Đặc điểm hình ảnh chụp cắt lớp vi tính 256 dãy đầu thu ở bệnh nhân phình động mạch chủ

Chụp cắt lớp vi tính (CLVT) không ngừng được

cải tiến và phát triển về công nghệ, các thế hệ máy đa

dãy đầu dò lại càng thể hiện rõ ưu việt hơn, khảo sát rất

tốt các bộ phận chuyển động (tim, mạch máu). Trước

đây, các nghiên cứu về cắt lớp PĐMC chủ yếu thực

hiện trên các máy 1-2 dãy tới dưới 64 dãy đầu thu, hầu

như chưa có nghiên cứu nào trên máy 256 dãy. Chính

vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài nhằm mục tiêu: Mô tả

đặc điểm hình ảnh của PĐMC trên chụp CLVT 256

dãy đầu dò

Đặc điểm hình ảnh chụp cắt lớp vi tính 256 dãy đầu thu ở bệnh nhân phình động mạch chủ trang 1

Trang 1

Đặc điểm hình ảnh chụp cắt lớp vi tính 256 dãy đầu thu ở bệnh nhân phình động mạch chủ trang 2

Trang 2

Đặc điểm hình ảnh chụp cắt lớp vi tính 256 dãy đầu thu ở bệnh nhân phình động mạch chủ trang 3

Trang 3

Đặc điểm hình ảnh chụp cắt lớp vi tính 256 dãy đầu thu ở bệnh nhân phình động mạch chủ trang 4

Trang 4

Đặc điểm hình ảnh chụp cắt lớp vi tính 256 dãy đầu thu ở bệnh nhân phình động mạch chủ trang 5

Trang 5

Đặc điểm hình ảnh chụp cắt lớp vi tính 256 dãy đầu thu ở bệnh nhân phình động mạch chủ trang 6

Trang 6

pdf 6 trang minhkhanh 11600
Bạn đang xem tài liệu "Đặc điểm hình ảnh chụp cắt lớp vi tính 256 dãy đầu thu ở bệnh nhân phình động mạch chủ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm hình ảnh chụp cắt lớp vi tính 256 dãy đầu thu ở bệnh nhân phình động mạch chủ

