Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của hội chứng Stevens - Johnson và lyell do dị ứng thuốc

Nghiên cứu được thực hiện trên 102 bệnh nhân có hội chứng Stevens - Johnson và Lyell do thuốc tại Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, bệnh viện Bạch Mai từ tháng 01/2012 đến tháng 6/2013. Kết quả cho thấy tỷ lệ % SJS, TEN là 76,5% và 23,5%: bệnh nhân nam (58,8%) gặp nhiều hơn nữ (41,2%), chủ yếu ở tuổi trung niên 46,6 ± 20,2.

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của hội chứng Stevens - Johnson và lyell do dị ứng thuốc trang 1

Trang 1

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của hội chứng Stevens - Johnson và lyell do dị ứng thuốc trang 2

Trang 2

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của hội chứng Stevens - Johnson và lyell do dị ứng thuốc trang 3

Trang 3

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của hội chứng Stevens - Johnson và lyell do dị ứng thuốc trang 4

Trang 4

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của hội chứng Stevens - Johnson và lyell do dị ứng thuốc trang 5

Trang 5

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của hội chứng Stevens - Johnson và lyell do dị ứng thuốc trang 6

Trang 6

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của hội chứng Stevens - Johnson và lyell do dị ứng thuốc trang 7

Trang 7

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của hội chứng Stevens - Johnson và lyell do dị ứng thuốc trang 8

Trang 8

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của hội chứng Stevens - Johnson và lyell do dị ứng thuốc trang 9

Trang 9

pdf 9 trang Danh Thịnh 15/01/2024 700
Bạn đang xem tài liệu "Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của hội chứng Stevens - Johnson và lyell do dị ứng thuốc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của hội chứng Stevens - Johnson và lyell do dị ứng thuốc

