Cơ sở ngôn ngữ học đối với việc nhận thức các khái niệm cơ bản của phong cách học

Xuất phát từ nguyên lí về tính võ đoán của tín hiệu ngôn ngữ, đồng thời đi sâu

khai thác một trong những hệ quả của tính võ đoàn - tồn tại các biến thể, bài

báo đã phân tích và chứng minh sự hình thành của khái niệm ý nghĩa tu từ.

Đồng thời nhận thức một cách sâu sắc nội dung khái niệm ý nghĩa tu từ và các

đặc điểm của nó.

Tương tự, xuất phát từ tiền đề về lí thuyết giao tiếp, mà cụ thể là đặc điểm ba

dạng lời nói cơ bản - lời nói hoàn toàn nói về đối tượng, lời nói không hoàn

toàn nói về đối tượng và lời nói hoàn toàn không nói về đối tượng, bài báo đã

đi sâu phân tích đặc điểm của mỗi dạng lời nói. Từ đó, bài báo trình bày nhận

thức về nội dung khái niệm “quy tắc tu từ”.

Việc nhận thức đúng nội dung và đặc điểm của các khái niệm “ý nghĩa tu từ”

và “quy tắc tu từ” sẽ là tiền đề, là cơ sở hình thành phương pháp phân tích

phong cách học nói chung, phân tích ý nghĩa tu từ và quy tắc tu từ nói riêng,

trong nghiên cứu và giảng dạy văn học ở nhà trường hiện nay

Cơ sở ngôn ngữ học đối với việc nhận thức các khái niệm cơ bản của phong cách học trang 1

Trang 1

Cơ sở ngôn ngữ học đối với việc nhận thức các khái niệm cơ bản của phong cách học trang 2

Trang 2

Cơ sở ngôn ngữ học đối với việc nhận thức các khái niệm cơ bản của phong cách học trang 3

Trang 3

Cơ sở ngôn ngữ học đối với việc nhận thức các khái niệm cơ bản của phong cách học trang 4

Trang 4

Cơ sở ngôn ngữ học đối với việc nhận thức các khái niệm cơ bản của phong cách học trang 5

Trang 5

Cơ sở ngôn ngữ học đối với việc nhận thức các khái niệm cơ bản của phong cách học trang 6

Trang 6

pdf 6 trang minhkhanh 9180
Bạn đang xem tài liệu "Cơ sở ngôn ngữ học đối với việc nhận thức các khái niệm cơ bản của phong cách học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Cơ sở ngôn ngữ học đối với việc nhận thức các khái niệm cơ bản của phong cách học

