Đặc điểm cấu trúc tên riêng (chính danh) của người Việt từ đầu thế kỉ 21 đến nay

Tên riêng của người không chỉ là kí hiệu định danh, gọi tên cho một cá nhân

duy nhất mà còn phản ánh những đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của một cộng đồng nhất

định. Trong quá trình phát sinh, phát triển của mình, tên người cũng chịu ảnh hưởng sâu

sắc từ những biến động xã hội.

Bài viết này tập trung khảo sát đặc điểm cấu trúc tên riêng (chính danh) của người Việt

từ đầu thế kỉ 21 đến nay trên phạm vi địa bàn phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà

Nội. Từ đó, góp phần phác họa những biến đổi trong cấu trúc tên riêng người Việt từ

truyền thống đến hiện đại. Đó cũng chính là những biến đổi và phát triển của ngôn ngữ

trong mối quan hệ gắn bó với văn hóa, xã hội.

Đặc điểm cấu trúc tên riêng (chính danh) của người Việt từ đầu thế kỉ 21 đến nay trang 1

Trang 1

Đặc điểm cấu trúc tên riêng (chính danh) của người Việt từ đầu thế kỉ 21 đến nay trang 2

Trang 2

Đặc điểm cấu trúc tên riêng (chính danh) của người Việt từ đầu thế kỉ 21 đến nay trang 3

Trang 3

Đặc điểm cấu trúc tên riêng (chính danh) của người Việt từ đầu thế kỉ 21 đến nay trang 4

Trang 4

Đặc điểm cấu trúc tên riêng (chính danh) của người Việt từ đầu thế kỉ 21 đến nay trang 5

Trang 5

Đặc điểm cấu trúc tên riêng (chính danh) của người Việt từ đầu thế kỉ 21 đến nay trang 6

Trang 6

Đặc điểm cấu trúc tên riêng (chính danh) của người Việt từ đầu thế kỉ 21 đến nay trang 7

Trang 7

pdf 7 trang minhkhanh 10160
Bạn đang xem tài liệu "Đặc điểm cấu trúc tên riêng (chính danh) của người Việt từ đầu thế kỉ 21 đến nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm cấu trúc tên riêng (chính danh) của người Việt từ đầu thế kỉ 21 đến nay

