nặng (biểu đồ 2). 
Bảng 3: Liên quan, nguy cơ giữa đáp ứng điều trị 
bằng csA và suy thận giai đoạn cuối 
 Đáp ứng 
Suy thận 
Thuyên giảm (n=75) Tổng, (p Fisher
’
s 
Exact Test) 
OR
* 
(95%CI) Có (n,%) Không 
(n,%) 
Có suy thận 
GĐC 
1 (1,9%) 7 (33,3%) 8 (10,7%) 
Không suy 
thận GĐC 
53 
(98,1%) 
14 (66,7) 67 (89,3%) 
Tổng 54 (100%) 21 (100%) 75 (p=0,001); 4,2 
(2,4-7,2) 
OR*: Odds Ratio: tỷ suất chênh; GĐC: giai 
đoạn cuối 
Nhận xét: Bệnh nhân không đạt được sự 
thuyên giảm có tỷ lệ suy thận giai đoạn cuối 
33,3% cao hơn hẳn bệnh nhân đạt được sự 
thuyên giảm (1,9%) với p<0,05. Không thuyên 
giảm với csA làm tăng nguy cơ suy thận giai 
đoạn cuối lên 4,2 lần (95% CI: 2,4-7,2). 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018
Chuyên Đề Thận – Niệu 302
0
10
20
30
40
50
60
Tử vong Không thuyên 
giảm
Thuyên giảm 
hoàn toàn
Thuyên giảm một 
phần
Biểu đồ 2: Kết quả điều trị sau 6 tháng và sau 12 tháng
Sau 6 tháng Sau 12 tháng
9,3
13 14
69,3
41,3
12
30,7
Nhận xét: Sau 6 tháng, trong số 75 bệnh nhân được theo dõi thấy tử vong chiếm 1,3%, 69,3% 
đạt được thuyên giảm hoàn toàn, nhưng sau 12 tháng chỉ còn 67 bệnh nhân tỷ lệ thuyên giảm 
hoàn toàn chỉ còn 41,3%, đặc biệt có 9,3% bệnh nhân tử vong sau 12 tháng. 
BÀN LUẬN 
Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng 
Tuổi phát bệnh trung bình là 4,8 ± 3,3 năm, 
lớn nhất 14 tuổi bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là 4 
tháng. Trên biểu đồ 1 cho thấy gần 1/3 bệnh 
nhân thuộc nhóm có nguy cơ cao là trên 10 
tuổi và dưới 1 tuổi. Nghiên cứu của Roy trên 
32 bệnh nhân mắc HCTHTP kháng thuốc 
steroid tại Banglades tuổi trung bình là 9,2(9). 
Nghiên cứu của tác giả Trần Hữu Minh Quân 
và cs tại bệnh viện Nhi Đồng 1 trên 67 trẻ có 
tuổi trung bình 6,2 ± 3,4 tuổi tuổi nhỏ nhất là 2 
tuổi(11), như vậy tuổi mắc trung bình của các 
nghiên cứu trước đây đều cao hơn, đặc biệt 
trong nghiên cứu của chúng tôi đã gặp bệnh 
nhân nhỏ tuổi nhất là 4 tháng tuổi. Giới: đa số 
gặp trẻ trai, tỷ lệ trẻ trai/gái là 1,84/1, tỷ lệ này 
cũng gần với kết quả nghiên cứu của Roy 
1,4/1, Trần Hữu Minh Quân 2/1(9,11). 
