Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ngộ độc một số ma túy tại trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng

của bệnh nhân ngộ độc ma túy không phải nhóm opi

tại Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai. Đối

tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả 72bệnh

nhân ngộ độc ma túy không phải nhóm opiđiều trị tại

Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai từ tháng

1/2017 đến 6/2019. Kết quả: Loại ma túy thường

 gặp: Amphetamin (29,2%), MET (22,2%), MDMA

(19,4%), THC (20,8%), Ketamin (8,3%). Đặc điểm

lâm sàng chủ yếu về tim mạch và thần kinh trung

ương trong hội chứng cường giao cảm và hội chứng

serotonin: nhịp tim nhanh (73,6%), tăng huyết áp

(45,8%),sốt (43,1%); Rối loạn ý thức 100% (kích

thích 58,3%, vật vã 23,6% và 18,1% lẫn lộn/hôn mê);

tăng tiết mồ hôi (77,8%), giãn đồng tử (59,7%), tăng

trương lực cơ (55,6%), tăng phản xạ gân xương

(47,2%); 84,7% có hội chứng serotonin. Cận lâm

sàng: tăng bạch cầu (41,7%), tăng CK (38,9%), tiêu

cơ vân (13,9%),suy thận cấp (12,5%), tăng

troproninT 10%. Kết luận: Đánh giá đặc điểm lâm

sàng và cận lâm sàng của ngộ độc ma túy cần thiết

để chẩn đoán và xử trí cấp cứu cho các bệnh nhân.

 

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ngộ độc một số ma túy tại trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai trang 1

Trang 1

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ngộ độc một số ma túy tại trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai trang 2

Trang 2

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ngộ độc một số ma túy tại trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai trang 3

Trang 3

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ngộ độc một số ma túy tại trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai trang 4

Trang 4

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ngộ độc một số ma túy tại trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai trang 5

Trang 5

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ngộ độc một số ma túy tại trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai trang 6

Trang 6

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ngộ độc một số ma túy tại trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai trang 7