Đặc điểm hình ảnh chụp cắt lớp vi tính 256 dãy đầu thu ở bệnh nhân phình động mạch chủ
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 40 - 11/202038
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
SCIENTIFIC RESEARCH
SUMMARY
ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CHỤP CẮT LỚP VI 
TÍNH 256 DÃY ĐẦU THU Ở BỆNH NHÂN 
PHÌNH ĐỘNG MẠCH CHỦ
Imaging characteristics of 256 rows of detector 
computed tomography in patients with Aortic 
aneurys
Dương Quốc Thiện*, Nguyễn Quốc Dũng**
Objective: to describe the imaging characteristics of aortic aneurysm 
using 256 rows of detectors computed tomography scanner.
Subject and Method: cross-sectional descriptive study on 78 
patients with aortic aneurysm, who were diagnostised by computed 
tomography scanner with 256 rows of detectors from March 2019 to the 
end of February 2020 at Friendship Hospital.
Results: 93.6% in male and almost in elderly (> 60 years old). 
Risk factors were hypertension, diabetes, cerebral artery accidents due 
to hypertension and increase of blood lipid concentration. The aortic 
aneurysm with maximum transversal diameter ≤ 5 cm accounted for 
79,8 %; The length of aneurysm from 5-10cm accounted for the highest 
proportion (50%), other groups were equivalent. Fusiform aortic aneurysm 
accounted for 88%. Abdominal aortic aneurysm had highest proportion 
(69%). Common iliac artery lesion was 39,3%, however it accounted for 
56,9% of abdominal aortic aneurysms and 94,3% of branch injuries. Aortic 
aneurysms were often accompanied by atherosclerosis and calcification 
(83%); wall thrombose (89.6%). There were 7.1% of cases accompanied 
by endothelial dissection.
Conclusions: 256 rows of detector CT scanner allows to diagnosis 
accurately all lesions of aortic aneurysm and plays an important role in 
diagnosis and monitoring patients suffering from aortic aneurysm.
Key words: aortic aneurysm, 256 rows of detector CT scanner
* BVĐK tỉnh Bắc Giang.
** Bệnh Viện Hữu Nghị
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 40 - 11/2020 39
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chụp cắt lớp vi tính (CLVT) không ngừng được 
cải tiến và phát triển về công nghệ, các thế hệ máy đa 
dãy đầu dò lại càng thể hiện rõ ưu việt hơn, khảo sát rất 
tốt các bộ phận chuyển động (tim, mạch máu). Trước 
đây, các nghiên cứu về cắt lớp PĐMC chủ yếu thực 
hiện trên các máy 1-2 dãy tới dưới 64 dãy đầu thu, hầu 
như chưa có nghiên cứu nào trên máy 256 dãy. Chính 
vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài nhằm mục tiêu: Mô tả 
đặc điểm hình ảnh của PĐMC trên chụp CLVT 256 
dãy đầu dò.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
1. Đối tượng nghiên cứu: gồm 78 bệnh nhân 
được chẩn đoán phình động mạch chủ trên cắt lớp 
vi tính 256 dãy ngực, bụng hoặc toàn thân tại Bệnh 
viện Hữu Nghị, trong thời gian từ tháng 3/2019 đến hết 
tháng 2/2020.
2. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. 
Các bệnh nhân được chụp CLVT ngực, bụng 
hoặc toàn thân tại Bệnh viện Hữu Nghị, trên máy CLVT 
256 dãy đầu dò Revolution của hãng GE, theo một quy 
trình thống nhất.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Một số đặc điểm chung
1.1. Tuổi và giới
Bảng 1. Tỷ lệ PĐMC theo tuổi và giới
Đặc điểm giới, tuổi N=78 Tỷ lệ %
Giới Nam 73 93,6
Nữ 5 6,4
Tuổi ≤ 60 3 3,8
