Con giai phố cổ của Nguyễn Việt Hà - Một góc nhìn thẳng về Hà Nội

Trước Nguyễn Việt Hà, nhiều nhà văn đã viết về Hà Nội, nhưng tác phẩm viết về

Hà Nội của anh có sức hút đặc biệt bởi "góc nhìn thẳng" - phản ánh trung thực tất cả

những gì mình quan sát được từ đối tượng. Trong tập tản văn "Con giai phố cổ", anh

không thiên vị hay thổi phồng những giá trị tích cực, cũng không né tránh, bớt xén, cắt

cúp hay chỉnh sửa những gì khiếm khuyết để đối tượng trở nên "vừa vặn" hay "đèm đẹp".

Góc nhìn đó đem lại những trang văn về Hà Nội ăm ắp những nét đẹp tinh tế, hào hoa

lẫn những khiếm khuyết cố hữu. Đằng sau giọng văn và cách diễn ngôn hài hước, triết lý,

chứa chan cảm xúc là một tâm tư đau đáu những trăn trở về việc giữ gìn hồn cốt mảnh

đất nghìn năm văn hoá.

Con giai phố cổ của Nguyễn Việt Hà - Một góc nhìn thẳng về Hà Nội trang 1

Trang 1

Con giai phố cổ của Nguyễn Việt Hà - Một góc nhìn thẳng về Hà Nội trang 2

Trang 2

Con giai phố cổ của Nguyễn Việt Hà - Một góc nhìn thẳng về Hà Nội trang 3

Trang 3

Con giai phố cổ của Nguyễn Việt Hà - Một góc nhìn thẳng về Hà Nội trang 4

Trang 4

Con giai phố cổ của Nguyễn Việt Hà - Một góc nhìn thẳng về Hà Nội trang 5

Trang 5

Con giai phố cổ của Nguyễn Việt Hà - Một góc nhìn thẳng về Hà Nội trang 6

Trang 6

Con giai phố cổ của Nguyễn Việt Hà - Một góc nhìn thẳng về Hà Nội trang 7

Trang 7

Con giai phố cổ của Nguyễn Việt Hà - Một góc nhìn thẳng về Hà Nội trang 8

Trang 8

Con giai phố cổ của Nguyễn Việt Hà - Một góc nhìn thẳng về Hà Nội trang 9

Trang 9

Con giai phố cổ của Nguyễn Việt Hà - Một góc nhìn thẳng về Hà Nội trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang minhkhanh 10200
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Con giai phố cổ của Nguyễn Việt Hà - Một góc nhìn thẳng về Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Con giai phố cổ của Nguyễn Việt Hà - Một góc nhìn thẳng về Hà Nội