Trang 7

pdf 7 trang minhkhanh 10800
Bạn đang xem tài liệu "Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ngộ độc một số ma túy tại trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ngộ độc một số ma túy tại trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ngộ độc một số ma túy tại trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai
vietnam medical journal n01 - MAY - 2021 
174 
sa niệu quản có 1 trường hợp túi sa niệu quản 
lớn đường kính 3cm đã mở túi sa trước khi cắt 
đơn vị thận, 2 trường hợp còn lại có đường kính 
túi sa lần lượt là 1,8 và 1,6cm sau khi phẫu thuật 
cắt đơn vịt thận trên đã không ghi nhận còn túi 
sa niệu quản trên lâm sàng hoặc siêu âm. Với 
kinh nghiệm của mình chúng tôi ưu tiên phẫu 
thuật cắt bỏ đơn vị thận trên trước, mở túi sa 
niệu quản được chỉ định trước mổ nếu túi sa lớn 
gây đái khó hoặc bí đái. 
Chúng tôi có 2 trường hợp có tồn tại nang cực 
trên thận không triệu chứng với đường kính là 9 
và 20 mm. Báo cáo của các tác giả khác trên thế 
giới cũng ghi nhận nang cực trên thận không triệu 
chứng. Hiorns và cộng sự đã mô tả tỉ lệ hình 
thành nang nhỏ ở vị trí của thận trên sau phẫu 
thuật là 60% và 80% các nang dịch này hoàn 
toàn không có triệu chứng [7]. Với 2 trường hợp 
nang cực trên thận trong nghiên cứu, chúng tôi 
chưa ghi nhận bất cứ triệu chứng nào, kết quả 
chụp xạ hình thận sau mổ cũng không ghi nhận 
bất thường. Báo cáo của tác giả Gundeti MS cũng 
ghi nhận tỉ lệ 6,8% có tổn thương đơn vị thận 
dưới sau phẫu thuật cắt đơn vị thận trên với cả 
các trường hợp mổ mở hoặc nội soi [8]. Trong 20 
bệnh nhân của nghiên cứu có 2 trường hợp có 
biểu hiện giãn của bể thận đơn vị thận dưới lần 
lượt là 8 và 13mm. Chúng tôi đã tiến hành chụp 
lại xạ hình thận sau phẫu thuật ở các bệnh nhân 
này, kết quả không có tổn thương nhu mô thận 
dưới, thuốc lưu thông bình thường qua hệ tiết 
niệu. Mặc dù cần có thời gian theo dõi lâu dài hơn 
nhưng bước đầu có thể thấy phẫu thuật nội soi 
qua phúc mạc cắt đơn vị thận trên hầu như 
không có biến chứng đặc biệt nào. 
V. KẾT LUẬN 
Phẫu thuật nội soi qua phúc mạc cắt đơn vị 
thận trên mất chức năng trong điều trị thận niệu 
quản đôi hoàn toàn ở trẻ em là an toàn và hiệu quả. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Jordan GH, Winslow BH (1993). 
“Laparoendoscopic upper pole partial nephrectomy 
with ureterectomy”. J Urol,150,940-943. 
2. Whitten SM, Wilcox DT (2001). Duplex 
systems. Prenat Diagn, 21,952–7. 
3. Nguyễn Việt Hoa, Vũ Hồng Tuân (2018). “Nội 
soi sau phúc mạc cắt thận phụ mất chức năng 
trong thận niệu quản đôi: Kinh nghiệm 31 trường 
hợp”.Tạp chí y học Việt Nam, số 1 tháng 6, 132-137. 
4. Leclair MD, Vidal I et al (2009). 
“Retroperitoneal laparoscopic heminephrectomy in 
duplex kidney in infants and children: a 15-year 
experience”. Eur Urol, 56, 385-389. 
5. Castellan M, Gosalbez R et al (2006). 
“Transperitoneal and retroperitoneal laparoscopic 
heminephrectomy—what approach for which 
patient?”. J Urol, 176, 2636-2639. 
6. Borzi PA, Yeung CK (2004). “Selective 
approach for transperitoneal and extraperitoneal 
endoscopic nephrectomy in children”. J Urol, 171, 
814-816. 
7. Hiorns MP, Mazrani W et al (2008). “Follow-up 
imaging after laparoscopic heminephrectomy in 
children”. Pediatr Radiol, 38, 762-765. 
8. Gundeti MS, Ransley PG et al (2005).” Renal 
outcome following heminephrectomy for duplex 
kidney”. J Urol, 173,1743-1744. 
