Đa dạng loài sinh vật biển quần đảo Thổ Châu, tỉnh Kiên Giang

Quần đảo Thổ Châu thuộc xã Thổ Châu, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang với 08 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó Thổ Chu là đảo lớn nhất với diện tích khoảng 1,4 km2. Quần đảo Thổ Châu nằm trong vịnh Thái Lan, cách mũi Cà Mau khoảng 160 km về phía Tây Bắc, cách đảo Phú Quốc khoảng 100 km về phía Tây Nam. Trước đây, vùng biển quần đảo Thổ Châu được đánh giá là khu vực có nguồn tài nguyên sinh vật biển phong phú [45] với các rạn san hô gặp phổ biến và đặc trưng với mật độ cao [26]. Tuy nhiên, ngoài các nghiên cứu về san hô và rạn san hô, các nhóm sinh vật biển khác tại vùng biển này còn ít được biết đến. Vì vậy, việc tiến hành nghiên cứu, đánh giá, xác định tài nguyên sinh vật tại vùng biển này là cần thiết, góp phần bổ sung vào cơ sở dữ liệu biển Việt Nam, bảo vệ an ninh chủ quyền biển đảo Tổ quốc

Đa dạng loài sinh vật biển quần đảo Thổ Châu, tỉnh Kiên Giang trang 1

Trang 1

Đa dạng loài sinh vật biển quần đảo Thổ Châu, tỉnh Kiên Giang trang 2

Trang 2

Đa dạng loài sinh vật biển quần đảo Thổ Châu, tỉnh Kiên Giang trang 3

Trang 3

Đa dạng loài sinh vật biển quần đảo Thổ Châu, tỉnh Kiên Giang trang 4

Trang 4

Đa dạng loài sinh vật biển quần đảo Thổ Châu, tỉnh Kiên Giang trang 5

Trang 5

Đa dạng loài sinh vật biển quần đảo Thổ Châu, tỉnh Kiên Giang trang 6

Trang 6

Đa dạng loài sinh vật biển quần đảo Thổ Châu, tỉnh Kiên Giang trang 7

Trang 7

Đa dạng loài sinh vật biển quần đảo Thổ Châu, tỉnh Kiên Giang trang 8

Trang 8

Đa dạng loài sinh vật biển quần đảo Thổ Châu, tỉnh Kiên Giang trang 9

Trang 9

Đa dạng loài sinh vật biển quần đảo Thổ Châu, tỉnh Kiên Giang trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang minhkhanh 10260
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đa dạng loài sinh vật biển quần đảo Thổ Châu, tỉnh Kiên Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đa dạng loài sinh vật biển quần đảo Thổ Châu, tỉnh Kiên Giang