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của hội chứng Stevens - Johnson và lyell do dị ứng thuốc
 TCNCYH 86 (1) - 2014 15 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 
2014 
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG 
CỦA HỘI CHỨNG STEVENS - JOHNSON VÀ LYELL 
DO DỊ ỨNG THUỐC 
Lương Đức Dũng1, Hoàng Thị Lâm2, Nguyễn Văn Đoàn2 
1Tổng cục V, Bộ Công an, 2Trường Đại học Y Hà Nội 
Nghiên cứu được thực hiện trên 102 bệnh nhân có hội chứng Stevens - Johnson và Lyell do thuốc tại 
Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, bệnh viện Bạch Mai từ tháng 01/2012 đến tháng 6/2013. Kết quả 
cho thấy tỷ lệ % SJS, TEN là 76,5% và 23,5%: bệnh nhân nam (58,8%) gặp nhiều hơn nữ (41,2%), chủ yếu 
ở tuổi trung niên 46,6 ± 20,2. Thuốc gây dị ứng nhiều nhất là Carbamazepine (31,4%). Tỷ lệ bệnh nhân có 
sốt là 40,2%. Tất cả các bệnh nhân đều có bọng nước, ban xuất huyết và các tổn thương khác, như “ban đỏ 
hình bia bắn” chiếm 18,6%, mụn nước 87,3% và loét niêm mạc ở các hốc tự nhiên. Tỷ lệ của các bệnh nhân 
nghiên cứu có thiếu máu, tăng GPT và tăng CRP lần lượt là 16,7%, 55,1% và 88,9%. Bệnh nhân TEN có 
thiếu máu, tăng GOT, tăng creatinin cao hơn bệnh nhân SIS (p < 0,05). Bệnh nhân TEN có triệu chứng lâm 
sàng rầm rộ hơn SIS, rõ nhất là tỷ lệ sốt cao, loét trợt da, tổn thương hầu hết các hốc tự nhiên (p < 0,05). 
Từ khoá: Dị ứng thuốc, hội chứng Stevens-Johnson, Lyell 
Địa chỉ liên hệ: Lương Đức Dũng, Tổng cục V - Bộ 
Công an. 
Email: luongducdungquyet@yahoo.com 
Ngày nhận: 04/9/2013 
Ngày được chấp thuận: 17/2/2014 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Hoại tử thượng bì nhiễm độc hay hội 
chứng Lyell (Toxic Epidermal Necrolysis - 
TEN) và hội chứng Stevens Johnson (SJS) là 
tổn thương da, niêm mạc nặng do dị ứng 
thuốc. Hai hội chứng này rất hiếm gặp với tỷ 
lệ 1 - 2/106 dân số. Chẩn đoán bệnh hiện nay 
vẫn chủ yếu dựa vào tổn thương lâm sàng và 
khai thác tiền sử dùng thuốc. Các nguyên 
nhân do thuốc hay gặp nhất là thuốc chống co 
giật, allopurinol. Yếu tố di truyền cũng đóng 
vai trò khá quan trọng, đặc biệt ở người châu 
Á. Người ta quan sát thấy có mối liên quan rõ 
rệt giữa SJS do dị ứng carbamazepine với 
những cá nhân có HLA-B*1502 hoặc SJS do 
dị ứng allopurinol với những cá nhân có HLA-
B*5801. TEN và SJS là hai hội chứng nặng 
nhất, là đích đến của các tổn thương da có 
bọng nước do thuốc nếu không được điều trị. 
Tỷ lệ tử vong của hai hội chứng này rất cao, 
1 - 5% đối với SJS và 25 - 35% đối với TEN, 
một cấp cứu y khoa nặng, mối quan tâm hiện 
nay của các thầy thuốc lâm sàng [1; 9]. 
Chính vì vậy, đề tài này được thực hiện 
nhằm mục tiêu: 
Xác định loại thuốc là nguyên nhân gây ra 
hội chứng Stevens - Johnson và Lyell. 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm 
sàng của bệnh nhân dị ứng thuốc có hội 
chứng Stevens - Johnson và Lyell. 
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