Triệu chứng lâm sàng trong bảng 1 cho 
thấy triệu chứng gặp nhất của bệnh nhân 
HCTHTP kháng thuốc vẫn là phù (100%) đặc 
biệt phù nặng gặp 68%, ngoài ra còn gặp các 
triệu chứng không đơn thuần khác suy thận 
mạn 12,0%, như đái máu 10,6%, cao huyết áp 
gặp 9,3%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có 
sự khác biệt với nghiên cứu của Trần Hữu 
Minh Quân như phù chỉ gặp 68,7%, không gặp 
đái máu(11), Đoàn Thị Thắm phù gặp 100%, cao 
huyết áp 15%(3). Theo kết quả của tác giả 
Alberto và cs (2013) khi nghiên cứu trên 136 
trẻ mắc HCTHTP kháng steroid tại Brazil thấy 
cao huyết áp gặp 15%, suy thận và đái máu 
gặp 18%(1). Trong nghiên cứu của Mortazavi 
và cs tại Iran trong 10 năm (1999-2010) trên 
165 bệnh nhân mắc HCTHTP trong đó có 41 
trẻ (24,8%) bị kháng steroid. Triệu chứng đái 
máu, tăng huyết áp ở nhóm kháng thuốc là 
51,2% và 14,6%, cao hơn hẳn nhóm nhạy cảm 
(17,3% và 10,5%), có 9 bệnh nhân (5,4%) kháng 
1,3 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận – Niệu 303
steroid bị suy thận giai đoạn cuối(6). Như vậy 
triệu chứng cao huyết áp của chúng tôi thấp 
hơn của tác giả Roy 40,63%(9), Đoàn Thị Thắm 
15%(9). Có thể do bệnh viện Nhi Trung ương là 
tuyến cao nhất nhận bệnh nhân kháng thuốc 
chuyển từ tuyến dưới chuyển lên nên trước đó 
bệnh nhân đã được dùng thuốc ức chế men 
chuyển (thuốc điều trị huyết áp có tác dụng 
làm giảm protein niệu) nên chúng tôi không 
ghi nhận được trị số huyết áp ngay từ đầu. 
Tuy nhiên trong nghiên cứu này chúng tôi 
thấy tỷ lệ suy thận mạn gặp khá cao 12,0%, tỷ 
lệ này cũng gần như của Roy 12,5%, nhưn cao 
hơn Đoàn Thị Thắm 1,7%, Trần Hữu Minh 
Quân không gặp bệnh nhân suy thận. Như 
vậy các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân 
mắc HCTHTP kháng thuốc rất thay đổi đặc 
biệt triệu phù, cao huyết áp và suy thận(3,9,11). 
Chúng tôi chỉ tiến hành sinh thiết được 34 
bệnh nhân, kết quả trên biểu đồ 2 cho thấy 
70,84% (17/24) gặp thể xơ hóa cục bộ từng 
phần (focal and segmental glomerulosclerois: 
FSGS), 25% (6/24) bệnh nhân gặp thể tổn 
thương tối thiểu (minimal change disease: 
MCD), 4,16% (1/24) gặp thể xơ hóa lan tỏa. Kết 
quả này cũng rất khác so với nghiên cứu của 
nghiên cứu của Trần Hữu Minh Quân FSGS 
24,8%, MCD 64,2%, 7,4% là thể khác(11), nghiên 
cứu của tác giả Roy FSGS 12,5%, MCD 
18,75%(9). Nhưng kết quả này của chúng tôi lại 
khá tương đồng với tác giả Alberto nghiên 
cứu tại Brazil FSGS 64%, MCD 30%(1). Theo 
Niaudet, trên mô bệnh học bệnh nhân mắc 
HCTHTP thể nhạy cảm steroid thì 90% tổn 
thương thể MCD, 7% -10% thể FSGS còn lại 
các thể khác, nhưng bệnh nhân kháng thuốc 
steroid thì tỷ lệ này đảo ngược với trên70% 
gặp FSGS và dưới 10% gặp MCD(7). Như vậy 
kết quả nghiên cứu của chúng tôi không có 
nhiều khác biệt so với y văn đã mô tả. Hơn 
nữa trong nghiên cứu của tác giả Quân là kết 
quả sinh thiết lần đầu nên có thể đó chưa phải 
là thể tổn thương cuối cùng do chúng tôi sinh 
thiết lần 2 cho một số bệnh nhân thấy có 3 
bệnh nhân kết quả sinh thiết lần 1 có tổn 
thương dạng MCD nhưng lần 2 chuyển dạng 
thành FSGS. Hiện tượng này đã được thông 
báo trên nhiều nghiên cứu trên thế giới đặc 
biệt trong nghiên cứu của Alberto cũng đã gặp 
5/6 bệnh nhân có chuyển dạng tổn thương 
trên giải phẫu bệnh từ MCD sang FSGS sau 2 
lần sinh thiết(1). Có nhiều giả thuyết được đưa 
ra trong trường hợp này nhưng đa số đều ủng 
hộ giả thuyết là ở những bệnh nhân kháng 
thuốc thì tổn thương thận sẽ tiến triển nặng 
dần theo thời gian, điều đó lý giải 50% bệnh 
nhân mắc HCTHTP kháng thuốc steroid sẽ 
triến triển thành bệnh thận giai đoạn cuối sau 
10 năm. 