Đa dạng loài sinh vật biển quần đảo Thổ Châu, tỉnh Kiên Giang
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 14, 11 - 2017 119 
ĐA DẠNG LOÀI SINH VẬT BIỂN QUẦN ĐẢO THỔ CHÂU, 
TỈNH KIÊN GIANG 
ĐỖ ANH DUY (1), ĐỖ VĂN KHƯƠNG (1), TRẦN VĂN HƯỚNG (1), 
NGUYỄN VĂN HIẾU (1), ĐỖ CÔNG THUNG (2), NGUYỄN VĂN QUÂN (2) 
1. MỞ ĐẦU 
Quần đảo Thổ Châu thuộc xã Thổ Châu, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang với 
08 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó Thổ Chu là đảo lớn nhất với diện tích khoảng 1,4 km2. 
Quần đảo Thổ Châu nằm trong vịnh Thái Lan, cách mũi Cà Mau khoảng 160 km về 
phía Tây Bắc, cách đảo Phú Quốc khoảng 100 km về phía Tây Nam. 
Trước đây, vùng biển quần đảo Thổ Châu được đánh giá là khu vực có nguồn 
tài nguyên sinh vật biển phong phú [45] với các rạn san hô gặp phổ biến và đặc 
trưng với mật độ cao [26]. Tuy nhiên, ngoài các nghiên cứu về san hô và rạn san hô, 
các nhóm sinh vật biển khác tại vùng biển này còn ít được biết đến. Vì vậy, việc tiến 
hành nghiên cứu, đánh giá, xác định tài nguyên sinh vật tại vùng biển này là cần 
thiết, góp phần bổ sung vào cơ sở dữ liệu biển Việt Nam, bảo vệ an ninh chủ quyền 
biển đảo Tổ quốc. 
Trong khuôn khổ của dự án I.2 thuộc Đề án 47: “Điều tra tổng thể đa dạng 
sinh học các hệ sinh thái rạn san hô và vùng ven đảo ở vùng biển Việt Nam phục vụ 
phát triển bền vững” do Viện nghiên cứu Hải sản chủ trì thực hiện trong các năm 
2011 và 2015, đã tiến hành điều tra, nghiên cứu và sơ bộ đưa ra được bức tranh toàn 
cảnh về đa dạng loài sinh vật biển phân bố trong vùng rạn san hô và vùng ven đảo 
quần đảo Thổ Châu, Kiên Giang [9]. Kết quả nghiên cứu góp phần cho việc quản lý, 
bảo tồn và phát triển nguồn lợi sinh vật biển tại khu vực này. 
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Phạm vi, thời gian và đối tượng nghiên cứu 
- Phạm vi nghiên cứu, khảo sát: Hệ sinh thái rạn san hô và vùng ven đảo quần 
đảo Thổ Châu, Kiên Giang đến độ sâu khoảng 30 m nước. Tổng số trạm khảo sát là 
30 trạm, trong đó vùng rạn san hô đặt 20 trạm, vùng ven đảo đặt 10 trạm. Tại mỗi 
trạm khảo sát, lựa chọn đặt 01 mặt cắt chính (chiều dài dây mặt cắt dài 100 m) để 
nghiên cứu (hình 1). 
- Thời gian nghiên cứu: Đợt 1 từ ngày 21/3/2011 đến ngày 02/4/2011; đợt 2 từ 
ngày 01/10/2015 đến ngày 15/10/2015. 
- Đối tượng nghiên cứu: Tập trung vào các nhóm loài: (1) thực vật phù du; (2) 
động vật phù du; (3) rong biển; (4) cỏ biển; (5) thực vật ngập mặn; (6) san hô; (7) cá 
rạn san hô; (8) động vật đáy (thân mềm, da gai, chân khớp, giun đốt). 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 14, 11 - 2017 120
2.2. Phương pháp nghiên cứu 
 Phương pháp điều tra và thu thập mẫu vật: 
- Sinh vật phù du: Theo quy định về phương pháp quan trắc và phân tích môi 
trường của Cục Bảo vệ Môi trường, Bộ Tài nguyên Môi trường [17]. 
- Rong biển: Điều tra vùng triều theo quy phạm tạm thời điều tra tổng hợp 
biển - phần rong biển [15]; điều tra vùng dưới triều theo tài liệu hướng dẫn [27] 
bằng phương pháp lặn có khí tài SCUBA. 
Hình 1. Sơ đồ vị trí các trạm điều tra, khảo sát 
- Cỏ biển: Theo tài liệu hướng dẫn của Short & Coles (2001) [49]; Phương 
pháp điều tra cỏ biển của WWF (2003) [18]. 
- Thực vật ngập mặn: Theo phương pháp điều tra rừng ngập mặn của WWF 
(2003) [18] và phương pháp điều tra theo tuyến của Aksornkoae et al. (1987) [21]. 