1. Đối tượng 
Gồm 102 bệnh nhân được chẩn đoán xác 
định hội chứng SJS và TEN do dị ứng thuốc, 
điều trị tại Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm 
sàng, bệnh viện Bạch Mai từ tháng 01/2012 
đến tháng 6/2013. 
 16 TCNCYH 86 (1) - 2014 
 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 
1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán 
- Tiền sử dùng thuốc: bệnh nhân có sử 
dụng thuốc trong vòng 4 tuần trước khi có 
biểu hiện lâm sàng. 
- Lâm sàng: có các hội chứng và triệu 
chứng dị ứng xảy ra sau dùng thuốc, theo 
phân loại của Bastuji - Garin năm 1993 chia 
thành 3 hội chứng [10]. 
SJS: biểu hiện hồng ban đa dạng, ban đỏ, 
ban xuất huyết trên da; viêm loét niêm mạc 2 
hốc tự nhiên trở lên; dấu hiệu Nikolski âm 
tính; có hoặc không có tổn thương nội tạng; 
tổng diện tích da có thương tổn bọng nước 
dưới 10% diện tích cơ thể. 
- Hội chứng chuyển tiếp giữa hội chứng 
Stevens-Johnson và Lyell (SJS/TEN - overlap 
syndrome): thương tổn da là các ban xuất 
huyết rộng hoặc các thương tổn “hình bia bắn 
phẳng” và tổng diện tích da có bọng nước từ 
10 - 30% diện tích cơ thể. 
TEN: thương tổn da gồm những bọng 
nước khổng lồ dễ bị trợt loét rỉ dịch, để lộ nền 
da đỏ; dấu hiệu Nikolski dương tính; viêm loét 
hoại tử các hốc tự nhiên; sốt cao và tổn 
thương nội tạng rất nặng; tổng diện tích da có 
bọng nước trên 30% diện tích cơ thể. 
1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 
- Những bệnh nhân SJS và TEN nhưng 
không có tiền sử dùng thuốc. 
- Những bệnh nhân từ chối tham gia 
nghiên cứu. 
- Bệnh nhân vào viện lần thứ hai trở lên 
trong thời gian nghiên cứu. 
2. Phương pháp: mô tả cắt ngang. 
* Phương pháp lựa chọn đối tượng nghiên 
cứu: Các bệnh nhân được lựa chọn theo trình 
tự thời gian, không phân biệt tuổi tác, giới 
tính, mức độ nặng nhẹ, giai đoạn của bệnh. 
Thu thập số liệu: bằng cách sử dụng bệnh 
án mẫu. Các số liệu nghiên cứu được xử lý 
bằng phương pháp toán thống kê y học, sử 
dụng chương trình SPSS 15.0 để tính: trung 
bình, phương sai, độ lệch chuẩn, khi so sánh 
dùng test "c2". Ý nghĩa thống kê đạt được khi 
p < 0,05. 
Trong nghiên cứu này, có 3 bệnh nhân 
được chẩn đoán là hội chứng chuyển tiếp SIS 
- TEN. Tuy nhiên, các bệnh nhân này có tình 
trạng lâm sàng không khác nhiều bệnh nhân 
SIS do ít có tổn thương nội tạng nên được 
xếp vào nhóm SIS để việc xử lý số liệu được 
thực hiện dễ dàng hơn. 
3. Đạo đức nghiên cứu 
Tất cả các hoạt động tiến hành trong 
nghiên cứu này đều tuân thủ qui định và 
nguyên tắc chuẩn mực về đạo đức nghiên 
cứu y sinh học của Việt Nam và quốc tế. Các 
hoạt động nghiên cứu hầu như không gây 
nguy hiểm và các nguy cơ cho đối tượng 
nghiên cứu. Tất cả các đối tượng nghiên cứu 
tự nguyện tham gia vào nghiên cứu sau khi 
được tư vấn đầy đủ. Các số liệu y học mang 
tính cá nhân trong nghiên cứu được đảm bảo 
nguyên tắc bí mật. 
III. KẾT QUẢ 
Trong 102 bệnh nhân nghiên cứu có 78 