Con giai phố cổ của Nguyễn Việt Hà - Một góc nhìn thẳng về Hà Nội
TP CH KHOA HC − S
 5/2016 45 
"CON GIAI PH% C3" CA NGUY4N VI2T H – 
M#T GC NHN TH5NG V0 H N#I 
Nguyễn Thị Thanh Huyền1 
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội 
Tóm tắt: Trước Nguyễn Việt Hà, nhiều nhà văn đã viết về Hà Nội, nhưng tác phẩm viết về 
Hà Nội của anh có sức hút đặc biệt bởi "góc nhìn thẳng" - phản ánh trung thực tất cả 
những gì mình quan sát được từ đối tượng. Trong tập tản văn "Con giai phố cổ", anh 
không thiên vị hay thổi phồng những giá trị tích cực, cũng không né tránh, bớt xén, cắt 
cúp hay chỉnh sửa những gì khiếm khuyết để đối tượng trở nên "vừa vặn" hay "đèm đẹp". 
Góc nhìn đó đem lại những trang văn về Hà Nội ăm ắp những nét đẹp tinh tế, hào hoa 
lẫn những khiếm khuyết cố hữu. Đằng sau giọng văn và cách diễn ngôn hài hước, triết lý, 
chứa chan cảm xúc là một tâm tư đau đáu những trăn trở về việc giữ gìn hồn cốt mảnh 
đất nghìn năm văn hoá. 
Từ khoá: Nguyễn Việt Hà, tản văn, Con giai phố cổ, góc nhìn thẳng, văn hoá Hà Nội. 
1. MỞ ĐẦU 
Trước khi biết tới tản văn của Nguyễn Việt Hà, người đọc đã biết tới anh qua một số 
tiểu thuyết: Cơ hội của Chúa (1999), Khải huyền muộn (2013), Ba ngôi của người (2014)... 
Gần đây, nhà văn của giọng điệu khôi hài rẽ sang cuộc chơi của thể tản văn bằng một loạt 
đầu sách: Nhà văn thì chơi với ai, Mặt của đàn ông, Đàn bà uống rượu, Con giai phố cổ... 
Điều thú vị là trong tản văn của Nguyễn Việt Hà, dù chuyện Đông hay chuyện Tây, chuyện 
xưa hay chuyện nay thì cuối cùng vẫn trở về với một chút gì đó của Hà Nội, rất Hà Nội, 
đậm đặc Hà Nội. Có vẻ như chính nhà văn là người sau cùng phát hiện ra điều này vì khi 
rơi vào vùng ngẫu hứng của thể tản văn, người viết để mặc cảm xúc kéo đi, kiểu như "việc 
viết là việc của anh, mọi cảm nhận để độc giả lo" vậy. Nguyễn Việt Hà từng bộc bạch: 
"Với tôi tản văn như là một thứ nháp tay, tác phẩm lẻ. Mọi người hay nói trong tác phẩm 
của tôi có chất Hà Nội gì đó. Tới gần đây khi Nhà xuất bản Trẻ in lại các đầu sách cho tôi, 
tôi xem thì thấy có một Hà Nội xuyên suốt". Điều này dễ hiểu vì Hà Nội là mảnh đất gắn bó 
với Nguyễn Việt Hà từ địa lý tới tâm hồn. Sự tan biến của Hà Nội vào tâm hồn nhà văn để 
1 Nhận bài ngày 02.05.2016; gửi phản biện và duyệt đăng ngày 24.05.2016 
 Liên hệ tác giả: Nguyễn Thị Thanh Huyền; Email: huyenntt@daihocthudo.edu.vn 
46 TRNG I HC TH  H NI 
lại dư vị cảm xúc phức hợp, nó không đơn thuần là tình yêu, lòng tự hào, sự hãnh diện, 
niềm tin mạnh mẽ về sức sống các giá trị văn hoá của Hà Nội... mà còn là nỗi xót xa, lo âu, 
hoài nghi và đau đáu những trăn trở về một Hà Nội đang dần dần đổi thay theo cả hướng 
tích cực lẫn tiêu cực. Bước chân vào hiệu sách sẽ thấy trên giá có rất nhiều đầu sách cùng 
đề tài, cùng thể loại, nhưng từ khoá "Nguyễn Việt Hà" vẫn níu tay người đọc phải chọn 