Cơ sở ngôn ngữ học đối với việc nhận thức các khái niệm cơ bản của phong cách học
No.18_Oct 2020|Số 18 – Tháng 10 năm 2020|p.66-71 DOI: 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC TÂN TRÀO 
ISSN: 2354 - 1431 
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI VỚI VIỆC NHẬN THỨC 
CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA PHONG CÁCH HỌC 
Hoàng Tất Thắng1* 
1 Đại học Khoa học Huế 
* 
Email: tatthang.dhkh@gmail.com 
Thông tin bài viết Tóm tắt 
Ngày nhận bài: 
07/8/2020 
Ngày duyệt đăng: 
20/9/2020 
 Xuất phát từ nguyên lí về tính võ đoán của tín hiệu ngôn ngữ, đồng thời đi sâu 
khai thác một trong những hệ quả của tính võ đoàn - tồn tại các biến thể, bài 
báo đã phân tích và chứng minh sự hình thành của khái niệm ý nghĩa tu từ. 
Đồng thời nhận thức một cách sâu sắc nội dung khái niệm ý nghĩa tu từ và các 
đặc điểm của nó. 
Tương tự, xuất phát từ tiền đề về lí thuyết giao tiếp, mà cụ thể là đặc điểm ba 
dạng lời nói cơ bản - lời nói hoàn toàn nói về đối tượng, lời nói không hoàn 
toàn nói về đối tượng và lời nói hoàn toàn không nói về đối tượng, bài báo đã 
đi sâu phân tích đặc điểm của mỗi dạng lời nói. Từ đó, bài báo trình bày nhận 
thức về nội dung khái niệm “quy tắc tu từ”. 
Việc nhận thức đúng nội dung và đặc điểm của các khái niệm “ý nghĩa tu từ” 
và “quy tắc tu từ” sẽ là tiền đề, là cơ sở hình thành phương pháp phân tích 
phong cách học nói chung, phân tích ý nghĩa tu từ và quy tắc tu từ nói riêng, 
trong nghiên cứu và giảng dạy văn học ở nhà trường hiện nay. 
Từ khóa: 
ngôn ngữ học, phong cách 
học, ý nghĩa tu từ, quy tắc 
tu từ, tính võ đoán. 
1. MỞ ĐẦU 
Khi nghiên cứu các vấn đề thuộc bình diện phong 
cách học, một trong những nội dung cơ bản mà người 
nghiên cứu cần phải nhận thức một cách đầy đủ là ba 
khái niệm cơ bản của phong cách học (ý nghĩa tu từ, 
quy tắc tu từ và phong cách ngôn ngữ). Các công 
trình nghiên cứu về phong cách học tiếng Việt từ 
trước đến nay, ở những mức độ khác nhau, đã đề cập 
đến các khái niệm này. Có thể kể đến các công trình 
như “Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt” 
(1992) của Cù Đình Tú, “Phong cách học tiếng Việt” 
(1995) của Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hòa, 
“Giáo trình Phong cách học tiếng Việt hiện đại” 
(2003) của Hoàng Tất Thắng, “Từ điển tu từ-phong 
cách, thi pháp học” của Nguyễn Thái Hòa, “Phong 
cách học và các phong cách chức năng tiếng Việt ” 
(2000) của Nguyễn Hữu Đạt, “Phong cách học tiếng 
Việt hiện đại” (2013) của Nguyễn Thế Truyền,... 
Khi trình bày các khái niệm nói trên, các tác giả 
thường chỉ tập trung làm sáng tỏ hai vấn đề chính: a) 
Các khái niệm nghĩa tu từ, quy tắc tu từ, phong cách 
ngôn ngữ là gì? b) Phân tích một số ví dụ cụ thể để 
minh họa. Việc nhận thức nội dung các khái niệm 
như trên sẽ gặp khó khăn khi nhận diện và vận dụng 
các phương pháp để phân tích các sự kiện ngôn ngữ 
cụ thể trong giao tiếp. Về nội dung của các khái niệm 
“ý nghĩa tu từ”, “quy tắc tu từ”, “phong cách chức 
năng ngôn ngữ”, các tài liệu của các nhà nghiên cứu 
nhìn chung đã trình bày khá rõ ràng, đầy đủ. Tuy 
nhiên, cơ sở lí thuyết ngôn ngữ học để nhận thức nội 