Đặc điểm cấu trúc tên riêng (chính danh) của người Việt từ đầu thế kỉ 21 đến nay
TP CH KHOA HC − S
 17/2017 15 
$C I%M C&U TRC T'N RI'NG (CH)NH DANH) 
CA NG+,I VIT T- U TH. K0 21 .N NAY 
Lý Thị Thanh Hoa1 
Trường Đại học Hà Nội 
Tóm tắt: Tên riêng của người không chỉ là kí hiệu định danh, gọi tên cho một cá nhân 
duy nhất mà còn phản ánh những đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của một cộng đồng nhất 
định. Trong quá trình phát sinh, phát triển của mình, tên người cũng chịu ảnh hưởng sâu 
sắc từ những biến động xã hội. 
Bài viết này tập trung khảo sát đặc điểm cấu trúc tên riêng (chính danh) của người Việt 
từ đầu thế kỉ 21 đến nay trên phạm vi địa bàn phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà 
Nội. Từ đó, góp phần phác họa những biến đổi trong cấu trúc tên riêng người Việt từ 
truyền thống đến hiện đại. Đó cũng chính là những biến đổi và phát triển của ngôn ngữ 
trong mối quan hệ gắn bó với văn hóa, xã hội. 
Từ khóa: tên riêng, chính danh, người Việt, họ, đệm, tên 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Tên riêng của người được xem là bộ phận quan trọng của chuyên ngành nhân danh 
học bởi đó không chỉ là kí hiệu định danh, gọi tên cho một cá nhân duy nhất mà còn phản 
ánh những đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của một cộng đồng nhất định. Là một đơn vị đặc 
thù của hệ thống ngôn ngữ nên trong quá trình phát sinh, phát triển của mình, tên người 
cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc từ những biến động xã hội. 
Bài viết này tập trung khảo sát đặc điểm cấu trúc tên riêng (chính danh) của người 
Việt từ đầu thế kỉ 21 đến nay trên phạm vi địa bàn phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng – 
một khu vực thuộc nội thành Hà Nội. 
Chúng tôi lựa chọn đối tượng khảo sát ngẫu nhiên là 1160 tên riêng (chính danh) được 
đăng kí trong giấy khai sinh trong số hơn 10 000 tên người có năm sinh tính từ đầu thế kỉ 
21 (tức là từ năm 2001 đến nay) tại phường Vĩnh Tuy. 
1 Nhận bài ngày 15.6.2017; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 25.7.2017 
 Liên hệ tác giả: Lý Thị Thanh Hoa; Email: lyhoa_kute_hn@yahoo.com 
16 TRNG I HC TH  H NI 
2. NỘI DUNG KHẢO SÁT CỤ THỂ 
Các nghiên cứu đều thống nhất cho rằng, tên chính danh của người Việt (được dùng ở 
các văn bản chính thức như giấy khai sinh, chứng minh thư, hộ chiếu...) được cấu tạo gồm 
ba thành tố theo mô hình: “họ+ đệm + tên”. 
2.1. Thành tố họ 
Họ vốn chỉ tập hợp người cùng một tổ tiên, một dòng máu. Tên họ là thành tố đứng ở 
vị trí đầu tiên trong tổ hợp định dạng tên riêng người Việt. Đặc điểm này khác với người 
người phương Tây, đặt họ sau tên (chẳng hạn Marry Smith thì Marry là tên còn Smith là 
họ; Tony Taylor thì Tony là tên còn Taylor là họ), thể hiện văn hóa đặc trưng của mỗi cộng 
đồng. Nếu người phương Tây chú trọng đề cao cá nhân thì người phương Đông nói chung 
và người Việt Nam nói riêng lại coi trọng cộng đồng, tập thể, dòng tộc. 
Trong phạm vi tư liệu khảo sát (PVTLKS), chúng tôi thu được ba hình thức tên họ 
người Việt là: họ đơn, họ kép và họ ghép, tỉ lệ cụ thể như sau: 
Biểu đồ 1. Tỉ lệ họ đơn, họ ghép, họ kép 
2.2.1. Họ đơn 
Họ đơn là hình thức tên họ chủ yếu của người Việt, tồn tại dưới hình thức một âm tiết 
(một tiếng). Trong PVTLKS, chúng tôi thu thập được 924/1160 trường hợp, chiếm tỉ lệ 
79,65%. Trong đó, 10 họ chiếm tỉ lệ lớn nhất, lần lượt là: Nguyễn, Dương, Phạm, Trần, Lê, 
Vũ, Đỗ, Hoàng, Bùi, Đào. 
2.1.2. Họ kép 
Họ kép được hiểu là tổ hợp định danh gồm hai âm tiết, trong đó âm tiết thứ nhất chỉ 
họ, âm tiết thứ hai khu biệt chi, nhánh của họ ấy. Âm tiết thứ hai cũng có vai trò là một 
đơn vị ổn định, được đặt cho một loạt tên người (có thể thiên về nam giới) thuộc một gia 