cuốn sách của anh là vì tinh thần nhất quán trong sáng tác của nhà văn: Góc nhìn thẳng về 
Hà Nội. 
2. NỘI DUNG 
2.1. Góc nhìn thẳng 
"Nhìn thẳng" nói một cách nôm na là phản ánh trung thực tất cả những gì mình quan 
sát được từ đối tượng. Nhà văn đặt cho mình chế độ "góc nhìn thẳng" nghĩa là không bị chi 
phối bởi những cảm xúc riêng tư, cảm tính. Nam Cao từng "nhìn thẳng" giới trí thức để 
"lộn trái" bản chất những người như mình, không giấu diếm những hoài bão đẹp nhưng 
cũng không che đậy thói hư tật xấu. Bảo Ninh cũng căn chỉnh chế độ "góc nhìn thẳng" về 
chiến tranh để rồi nhiều người bớt đi ảo tưởng về chiến thắng, thay vào đó là nỗi buồn ám 
ảnh. Vương Trí Nhàn cũng làm thế khi viết Thói hư tật xấu của người Việt... Nhưng có vẻ 
như ở thời điểm các tác phẩm trên ra đời, không quá nhiều độc giả chuẩn bị sẵn tâm thế 
tiếp nhận sự thật, nên khi hình dung những chi tiết ngược lại với những suy nghĩ đã hình 
thành tương đối ổn định, họ có quyền hoài nghi và không mặn mà với tác phẩm. 
Đến Con giai phố cổ của Nguyễn Việt Hà thì khác. Người Hà Nội quan sát, chứng 
kiến cuộc sống đất này diễn ra hằng ngày hằng giờ. Người ngoại tỉnh tới Hà Nội cũng quan 
sát, nếm trải cuộc sống nơi đây với đủ món, đủ vị, đủ ấn tượng. Nghĩa là bạn đọc đã được 
dọn sẵn tâm thế nhờ sự trải nghiệm. Đọc tản văn của Nguyễn Việt Hà chỉ còn là thao tác 
đối chiếu văn với đời, là nhờ nhà văn nói thay những bí bách cảm nhận mà mình không 
diễn đạt được, để rồi xuýt xoa "sao gã này nói đúng thế", chuẩn từ một Hà Nội với những 
nét đẹp tinh tế, lãng mạn và độc đáo cho tới một Hà Nội xô bồ, xấu xí, lộn xộn - nói như 
ngôn ngữ giới trẻ thì đó là "một thứ Hà Nội fake" (hàng nhái) hay "phiên bản lỗi". 
2.2. Những ấn tượng đối lập về cốt cách con người Hà Nội 
Điều làm nên hồn cốt đất kinh kỳ trước hết phải là yếu tố con người. Con người kiến 
tạo các giá trị văn hoá, giữ gìn và bảo vệ, bồi đắp, sáng tạo, phát triển văn hoá và tất nhiên 
con người cũng là tác nhân làm nó mai một và biến mất. Trong Con giai phố cổ, Nguyễn 
Việt Hà đi tìm những "mẫu người" chứa đựng sâu sắc nhất tinh thần riêng của đất Hà Nội 
hay "chất" Hà Nội. Thường thì các văn nhân hay chọn người mẫu biểu đạt tinh thần Hà 
Nội lãng mạn, thướt tha yêu kiều kiểu như "Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm", là vóc người 
mảnh dẻ thanh thoát trong sắc áo dài trắng lãng đãng như sương chiều Tây Hồ, những nhân 
TP CH KHOA HC − S
 5/2016 47 
vật nữ minh hoạ rõ nhất tinh thần "Chẳng thơm cũng thể hoa nhài..." hay những đôi tay 
khéo léo gắn liền với văn hoá ẩm thực tinh tế, công phu của người Tràng An (ít khi là 
người mẫu nam)... Thì đây, tản văn của Nguyễn Việt Hà tung ra một loạt người mẫu nam 
để hùng hồn chứng minh rằng: Đàn ông mới thực là nhân tố kiến tạo, giữ gìn linh hồn Hà 
Nội. Ngay từ nhan đề tập truyện đã khẳng định thế: "Con giai (chứ không phải con gái hay 