bệnh nhân SIS (76,5%) và 24 bệnh nhân TEN 
(23,5%). 
Phân bố các nhóm tuổi giữa bệnh nhân 
SIS và TEN là tương đương (p > 0,05). Tuổi 
trung bình của các bệnh nhân nghiên cứu là 
46,6 ± 20,2 tuổi. Không khác biệt về tuổi và 
giới giữa các bệnh nhân SIS và TEN 
(p > 0,05). Tỷ lệ nam bệnh nhân chiếm 58,8% 
(60/102), nữ chiếm 41,2% (42/102) (bảng 1). 
 TCNCYH 86 (1) - 2014 17 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 
20 ... ,7 < 0,05 
Đau đầu, chóng mặt 34 43,6 15 62,5 49 48,0 < 0,05 
Ho, đau họng 52 66,7 13 54,2 65 63,7 > 0,05 
Buồn nôn, nôn 17 21,8 7 29,2 24 23,5 > 0,05 
Ngứa 76 97,4 23 95,8 99 97,1 > 0,05 
Đau, rát da 64 82,1 24 100,0 88 86,3 < 0,05 
Số hốc tự nhiên tổn 
thương trung bình 
2,6 ± 0,6 3,5 ± 0,9 2,7 ± 0,8 < 0,001 
Các bệnh nhân TEN có sốt, choáng váng, khó chịu, đau đầu, chóng mặt và đau, rát da nhiều 
hơn bệnh nhân SIS (p < 0,05). Không khác biệt về tỷ lệ xuất hiện ho, đau họng, buồn nôn, nôn và 
ngứa giữa bệnh nhân SIS và TEN (p > 0,05). Số hốc tự nhiên tổn thương của bệnh nhân TEN 
cao hơn SIS (p < 0,001). 
Bảng 4. Tổn thương da và các hốc tự nhiên trên bệnh nhân SJS - TEN 
Triệu chứng 
SIS TEN Tổng 
p 
n = 78 % n = 24 % n = 102 % 
“Hình bia bắn” 15 19,2 4 16,7 19 18,6 > 0,05 
Mụn nước 67 85,9 22 91,9 89 87,3 > 0,05 
Bọng nước 78 100,0 24 100,0 102 100,0 > 0,05 
Ban xuất huyết 78 100,0 24 100,0 102 100,0 > 0,05 
Loét trợt da 43 55,1 24 100,0 67 65,7 < 0,001 
Nikolsky (+) 11 14,1 20 83,3 31 30,4 < 0,001 
Tổn thương mắt 70 89,7 24 100,0 94 92,2 < 0,05 
Loét miệng, họng 78 100,0 24 100,0 102 100,0 > 0,05 
Loét sinh dục 48 61,5 24 100,0 72 70,6 < 0,001 
Loét mũi 3 3,8 15 62,5 18 17,6 < 0,001 
Loét tai 1 1,3 11 45,8 12 11,8 < 0,001 
Loét hậu môn 1 1,3 9 37,5 10 9,8 < 0,001 
 TCNCYH 86 (1) - 2014 19 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 
2014 
Không khác biệt về tỷ lệ xuất hiện thương tổn da hình bia bắn, mụn nước, bọng nước, dát 
xuất huyết và loét miệng, họng giữa các bệnh nhân SIS và TEN (p > 0,05). Các bệnh nhân TEN 
có tỷ lệ bị loét trợt da, dấu hiệu Nikolsy (+), tổn thương niêm mạc mắt, bộ phận sinh dục, mũi, tai 
và hậu môn cao hơn so với các bệnh nhân SIS, (p < 0,001). 
Bảng 5. Kết quả xét nghiệm của bệnh nhân SJS - TEN (n = 102) 
Triệu chứng 
SIS TEN Tổng 
p 
n = 78 % n = 24 % n = 102 % 
Hồng cầu 
< 3,9 x 102/l 
10 12,8 7 29,2 17 16,7 > 0,05 
Hemoglobin 
< 110 g/l 
13 16,7 4 16,7 17 16,7 > 0,05 
GOT > 40 UI/l 22 28,6 15 65,2 37 37,0 < 0,01 
GPT > 41 UI/l 40 53,3 14 60,9 54 55,1 > 0,05 
Urê máu > 8,3 
mmol/l 
19 25,3 8 33,3 27 27,3 > 0,05 
Creatinin > 110 
µmol/l 
5 6,6 6 26,1 11 11,1 < 0,05 
CRP > 5 mg/l 60 87,0 20 95,2 80 88,9 > 0,05 
Biến động nhiều nhất về xét nghiệm là chỉ số CRP tăng trên 88,9% các bệnh nhân, sau đó 
đến tăng men gan GPT 55,1%, GOT 37%. Tỷ lệ tăng men gan GOT và creatinin ở bệnh nhân 
TEN cao hơn SIS, (p < 0,05). 
IV. BÀN LUẬN 
Trong số 102 bệnh nhân nghiên cứu, hội 