- San hô: Theo tài liệu hướng dẫn của Kenchington (1984) [39]; English et al. 
(1997) [27]; Phương pháp nghiên cứu và giám sát rạn san hô của WWF (2003) [18]. 
- Cá rạn san hô: Sử dụng phương pháp lặn sâu có khí tài SCUBA và quan sát 
trực tiếp theo tài liệu hướng dẫn của English et al. (1997) [27]; Phương pháp điều tra 
và giám sát cá của WWF (2003) [18]. 
- Động vật đáy (thân mềm, da gai, chân khớp, giun đốt): Sử dụng phương pháp 
lặn sâu có khí tài SCUBA quan sát trực tiếp, kết hợp với khung định lượng theo tài 
liệu hướng dẫn của English et al. (1997) [27]; Phương pháp nghiên cứu sinh vật đáy 
của WWF (2003) [18]. 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 14, 11 - 2017 121 
 Phương pháp bảo quản mẫu vật: Mẫu sinh vật phù du bảo quản bằng dung 
dịch formalin 5%; các mẫu sinh vật khác khó phân tích tại hiện trường, tiến hành 
bảo quản bằng cồn 70o, ghi đầy đủ các thông tin về mẫu, đưa về phòng thí nghiệm 
phân tích. 
 Phương pháp định loại loài: Bằng phương pháp hình thái so sánh (hình thái ngoài): 
- Thực vật phù du theo tài liệu hướng dẫn [1, 14, 51, 61]. 
- Động vật phù du theo tài liệu hướng dẫn [7, 8, 34, 48, 61]. 
- Rong biển theo tài liệu hướng dẫn [2, 3, 5, 13, 53, 55, 62]. 
- Cỏ biển theo tài liệu hướng dẫn [11, 25, 31, 22, 46]. 
- Thực vật ngập mặn theo tài liệu hướng dẫn [4, 6, 12, 23, 52]. 
- San hô theo tài liệu hướng dẫn [29, 44, 55, 56, 57, 58, 59, 60]. 
- Cá rạn san hô theo tài liệu hướng dẫn [10, 22, 28, 42, 43, 47]. 
- Động vật thân mềm theo tài liệu hướng dẫn [37, 41, 50]. 
- Động vật da gai theo tài liệu hướng dẫn [24, 40]. 
- Động vật chân khớp theo tài liệu hướng dẫn [33, 40]. 
- Động vật giun đốt theo tài liệu hướng dẫn [30, 36, 38]. 
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
3.1. Đa dạng thành phần loài 
3.1.1. Thực vật phù du 
Kết quả nghiên cứu đã xác định được 161 loài thực vật phù du thuộc 5 ngành 
tảo. Trong đó, ngành tảo Silic (Bacillariophyta) 120 loài; ngành tảo Giáp 
(Pyrrophyta) 38 loài; ngành tảo Lam (Cyanophyta) 3 loài; ngành tảo Lục 
(Chlorophyta) 1 loài; ngành tảo Nâu (Phaeophyta) 1 loài. 
Tảo Silic chiếm ưu thế về số lượng loài (chiếm 74,54% tổng số loài được xác 
định), đồng thời chiếm ưu thế về số lượng các taxon. Các chi có số loài phong phú 
như: Chaetoceros, Coscinodiscus, Rhizosolenia... Một số loài có tần suất bắt gặp và 
mật độ phân bố cao là: Bacteriastrum hyalinum, Chaetoceros curvisetus, 
Chaetoceros lorenzianus, Chaetoceros paradoxus, Chaetoceros peruvianus, 
Coscinodiscus radiatus, Ditylum sol 
Mật độ phân bố thực vật phù du tại vùng nước ven đảo trung bình đạt 
3.933.000 tế bào/m3. Chỉ số đa dạng loài (H’) đạt 4,43 (mức rất phong phú). Gi ...  sung Danh mục các loài thuỷ sinh quý hiếm có nguy cơ 
tuyệt chủng cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển [20], kết quả nghiên cứu đã xác 
định được 13 loài sẽ nguy cấp (VU - Vulnerable), 2 loài nguy cấp (EN - 
Endangered) phân bố trong vùng rạn san hô và vùng ven đảo quần đảo Thổ Châu 
(bảng 2). Đây là những loài có nguy cơ lớn và rất lớn sẽ bị tuyệt chủng ngoài thiên 
nhiên trong một tương lai gần nếu như chúng không được bảo vệ và phục hồi. 
Bảng 2. Danh mục các loài quý, hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng 
TT Tên khoa học Tên tiếng Việt Mức độ đe doạ 
1 Acropora aspera (Dana,1846) San hô lỗ đỉnh xù xì VU 
2 Acropora nobilis (Dana,1846) San hô lỗ đỉnh nôbi VU 