phụ nữ) phố cổ". 
Đối tượng đầu tiên được nhà văn chọn vào các trang viết của mình là những tay "cao 
bồi già" mang tên "Cao bồi già Hà Nội". Mẫu người này vốn là "người có cốt cách Hà Nội 
mang một phong độ rất riêng, nó là bản năng phố phường có được từ "chất" (...). Những 
cao thủ khinh bạc, ngửi rồi lọc lõi phán xét  ... không cần tinh tế lắm cũng thấy được màu của tết, mùi của 
tết. Đấy là cái màu nóng ấm của hồng đào phảng phất tinh hoa từ những người Tràng An 
muôn năm cũ. Đấy là cái mùi của nhè nhẹ lá gội đầu hương nhu có từ thuở các bà các cô 
Hà thành" (thứ hương xưa cũ đã từng phảng phất trong Tóc chị Hoài của Nguyễn Tuân), 
nó tương phản đến mức khiến những người đàn ông yêu dịu dàng truyền thống thấy chẳng 
vừa mắt với những cô, những bà được mệnh danh "người hiện đại" hôm nay chỉ chuyên 
"dùng dầu gội lờ lợ mùi mỹ phẩm", đoạn tuyệt luôn thứ hương "thanh và thơm đến vô 
cùng" (một chỗ xuân Hà Nội). 
Bỗng nhiên hôm nay Hà Nội xuất hiện một loạt những quán cà phê và quán ăn gợi lại 
nỗi ám ảnh về Hà Nội một thời bao cấp, cái thời mà nhà văn cũng giống như nhiều người 
khác thấy vừa buồn vừa thương thân bởi nỗi "khốn khổ của một thời chẳng nỡ quên" với 
cảnh tượng "... vật lộn xếp hàng cầm sổ lương thực đong gạo rồi chen ngang đánh nhau 
tem phiếu mua đậu phụ bứt rứt ám ảnh. Đấy là chưa kể lẫn lộn vào những rạch quần loe 
những "cờ đỏ" cắt tóc dài..." (đàn ông hoài cổ). Nhưng cũng có một Hà Nội "hồi khoảng 
mươi năm trở về trước" với nét đẹp văn hoá không vùng đất nào cả Bắc cả Nam có được, 
đó là thú vui vô cùng tao nhã, những người đọc sách cả già và trẻ, thường hẹn nhau vào 
khoảng "chiều muộn hăm tám Chạp là ngày gặp nhau cuối năm và sáng sớm mùng sáu 
giêng là buổi quây quần khai bút. Họ dịu dàng bình những bài báo hay những áng thơ đẹp 
rồi lì xì cho nhau những đoản thơ tứ tuyệt". Họ đích thực là những "người đọc trong trắng" 
mà nhà văn khẳng định chắc nịch rằng "Người Hà Nội cũ kỹ chân chính đều mơ hồ có cái 
thói quen đọc đấy". Bây giờ thì những độc giả Hà Nội như vậy bỗng biến mất một cách 
lặng lẽ và tất yếu, thay vào đó là thực tế: "Thư viện hôm nay tuyệt không thấy một ai mơ 
màng ngồi đọc thơ nữa, đa phần đều cồn cào ngốn ngấu những loại sách được thời thượng 
52 TRNG I HC TH  H NI 
gọi là sách công cụ: Một nghìn cách làm giàu làm. Làm thế nào để bạn trở thành quyến rũ. 
Quản trị kinh doanh thật là đơn giản". Rất nhanh. Qua mấy ngày cuối năm, không gian 
tĩnh tại và bình thản của thư viện cổ sẽ bị làm phiền bởi một Hà Nội thực dụng đến mức 
một viên gạch cũng có thể hái ra tiền chứ đừng nói tới khuôn viên rộng rãi của thư viện 
được lát hàng trăm phiến gạch. Rồi "thư viện sẽ hết tết khi cái siêu thị đối diện đông người 
trở lại. Người ta hớt hải vét hàng khuyến mại, tranh nhau đem xe gửi vào khuôn viên của 
nhà chứa sách. Cả toà biệt thự cũ chợt nhiên nhợt nhạt mất đi trầm lặng cổ kính. Rồi nó sẽ 