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG NGỘ ĐỘC MỘT SỐ MA TÚY 
TẠI TRUNG TÂM CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN BẠCH MAI 
Đặng Thị Xuân1, Nguyễn Trung Anh2 
TÓM TẮT42 
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng 
của bệnh nhân ngộ độc ma túy không phải nhóm opi 
tại Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai. Đối 
tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả 72bệnh 
nhân ngộ độc ma túy không phải nhóm opiđiều trị tại 
Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 
1/2017 đến 6/2019. Kết quả: Loại ma túy thường 
1Trung Tâm Chống Độc - Bệnh viện Bạch Mai 
2Bệnh viện Lão khoa Trung ương 
Chịu trách nhiệm chính: Đặng Thị Xuân 
Email: xuandangthi@bachmai.edu.vn 
Ngày nhận bài: 5.3.2021 
Ngày phản biện khoa học: 26.4.2021 
Ngày duyệt bài: 5.5.2021 
gặp: Amphetamin (29,2%), MET (22,2%), MDMA 
(19,4%), THC (20,8%), Ketamin (8,3%). Đặc điểm 
lâm sàng chủ yếu về tim mạch và thần kinh trung 
ương trong hội chứng cường giao cảm và hội chứng 
serotonin: nhịp tim nhanh (73,6%), tăng huyết áp 
(45,8%),sốt (43,1%); Rối loạn ý thức 100% (kích 
thích 58,3%, vật vã 23,6% và 18,1% lẫn lộn/hôn mê); 
tăng tiết mồ hôi (77,8%), giãn đồng tử (59,7%), tăng 
trương lực cơ (55,6%), tăng phản xạ gân xương 
(47,2%); 84,7% có hội chứng serotonin. Cận lâm 
sàng: tăng bạch cầu (41,7%), tăng CK (38,9%), tiêu 
cơ vân (13,9%),suy thận cấp (12,5%), tăng 
troproninT 10%. Kết luận: Đánh giá đặc điểm lâm 
sàng và cận lâm sàng của ngộ độc ma túy cần thiết 
để chẩn đoán và xử trí cấp cứu cho các bệnh nhân. 
Từ khóa: ngộ độc ma túy 
TẠP CHÍ Y häc viÖt nam tẬP 502 - th¸ng 5 - sè 1 - 2021 
175 
SUMMARY 
CLINICAL AND LABORATORY 
CHARACTERISTICS OF PATIENTS WITH 
DRUGS OF ABUSE POISONING AT POISON 
CONTROL CENTER BACHMAI HOSPITAL 
Objective: to assess clinical and laboratory 
characteristics of patients with non-opium drugs of 
abuse poisoning. Subjects and Methods: A 
observational study included 72 poisoned non-opium 
drug poisoning patientstreated at Poison Control 
Center Bach Mai Hospital from 1/2017 to 6/2019. 
Results: Common non-opium drugs of abuse: 
Amphetamine (29.2%), MET (22.2%), MDMA 
(19.4%), THC (20.8%), Ketamin (8.3%). The main 
clinical features of cardiovascular and central nervous 
system in sympathomimetic and serotonin syndromes: 
tachycardia (73.6%), increased blood pressure 
(45.8%), fever (43.1%); Consciousness disorder 
100% (stimulus 58.3%, struggling 23.6% and 18.1% 
confusion/coma), increased sweating (77.8%), dilated 
pupils (59.7%), increased muscle tone (55.6%), 
increased tendon reflexes (47.2%); 84.7% have 
serotonin syndrome. Laboratory: leukocytosis 
(41.7%), increased CK(38.9%), rhabdomyolysis 
(13.9%), acute renal failure (12.5%), increased 
troproninT (10%). Conclusion: the evaluation of 
clinical and laboratory characteristics in patients with 
drugsof abuse poisoning is essential for early 
diagnosis and management of patients. ...  
đá (hàng đá), tên gọi chung cho các loại ma túy 
tổng hợp. THC-cần sa còn gọi là marijuana/ 
cannabis, là chất kích thích thần kinh từ cây 
Cannabis được sử dụng cho mục đích y tế 
hoặc giải trí.Ketamin thường có trong thuốc gây 
mê sử dụng trong y tế, tuy nhiên cũng là chất 
gây nghiện gần đây được sử dụng nhiều hơn. 
Hiện nay, nhiều loại ma túy tổng hợp được tìm 
thấy trong sản phẩm như “nước vui”, “ma túy trà 