61 đến 70 15 19,2
71 đến 80 30 38,5
≥ 81 30 38,5
Nhận xét: 
BN có tuổi thấp nhất: 50; cao nhất: 90; Tuổi trung 
bình: 76,46 ± 7,6
Số BN nam chiếm 93.6%; nữ chiếm 6.4%; tỷ lệ 
nam/nữ: 14,6/1
1.2. Một số yếu tố nguy cơ
Bảng 2. Một số yếu tố nguy cơ
Tiền sử 
bệnh
n=78 Tỷ lệ (%) nhóm
có yếu tố nguy cơCó Không
THA 56 22 71,8
Tiểu đường 11 67 14,1
TBMMN 5 73 6,4
Tăng mỡ máu 72 6 92,3
Nhận xét: 
Số bệnh nhân có THA là 56/78, chiếm tỷ lệ 71,8%
Số bệnh nhân có tăng mỡ máu 72/78, tương 
đương 92,3%.
1.3. Hoàn cảnh phát hiện
Bảng 3. Hoàn cảnh phát hiện
Hoàn cảnh phát hiện N=78 Tỷ lệ %
Có triệu chứng ( đau, khối 
đập, vỡ)
9 11,5
Phát hiện tình cờ 12 15,4
Theo dõi PĐMC đã biết 57 73,1
Tổng 78 100
Nhận xét: Tỷ lệ số bệnh nhân đã biết trước PĐMC 
73,1%, là các BN đã được phát hiện trước đó, hiện theo 
dõi định kì. Số phát hiện mới là 26,9 % 
2. Các đặc điểm khối PĐMC trên CLVT 256 dãy
2.1. Vị trí khối phình
Bảng 4. Vị trí của khối phình
Vị trí khối phình n (84) Tỷ lệ %
ĐMCN 23 27,4
ĐMCN-B 1 1,2
ĐMCBTT 2 2,4
ĐMCBDT 58 69
Tổng 84 100%
Nhận xét: Phần lớn các trường hợp là PĐMCB 
dưới thận ( 69%)
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 40 - 11/202040
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
2.2. Hình dạng khối phình
Biểu đồ 1. Hình dạng của khối phình
2.3. Đường kính khối phình
Bảng 5. Đường kính khối phình
Đường kính khối phình n=84 Tỷ lệ %
ĐK ≤ 5 cm 67 79,8
5 < ĐK ≤ 7 cm 15 17,9
ĐK > 7 cm 2 2,4
Tổng 84 100%
Nhận xét: Trong 84 khối phình trong của mẫu 
nghiên cứu của chúng tôi cho thấy:
ĐK trung bình của khối phình đến 5cm là 67 
trường hợp, chiếm tỷ lệ lớn nhất ( 79,8%)
2.4 Chiều dài khối phình
Bảng 6. Chiều dài khối phình
Chiều dài khối phình n (84) Tỷ lệ %
Chiều dài ≤ 5 cm 25 29,8
5 < chiều dài ≤ 10 cm 42 50
Chiều dài > 10 cm 17 20,2
Tổng 84 100%
Nhận xét: Nhóm dưới 5cm và nhóm trên 10cm 
có tỷ lệ tương ứng là 29,8 và 20,2%, sự khác giữa các 
nhóm là có ý nghĩa thống kê với p <0.05.
2.5. Tình trạng vôi hóa, huyết khối và bóc tách 
thành mạch
Bảng 7. Tình trạng vôi hóa, huyết khối và bóc tách 
thành mạch
Đặc điểm n Tỷ lệ %
Vôi hóa thành Có 70 83,3
Không 14 16,7
Huyết khối bám thành Có 75 89,3
Không 9 10,7
Bóc tách thành mạch Có 6 7,1
Không 78 92,9
Nhận xét: Nhóm có hay không có vôi hóa thành 
có tỷ lệ tương ứng là 76,2% và 23,8%, sự khác biệt có 
ý nghĩa thống kê với p< 0,001. 
2.6. Dấu hiệu dọa vỡ, vỡ, tụ dịch và viêm quanh 
khối phình
Bảng 8. Dấu hiệu dọa vỡ, vỡ, tụ dịch, 
viêm quanh túi phình 
Đặc điểm n Tỷ lệ %
Dọa vỡ Có 1 1,2
Không 83 98,8
Vỡ Có 1 1,2
Không 83 98,8
Tụ dịch quanh khối 
phình
Có 1 1,2
Không 83 98,8
Thâm nhiễm viêm 
quanh khối phình
Có 2 2,4
Không 82 97,6
Nhận xét: Các trường hợp có dấu hiệu dọa vỡ, 
vỡ, tụ dịch hay viêm quanh khối phình chỉ chiếm một tỷ 
lệ rất thấp (1,2% đến 2,4%)
2.7 Tổn thương các động mạch nhánh
Bảng 9. Tổn thương các ĐM nhánh
Tổn thương 
các nhánh
Nhánh tổn 
thương
n(84) Tỷ lệ 
%
Phình, 
bóc tách, 
huyết khối 
lan vào 
nhánh
Có
ĐM chậu gốc 33 39,3
ĐM dưới đòn 1 1,2
Nhiều nhánh 1 1,2
Không 49 58,3
Tổng 84 100
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 40 - 11/2020 41
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Nhận xét: Nhóm có và không có tổn thương 
nhánh bên (41,7% và 59,3%) không có sự khác biệt về 
tỷ lệ với p >0.05. 
IV. BÀN LUẬN
1. Đặc điểm chung bệnh nhân PĐMCB