giống như mọi phố phường của Hà Nội đời thường hôm nay, chỉ toàn những ồn ào vội vã" 
(một chỗ xuân Hà Nội). Hà Nội khác xưa quá nhiều rồi. Đó là sự thay đổi tất yếu của một 
đô thị đang vặn trở mình để thay đổi. Nhưng "thay đổi" không đồng nghĩa với tốt hơn. 
Đáng tiếc là Hà Nội của ngày hôm nay ồn ào, sôi nổi một cách xô bồ và hỗn loạn. 
Cái sự nhốn nháo của đời thường dễ thấy nhất là ở những siêu thị trung tâm, những 
"ngồn ngộn", "dư dật", "tranh giành", "bừng bừng chứng tỏ"... những "kênh kiệu đài các", 
"háo hức mua bán" - là nhóm động tính từ không thể chính xác hơn, được nhà văn dùng để 
miêu tả đời sống ở vùng đất Hà thành. Những trạng thái đó đã tiêu diệt không khoan 
nhượng tinh thần "thanh thoát", "thong thả", "chậm rãi", "sang, sành và tinh" (du xuân) 
của người Hà Nội lớp trước. Thế nên nhà văn mới ra vẻ khách quan mô tả: "Hà Nội những 
năm gần đây đã rùng rùng thay đổi, từ một thành phố tinh tế sâu lắng bỗng chốc tấp nập 
trưởng thành". Kỳ thực mắt người viết ứa nước khi chứng kiến thực tế cực kỳ bất ổn, "kinh 
tế nhấp nhổm tăng trưởng còn phong khí văn hoá cũng loay hoay đang định hình" (lên đời). 
Bao nét đẹp trong những ngày cuối năm ở Hà Nội, bao phong tục văn hoá giàu tính 
nhân văn của người Hà Nội trong những ngày đầu năm đều biến mất hoặc biến tướng cả. 
Sự nỗ lực níu kéo, duy trì của một vài người nặng lòng với đất này chẳng thể lại với cơn lũ 
quét của đời sống mới. Sau cơn lũ, có phù sa tươi tốt hơn cho cây trồng nhưng cũng có 
nhiều rác rưởi cuốn, mắc lại. Nguyễn Việt Hà viết về Hà Nội trong tâm thế đi tìm lại 
những hạt phù sa văn hoá và thật đau lòng khi bắt gặp bao rác cạn trong lòng phố. Một 
tiếng thở dài lo âu trước thực tế những nét đẹp tinh thần của người Hà Nội bơ vơ và dễ mất 
mà "... chẳng biết khi Hà Nội đã qua nghìn năm tuổi liệu có còn muốn giữ" (một góc xuân 
Hà Nội). Thật ra có muốn giữ cũng không được. Người ta bảo hiện đại phải mới, phải thay 
cái cũ. Cây già được thay bằng cây non. Vườn đào san phẳng thành chung cư cao cấp. 
Những cổng gạch ven ô rêu phong đã "bị thô bạo xây thành mới toanh xám xịt bê tông" rồi. 
Vậy là từ nhà văn tới người đọc đều dễ đồng cảm với cảm thán của một nhà thơ già viết về 
Hà Nội: 
"Mái bằng mái bằng lại mái bằng 
Tôi đi như cá lạc vào đăng. 
Ba mươi năm lẻ về quê cũ, 
Cả làng thành một cục xi măng" (lên đời) 
TP CH KHOA HC − S
 5/2016 53 
2.4. Vài nét độc đáo về nghệ thuật 
Dù khởi nguồn cảm hứng rõ ràng về Hà Nội hay những câu chuyện vu vơ dẫn suy 
tưởng nhà văn trở về Hà Nội thì bao giờ giọng điệu da diết trong văn của Nguyễn Việt Hà 
cũng bộc lộ trạng thái phân vân, hoang mang giữa cái cũ - mới. Nhìn món ăn nay nhớ món 
ăn xưa, hương vị xô bồ nông nổi đánh thức những tiếc nuối quay quắt cái đã mất. Người 
Hà Nội hôm nay ngang qua hàng cây trơ trụi lá bên đường bỗng thèm, tiếc, nhớ vòm lá 