sữa”, “bánh cần”. 
Ma túy chủ yếu sử dụng đường uống 
(79,2%). Các loại ma túy cũ được sử dụng chủ 
yếu là hít, chích. Ma túy mới có nhiều hình thức 
sử dụng: THC có thể hút, hít hơi, trộn vào thực 
phẩm, hoặc như chất chiết xuất, ma túy đá 
(MET) có thể nuốt, hít, uống hoặc tiêm[5], [6]. 
• Đặc điểm lâm sang. Hầu hết các chất ma 
túy có tác dụng lên hệ tim mạch, hệ thần kinh 
trung ương. Các tác dụng trên tiêu hóa, tiết niệu 
cũng có thể gặp. Các triệu chứng lâm sàng 
thường trong 2 hội chứng hội chứng cường giao 
cảm và hội chứng serotonin[4], [7]. 
Các triệu chứng thần kinh thường gặp khi 
ngộ độc các loại ma túy này gồm lo lắng, tính 
khí dễ thay đổi, kích thích, hung hãn, ảo thị, ảo 
giác, loạn thần kiểu tâm thần phân liệt paranoid. 
Amphetamin có tác dụng kích thích làm giải 
phóng catecholamin đặc biệt là dopamin và 
norepinephrin ở đầu tận thần kinh, ức chế tái 
hấp thu catecholamin và ức chế monoamine 
oxidase. Amphetamines đặc biệtlà MDMA, PMA, 
fenfluramin, và dexfenfluramin, cũng gây giải 
phóng serotonin và ức chế tái hấp thu serotonin 
tại xynap thần kinh [5].Các triệu chứng về ý thức 
gặp trong nghiên cứu của chúng tôi là kích thích 
bồn chồn (58,3%), vật vã (23,6%) và hôn mê 
(18,1%). Tỉ lệ có kích thích, bồn chồn cao nhất 
đối với người sử dụng Ketamin (66,7%), tiếp 
đến là MDMA (64,3%). Tỉ lệ hôn mê cao trong 
nhóm sử dụng Ketamin (33,3%). Mặc dù sự 
khác biệt không đủ có ý nghĩa nhưng có thể thấy 
các ma túy trong nghiên cứu đều gây rối loạn ý 
thức ở các mức độ khác nhau. Triệu chứng thần 
kinh trung ương là một trong các triệu chứng 
chínhkhi ngộ độc chất gây nghiện. Các dấu hiệu 
có thể thay đổi từ lơ mơ, ngủ gà tới hôn mê. Có 
chất có tác dụng hỗn hợp kích thích - đối kháng 
gây phản ứng bồn chồn hay thậm chí loạn thần 
do kích thích thụ thể sigma [4], [5], [7]. 
Cần sa có tác dụng lên tâm thần và sinh lý, 
gây thư giãn và hưng phấn ("bay bổng"), thay 
đổi nhận thức, tăng ham muốn tình dục, ở liều 
cao có thể gây ảo tưởng thị giác, thính giác, tách 
rời thực tế [6]. Ketamin là đối kháng N-methyl-
D-aspartat, ức chế tái nhập dopaminh và chủ 
vận thụ thể mu-opioid. Đồng thời, Ketamin cũng 
làm cản trở con đường của não trước khi phong 
tỏa cảm giác bản thể, ức chế chọn lọc hệ thống 
đồi thị võ não trước khi ức chế các trung tâm 
não (hệ viền và hoạt hóa lưới) [7]. 
Các triệu chứng của ngộ độc chất gây nghiện 
trên hệ tuần hoàn có thể gặp rối loạn tăng hoặc 
giảm huyết áp, nhịp nhanh hoặc chậm, loạn 
nhịp, thiếu máu, nhồi máu cơ tim, co thắt 
mạch, Kết quả nghiên cứu cho thấy nhịp tim 
nhanh là triệu chứng gặp ở phần lớn các BN 
(73,6%). Trong đó nhiều nhất là ở người sử 
dụng THC (86,7%), Ketamin (83,3%), Amphetamin 
(76,2%), MET (68,8%) và MDMA (57,1%). Gần 
một nửa số BN có rối loạn huyết áp, tỉ lệ tăng 
huyết áp là 45,8% vànhiều nhất ở nhóm dùng 
Amphetamin (57,1%). Chỉ có 2 BN có tụt huyết 
áp sau dùng THC. Chất gây nghiện có rất nhiều 
tác dụng trực tiếp trên hệ thống tim mạch. Tăng 
huyết áp và mạch do cường giao cảm. Tụt huyết 
áp có thể do giãn tĩnh mạchgây giảm cả huyết 
áp tâm thu và tâm trương, dấu hiệu này thường 
không thấy rõ khi bệnh nhân nằm. Không có tác 
dụng trên tính co bóp và tính dẫn truyền của cơ 
tim ngoại trừ propoxyphen, meperidin hoặc 
pentazocin. Các loạn nhịp tim cũng thường là do 
thiếu ôxy. Tuy nhiên, nếu tụt huyết áp nhiều cần 
tìm thêm các nguyên nhân khác như ngộ độc 