Bệnh PĐMCB đa số gặp ở nam hơn là nữ, tỷ lệ 
nam/nữ: 4/1 đến 5/1 [1[, [2]. Trong nhóm nghiên cứu 
của chúng tôi, tỷ lệ nam giới chiếm 93,6%, tỷ lệ Nam/ 
nữ là 14,6/1, cao hơn hẳn các nghiên cứu khác. 
PĐMCB hay gặp ở người có tuổi (> 60 tuổi) và 
tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi [2], [3], [4]. Trong nghiên 
cứu của chúng tôi, tuổi của bệnh nhân cũng không nằm 
ngoài quy luật đó, các BN trên 60 tuổi chiếm tỷ lệ gần 
như tuyệt đối ( 96,2%), trong đó tỷ lệ tăng cao hơn ở 
các nhóm tuổi cao hơn. Tỷ lệ mắc tăng ở người cao tuổi 
được giải thích do càng cao tuổi thì thành mạch dễ bị 
xơ vữa nên giảm tính đàn hồi của thành mạch dẫn đến 
dễ bị phình mạch hơn [1], [2]. 
2. Đặc điểm khối PĐMC trên cắt lớp vi tính 256 
dãy
Về vị trí khối phình: trong nhóm nghiên cứu của 
chúng tôi, PĐMCN gồm 23/84 khối, chiếm 27,4%, 
PĐMCBDT chiếm tỷ lệ cao nhất (69%), PĐMCNB và 
PĐMCBTT chiếm tỷ lệ lần lượt là 1,2 và 2,4%. Tỷ lệ này 
có giao động trong các nghiên cứu khác nhau. Theo 
Văn Tần và cs2 thì tỷ lệ PĐMCBDT chiếm khoảng 80%. 
Đoàn Văn Hoan khi nghiên cứu 104 ca PĐMCB thì có 
103 ca phình dưới ĐM thận chiếm tỷ lệ 99,1%6 trong 
khi theo Phạm Hồng Đức và cs thì PĐMCB dưới ĐM 
thận chiếm tỷ lệ 95,8% 5, Theo Lorraine và cộng sự khối 
phình dưới ĐM thận chiếm tỷ lệ 90%. 
Về hình dạng khối phình: bao gồm hai loại là khối 
phình hình thoi hay hình túi. Khối phình hình thoi hay 
còn gọi là khối phình thật là do giãn khu trú một đoạn 
mạch cân đối do tổn thương suy yếu thành mạch, chủ 
yếu do xơ vữa trong khi phình hình túi là giãn khu trú và 
bất đối xứng thành mạch. Trong nghiên cứu của chúng 
tôi thì khối phình hình thoi chiếm tỷ lệ 88%, phình hình 
túi chỉ chiếm 12%, điều này phù hợp với nghiên cứu 
của một số tác giả trong và ngoài nước rằng tỷ lệ PĐMC 
dạng hình thoi chiếm tỷ lệ cao so với hình túi, mặc dù tỷ 
lệ này có thay đổi nhiều ở các nghiên cứu khác nhau. 
Theo Văn Tần2 thì 2/3 số trường hợp là PĐMC dạng 
hình thoi và 1/3 là hình túi; trong nghiên cứu của Đoàn 
Văn Hoan6 trên 104 bệnh nhân PĐMCBDT thì có tới 
92,3% các trường hợp là PĐMC dạng hình thoi. 
Về kích thước khối phình: Theo diễn biến tự 
nhiên, khối phình sẽ gia tăng kích thước theo thời gian. 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, đường kính ngang 
lớn nhất của khối phình dưới 5cm chiếm 79,8%, chỉ 
có 2,4% số trường hợp có đường kính trên 7cm. Bệnh 
nhân có ĐK ngang khối phình lớn nhất 117mm ở đoạn 
lên ĐMCN. Đoàn Văn Hoan6 khi nghiên cứu 104 trường 
hợp PĐMCBDT thấy có 50% có ĐK ngang dưới 5cm, 
31,7% từ 5 đến 7cm và 18,3% BN có ĐK ngang trên 
7cm, như vậy, tỷ lệ các BN có ĐK ngang trên 5 và đặc 
biệt trên 7cm cao hơn đáng kể so với trong nhiên cứu 
của chúng tôi. Theo Nguyễn Tuấn Vũ 11, ĐK trung bình 
với ĐMCN và ngực bụng là 58,73±17,95mm và với 
PĐMCB là 52,45±17,89mm. Một nghiên cứu của nước 
ngoài, theo Todd và cs12, ĐK trung bình thay đổi từ 4 
đến 17mm, ĐK trung bình là 7,1 cm. 
Tình trạng vôi hóa thành và huyết khối bám thành 
khối phình: Trong nghiên cứu của chúng tôi, số có vôi 
hóa thành mạch là 52,4%, huyết khối bám thành là 
54,8% trong khi số có bóc thành thành mạch chỉ 7,1%. 
Theo nghiên cứu của Trần Thiện Hòa, Văn Tần và 
cộng sự1 thì người có bệnh lý xơ vữa ĐM có nguy cơ 
bị PĐMCB gấp 6 lần những người bình thường. Theo 
Adam Z. Barkin và các cộng sự thuộc hiệp hội y khoa 