xanh mướt của cây cổ thụ trăm năm tuổi đã thành "thụ thiên cổ". Chắc cũng giống như cảm 
giác của nhà văn khi ngang qua "Hàng Buồm với đền Bạch Mã mà ở gần đó có mì vằn 
thắn, gánh mì vô danh tuyệt ngon của lão Hoa kiều móm ấy đâu rồi, bây giờ thay vào là 
một hàng cơm rang mì xào chim quay giả người Tàu, mọi thứ đều ngấy mỡ nồng nặc hành 
phi thơm nức bịp bợm bọn nông nổi "bất tri kỳ vị" chen chúc ngồi ăn nườm nượp" (hớt 
ngọn)... Rồi từ câu chuyện thường nhật là bữa sáng mà ra cái rưng rưng nhớ - độ dài của 
nỗi nhớ tới nửa thế kỷ: "Các tay thị dân già sành điệu thì thích các quán các gánh cũ kỹ 
vỉa hè, hầu hết đều khuất khúc trong lam nham phố cổ. Những hàng những quán lâu đến nỗi 
mà cô chủ bây giờ tuổi đã sồn sồn, mỗi khi chần thêm mấy nhánh hành củ cho ông khách quen 
thỉnh thoảng lại buột mồm: "Hồi còn mẹ cháu, cụ vẫn nói là ông thích nhất ăn thịt gà ở chỗ 
lưng". Ông thực khách cao bồi có tuổi lọc lõi với cái mũ phớt bỗng rưng rưng ngầm nuốt nước 
bọt đang chứa chan quanh hàm răng giả, bồi hồi nhớ về hơn năm mươi năm trước từng trong 
trắng dẫn mối tình đầu ra ăn bún mọc cũng ở quán này" (đàn ông ăn sáng). 
Trước đây, nhà thơ Vũ Đình Liên đã khiến người ta rơi vào vùng hoài cổ mà nước mắt 
chứa chan vì nỗi tuyệt vọng không tìm thấy những gì đẹp đẽ đã tan biến trong hồ sương 
khói, nay Nguyễn Việt Hà cũng kéo người đọc vào vùng hoài cổ nhưng khiến người ta dở 
khóc dở cười là vì nhà văn sử dụng ngôn ngữ và cách diễn đạt vừa bộc lộ phần kiến văn 
sâu rộng (của sách vở), vừa "khoe" được sự cập nhật ngôn ngữ hiện đại (của đường phố). 
Trừ đi cái phần sắc sảo và thông minh sẵn có, thì tâm thế, cảm xúc của tác giả là một 
nguyên nhân. Nguyễn Việt Hà từng bộc bạch trong buổi ra mắt tuyển tập truyện ngắn của 
mình rằng: "Khi nhớ, lẽ thường, người ta vẫn nhớ về những gì đẹp đẽ. Để rồi, con người ta 
đâu dễ tránh khỏi những cảm thức xót xa khi những điều tốt đẹp đó không còn trong hiện 
tại. Cũng bởi vậy, diễn ngôn của tôi đôi khi có chút cay đắng, câu chữ có phần chua 
ngoa". Ngoa, thông minh, hài hước - đó là ấn tượng có thực với bất cứ ai một lần ghé qua 
tạp văn của Nguyễn Việt Hà. Bằng chứng vô số kể. Hội "đạp thanh" được nhà văn cắt 
nghĩa cho những "trẻ trâu" lần đầu nghe thấy khi đi du xuân như sau: "Nghĩa nôm na của 
từ này là dẫm lên cỏ xanh mà đám trẻ đương đại gọi là đánh bóng vỉa hè" (du xuân). 
Nhưng cái sự chua ngoa này không giống như mấy chị bán hàng ngoài chợ "cong cớn" và 
"xỉa xói", mà là kiểu viết "đánh võng từ vỉa hè này sang cột điện kia" như một người lắm 
lời nhiều ý, khiến khối người đọc văn Nguyễn Việt Hà "giật mình thon thót", tuồng như 
mình, chuyện nhà mình, chuyện phố mình... bị nhà văn bóc mẽ. Cũng nhờ vậy mà "Hà Nội 
54 TRNG I HC TH  H NI 
trong văn của anh nhộn nhịp gấp bội" (Nguyễn Trương Quý). Từ định nghĩa về thuật ngữ 
đường phố "ăn đủ", tác giả "liệng" sang câu chuyện "có một dạo ở vỉa hè Hà Nội dùng chữ 