tộc. Ví dụ: Dương Ngọc Bảo, Dương Minh Quân... 
TP CH KHOA HC − S
 17/2017 17 
Trong PVTLKS, họ kép có 116 trường hợp chiếm 10%. Các họ kép có tỉ lệ % cao nhất 
lần lượt là: Dương Minh, Nguyễn Ngọc, Dương Ngọc, Dương Hồng, Dương Anh, Lê Bảo, 
Nguyễn Minh, Dương Gia, Lê Minh, Dương Khánh. 
2.1.3. Họ ghép 
Họ ghép là tổ hợp định danh gồm hai âm tiết. Âm tiết nhất là họ của người cha, âm tiết 
thứ hai thường là họ của mẹ, chẳng hạn như Tạ Đỗ Thành Vinh, Nguyễn Trịnh Mỹ Vân, 
Đoàn Nguyễn Linh Trang... 
Trong PVTLKS, họ ghép có 120/1160 trường hợp, chiếm 10,35%. Trong đó, những 
họ ghép chiếm tỉ lệ cao nhất là: Dương Trần, Bùi Nguyễn, Nguyễn Đặng, Lê Vũ, Nguyễn 
Lê, Nguyễn Vũ, Hoàng Nguyễn, Hoàng Lê, Dương Đỗ, Dương Hoàng. 
2.2. Thành tố đệm 
Tên đệm là thành tố nằm ở giữa họ và tên chính, có chức năng phân biệt giới tính và 
chức năng thẩm mỹ. Trước đây, đệm “Thị” thường được sử dụng cho nữ và “Văn” thường 
được sử dụng cho nam. Ngày nay, việc sử dụng tên đệm phong phú hơn xưa rất nhiều, có 
những tên đệm được sử dụng phù hợp cho cả 2 giới như: Ngọc, Linh, Minh, Hoàng... Tuy 
nhiên vẫn có những chữ đệm chỉ được dùng riêng cho nam như: Tuấn, Tú, Nam, Hưng, 
Đức, Duy, Cường, Trường, Hiếu, Long... và có những tên đệm chỉ được dùng cho giới nữ, 
như: Hoa, Yến, Lan, Loan, Tuyết, Hương... 
Trong PVTLKS, chúng tôi thu được 3 hình thức xuất hiện của tên đệm là: đệm zero, 
đệm đơn và đệm ghép với tỉ lệ như sau: 
Biểu đồ 2. Tỉ lệ đệm zero, đệm đơn và đệm ghép 
2.2.1. Đệm zero 
Đệm zero là những trường hợp tên người chỉ gồm hai yếu tố họ và tên chính. Khi đó, 
tên đệm được coi là yếu tố vắng mặt, ví dụ: Vũ Giang, Vũ Nguyên, Đoàn Quân... 
Trong phạm vi tư liệu khảo sát, chúng tôi chỉ thu được 03 trường hợp đệm zero, và 
đều là tên dành cho nam giới, chiếm 0,25%. 
18 TRNG I HC TH  H NI 
2.2.2. Đệm đơn 
Đệm đơn là tên đệm tồn tại dưới hình thức một âm tiết (một tiếng). Ngoài 2 tên đệm 
truyền thống (“Văn” dành cho nam, “Thị” dành cho nữ), tên đệm của người Việt hiện nay 
rất phong phú và không hạn định. Ví dụ: Vũ Mai Hoa, Bùi Quang Minh... 
Trong phạm vi TLKS có 1030/1160 trường hợp tên đệm đơn chiếm 92,7%. Trong đó, 
đệm đơn của nam có 61 chữ được dùng, đệm đơn của nữ có 56 chữ được dùng. 
Những tên đệm đơn được dùng phổ biến nhất cho nam lần lượt là: Minh, Quang, Đức, 
Anh, Hoàng, Tuấn, Trung, Thanh, Mạnh, Trường. Những tên đệm đơn được dùng phổ biến 
nhất cho nữ lần lượt là: Minh, Ngọc, Thanh, Phương, Khánh, Thu, Thùy, Bảo, Hương, Thúy. 
2.2.3. Đệm ghép 
Đệm ghép là những trường hợp bộ phận tên đệm có từ hai âm tiết trở lên, ví dụ: 
Nguyễn Ngọc Gia Như, Vũ Đức Minh Quang, Nguyễn Thị Minh Thuận... 
Trong PVTLKS có 127/1160 trường hợp, chiếm 10,95%. Trong đó, có 57 đệm ghép 
của nam và 70 đệm ghép của nữ. Những tên đệm ghép được dùng phổ biến nhất cho nam 
lần lượt là: Hữu Tuấn, Ngọc Quang, Đức Minh, Duy Hoàng, Đức Hoàng, Duy Đức, Huy 
Phong, Thế Hoàng, Duy Đức, Thanh Trường. Những tên đệm ghép được dùng phổ biến 
nhất cho nữ lần lượt là: Ngọc Bảo, Thị Ngọc, Thị Minh, Ngọc Phương, Thị Thùy, Thị 
Phương, Thị Diệu, Thị Thanh, Ngọc An, Thị Vân. 
2.3. Thành tố tên chính 
Trong tổ hợp định danh người Việt thì tên chính là thành tố cuối cùng, cũng là thành tố 
quan trọng nhất, đảm nhiệm chức năng phân biệt, chức năng thẩm mĩ, được sử dụng với 
tần suất lớn nhất trong giao tiếp và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. 
Trong PVTLKS tên chính tồn tại ở 2 dạng: tên chính đơn và tên chính ghép, tỉ lệ như sau: 
Biểu đồ 3. Tỉ lệ tên chính đơn và tên chính ghép 
2.3.1. Tên chính đơn 
Tên chính đơn có cấu tạo là một âm tiết, đứng ở vị trí cuối cùng trong tổ hợp họ tên, 
sau họ và tên đệm. Ví dụ: Nguyễn Anh Thư, Lê Hải Đăng... 
ChíhChíhghé