dung các khái niệm ấy thì hầu như các tác giả chưa 
thực sự quan tâm (nói đúng hơn là quan tâm chưa 
đúng mức). Cũng như các nhà nghiên cứu phê bình 
ngữ văn thường đã trình bày một cách khá đầy đủ nội 
H.T.Thang/ No.18_Oct 2020|p.66-71 
dung các đặc trưng thẩm mỹ của ngôn ngữ thơ ca 
như: ngôn ngữ thơ ca giàu nhạc điệu, ngôn ngữ thơ 
ca giàu hình ảnh, ngôn ngữ thơ ca mang tính tổng 
hợp, hàm súc,... Nhưng lí giải cơ sở ngôn ngữ học 
của các đặc trưng thẩm mỹ đó thì các nhà nghiên cứu 
ngữ văn cũng chưa quan tâm đúng mức. 
Việc nhận thức nội dung các khái niệm cơ bản 
của phong cách học phải nhằm đạt được các mục 
đích sau đây: a) Nguồn gốc hình thành nội dung khái 
niệm của các hiện tượng tu từ. b) Nhận diện chính 
xác sự tồn tại của các hiện tượng tu từ. c) Vận dụng 
đúng phương pháp phân tích phong cách học nói 
chung, các hiện tượng tu từ nói riêng. 
Vì vậy, bài viết này sẽ đi sâu khai thác cơ sở 
ngôn ngữ học trong việc nhận thức nội dung các 
khái niệm “ý nghĩa tu từ” và “quy tắc tu từ”. Các dẫn 
chứng tiếng Việt sẽ là nguồn ngữ liệu để phân tích và 
chứng minh các nội dung trên. 
2. NỘI DUNG 
2.1 Về khái niệm “ý nghĩa tu từ” 
Khái niệm Ý nghĩa tu từ (rhetorical meaning), một 
số tác giả còn gọi là sắc thái tu từ, màu sắc tu từ 
(rhetorical colour, là một trong ba khái niệm cơ bản 
của phong cách học. Tuy quan niệm của mỗi tác giả 
có đôi chỗ khác nhau do góc nhìn khác nhau nhưng 
đều thống nhất ở những đặc trưng bản chất của khái 
niệm. Chẳng hạn, Nguyễn Thái Hòa quan niệm 
“Màu sắc tu từ (phong cách) là lượng nghĩa bổ sung 
có tính chất xã hội và tâm lí cho một thông báo cơ 
sở: tính chất xã hội là những quy ước tập thể trong 
sử dụng ngôn ngữ và tính chất tâm lí là những biểu 
hiện tình cảm, những cảm xúc của cá nhân trong 
việc sử dụng ngôn ngữ” [3,138] . Trong khi Hữu Đạt 
lại tách ra thành hai khái niệm - màu sắc tu từ và 
màu sắc phong cách: “Màu sắc phong cách là khái 
niệm gắn với phong cách ngôn ngữ, tức là gắn với 
một phong cách chức năng cụ thể. Còn màu sắc tu từ, 
trái lại, gắn liền với phong cách lời nói () Màu sắc 
phong cách là cái có tính chất ổn định tương đối và 
có giá trị thong dụng. Màu sắc tu từ là cái hình thành 
có tính chất lâm thời.” [2,40-41]Vấn đề quan trọng 
không phải ở chỗ định nghĩa Ý nghĩa tu từ là gì mà 
quan trọng ở chỗ ý nghĩa tu từ hình thành từ đâu và 
hình thành như thế nào? Nói cách khác là cơ cở lí 
thuyết ngôn ngữ học để nhận thức nội dung khái 
niệm ý nghĩa tu từ. 
2.1.1 Nguyên lí về tính võ đoán của tín hiệu 
ngôn ngữ 
Một trong những thuộc tính bản chất của tín hiệu 
ngôn ngữ là tính võ đoán, nghĩa là mối quan hệ giữa 
hai mặt của tín hiệu ngôn ngữ (mặt biểu đạt/CBĐ và 
mặt được biểu đạt/CĐBĐ) là mối quan hệ “không có 
lí do”, “không giải thích được” (F. de Saussure). 
Cũng theo F. de Saussure, nguyên lí tính võ đoán 
của tín hiệu ngôn ngữ dẫn đến “hệ quả nhiều vô kể”. 
Một trong những hệ quả đó chính là tín hiệu ngôn 
ngữ hình thành các biến t ... à gây 
tác hại vô cùng to lớn, cần phải cảnh giác phòng 
tránh và loại bỏ. Như vậy, với thủ pháp nghệ thuật ẩn 
dụ tu từ, tác giả đã hình tượng hóa một đối tượng vô 