Bắc Mỹ thì tỷ lệ khối PĐMC có xơ vữa vôi hóa là 78,5%. 
Một số nghiên cứu khác trong nước cũng có tỷ lệ 
tương đương với nghiên cứu của chúng tôi như nghiên 
cứu của Nguyễn Tuấn Vũ cho thấy tỷ lệ huyết khối ở 
PĐMCN và PĐMCB tương ứng là 78 và 83%11. Theo 
nghiên cứu của Đoàn Văn Hoan thì tỷ lệ vôi hóa thành 
mạch và huyết khối lòng mạch tương ứng là 69,2% và 
81,7%6. Theo nhiều nghiên cứu thì CLVT là kỹ thuật 
phát hiện xơ vữa thành mạch và mức độ xơ vữa chính 
xác hơn SA. Nghiên cứu của Đoàn Văn Hoan6 cho thấy 
CLVT có độ chính xác là 92,3% (SA là 85,6%).
Số các trường hợp có biến chứng vỡ, dọa vỡ, tụ 
dịch hay thâm nhiễm viêm quanh khối phình chiếm tỷ 
lệ rất nhỏ, từ 1,2 đến 2,4%. Tỷ lệ có biến chứng hoặc 
vỡ tăng lên khi kích thước khối phình tăng lên13. Trong 
nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ có viêm quanh túi phình 
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 40 - 11/202042
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
và vỡ túi phình thấp hơn các nghiên cứu khác. Theo 
Nguyễn Tuấn Vũ11, tỷ lệ viêm túi phình là 9% trong đó 
2/3 ở PĐMCN và tỷ lệ vỡ khối phình là 8%. Đoàn Văn 
Hoan6 nghiên cứu 104 trường hợp PĐMCB dưới thận 
thấy có 12,5% có viêm quanh túi phình trong khi số bị 
vỡ túi phình là 18,3%.
Tổn thương nhánh bên trong nghiên cứu của 
chúng tôi, tỷ lệ giữa hai nhóm có và không có tổn thương 
nhánh bên tương ứng là 42,7% và 58,3%. Trong nhóm 
có tổn thương nhánh bên gồm có 35 trường hợp thì 
tổn thương động mạch chậu gốc hay gặp nhất với 33 
trường hợp, chiếm tỷ lệ 94,3%, có 1 trường hợp (1,2%) 
tổn thương ĐM dưới đòn và 1 trường hợp ( 1,2%) tổn 
thương nhiều nhánh. Tính riêng trong nhóm có PĐMCB 
thì tỷ lệ tổn thương các ĐM chậu là 55%. 
V. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu về đặc điểm hình ảnh PĐMC trên 
78 bệnh nhân với 84 khối phình bằng kỹ thuật CLVT 
256 dãy đầu thu, chúng tôi rút ra kết luận sau:
1. PĐMCB hay gặp ở nam giới (93,6%), độ tuổi 
hay gặp nhất là > 60 tuổi. Yếu tố nguy cơ chủ yếu là 
tăng huyết áp (71,8%). 
2. Đặc điểm về hình ảnh:
Về kích thước: đa số khối phình có đường kính 
ngang ≤ 5cm (79,8%). 
Chiều dài của khối phình từ 5-10cm chiếm tỉ lệ 
cao nhất (50%), các nhóm khác có tỷ lệ tương đương.
Đa số khối PĐMC có hình thoi chiếm 88%. 
Vị trí thường nằm dưới chỗ xuất phát của ĐM thận 
(69%). 
Số có tổn thương ĐM chậu là 39,3%, tuy nhiên 
chiếm 56,9% các trường hợp PĐMCB và 94,3% các 
trường hợp có tổn thương nhánh bên.
PĐMC thường kèm theo xơ vữa vôi hóa thành 
mạch ( 83%) và có huyết khối bám thành (89,3%). Có 
7,1% số trường hợp có kèm theo bóc tách nội mạc. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Thiện Hòa, Văn Tần, Hà Chí Độ, Bùi Thị Hương Giang. Phình động mạch chủ bụng dưới thận: Tần suất 
và các yếu tố nguy cơ qua khảo sát 4807 người trên 50 tuổi tại 24 quận huyện thành phố Hồ Chí Minh. Chuyên 
đề: Phẫu thuật tim mạch và lồng ngực Việt Nam, 2006 tr.180-191.
2. Văn Tần và cs. Phình động mạch chủ Bệnh lý và điều trị. Nhà xuất bản y học, chi nhánh Thành phố Hồ Chí 
Minh, 2008.
3. Ramanath VS, Oh JK, Sundt TM, Eagle KA. Acute aortic syndromes and thoracic aortic aneurysm. Mayo Clin 
Proc. 2009;84(5):465–81.
4. Christian Olsson et al. Thoracic Aortic Aneurysm and Dissection, Increasing Prevalence and Improved 