Kết quả điều trị 
Qua theo dõi bệnh nhân tại thời điểm 6 
tháng và 12 tháng trong biểu đồ 3 cho thấy tại 
thời điểm 6 tháng là thời gian CsA phát huy 
tác dụng hoàn toàn chúng tôi thấy 80% bệnh 
nhân kháng steroid vẫn đạt được sự thuyên 
giảm đặc biệt tỷ lệ thuyên giảm hoàn toàn là 
69,3%. Tuy nhiên tại thời điểm 12 tháng sau 
điều trị tỷ lệ thuyên giảm hoàn toàn chỉ còn 
41.3%, một số bệnh nhân bị tái phát và chỉ đáp 
ứng một phần một số khác trở nên không đáp 
ứng và tiến triển thành suy thận mạn giai 
đoạn cuối. Kết quả theo dõi bệnh nhân sau 12 
tháng chúng tối thấy đã có 8 bệnh nhân 
(chiếm 10,6%) bị tử vong trong đó có 7 bệnh 
nhân tử vong do tiến triển thành suy thận giai 
đoạn cuối không đồng ý lọc máu, có 1 bệnh 
nhân tử vong do nhiễm trùng nặng. giả 
Alberto và cs tại Brazil trên 136 bệnh nhân 
mắc HCTHTP kháng thuốc steroid được theo 
dõi sau sau 10 năm điều trị có 42% bệnh nhân 
và sau 25 năm 72% bệnh nhân tiến triển thành 
bệnh thận giai đoạn cuối(1). Tác giả Özlü và cs 
khi theo dõi trong thời gian 5 năm trên 372 trẻ 
mắc HCTHTP tại Thổ Nhĩ Kỳ thấy có 73 bệnh 
nhân (19,6%) kháng steroid, trong số trẻ mắc 
HCTHTP kháng steroid chỉ 46,6% bệnh nhân 
đạt được sự thuyên giảm hoàn toàn, 15% trẻ 
tiến triển đến bệnh thận giai đoạn cuối(8). Trần 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018
Chuyên Đề Thận – Niệu 304
Hữu Minh Quân và cs khi nghiên cứu hồi cứu 
67 bệnh nhân kháng thuốc steroid tại bệnh 
viện Nhi Đồng I không thấy tỷ lệ thuyên giảm 
hoàn toàn là 68,7%, một phần 20.9%, có bệnh 
nhân nào bị suy thận, không thấy thông báo có 
bệnh nhân tử vong(11). Trong nghiên cứu này 
tỷ lệ thuyên giảm khi điều trị bằng csA sau 6 
tháng của chúng tôi cũng không rất cao, tuy 
nhiên sau 12 tháng tỷ lệ thuyên giảm hoàn 
toàn đã giảm dần, đặc biệt tỷ lệ tử vong trong 
nghiên cứu này khá cao (10,6%). Sở dĩ có hiện 
tượng này có thể do khách quan bệnh nhân bỏ 
điều trị, tuy nhiên kết quả sinh thiết thận của 
chúng tôi tỷ lệ FSGS khá cao (70,6%) do vậy đó 
cũng là một yếu tố tiên lượng nặng. Kết quả 
trong bảng 2 cho thấy bệnh nhân không đạt 
được thuyên giảm có tỷ lệ suy thận giai đoạn 
cuối cao hơn hẳn bệnh nhân đạt được thuyên 
giảm với p<0,05. Đặc biệt tỷ suất chênh OR là 
4,2 (95%CI:2,4-7,2), điều đó có nghĩa nếu bệnh 
nhân không đạt được sự thuyên giám sẽ làm 
tăng nguy cơ suy thận giai đoạn cuối lên 4,2 
lần. 