3 Pocillopora damicornis (Linnaeus, 1758) San hô cành đa mi VU 
4 
Pocillopora verrucosa 
(Ellis & Solander, 1786) 
San hô cành sần sùi VU 
5 Seriatopora hystrix (Dana, 1846) San hô cành đỉnh nhọn EN 
6 Porites lobata (Dana, 1846) San hô khối đầu thuỳ VU 
7 Parachaetodon ocellatus (Cuvier, 1831) Cá bướm vằn VU 
8 
Bodianus axillaris 
(Bennett, 1832) 
Cá bàng chài axin VU 
9 
Doryrhamphus excisus 
(Kaup, 1856) 
Cá chìa vôi sọc xanh VU 
10 Tectus pyramis (Born, 1778) Ốc đụn đực EN 
11 Haliotis ovina (Gmelin, 1791) Bào ngư bầu dục VU 
12 Haliotis asinina (Linnaeus, 1758) Bào ngư vành tai VU 
13 
Tridacna squamosa 
(Lamarck, 1819) 
Trai tai tượng vẩy VU 
14 Tridacna maxima (Röding, 1798) Trai tai tượng lớn VU 
15 
Pinctada margaritifera 
(Linnaeus, 1758) 
Trai ngọc môi đen VU 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 14, 11 - 2017 127 
3.3. Bảo tồn tài nguyên sinh vật quần đảo Thổ Châu 
Với 1.101 loài sinh vật biển được xác định trong hệ sinh thái rạn san hô và 
vùng biển ven đảo, có thể thấy Thổ Châu là một trong những quần đảo có tính đa 
dạng sinh học rất cao ở biển Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay, dưới áp lực sinh kế của 
cộng đồng cư dân, tài nguyên sinh vật quần đảo Thổ Châu đang bị tác động mạnh và 
có nguy cơ suy giảm. Vì vậy, yêu cầu về bảo tồn, hay nói cách khác là tiềm năng 
bảo tồn quần đảo Thổ Châu hiện nay là rất lớn. 
Theo quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, 
định hướng đến năm 2030, trong đó cụm đảo Thổ Chu (quần đảo Thổ Châu) sẽ được 
thành lập mới thành khu bảo tồn biển với loại hình bảo tồn khu dự trữ thiên nhiên 
thủy sinh trên diện tích khoảng 20.000 ha. Như vậy, việc quy hoạch quần đảo Thổ 
Châu thành khu bảo tồn với các chức năng, nhiệm vụ cụ thể cần được nhanh chóng 
hoàn thiện. 
Khu bảo tồn biển quần đảo Thổ Châu được thành lập sẽ góp phần củng cố và 
tăng cường quốc phòng, an ninh và chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Phục vụ các 
hoạt động nghiên cứu khoa học, tham quan, du lịch sinh thái và hợp tác quốc tế, xây 
dựng và thực nghiệm các mô hình bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên, phát huy 
giá trị và chức năng kinh tế của hệ sinh thái trong và xung quanh khu bảo tồn. Duy 
trì và bảo vệ nguồn tài nguyên, đa dạng sinh học biển. Phát huy vai trò bảo vệ nguồn 
lợi thủy sản, tài nguyên trên đảo, môi trường gắn liền với bảo vệ và phát triển văn 
hóa truyền thống dân tộc, các di tích lịch sử, giá trị nhân văn, góp phần ổn định đời 
sống và sản xuất của nhân dân các vùng xung quanh khu bảo tồn. Đầu tư xây dựng, 
nâng cấp cơ sở hạ tầng khu bảo tồn và vùng phụ cận nhằm không ngừng cải thiện 
điều kiện sinh sống của ngư dân trên và ven đảo. Nâng cao nhận thức của cộng đồng 
về các giá trị của khu bảo tồn, hệ sinh thái và các phương pháp sử dụng bền vững tài 
nguyên thiên nhiên thủy sinh. 
4. KẾT LUẬN 
1. Tài nguyên sinh vật vùng biển quần đảo Thổ Châu khá phong phú và đa 
dạng với 1.101 loài sinh vật biển được xác định, trong đó có 15 loài sinh vật biển 
quý, hiếm, có nguy cơ đe dọa tuyệt chủng. 
2. Việc hình thành khu bảo tồn biển quần đảo Thổ Châu là cấp thiết, góp phần 
bảo vệ các hệ sinh thái biển, các bãi giống, bãi đẻ và các loài thủy sinh vật sinh sống 
trong khu vực này. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Trương Ngọc An, Phân loại tảo Silic phù du biển Việt Nam, Nxb. Khoa học và 