"ăn đủ" theo nghĩa rất tệ. Khi thấy một gã quan tham đã có biệt thự lại cố chiếm lấy một 
suất phân nhà bé tí trong khu tập thể rồi thanh thản hạ cánh an toàn. Hoặc một giáo sư đã 
có vợ khôn, có bồ đẹp mà vẫn gạ tình lấy điểm cô bé sinh viên năm cuối nhếch nhác sau đó 
ung dung hưu trí, thì người ta cảm thán "thằng ấy à, nó ăn đủ rồi". Đại loại, cái thằng ấy 
là thằng đã ăn "dày" còn ăn cả "bí tất", một thứ cực kỳ bại hoại bần tiện" (ăn đủ); từ 
chuyện Hà Nội có phố cổ hay không? "liệng" sang bộ phim Lều chõng (đạo diễn Phi Thanh 
Vân) dựa theo tiểu thuyết của Ngô Tất Tố mà Nguyễn Việt Hà khoái chí khi phát hiện 
"ngoại trừ mấy nàng diễn viên đóng vai đào nương châm rượu chắc chắn là không tân, 
còn đâu nội thất tuốt tuột đều mất hẳn mùi xưa cũ" (đàn ông hoài cổ). Đang bàn về bản 
chất "hoạt bát khoáng đạt lẫn lộn cả tiểu xảo lưu manh" của đám con giai phố cổ, nhà văn 
chợt nhớ ra nhân vật Xuân tóc đỏ trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, vậy là bồi thêm đoạn 
bình luận: "Nhân đây cũng rụt rè xin được bàn, Số đỏ hoàn toàn không phải là kiệt tác, 
văn chương tiểu thuyết thua xa Giông tố... Nó vĩ đại vì đơn giản nó là cuốn sách hiếm hoi 
hay viết về người Hà Nội". Rồi từ chuyện mẫu hình đàn ông mang hư danh ở Hà Nội một 
thời, nhà văn "tạt ngang" sang chuyện một hiệu trưởng lợi dụng mua dâm nữ sinh... 
Viết lời tựa cho tập tản văn Con giai phố cổ, nhà văn Nguyễn Trương Quý còn phát 
hiện "vô số triết lý đặc sệt tinh thần đường phố Hà Nội" nhưng chất chứa cảm xúc thương 
nhớ, yêu mến đều đặn xuất hiện trong mỗi tản văn của Nguyễn Việt Hà. Kiểu triết lý với 
giọng điệu "tưng tửng" như: "Nhố nhăng là một đặc tính làm nên một đô thị lớn" (cao bồi 
già Hà Nội) hay "Phố cổ không thể mất dù bị dung tục phát triển. Mất làm sao được, khi 
trong từng ngôi nhà của nó vẫn luôn có mấy thằng con trai" (con giai phố cổ). Đanh đá 
như triết lý: "Hư danh thường được sinh ra khi một thằng thực chất là thằng nhưng cố 
xưng xưng tỏ mình là ông" (hư danh đàn ông), hài hước như lời tổng kết chắc chắn rằng: 
"Con giai phố cổ thời tem phiếu đều nồng nàn thiết tha yêu Bờ Hồ. Chỉ vì hai lý do: câu cá 
trộm và ở đó có bán bia hơi tuyệt ngon" (con giai phố cổ). Cũng có lúc rưng rưng nước 
mắt: "Nỗi nhớ hồ Hoàn Kiếm luôn đọng thành vũng trong tim những kẻ trót bất hạnh đi xa 
và kể cả những người may mắn còn ở lại" (con giai phố cổ)... 
Giống như một nhiếp ảnh gia, tấm hình nghệ thuật trước hết phụ thuộc vào góc máy. 
Khi ghi lại những tấm hình về Hà Nội, nhờ "thoát khỏi sự thôi miên của văn chương", 
Nguyễn Việt Hà mới có được góc nhìn thẳng như vậy và anh lan toả tới bạn đọc cảm giác 
vừa cười xong đã băn khoăn tự hỏi về những điều gây cười. Sau cùng, giá trị trong sáng tác 
của Nguyễn Việt Hà là nhà văn đã dùng tác phẩm của mình để gìn giữ vẻ đẹp của Hà Nội. 