chứng SJS chiếm 76,5%, Lyell chiếm 23,5%. 
Nam giới chiếm 58,8%, nữ chiếm 41,2%, tỷ lệ 
nam/nữ = 1,4/1. Nghiên cứu của Phạm Thị 
Hoàng Bích Dịu cho thấy tỷ lệ bệnh nhân dị 
ứng thuốc có bọng nước gặp ở nữ giới là 
59,4% cao hơn ở nam giới là 40,6% [9]. Tuổi 
trung bình của bệnh nhân nghiên cứu là 46,6 
± 20,2. Cao nhất là 90 tuổi, thấp nhất là 10 
tuổi (bảng 1). Không khác biệt về tuổi và giới 
giữa các bệnh nhân SIS và TEN (p > 0,05). 
Trong nghiên cứu này, chúng tôi chia bệnh 
nhân nghiên cứu thành 6 nhóm tuổi, chiếm tỷ 
lệ cao nhất là nhóm trên 60 tuổi (25,5%), các 
nhóm tuổi 20 - 59 tuổi phân bố khá đồng đều, 
thấp nhất là nhóm từ 19 tuổi trở xuống (6,9%). 
Loại thuốc gây dị ứng trong nghiên cứu 
của chúng tôi nhiều nhất là thuốc chống động 
kinh Carbamazepine (31,4%), sau đó đến 
thuốc giảm acid uric trong máu allopurinol và 
thuốc nam với tỷ lệ 19,6% và 9,8% (bảng 2). 
Khác với kết quả của chúng tôi, kết quả 
nghiên cứu của Phạm Thị Hoàng Bích Dịu 
nhận thấy thuốc gây dị ứng nhiều nhất là 
kháng sinh (31,3%), sau đó đến thuốc chống 
động kinh (25%), thuốc nam (18,8%) [9]. Một 
 20 TCNCYH 86 (1) - 2014 
 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 
số nghiên cứu nước ngoài xác định được tác 
nhân gây dị ứng là kháng sinh hoặc allopurinol 
[3; 4; 10]. 
Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bệnh nhân bị dị 
ứng Carbamazepine và Allopurinol có hội 
chứng chứng SIS cao hơn bệnh nhân TEN 
(p < 0,05). Mặt khác, tỷ lệ bệnh nhân bị dị ứng 
thuốc nam có hội chứng TEN cao hơn hội 
chứng SIS (p < 0,05). 
Các triệu chứng toàn thân: triệu chứng 
toàn thân của bệnh có hội chứng SIS và TEN 
rất nặng nề với sốt cao (40,2%), nhiệt độ sốt 
trung bình 38,0 ± 5,80C (cao nhất là 400C), 
kèm theo mệt mỏi, choáng váng, đau đầu, 
chóng mặt và đau rát họng (bảng 3). Sốt cao 
có thể là do thuốc hoặc do hoại tử thượng bì 
làm giải phóng các chất gây sốt hoặc cả hai 
lý do trên. Sốt cao thường xuất hiện trong 
vòng 1 tuần đầu, nhưng số lượng bạch cầu 
không tăng. Ngoài ra không thể chứng minh 
rằng triệu chứng sốt lúc khởi phát bệnh có 
liên quan đến nhiễm khuẩn. Kết quả này cũng 
phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Văn 
Đoàn [7]. 
Cảm giác đau, nóng rát ở trên da xuất hiện 
ở 82,1% bệnh nhân SIS và 100% bệnh nhân 
TEN. Điều đáng nói ở đây là cảm giác này rất 
nặng nề ở bệnh nhân TEN do diện tích các 
bọng nước rất lớn, sự bóc tách lớp thượng bì 
gây cho bệnh nhân cảm giác đau đớn và nóng 
rát trên da như đang bị bỏng diện rộng. Ngoài 
ra, trên 50% bệnh nhân SIS và TEN có cảm 
giác đau họng trước khi xuất hiện các tổn 
thương niêm mạc từ 2 đến 3 ngày. 
Các tổn thương da: các bệnh nhân SIS và 
TEN có thương tổn “hình bia bắn” chiếm 
18,6% (bảng 4). Tuy nhiên, đây là những 
“hình bia bắn không điển hình” với trung tâm 
là bọng nước hoặc xuất huyết hoại tử sẫm 
màu và được bao xung quanh bởi một dát đỏ 