Kỹ thuật, Hà Nội, 1993. 
2. Nguyễn Hữu Dinh, Huỳnh Quang Năng, Trần Ngọc Bút, Nguyễn Văn Tiến, Rong 
biển Việt Nam - Phần phía Bắc, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 1993. 
3. Nguyễn Hữu Đại, Rong mơ (Sargassaceae) Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp, 
thành phố Hồ Chí Minh, 1997. 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 14, 11 - 2017 128
4. Phan Nguyên Hồng, Rừng ngập mặn Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, 1999. 
5. Phạm Hoàng Hộ, Rong biển Việt Nam - Phần phía Nam, Bộ Giáo dục và 
Thanh niên, Trung tâm Học liệu xuất bản Sài Gòn, 1969. 
6. Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam, Tập I, II, III, Nxb. Trẻ, Hà Nội, 1991-1993. 
7. Nguyễn Văn Khôi, Lớp phụ chân mái chèo (Copepoda) vịnh Bắc Bộ, Nxb. 
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 1994. 
8. Nguyễn Văn Khôi, Phân lớp chân mái chèo - Copepoda biển, Động vật chí 
Việt Nam, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2001. 
9. Đỗ Văn Khương, Điều tra tổng thể đa dạng sinh học các hệ sinh thái rạn san 
hô và vùng ven đảo ở vùng biển Việt Nam phục vụ phát triển bền vững, Tiểu 
Dự án I.2, Đề án 47, Viện nghiên cứu Hải sản, Hải Phòng, 2016. 
10. Nguyễn Nhật Thi, Nguyễn Văn Quân, Đa dạng sinh học và tiềm năng nguồn 
lợi cá rạn san hô biển Việt Nam, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2006. 
11. Nguyễn Văn Tiến, Đặng Ngọc Thanh, Nguyễn Hữu Đại, Cỏ biển Việt Nam - 
Thành phần loài, phân bố, sinh thái, sinh học, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà 
Nội, 2002, 182 tr. 
12. Nguyễn Hoàng Trí, Thực vật rừng ngập mặn Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1996. 
13. Tsutsui Isao, Huỳnh Quang Năng, Nguyễn Hữu Dinh, Arai Shogo, Yushida 
Tadao, Thực vật biển thường thấy ở phía Nam, Hội rong biển Nhật Bản xuất 
bản, In tại Hoozuki-Syoseki Inc, 2005. 
14. Kim Đức Tường, Khuê tảo phù du Trung Quốc, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, 
Thượng Hải, 1964. 
15. Quy phạm tạm thời điều tra tổng hợp biển, Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà 
Nước, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 1981, 205 tr. 
16. Sách Đỏ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Bộ Khoa 
học và Công nghệ, Nxb. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, 2007. 
17. Sổ tay hướng dẫn phương pháp quan trắc và phân tích môi trường biển (phần 
I, II, III), Cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2002. 
18. Sổ tay hướng dẫn giám sát và điều tra đa dạng sinh học, WWF, Nxb. Giao 
thông Vận tải, Hà Nội, 2003, 422 tr. 
19. Quyết định 82/2008/QĐ-BNN ngày 17/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp 
và Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục các loài thủy sinh quý hiếm 
có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển. 
20. Thông tư số 01/2011/TT-BNNPTNT ngày 05/01/2011 của Bộ Nông nghiệp và 
Phát triển nông thôn quy định về việc sửa đổi, bổ sung Danh mục các loài thuỷ 
sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo vệ, phục hồi và phát 
triển ban hành theo Quyết định 82/2008/QĐ-BNN ngày 17/7/2008 của Bộ 
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 14, 11 - 2017 129 
21. Aksornkoae S., Mangroves of Asia and the Pacific Status and Management, 
Country report: Thailand, 1987, p.231-262. 