đồng thời các chất khác, sốc giảm thể tích (chấn 
thương),tổn thương tim[4]. 
Tăng thân nhiệt cũng là một triệu chứng thần 
kinh trung ương hay gặp đối với những bệnh 
nhân ngộ độc chất gây nghiện. Sốt là triệu 
chứng gặp ở gần một nửa số đối tượng nghiên 
cứu (43,1%) do tăng vận động, cường giao cảm. 
TẠP CHÍ Y häc viÖt nam tẬP 502 - th¸ng 5 - sè 1 - 2021 
179 
Tỉ lệ này cao nhất trong nhóm sử dụng Ketamin 
(66,7%) và thấp nhất trong nhóm dùng MDMA 
(28,6%). Tuy vậy, không có sự khác biệt có ý 
nghĩa thống kê về tỉ lệ có sốt giữa các nhóm đối 
tượng sử dụng các loại ma túy khác nhau. 
Các triệu chứng giao cảm ở các bệnh nhân 
gồm vã mồ hôi, thở nhanh, đồng tử giãn, run, 
buồn nônĐa số đối tượng nghiên cứu sử dụng 
tất cả các loại ma túy trong nghiên cứu có tăng 
tiết mồ hôi (77,7%), trong đó cao nhất là những 
người dùng Aphetamin (80,9%) và THC 
(80,0%), thấp nhất là ở nhóm dùng Ketamin 
(66,7%). Giãn đồng tử gặp ở 59,7% số BN và 
nhiều hơn ở nhóm dùng MET, THC và Ketamin là 
68,7%; 66,7% và 66,7%. Trong nghiên cứu này, 
không thấy sự khác biệt có ý nghĩa về các triệu 
chứng giao cảm giữa các nhóm sử dụng ma túy 
khác nhau.Triệu chứng cường giao cảm được 
nhiều tác giả ghi nhận trong ngộ độc các ma túy 
tổng hợp [4], [5]. 
Tỉ lệ có tăng trương lực cơ trong nghiên cứu 
là 55,6%. Tỉ lệ này giảm dần theo thứ tự ở 
người dùng THC (73,3%), Amphetamin (66,7%), 
MET (50%), MDMA (35,7%) và Ketamin 
(33,3%). 47,2% số bệnh nhân có tăng phản xạ 
gân xương, trong đó cao nhất ở nhóm sử dụng 
Amphetamin (57,1%) và thấp nhất trong nhóm 
dùng Ketamin (33,3%). Chưa tới 10% số đối 
tượng nghiên cứu có giảm trương lực cơ (9,7%). 
Mức độ nặng của ngộ độc amphetamin tăng 
theo liều lượng dùng và giảm với mức độ dung 
nạp của người dùng. Có những người dung nạp 
tới 5mg/ngày; gấp 100 lần liều điều trị tối đa 
hằng ngày. Ngộ độc amphetamin gây tử vong 
thường liên quan đến co giật và hôn mê [4]. 
Người bệnh sử dụng và ngộ độc chất gây 
nghiện thường có các triệu chứng Serotonin như 
bồn chồn kích động, đổ mồ hôi, sốt, tăng huyết 
áp, tim đập nhanh, thở nhanh, tăng phản xạ gân 
xương, giãn đồng tử [6]Hầu như bệnh nhân sử 
dụng 5 loại ma túy trong nghiên cứu đều có hội 
chứng Serotonin đặc biệt là ngộ độc Ketamin. Tỉ 
lệ có hội chứng Serotonin ở các nhóm sử dụng 
THC, Amphetamin, MET, MDMA trong nghiên 
cứu lần lượt là 86,7%; 85,6%; 81,3% và 78,6%. 
• Cận lâm sàng. Những thay đổi về huyết 
học gặp với tỉ lệ nhỏ và không khác biệt giữa các 
loại ma túy. Có 41,7% số bệnh nhân có tăng 
bạch cầu. Trên thực tế, tăng bạch cầu là phản 
ứng chung của nhiều tác nhân ngộ độc. 
Rối loạn điện giải hạ natri máu gặp ở 6,9% số 
bệnh nhân, gặp chủ yếu nhóm MET và 
Amphetamin, không gặp ở bệnh nhân dùng THC 
và ketamin. Yếu tố chính gây hạ natri máu là sự 
bài tiết không thích hợp của arginine vasopressin 
(AVP) do các chất chuyển hóa của thuốc lắc gây 
ra. Thuốc lắc gây ra các tác dụng tim mạch 
thoáng qua với nhiệt độ cơ thể tăng, nhịp tim 
nhanh, đổ mồ hôi nhiều, nóng bừng, khô miệng 
và tăng cảm giác khát. Tác giả Van Dijken và 
cộng sự năm 2013 nhận thấy tỉ lệ hạ natri máu ở 
bệnh nhân ngộ độc ma túy là 26,7% [8].Hạ kali 
gặp ở 56,9% số BN, cao nhất ở nhóm sử dụng 
ketamin (83,3%), giảm dần ở các nhóm dùng 
THC (66,7%), Amphetamin (61,9%), MDMA 
(50%) và MET (37,5%), không khác biệt giữa 
các loại ma túy (p>0,05). 
Tăng Glucose ở 29,2% số BN, gặp nhiều ở 
nhóm Amphetamin. Tăng đường máu là tình 