hình, trừu tượng là hệ ý thức tư tưởng và quan điểm 
của chủ nghĩa cá nhân tư sản. 
2.1.3 Nội dung khái niệm “ý nghĩa tu từ” 
Những phân tích ở trên dẫn đến việc nhận thức 
nội dung khái niệm “ý nghĩa tu từ” như sau: Ý nghĩa 
tu từ là phần ý nghĩa riêng (bổ sung) kèm theo phần ý 
nghĩa lô gich trong nội dung biểu đạt của các 
phương tiện ngôn ngữ. 
Khác với ý nghĩa lô gich của đơn vị ngôn ngữ, ý 
nghĩa tu từ có các đặc điểm sau đây: 
a) Ý nghĩa tu từ là phần ý nghĩa riêng (bổ sung) 
chứ không phải là ý nghĩa phụ, bởi vì trong nhiều 
trường hợp giao tiếp, ý nghĩa tu từ lại trở thành ý 
nghĩa trung tâm, là mục đích của sự biểu đạt, đặc biệt 
là trong lĩnh vực giao tiếp nghệ thuật. 
b) Ý nghĩa tu từ là ý nghĩa liên tưởng, hình thành 
trong từng văn cảnh cụ thể, phụ thuộc vào khả năng 
liên tưởng, cảm nhận của mỗi người tiếp nhận. 
c) Ý nghĩa tu từ là loại ý nghĩa văn cảnh nên rất 
tinh tế, sâu kín, khó phát hiện, vì nó không phải do ý 
nghĩa tự thân của các phương tiện ngôn ngữ mang lại. 
Những đặc điểm trên dẫn đến phương pháp và 
những yêu cầu khi phân tích ý nghĩa tu từ. Phương 
pháp chủ đạo trong phân tích ý nghĩa tu từ là thao tác 
tư duy liên tưởng, so sánh và đối lập (so sánh, đối 
lập các hình thức biểu đạt đồng nghĩa). Trên thực tế, 
các hình thức biểu đạt đồng nghĩa có thể cùng tồn tại 
tường minh ở trên lời nói (như các quy tắc so sánh tu 
từ, đồng nghĩa kép và biến thể cùng nghĩa,...) hoặc 
vừa tồn tại tường minh, vừa tồn tại hàm ẩn (như các 
quy tắc ẩn dụ, hoán dụ,...). 
2.2 Về khái niệm “quy tắc tu từ” 
Khái niệm “quy tắc tu từ” (rhetorical principle) 
hay còn gọi là “biện pháp tu từ” (rhetorical means), 
“phương thức tu từ” (figures of style) cũng được các 
nhà nghiên cứu quan niệm theo những cách nhìn 
khác nhau. Đồng quan điểm với Đinh Trọng Lạc, 
Nguyễn Thái Hòa cho rằng: “Biện pháp tu từ là 
những cách phối hợp sử dụng trong lời nói các 
phương tiện ngôn ngữ (không kể là trung hòa hay 
diễn cảm) để tạo ra hiệu quả tu từ (tức tác dụng gợi 
hình, gợi cảm, nhấn mạnh, làm nổi bật,) do sự tác 
động qua lại của các yếu tố trong một ngữ cảnh rộng” 
[3,19]. Tác giả Cù Đình Tú cũng có quan niệm tương 
tự: “Quy tắc tu từ là những cách thức vận dụng các 
đơn vị ngôn ngữ một cách đặc biệt, không bình 
thường, lặp đi lặp lại, nhằm tạo nên sự mới mẻ cho 
lời nói.” [6, 135] 
Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhận thức là ở 
chỗ, nội dung của khái niệm “quy tắc tu từ” được 
hình thành như thế nào, từ cơ sở nào? 
2.2.1 Các dạng lời nói cơ bản 
Theo tác giả Nguyễn Phan Cảnh (1987), tất cả 
những lời nói mà con người nói ra hoặc viết ra 
(trong hoạt động giao tiếp hàng ngày đều có thể quy 
về ba dạng lời nói cơ bản: 
a) Lời nói hoàn toàn nói về đối tượng 
b) Lời nói không hoàn toàn nói về đối tượng 
c) Lời nói hoàn toàn không nói về đối tượng 
- Lời nói hoàn toàn nói về đối tượng là lời nói mà 
nội dung chỉ phản ánh những đặc điểm lô gich - 
khách quan của đối tượng (mang ý nghĩa lô gich – 
thực tại), không kèm theo bất kì một sắc thái chủ 
quan nào của người nói đối với đối tượng được nói 
đến. 