22. Allen G.R., Marine Fishes of South-East Asia, Western Australian Museum, 2000. 
23. Chapman V.J., Mangrove biogeography, In: Processdings of the international 
symposium on biology and management of mangroves, Honolulu, 1975: 3-52. 
24. Conand C., The fishery resources of Pacific island countries - Part 2, 
Holothurians, FAO, Rome, 1990. 
25. Den Hartog, Seagrasses of the world, North Holland, Amsterdam, 1970, 275 pp. 
26. Draft coastal and marine protected areas plan, Hanoi: Asian Development 
Bank, ADB, 1999. 
27. English S., Wilkinson C., Baker V., Survey manual for tropical marine 
resources, 2nd edition, H.P. Australian Institute of Marine Science, 1997, 390 p. 
28. Eschmeyer W.N., Catalog of Fishes, Vols. 1-3, Special publication No.1 of 
the Center for Biodiversity Research and Information, California Academy of 
Sciences, 1998, p.1-2905. 
29. Fabricius K., Alderslade P., Soft coral and Sea fans, Australia Institute of 
Marine Science, Townsville, Australia, 2001, 264 pp. 
30. Fauvel P., Annelida polychaeta, The fauna of India including Pakistan, 
Ceylon, Burnma and Malaysia, Alahabad, 1953, p.1-479. 
31. Fortes M.D., Taxonomy and Ecology of Philiippine seagrasses, Ph.D 
Dissertation University of Philiippine, Diliman, Quezon City, 1986. 
32. Fortes M.D., Taxonomy and distribution of seagrasses in the ASEAN region, 
Study No.6, Seagrass resources in Southeast Asia, UNESCO-Jakarta, 
Indonesia, 1993. 
33. Gabriella Bianchi, Field guide to the commercial marine and brackish water 
species of Pakistan, FAO, Rome, 1984. 
34. Geoffrey Allan Boxshall, Sheila H. Halsey, An introduction to copepod 
diversity, Volume 2, Ray Society, 2004. 
35. Gosliner T.M., Behrens D.W., Williams G.C., Coral reef animals of the Indo-
Pacific: animal life from Africa to Hawaii exclusive of the vertebrates, 
California USA: Sea Challengers, 1996. 
36. Gurjanova E.F., Intertidal zone of the Tonkin Gulf, The fauna of the USSR, 
Leningrad, 1972, p.179-197. 
37. Hylleberg J., Kilburn R.M., Marine molluscs of Vietnam: annotations, voucher 
material, and species in need of verification, Tropical Marine Mollusc 
Programme, 2003. 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 14, 11 - 2017 130
38. Imajima Minoru, Hartman Olga, The polychaetous annelids of Japan, Occasional 
Papers of the Allan Hancock Foundation, 1964, 26(1-2):1-452. 
39. Kenchington R.A., Large area survey of coral reefs. In comparing coral reef 
survey method, 1984, 21:92-103. 
40. Kent E. Carpenter, Volker H. Niem, The living marine resource of the Western 
Central Pacific, FAO, Rome, 1998. 
41. Kevin Lamprell, Thora Whitehead, Bivalves of Australia, Volume 1, 
Colorcraft Ltd Printed, Hong Kong, 1992, 182 p. 
42. Lieske E., R. Meyers, Coral Reef Fishes (Caribbean, Indian Ocean and Pacific 
Ocean including the Red Sea), Princeton University Presss, America, 1996. 
43. Meyers R.F., Micronesian Reef Fishes, Published by Coral Graphics, 1991. 
44. Michael P. Janes, Lee Mei Wah, Octocoral taxonomy laboratory manual, 
Results of the International Workshop on the Taxonomy of Octocorals, 
University of Kerala, India, March 20-26, 2005, 182 p. 
45. Nguyen Huy Y., Vo Si T., Information on proposed marine protected areas on 
the coast of Vietnam, Hai Phong: Hai Phong Institute of Oceanography, 1995, 
In Vietnamese. 