KẾT LUẬN 
Qua nghiên cứu 75 bệnh nhân mắc 
HCTHTP kháng thuốc steroid được theo dõi 
dọc trong 12 tháng chúng tôi nhận thấy: 
Biểu hiện lâm sàng khá nặng nề, tỷ lệ tổn 
thương mô bệnh học thể FSGS khá cao 
Ban đầu kết quả điều trị bệnh nhân vẫn 
đạt được sự thuyên giảm cao, tuy nhiên nếu 
bệnh nhân không đáp thuốc sẽ làm tăng nguy 
cơ suy thận giai đoạn cuối 
Lời cảm ơn: Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn đề tài khoa 
học công nghệ cấp Cơ sở của Bệnh viện Nhi Trung Ương đã 
hỗ trợ một phần kinh phí để thực hiện nghiên cứu này. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Alberto Zagury et al. (2013). Steroid-resistant idiopathic 
nephrotic syndrome in children: long-term follow-up and 
risk factors for end-stage renal disease J. Bras. Nefrol, 35 (3): 
191-199. 
2. Banh TH., Hussain-Shamsy N., Patel V. et al (2016). Ethnic 
Diffifences in Incidence and Outcomes of Chilhood 
Nephrotic Syndrome. Clinical Journal of the American Society 
of Nephrology, 11(10), 1760-1767. 
3. Đoàn Thị Thắm. (2011). Nhận xét kết quả điều trị hội chứng 
thận hư tiên phát kháng corticosteroid tại khoa Thận - tiết 
niệu bệnh viện Nhi trung ương, Luận văn Thạc sĩ Y học, 
Trường Đại Học Y Hà Nội. 
4. KDIGO Clinical Practice Guideline for Glomerulonephritis 
(2012). Steroid-resistant nephrotic syndrome in children. 
Kidney International Supplements 2, chapter 4, 172–176. 
5. Lê Nam Trà, Nguyễn Ngọc Sáng (2013). Hội chứng thận hư 
kháng thuốc steroid. Sách giáo khoa Nhi khoa. Nhà xuất bản 
Y học, 1150-1160. 
6. Mortazavi F. and Khiavi YS. (2017). Steroid response pattern 
and outcome of pediatric idiopathic nephrotic syndrome: a 
single-center experience in northwest Iran. Therapeutics and 
Clinical Risk Management, 7,167-171. 
7. Niaudet P. (2014). Steroid-resistant idiopathic nephrotic 
syndrome in children. www.uptodate.com, 01-15. 
8. Özlü SG., Demircin G, Tökmeci N et al (2015). Long-term 
prognosis of idiopathic nephrotic syndrome in children. 
Renal Failure, 37(4), 672-677. 
9. Roy R, Mamun A, Haque SS. et al (2014). Steroid resistant 
nephrotic syndrome in children: Clinical presentation, renal 
histology, complications, treatment and outcome at 
Bangabandhu Sheikh Mujib Medical University, Dhaka, 
Bangladesh. International Organization of Scientific Research 
Journal of Pharmacy, 4 (11), 01-07. 
10. Schwartz GJ, Schneider Michael F et al (2009). New 
Equations to Estimate GFR in Children with CKD. Journal of 
the American Society of Nephrology, 20(3), 629–637. 
11. Trần Hữu Minh Quân, Huỳnh Thoại Loan, Nguyễn Ðức 
Quang và cộng sự (2014). Đặc điểm hội chứng thận hư 
kháng steroid tại bệnh viện Nhi Đồng I. Hội nghị Nhi Khoa 
năm 2014 tại bệnh viện Nhi đồng I, 2-6. 
Ngày nhận bài báo: 10/05/2017 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/06/2018 
Ngày bài báo được đăng: 20/07/2018 

File đính kèm:

  • pdfdac_diem_lam_sang_can_lam_sang_va_ket_qua_dieu_tri_bang_cycl.pdf