TP CH KHOA HC − S
 17/2017 19 
Chúng tôi thu được 1080/1160 tên chính đơn trong PVTLKS, chiếm 93,11%. Trong 
đó có 475 tên chính đơn nam và 605 tên chính đơn nữ. 
Những tên chính đơn nam chiếm tỉ lệ cao nhất lần lượt là: Hải, Linh, Hùng, Giang, 
Minh, Khoa, Long, Kiệt, Kiên, Đức. Những tên chính đơn nữ chiếm tỉ lệ cao nhất lần lượt 
là: Chi, Vân, Ngân, Hương, Khanh, Ly, An, Huyền, Hoa, Phương. 
2.3.2. Tên chính ghép 
Tên chính ghép có cấu tạo từ hai âm tiết trở lên, những thành tố của tên ghép có sự gắn 
bó tương đối đặt chẽ làm thành một kết cấu bền vững, thường cùng chỉ một ý nghĩa nhất 
định. Ví dụ: Nguyễn Lê Hà Anh, Trần Quang Anh... 
Trong PVTLKS, có 80 tên chính ghép chiếm 6,89%, trong đó có 30 tên chính ghép 
của nam giới, 50 tên chính ghép của nữ giới. Tuy nhiên, trong hoạt động giao tiếp hàng 
ngày, tên chính ghép có thể không được gọi đầy đủ, thường được rút gọn, sử dụng âm tiết 
thứ nhất hoặc thứ hai, tùy từng trường hợp, ví dụ: Quỳnh, thay cho Quỳnh Anh, Anh thay 
cho Tuấn Anh... 
Những tên chính ghép nữ chiếm tỉ lệ cao nhất lần lượt là: Phương Anh, Hà Anh, 
Huyền Anh, Minh Anh, Quỳnh Anh, Ngọc Anh, Thùy Anh, Gia Anh, Hoài Anh, Bảo Anh. 
Những tên chính nam chiếm tỉ lệ cao nhất lần lượt là: Việt Anh, Quang Anh, Đức 
Anh, Duy Anh, Hùng Anh, Bảo Anh, Nam Anh, Tuấn Anh, Trí Anh, Hiếu Anh. 
2.4. Các mô hình cấu trúc tên riêng người Việt (chính danh) từ đầu thế kỷ XXI 
đến nay tại phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội 
Qua thống kê cụ thể, chúng tôi tổng hợp được 10 mô hình cấu trúc tên riêng người 
Việt trong PVTLKS như sau: 
Bảng 1. Danh sách tổng hợp mô hình cấu trúc tên riêng 
TT Mô hình cấu trúc Số lượng Ví dụ 
1 Họ đơn + tên chính đơn 3 Vũ Giang, Vũ Nguyên 
2 Họ đơn + tên chính ghép 28 Chu Huyền Anh 
3 Họ đơn + đệm đơn + tên chính đơn 856 Nguyễn Thanh Hải 
4 Họ đơn + đệm ghép + tên chính đơn 130 Trần Thị Khánh Huyền 
5 Họ đơn + đệm đơn + tên chính ghép 2 Doãn Châu Tuệ Anh 
6 Họ ghép + tên chính ghép 20 Dương Đỗ Châu Anh 
7 Họ ghép + đệm đơn + tên chính đơn 84 Nguyễn Vũ Tuấn Linh 
8 Họ kép + tên chính ghép 29 Dương Ngọc Bảo Anh 
9 Họ kép + đệm đơn + tên chính đơn 7 Hoàng Xuân Giang Nhi 
10 Họ đơn + đệm ghép + tên chính ghép 1 Nguyễn Văn Hoàng Tú Anh 
20 TRNG I HC TH  H NI 
3. MỘT SỐ KẾT LUẬN BƯỚC ĐẦU 
Nhìn vào số liệu khảo sát thực tế, chúng ta có thể nhận thấy ở cả: họ, đệm và tên, các 
thành tố đơn vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất. Theo đó, số lượng âm tiết trong tên riêng chính danh 
của người Việt ở hiện nay chủ yếu vẫn là 3 âm tiết. Nhìn chung, điều này phù hợp với cách 
đặt tên truyền thống. Tuy nhiên, xem xét các yếu tố cụ thể, chúng tôi nhận thấy, về mặt cấu 