nhạt màu hơn trung tâm. Chúng tôi không 
thấy có khác biệt về tỷ lệ tổn thương hình bia 
bắn giữa các bệnh nhân SIS và TEN (p > 0,05). 
Mụn nước gặp ở 87,3% và bọng nước, dát 
xuất huyết gặp ở tất cả các bệnh nhân SIS - 
TEN. Các mụn nước và bọng nước lúc đầu 
trong, sau đó có biểu hiện xuất huyết. Phần 
lớn các bệnh nhân SIS có tổn thương bọng 
nước căng, hình tròn hoặc bầu dục, kích 
thước thường nhỏ (từ 1 - 5 cm), cũng có khi 
bọng nước lớn chiếm cả 2 bàn tay bàn chân. 
Các mụn nước, bọng nước nằm rải rác hiện 
trên nền các dát xuất huyết hoại tử màu đỏ 
sẫm, tập trung chủ yếu vùng đầu mặt, hai tay, 
nửa trên người, không có ở vùng da đầu. 
Có 65,7% số bệnh nhân SIS - TEN có hình 
ảnh loét trợt da do vỡ các bọng nước. Ở các 
bệnh nhân SIS tổn thương bọng nước thường 
căng, một số trường hợp bùng nhùng, dấu 
hiệu Nikolsky dương tính trong 14,1%. Các 
bệnh nhân TEN, tổn thương bọng nước lớn, 
lùng nhùng, tập trung ở vùng da thân mình, 
bọng nước rất dễ vỡ, dấu hiệu Nikolsky dương 
tính trong 83,3%. Kết quả của chúng tôi cũng 
phù hợp với các nghiên cứu của Nguyễn Văn 
Đoàn, Phạm Thị Hoàng Bích Dịu và một số 
tác giả nước ngoài khác [1; 3; 6; 8]. 
Các tổn thương niêm mạc các hốc tự 
nhiên: hình ảnh nổi bật trên lâm sàng ở các 
bệnh nhân SIS trong nghiên cứu của chúng tôi 
là biểu hiện viêm loét niêm mạc môi, đóng vảy 
tiết dày màu đỏ sẫm (gồm vảy da, huyết thanh 
và hồng cầu) kèm theo xung huyết đỏ hai mắt, 
có dịch gỉ do viêm kết mạc mắt. Còn ở các 
bệnh nhân TEN, hầu như niêm mạc các hốc 
tự nhiên đều bị viêm loét hoại tử gây ra cảm 
giác đau đớn khi nuốt, khi tiểu tiện, đau rát, 
chảy nước mắt, nước mũi, nếu nặng đầy dịch 
gỉ mắt, thậm chí còn gây dính chặt mi mắt. 
Kết quả cho thấy có 92,2% bệnh nhân tổn 
thương niêm mạc mắt, 100% tổn thương niêm 
mạc miệng, họng; 70,6% có tổn thương niêm 
 TCNCYH 86 (1) - 2014 21 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 
2014 
mạc bộ phận sinh dục. Các bệnh nhân TEN 
có tỷ lệ tổn thương niêm mạc mắt (viêm, 
loét giác mạc, kết mạc), loét bộ phận sinh dục, 
loét mũi, tai và hậu môn cao hơn rõ rệt so với 
các bệnh nhân SIS với p < 0,001 (bảng 4). 
Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với 
kết quả của Nguyễn Văn Đoàn, Phạm Thị 
Hoàng Bích Dịu và một số tác giả nước ngoài 
khác [2; 4; 7; 9]. 
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 5 
thấy 16,7% bệnh nhân SIS - TEN có dấu hiệu 
thiếu máu (giảm hồng cầu hoặc giảm 
hemoglobin). Bệnh nhân thiếu máu kèm theo 
có hiện tượng đông máu nội mạch lan tỏa và 
giảm bạch cầu trung tính sẽ mang đến tiên 
lượng xấu cho bệnh nhân. 
Mặc dù phần lớn các tổn thương tế bào 
gan ở các bệnh nhân dị ứng thuốc có hội 
chứng Lyell chỉ ở mức độ nhẹ nhưng cũng có 
những bệnh nhân bị hoại tử tế bào gan nặng 
(với các biểu hiện GPT tăng hơn 10 lần bình 
thường). Đó là một trong những nguyên nhân 
dẫn đến tình trạng xuất huyết ồ ạt đường tiêu 