trạng thường gặp ở các bệnh nhân cấp cứu. Ở 
bệnh nhân nặng có hiện tượng bề mặt tế bào 
tăng sản sinh các protein có tính chất gây tăng 
cortisol, catecholamin, growth hormone gây tình 
trạng tăng đường huyết. 
Tăng CK ở 38,9% số BN, cao nhất ở nhóm 
Ketamin (50%) và thấp nhất là MDMA (28,6%). 
Tuy nhiên chỉ có 13,9% BN có tiêu cơ vân và 
12,5% có suy thận cấp. Tiêu cơ vân thường do 
các bệnh nhân bị kích động, vận động nhiều, run 
cơ. Tiêu cơ vân cũng là nguyên nhân khá thường 
gặp cả trong ngộ độc ma túy và hội chứng cai 
ma túy và cai rượu. 
V. KẾT LUẬN 
Nghiên cứu 72 bệnh nhân ngộ độc ma túy 
không phải nhóm opi, chúng tôi thấy: Loại ma 
túy không phải nhóm opi thường gặp tại Trung 
tâm Chống độc là: Amphetamin (29,2%), MET 
(22,2%), MDMA (19,4%), THC (20,8%), 
Ketamin (8,3%). 
Dấu hiệu lâm sàng chủ yếuvề tim mạch và 
thần kinh trung ươngtrong hội chứng cường giao 
cảm và hội chứng serotonin: Nhịp tim nhanh 
(73,6%); tăng huyết áp (45,8%), sốt (43,1%); 
Rối loạn ý thức 100% (kích thích 58,3%, vật vã 
23,6% và 18,1% lú lẫn/hôn mê); tăng tiết mồ 
hôi (77,8%), giãn đồng tử (59,7%), tăng trương 
lực cơ (55,6%), tăng phản xạ gân xương 
(47,2%); 84,7% có hội chứng serotonin. Cận 
lâm sàng: tăng bạch cầu 41,7%, tăng CK 38,9%; 
tiêu cơ vân 13,9%; suy thận cấp 12,5%; tăng 
troproninT 10%. Kết quả điều trị: Khỏi 66 BN 
(91,7%), di chứng rối loạn tâm thần 6 BN (8,3%). 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. United Nations Office on Drugs and Crime 
(UNODC) 2016. World Drug Report 2016. 
2. Nguyễn Thanh Long và và cộng sự. Hành vi 
nguy cơ lây nhiễm và tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm 
vietnam medical journal n01 - MAY - 2021 
180 
nghiện chích ma túy tại khu vực nông thôn miền 
núi tỉnh Bắc Giang, năm 2010. Tạp chí Y học thực 
hành2010, số 742-743: 197-200 
3. Nguyễn Thị Dụ, Định hướng chung chẩn đoán 
và xử trí ngộ độc cấp, Tư vấn chẩn đoán và xử trí 
nhanh ngộ độc cấp. Nhà xuất bản Y học Hà Nội. 
2004; 9-22. 
4. Gainza I., Nogue S., Martinez Velasco C.,et al 
(2003), "Drug poisoning", An Sist Sanit Navar, 26 
(1): 99-128. 
5. Spiller H. A., Hays H. L., Aleguas A. (2013), 
"Overdose of drugs for attention-deficit 
hyperactivity disorder: clinical presentation, 
mechanisms of toxicity, and management", CNS 
Drugs, 27(7), tr. 531-43. 
6. Fogel C Osborne GB (2008), "Understanding 
the motivations for recreational marijuana use 
among adult Canadians", Substance Use & 
Misuse,43(3-4), 539–72. 
7. Robert J Hoffman (2020), “Ketamine 
poisoning”, Uptodate 2020. 
8. Geetruida D van Dijken, Renske E 
Blom, Ronald J Hené, et al (2013), High 
incidence of mild hyponatraemia in females using 
ecstasy at a rave party, Nephrol Dial Transplant, 
28(9):2277-83. 
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ CHỤP 
ĐỘNG MẠCH VÀNH QUA DA Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP 
 Nguyễn Văn Tuấn1, Phạm Hồng Phương2 
TÓM TẮT43 
Nhồi máu cơ tim cấp là một cấp cứu nội khoa với 
nhiều biến chứng nặng như sốc tim, rối loạn nhịp tim. 
Chụp động mạch vành qua da là biện pháp để xác 
định vị trí, mức độ tổn thương động mạch vành đồng 
thời can thiệp tái thông động mạch vành. Mục tiêu: 
Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả 
chụp mạch vành qua da ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim 
cấp tại Bệnh viện hữu nghị Đa khoa Nghệ An. Đối 
tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu 