Outcomes Reported in Nationwide Population-Based Study of More Than 14 000 Cases From 1987 to 2002, 
Circulation, 2006 Vol 114, Issues 24.
5. Phạm Hồng Đức, Trần Công Hoan, Nguyễn Duy Huề, Nguyễn Bằng Đoàn. Lợi ích của chụp cắt lớp vi tính 
kiểu xoắn ốc trong chẩn đoán Phình ĐMC bụng tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức - Hà Nội, Y học Việt Nam, 
2001,Số:11 phần I, Trang:16-20.
6. Đoàn Văn Hoan. Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của chụp cắt lớp vi tính xoắn ốc trong chẩn đoán 
phình động mạch chủ bụng dưới thận, Luận án Tiến sĩ Y học, Hà Nội 2009.
7. Phạm Quang Tuấn và cs. Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh của Siêu âm và chụp cắt lớp vi tính 64 dãy đầu dò 
trong chẩn đoán PĐMCB. Tạp chí phẫu thuật tim mạch và lồng ngực Việt Nam, số 10, tháng 4/2015.
8. Hoàng Việt Dũng, Nguyễn Quốc Dũng, Đoàn Quốc Hưng. Chẩn đoán và điều trị phẫu thuật phồng động mạch 
chủ bụng tại bệnh viện Hữu Nghị, Tạp chí ngoại khoa, 2010, số 2, trang 22-31.
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 40 - 11/2020 43
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
9. Yves Castier. Anevrismes de l’aorte abdominale sous-renale, Sang thromose Vaisseaux, 2010, 23(7), pp. 348- 359.
10. Van Tan, Ho Khanh Duc. Hypertension arterielle, facteur de risque pour les Anevrismes de l’aorte abdominale 
sous renale”, Troisiemes rencontres internationales Franco – Vietnamiennes de pathologie cardio – vasculaire 
medico – chirurgicale, 2005, pp. 147- 148.
11. Nguyễn Tuấn Vũ. Nghiên cứu giá trị của chụp cắt lớp điện toán xoắn ốc trong chẩn đoán và chỉ định điều trị 
bệnh phình ĐMC, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, 2005.
12. Todd et al. The accuracy of CT scanning in the of abdominal and thoracoabdominal aortic aneurysms. Journal 
of Vascular Surgery, Volume 13 Number 2, February 1991.
 TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh của phình động mạch chủ (PĐMC) trên chụp cắt lớp vi tính (CLVT) 256 dãy.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang ở 78 bệnh nhân được chẩn đoán phình động mạch chủ (PĐMC) 
trên cắt lớp vi tính 256 dãy tại Bệnh viện Hữu Nghị- Hà Nội từ tháng 3/2019 đến 3/ 2020.
Kết quả: 93,6% ở nam giới, chủ yếu > 60 tuổi. Các yếu tố nguy cơ hay gặp nhất là tăng huyết áp ( 87,2%), tiểu đường, 
TBMMN do tăng huyết áp và tăng mỡ máu. Về mặt hình ảnh: khối phình có đường kính ngang ≤ 5cm chiếm tỷ lệ 79,8%. Chiều 
dài của khối phình từ 5-10cm chiếm tỉ lệ cao nhất (50%), các nhóm khác có tỷ lệ tương đương. Đa số khối PĐMC có hình thoi, 
chiếm 88%. Vị trí thường nằm dưới chỗ xuất phát của ĐM thận (69%). Số có tổn thương ĐM chậu là 39,3%, tuy nhiên chiếm 
56,9% các trường hợp PĐMCBDT và 94,3% các trường hợp có tổn thương nhánh bên. PĐMC thường kèm theo xơ vữa vôi hóa 
thành mạch ( 83%) và có huyết khối bám thành (89,6%). Có 7,1% số trường hợp có kèm theo bóc tách nội mạc.
Kết luận: CLVT 256 dãy đầu thu cho phép đánh giá chính xác các tổn thương của PĐMC và đóng vai trò quan trọng trong 
việc chẩn đoán và theo dõi bệnh nhân PĐMC.
Từ khóa: phình động mạch chủ, chụp cắt lớp vi tính 256 dãy
Người liên hệ: Dương Quốc Thiện, Email: thien.cdhabg@gmail.com
Ngày nhận bài: 30/8/2020. Ngày chấp nhận đăng: 2/10/2020

File đính kèm:

  • pdfdac_diem_hinh_anh_chup_cat_lop_vi_tinh_256_day_dau_thu_o_ben.pdf