hoá do gan giảm tổng hợp các yếu tố đông 
máu, tiên lượng rất nặng. Trong nghiên cứu 
này, chúng tôi không tìm thấy bệnh nhân nào 
có chỉ số GPT tăng trên 10 lần giá trị bình 
thường. Trong nghiên cứu này, chỉ số GPT 
tăng gặp trong 55,1%, tăng GOT trong 37%. 
Tỷ lệ bệnh nhân tăng ure máu 27,3%, tăng 
creatinin 11,1%, tuy nhiên chỉ số CRP gặp ở 
phần lớn các bệnh nhân 88,9%. Kết quả này 
này cũng phù hợp với một số nghiên cứu 
trong và ngoài nước [2; 4; 7; 9]. 
V. KẾT LUẬN 
Trong các thuốc hay gặp gây hội chứng 
SIS và TEN thì Carbamazepine chiếm 31,4%, 
Allopurinol 19,6%, thuốc nam 9,8%, còn lại là 
các thuốc kháng sinh 6,9%, thuốc hỗn hợp 
thần kinh 1%, colchicin 1%. 
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của hội 
chứng SIS và TEN: 
- Đặc điểm lâm sàng hay gặp là tổn 
thương da và các hốc tự nhiên trong đó bọng 
nước trên da 100%, ban xuất huyết 100%, 
loét miệng họng 100%, tổn thương mắt 
92,2%, ngoài ra còn thấy mụn nước 87,3%, 
loét trợt da 65,7%, loét bộ phận sinh dục 
70,6% và các hốc tự nhiên khác với tỷ lệ thấp 
hơn,... 
- Đặc điểm cận lâm sàng gồm có tăng CRP 
88,9%, thiếu máu 16,7%, tăng GPT 55,1%, 
tăng GOT 37%, tăng ure máu 27,3%, tăng 
creatinin 11,1%. 
Bệnh nhân TEN có triệu chứng lâm sàng, 
cận lâm sàng rầm rộ hơn SIS, rõ nhất là tỷ lệ 
sốt cao, loét trợt da, tổn thương hầu hết các 
hốc tự nhiên, thiếu máu, suy thận, tăng GOT 
(p < 0,05). 
Lời cám ơn 
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS. 
Nguyễn Văn Đoàn, Giám đốc Trung tâm Dị 
ứng - Miễn dịch lâm sàng, bệnh viện Bạch Mai 
đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực 
hiện nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn các 
thầy, các cô giáo Bộ môn Dị ứng, toàn thể cán 
bộ nhân viên Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch 
lâm sàng, bệnh viện Bạch Mai đã ủng hộ, giúp 
đỡ, tạo điều kiện để tôi hoàn thành nghiên 
cứu này. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Văn Đoàn, N.N.P (2000). Bước 
đầu nghiên cứu dị ứng thuốc tại khoa Dị ứng- 
Miễn dịch lâm sàng, bệnh viện Bạch Mai 
(1991- 1998). Tạp chí Y học thực hành, 3, 
17 - 21. 
 22 TCNCYH 86 (1) - 2014 
 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 
2. Ariane Auquier - Dunant, M.M., 
Luigi Naldi, Osvaldo Correia et al (2002). 
Correlations Between Clinical Patterns and 
Causes of Erythema Multiforme Majus, 
Stevens - Johnson Syndrome, and Toxic 
Epidermal Necrolysis. Arch Dermatol, (138), 
1019 - 1024. 
3. Julie Gueudry, J.-C.R., Michel 
Binaghi, Gisèle Soubrane et al (2009). Risk 
Factors for the Development of Ocular 
Complications of Stevens-Johnson Syndrome 
and Toxic Epidermal Necrolysis. Arch 
Dermatol, 2(145), 157 - 162. 
4. Jean - Paul Fagot, M.M., Jan - Nico 
Bouwes - Bavinckb, Luigi Naldic et al 
(2001). Nevirapine and the risk of Stevens-
Johnson syndrome or toxic epidermal 
necrolysis. AIDS, (15), 1843 - 1848. 
5. Ignacio Garcia - Doval, L.L., Helene 