mô tả cắt ngang được thực hiện trên 62 bệnh nhân 
nhồi máu cơ tim cấp điều trị tại Bệnh viện hữu nghị đa 
khoa Nghệ An. Kết quả: Tuổi trung bình là 72,5 ± 
12,1 tuổi, nam giới chiếm 70,79%. Đa số bệnh nhân 
có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ đi kèm: tăng huyết 
áp (51,61%), rối loạn lipid máu (25,80%), hút thuốc 
lá (24,90%), đái tháo đường (22,50%), lạm dụng 
rượu (4,84%). Thời gian từ lúc đau ngực đến lúc nhập 
viện: trước 12 giờ là 58,06%, trước 24 giờ là 67,74%, 
sau 24 giờ 32,26%. Tỷ lệ hẹp một động mạch vành là 
41,93%, hai động mạch vành là 45,16%, hẹp ba động 
mạch vành là 11,91%. Trong đó, 75,81% có hẹp LAD, 
56,45% có hẹp RCA, 43,55% có hẹp LCX và 1,61% có 
hẹp động mạch phân giác. Kết luận: Đa số bệnh 
nhân nhồi máu cơ tim cấp có một hoặc nhiều yếu tố 
nguy cơ tim mạch đi kèm. Tỷ lệ bệnh nhân đến bệnh 
viện có khả năng can thiệp mạch sau 24 giờ kể từ khi 
đau ngực còn cao (32,26%). Tỷ lệ hẹp một động 
mạch vành là 41,93%, hai động mạch vành là 
45,16%, hẹp ba động mạch vành là 11,91% và đa số 
là hẹp độ 4 và độ 5. 
Từ khóa: Nhồi máu cơ tim cấp, chụp động mạch 
vành qua da 
1Trường Đại học Y khoa Vinh, 
2Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An 
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Văn Tuấn 
Email: tuanminh1975@gmail.com 
Ngày nhận bài: 2.3.2021 
Ngày phản biện khoa học: 22.4.2021 
Ngày duyệt bài: 4.5.2021 
SUMMARY 
THE CLINICAL, SUBCLINICAL FEATURES AND 
RESULTS OF PERCUTANEOUS ANGIOGRAPHY 
IN PATIENTS WITH MYOCARDIAL INFARTION 
AT THE NGHE AN GENERAL HOSPITAL 
Acute myocardial infarction is a medical 
emergency with serious complications such as 
cardiogenic shock and arrhythmia. Percutaneous 
coronary angiography is a measure to determine the 
location and extent of coronary artery damage and 
interventions to re-open coronary arteries. 
Objectives: To describe the clinical and subclinical 
features and the results of percutaneous coronary 
angiography in patients with acute myocardial 
infarction at the Nghe An General Hospital. Results: 
The average age was 72.5 ± 12.1 years, and male 
accounted for 70.79%. The majority of patients had 
one or more associated risk factors: hypertension 
(51.61%), dyslipidemia (25.80%), smoking (24.90%), 
diabetes ( 22.50%), abuse of alcohol (4.84%). The 
time from chest pain to hospital admission: before 12 
hours was 58.06%, before 24 hours was 67.74%, and 
after 24 hours was 32.26%. The rate of the stenosis 
of one coronary arteries is 41.93%, the stenosis of 
two coronary arteries is 45.16%, the stenosis of three 
coronary arteries is 11.91%. Of which, 75.81% had 
LAD stenosis, 56.45% had RCA stenosis, 43.55% had 
LCX stenosis. Conclusion: Most people with acute 
myocardial infarction have one or more associated 
cardiovascular risk factors. The proportion of patients 
going to the hospital that is capable of performing 
vascular intervention after 24 hours since chest pain 
remains high (32,26%). The rate of one coronary 
stenosis is 41,93%, two coronary stenosis is 45,16%, 
three coronary stenosis is 11,91% and the majority is 
grade 4 and 5 stenosis. 
Keywords: Acute myocardial infarction, 
percutaneous coronary angiography 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Nhồi máu cơ tim (NMCT) là một cấp cứu nội 

File đính kèm:

  • pdfdac_diem_lam_sang_can_lam_sang_ngo_doc_mot_so_ma_tuy_tai_tru.pdf