trúc, tên riêng của người Việt ở thành thị hiện nay đã có một số thay đổi sau: 
1. Mô hình cấu trúc tên riêng của người Việt hiện nay phong phú và đa dạng hơn nhiều 
so với truyền thống. Nếu trước đây, tên của người Việt chủ yếu tập trung vào 3 mô hình: 
(1): Họ đơn + đệm đơn+ tên chính đơn; (2) Họ kép + Tên chính đơn; (3) Họ đơn + tên 
chính đơn thì hiện nay, các mô hình đã được thay đổi, mở rộng hơn như đã trình bày cụ thể 
ở trên. 
2. Về thành tố họ, trước đây tên riêng người Việt chủ yếu mang họ đơn hoặc họ kép 
(theo họ bố) thì ngày nay, khá nhiều gia đình lựa chọn ghép họ bố với họ mẹ, thể hiện rất 
rõ xu thế bình đẳng giới. Việc đưa tên họ của người mẹ vào sau tên họ người cha trong tổ 
hợp họ tên đầy đủ của con là hiện tượng mới chỉ nở rộ trong khoảng hơn mười năm trở lại 
đây. GS. Nguyễn Minh Thuyết trong một bài báo cũng cho rằng: “Ngày nay, ở nước ta bắt 
đầu có những cặp vợ chồng trẻ đặt tên cho con những họ kép kiểu như Dương Đỗ Châu 
Anh, Nguyễn Lê An Khanh, Nguyễn Phạm Kim Dung... Mặc dù sự yêu thương, tôn trọng 
nhau không phải chủ yếu thể hiện ở chuyện đặt tên, nhưng dù sao đó cũng là một hiện 
tượng đáng ghi nhận về nếp nghĩ, nếp sống mới” [5]. 
3. Về thành tố đệm, trong tên riêng Người Việt trước đây, đại đa số là đệm đơn, với 
hai yếu tố phổ biến: “Văn” dành cho nam và “Thị” dành cho nữ. Hiện nay, đệm đơn vẫn 
chiếm đa số nhưng vô cùng phong phú, đa dạng. Hai yếu tố truyền thống: “Văn”, “Thị” 
hầu như rất ít xuất hiện, đặc biệt là yếu tố “Văn” trong tên nam giới hầu như không còn 
được sử dụng. Yếu tố “Thị” trong tên nữ giới ngày nay nếu có, thường nằm trong kết cấu 
đệm ghép, ví dụ: Nguyễn Thị Minh Anh, Trần Thị Kiều Mai...Tuy nhiên, những trường 
hợp này cũng không nhiều. Điều đó đôi khi tạo ra sự khó khăn trong việc xác định giới tính 
đối với những tên gọi có thể dùng cho cả hai giới, ví dụ: Trần Thanh Bình, Lê Hoàng 
Anh... Bên cạnh đó, đệm ghép là một xu hướng mới trong cách đặt tên của người Việt hiện 
nay ở thành thị nhưng chủ yếu được sử dụng cho nữ, tạo thành một kết cấu tên dài (đa số là 
4 âm tiết) mềm mại, uyển chuyển hơn so với kết cấu tên ngắn (2 hoặc 3 âm tiết). Hơn nữa, 
theo phong thủy, chẵn là số âm (phù hợp với nữ), lẻ là số dương (phù hợp với nam). Vì thế, 
nhiều bậc cha mẹ thường chọn kết cấu tên 3 âm tiết cho con trai và 4 âm tiết cho con gái. 
4. Về thành tố tên chính, bên cạnh tên chính đơn truyền thống, tên chính ghép có xu 
hướng xuất hiện ngày càng nhiều, và được sử dụng phổ biến hơn cho nữ giới, giống như 
đệm ghép. Bởi yếu tố ghép thường dễ tạo ra những tên cầu kì hơn, mềm mại hơn và “điệu” 
hơn, phù hợp với thiên tính nữ. 
TP CH KHOA HC − S
 17/2017 21 