46. Phillips R.C., E.G. Menez, Seagrasses Publications of the Smithsonan 
institution, No.34. Washington D.C, 1988, 105 p. 
47. Randall J.E, Allen G.R, R.C Steene, Fishes of the Great Barrier Reef and 
Coral Sea, University of Hawaii Press, Honolulu, 1997. 
48. Shirota A., The plankton of South Vietnam, Colombo plan Export on Planktology 
Saigon, University and Oceanogr. Inst. of Nhatrang Vietnam, 1966, 462 p. 
49. Short F.T., Coles R.G., Global seagrass research methods, Elsevier science 
publishers B.V. Amsterdam, 2001, 482 p. 
50. Takashi Okutari, Marine Mollusk in Japan. Takai University Press, Japan, 
2000, 1173 p. 
51. Tomas C.R., Identifying marine diatoms and dinoflagellates, Academic Press 
Inc, Newyork, 1995. 
52. Tomlison P.B., The botany of mangroves, Cambridge University Press, 
Cambridge, United Kingdom, 1986, 419 p. 
53. Tseng C.K., Common Seaweeds of China, Beijing: Science Press, 1983. 
54. Tseng C.K., Lu B., Flora algarum marinarum sinicarum, Tomus III 
Phaeophyta No.II Fucales, Beijing: Science Press, 2000. 
55. Veron J.E.N., Pichon M., Scleractinia of eastern Australia, Parts I-VI, 
Australian Institute of Marine Science, Townsville, Australia, 1976-1984. 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 14, 11 - 2017 131 
56. Veron J.E.N., Corals of Australia and the Indo-Pacific, Angus and Robertson, 
Australia, 1986, 644 p. 
57. Veron J.E.N., Corals of the World, Vol. 1,2,3, Australian Insitute of Marine 
Science, PMB 3, Townsville MC, Qld 4810, Australia, 2000. 
58. Verseveldt J., A revision of the genus Sinularia May (Octocorallia: 
Alcyonacea), Zool. Verh. Leiden, 1980, 179:1-128. 
59. Verseveldt J., A revision of the genus Sarcophyton Lesson (Octocorallia: 
Alcyonacea), Zool. Verh. Leiden, 1982, 192:1-91. 
60. Verseveldt J., A revision of the genus Lobophytum von Marenzeller 
(Octocorallia: Alcyonacea), Zool. Verh. Leiden, 1983, 200:1-103. 
61. Yamaji I., Illustrations of the marine plankton of Japan, Hoikusha Publishing 
Co. Ltd, Osaka, Japan, 1973, 369 p. 
62. Yoshida T., Marine algae of Japan, Tokyo: Uchida Rokakuho Publishing, 1998. 
SUMMARY 
MARINE SPECIES DIVERSITY IN THO CHAU ARCHIPELAGO, 
KIEN GIANG PROVINCE 
The research results in the field survey from March, 2011 to October, 2015 of 
Research Institute for Marine Fisheries (RIMF) presented an overall picture of the 
marine species diversity in coral reef ecosystems and other coastal areas surrounding 
Tho Chau archipelago, Kien Giang province. A total of 1,101 marine species were 
identified, including 161 species of phytoplankton; 75 species of zooplankton; 57 
species of seaweed; 6 species of seagrass; 11 species of mangrove plant; 147 species 
of coral (131 species of hard coral, 16 species of soft coral); 261 species of coral reef 
fish; and 383 species of zoobenthos (223 species of mollusca, 77 species of 
echinodermata, 59 species of arthropoda, 24 species of annelida). These research 
results provided an important scientific foundation for management, conservation 
and development of marine resources in this area. 
Keywords: Conservation, biodiversity, marine species, Tho Chau archipelago, 
Kien Giang. 
Nhận bài ngày 02 tháng 8 năm 2017 
Hoàn thiện ngày 08 tháng 10 năm 2017 
 (1)Viện nghiên cứu Hải sản 
(2) Viện Tài nguyên và Môi trường biển 

File đính kèm:

  • pdfda_dang_loai_sinh_vat_bien_quan_dao_tho_chau_tinh_kien_giang.pdf