Cho dù để giữ gìn vẻ đẹp đó, có lẽ nhiều lúc cầm bút viết, con chữ chạy ra trên đầu ngòi 
bút cũng là khi trái tim quặn thắt và đôi mắt ứa nước bởi ý nghĩ những gì thuộc về thời của 
ông bà, cha mẹ, chú bác mình... rồi cũng thành "vang bóng". 
TP CH KHOA HC − S
 5/2016 55 
3. KẾT LUẬN 
"Hà Nội", "Văn hoá Hà Nội" trở thành từ khoá dễ dàng tìm kiếm được hàng chục 
nghìn kết quả thông tin trong một giây. Trong số đó, tất nhiên người ta tìm thấy vô số văn 
bản tụng ca về vẻ đẹp của Hà Nội, văn hoá Hà Nội. Cũng có không ít nhưng bài viết lên 
tiếng báo động hay cầu cứu về vẻ đẹp "vang bóng một thời" của đất kinh kỳ trước thực tế 
Hà Nội của nghìn năm văn hiến đang dần bị "dung tục hoá"... Nhưng những sáng tác của 
Nguyễn Việt Hà (tác phẩm nói chung, tản văn nói riêng) vẫn có sức cuốn hút riêng - lặng 
lẽ nhưng bền bỉ, mãnh liệt và gợi nhiều trăn trở. Những người sinh ra, lớn lên ở Hà Nội 
hay những người thuộc về vùng đất khác yêu Hà Nội với tư cách một giá trị văn hoá độc 
đáo của dân tộc đều nhận thấy tình yêu dành cho Hà Nội "đọng thành vũng" trong tim 
Nguyễn Việt Hà. 
Nhà văn yêu nơi này theo cách riêng của mình. Yêu không có nghĩa là viết về phần 
hay, phần đẹp và tụng ca, hoài niệm về những giá trị đã trở thành dư vang mà còn là thái 
độ thẳng thắn, nhìn thẳng và phản ánh thật những gì đang diễn ra, thậm chí là sự tỉnh táo 
logic suy luận dự báo về những gì sẽ diễn ra... Tất cả đều bộc lộ trăn trở về việc gìn giữ các 
giá trị văn hoá Hà Nội cho mai sau. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Việt Hà (2013), Con giai phố cổ, Nxb Trẻ, Hà Nội. 
2. Thiện Nguyễn (2015), Nguyễn Việt Hà: Với tôi Hà Nội muôn đời vẫn vậy, ngày 09/1/2015, 
vannghequandoi.com.vn. 
3. Lam Thu (2015), Nhà văn Nguyễn Việt Hà đau lòng về sự xô bồ của Hà Nội, ngày 09/1/2015, 
vnexpress.net. 
4. Lam Thu (2016), Nguyễn Việt Hà ra mắt tuyển tập truyện ngắn, 21/1/2016, Vnexpress.net. 
"BOYS FROM THE OLD QUARTER" BY NGUYEN VIET HA – 
A VERTICAL PERSPECTIVE OF HA NOI 
Abstract: There were many writers who had written literacy works about Ha Noi before, 
but Nguyen Viet Ha made a great impression on readers through "the vertical 
perspective" – an honest reflection of objects that we have observed. In "Boys from the 
Old Quarter", he did not exaggerate or indicate a bias towards the positive values. Also, 
he did not transform objects’ defects in order to make them become "fit" or "beautiful". 
The perspective showed us both exquisite beauty and inherent defects of Ha Noi. His tone 
and discourse were not only burlesque but also philosophical and emotional, containing 
deep concerns about preserving the soul of the land with a-thousand-year-old culture. 
Keywords: Nguyen Viet Ha, the works, Boys from the Old Quarter, a vertical perspective, 
culture of Ha Noi. 

File đính kèm:

  • pdfcon_giai_pho_co_cua_nguyen_viet_ha_mot_goc_nhin_thang_ve_ha.pdf