Bocquet, Xose-Luis Otero et al (2000). Toxic 
Epidermal Necrolysis and Stevens-Johnson 
Syndrome. Arch Dermatol, (136), 323 - 327. 
6. Mirjana Ziemer, C.L.W., Robert 
Vetter, Johannes Weiss et al (2007). Cut 
aneous Adverse Reactions to Valdecoxib 
Distinct From Stevens - Johnson Syndrome 
and Toxic Epidermal Necrolysis. Arch 
Dermatol, (143), 711 - 716. 
7. Nguyễn Văn Đoàn (2005). Nghiên 
cứu hội chứng Stevens - Johnson và Lyell do 
dị ứng thuốc tại Khoa Dị ứng - Miễn dịch lâm 
sàng, Bệnh viện Bạch Mai từ năm 1997- 2002. 
Tạp chí Nghiên cứu Y học, 33(1), 57 - 63. 
8. Vân, N.T (2004). Đánh giá tình trạng 
tổn thương tế bào gan trên bệnh nhân dị ứng 
thuốc điều trị tại khoa Dị ứng - Miễn dịch lâm 
sàng, Bệnh viện Bạch Mai năm 2000 - 2003. 
Tạp chí Y học Việt Nam, 305(12), 12 - 17. 
9. Dịu, P.T.H.B (2005). Đặc điểm lâm 
sàng, mô bệnh học của một số thể dị ứng 
thuốc có bọng nước tại khoa Dị ứng - Miễn 
dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai (2004 - 
2005). Luận văn Thạc sỹ Y học chuyên ngành 
Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, trường Đại học 
Y Hà Nội. 
10. Guegan S (2006). Performance of the 
SCORTEN during the first five days of 
hospitalization to predict the prognosis of 
epidermal necrolysis. J Invest Dermatol, 126
(2), 272 - 276. 
Summary 
CLINICAL AND PARACLINICAL CHARACTERISTICS OF THE 
STEVENS - JOHNSON AND LYELL SYNDROME CAUSED BY 
MEDICINE ALLERGY 
The study was conducted over 102 patients having Stevens - Johnson and Lyell syndrome 
caused by allergic reaction to prescribed medicine treated at Center of Allergology and clinical 
immunology, Bachmai hospital, from Jan - 2012 to June - 2013. The results show that SJS and 
TEN ratios are 76.5% and 23.5%, respectively. More specifically, more male patients (58.8%) are 
being treated than female (41.2%) and most of the patients are at the median age of 46.6 ± 20.2. 
Carbamazepine caused most allergic reaction at 31.4%. 40.3% of all patients have fever. All the 
patients have vesicle, hemorrhagic rash and other damages, namely target-shaped red rash 
18.6%, pimple 87.3% and mucosal ulceration at natural cavities. The ratio of the studied patients 
experiencing anemia, GPT increase and CRP increase is 16.7%, 55.1% and 88.9%, respectively. 
 TCNCYH 86 (1) - 2014 23 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 
2014 
The number of the TEN patients having anemia, increase of GOT and creatinin level is higher 
than that of the SIS patients (p < 0.05). The clinical symptoms of TEN patients are superior to 
those of the SIS patients, which is most obviously illustrated by ratios of the patients having 
serious fever, ulcers and peeling of skin lesions at most natural cavities (p < 0.05). 
Keywords: Medicine Allergy, Stevens-Johnson syndrome, Lyell 

File đính kèm:

  • pdfdac_diem_lam_sang_can_lam_sang_cua_hoi_chung_stevens_johnson.pdf