5. Nhìn chung, cùng với sự phát triển của xã hội, tên riêng của người Việt ngày càng 
được chú trọng nhiều hơn. Không quan niệm đơn giản và có phần “coi nhẹ” như trước đây 
là tên chỉ dùng để phân biệt người này với người kia, tên càng mộc mạc, đơn giản, ngắn 
gọn càng dễ gọi, dễ nhớ, thậm chí, tên càng “xấu” càng dễ nuôi. Ngày nay, đặc biệt là ở 
thành thị, các bậc cha mẹ thường xem xét, cân nhắc và lựa chọn rất kĩ trước khi quyết định 
đặt tên chính thức cho con. Bởi tên riêng không chỉ gắn liền với mỗi con người trong suốt 
cuộc đời mà tên có khi tên còn là sự thể hiện tính cách và số phận của người mang nó. Tên 
chính là món quà đầu tiên mà bố mẹ dành tặng con khi chào đời, tên thể hiện tình yêu, 
niềm tin và hi vọng vào một tương lai tươi sáng cho con. Vì thế, ngày nay, bên cạnh đặc 
điểm cấu trúc có nhiều thay đổi, tên riêng còn mang ý nghĩa và giá trị thẩm mĩ sâu sắc mà 
chúng tôi hi vọng sẽ được trình bày ở những công trình nghiên cứu tiếp theo. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Lê Trung Hoa (1992), “Cách đặt tên chính của người Việt (Kinh) ”, trong “Tiếng Việt và các 
ngôn ngữ dân tộc phía Nam”, - Nxb Khoa học Xã hội. 
2. Lê Thị Bích Phượng (2008), Khảo sát chính danh người Việt xuất hiện từ năm 2008 đến nay 
tại Thanh Hóa”, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Vinh. 
3. Phạm Tất Thắng (2004), “Đi tìm bản sắc văn hóa của người Hà Nội qua cách đặt tên và gọi 
tên người”, trong “Tiếng Hà Nội trong mối quan hệ với tiếng Việt và văn hóa Việt Nam”, - 
Nxb Lao động, Hà Nội. 
4. Trần Ngọc Thêm (1976), “Về lịch sử hiện tại và tương lai của tên riêng trong người Việt”, Tạp 
chí Dân tộc, số 3. 
5. Nguyễn Minh Thuyết (1995), “Quanh cái tên người”, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, số 3. 
STRUCTARAL FEATURES OF VIETNAMESE’S PROPER NAME 
(PERSONAL NAME) SINCE THE EARLY 21ST CENTURE 
Abstract: People’s proper name is the personal symbol not only nominating a unique 
individual but also reflecting linguistic features and cultures of a certain community. 
During the orgination and development process, personal proper names have been 
intensively affected by social changes. This paper focuses on investigating proper names’ 
strucral characteristics (personal names) of Vietnamese since the early 21 st century of 
Vinh Tuy Ward, Hai Ba Trưng District, Ha Noi. Thereby, the structural changes of 
Vietnamese proper names up to now have been sketched. They are also the linguistic 
changes and development in relation to social and cultural factors. 
Keywords: proper name, personal name, Vietnamese, surnem, middle nam, last name. 

File đính kèm:

  • pdfdac_diem_cau_truc_ten_rieng_chinh_danh_cua_nguoi_viet_tu_dau.pdf