Chẳng hạn, khi ta đọc một câu trong tài liệu 
chuyên môn về ngôn ngữ học: “Âm vị là đơn vị phát 
âm - thính giác nhỏ nhất, có giá trị khu biệt, được 
phân xuất từ một chuỗi lời nói.” 
Lời nói trên là một định nghĩa về âm vị (một loại 
đơn vị của ngôn ngữ). Lời nói này ngoài nội dung 
biểu thị những thuộc tính bản chất bên trong của âm 
vị thì không thể hiện bất kì một thái độ, cảm xúc, 
cách nhìn hoặc sự đánh giá chủ quan nào của ngời 
nói. Vì vậy, về hình thức, từ ngữ, câu văn, phải chuẩn 
mực, đúng văn phạm. 
Xét về nội dung ý nghĩa, lời nói hoàn toàn nói về 
đối tượng chỉ biểu thị một loại ý nghĩa là ý nghĩa lô 
gich thực tại (phản ánh những đặc điểm lô gich 
khách quan của đối tượng). 
 - Lời nói không hoàn toàn nói về đối tượng là lời 
nói bên cạnh nội dung phản ánh những đặc điểm lô 
gich-khách quan của đối tượng (mang ý nghĩa lô gich 
– thực tại), còn kèm theo sắc thái chủ quan của 
người nói đối với đói tượng được nói đến (biểu thị 
thái độ, cảm xúc, cách nhìn hoặc sự đánh giá chủ 
quan của ngời nói). 
So sánh hai hình thức biểu đạt cùng nghĩa sau 
đây: 
a) Cô ấy nước da ngăm đen. 
b) Cô ấy nước da không được trắng cho lắm. 
Rõ ràng cả hai hình thức biểu đạt cùng một nội 
dung lô gich-thực tại là “nêu ra nhận xét về nước da 
của một người con gái”. Tuy nhiên, ở hình thức (a), 
H.T.Thang/ No.18_Oct 2020|p.66-71 
ngoài nhận xét lô gich khách quan ấy, người nói 
không kèm theo sắc thái chủ quan nào. Về hình thức, 
cấu trúc của câu nói là cấu trúc chuẩn mực. Ở hình 
thức (b), bên cạnh nội dung lô gich khách quan ấy, 
người nghe còn nhận ra sắc thái chủ quan về thái độ, 
cảm xúc của người nói “mối quan hệ tình cảm giữa 
người nói với cô gái ấy là trên mức bình thường, 
người nói rất trân trọng cô gái ấy và không muốn làm 
tổn thương mối quan hệ tình cảm giữa mình và cố gái 
ấy”. Để thể hiện sắc thái đánh giá chủ quan của mình, 
người nói phải lựa chọn một hình thức không chuẩn 
mực (còn gọi là lệch chuẩn) “ ... không được.... cho 
lắm”. Hình thức này thường được gọi là cách tu từ 
uyển ngữ hay nói giảm, nói tránh. 
Xét về nội dung ý nghĩa, lời nói không hoàn toàn 
nói về đối tượng bên cạnh biểu thị ý nghĩa lô gich – 
thực tại còn kèm theo ý nghĩa tu từ-biểu cảm (biểu 
thị thái độ, cảm xúc, cách nhìn hoặc sự đánh giá chủ 
quan của ngời nói). 
- Lời nói hoàn toàn không nói về đối tượng là lời 
nói về hình thức ngôn từ phản ánh các đối tượng vật 
chất trong thế giới hiện thực khách quan, nhưng nội 
dung lại biểu hiện thế giới nội tâm của con người. 
Nói cách khác, đây là lời nói dùng hình ảnh để biểu 
hiện thế giới nội tâm (tình cảm, cảm xúc, tâm trạng) 
của con người. 
Ví dụ 4: 
“Thầy mẹ cho em sang một chuyến đò nghiêng 
Thuyền chòng chành đôi mạn em ôm duyên trở 
về” (Ca dao) 
Thoạt đầu ta cứ tưởng rằng cô gái dân gian đang 
kể về câu chuyện đi đò qua sông (!). Nhưng khi nghe 
đến kết hợp “ôm duyên trở về” thì câu chuyện đi đò 
ấy không còn tồn tại. Các từ ngữ “chuyến đò 
nghiêng”, “thuyền chồng chành đôi mạn”, “ôm 
duyên trở về” đã trở thành các hình ảnh biểu trưng 
cho những đối tượng thuộc về tình cảm, cảm xúc nào 
đó. Chính kết hợp “ôm duyên” đã biến đổi các từ ngữ 
nói trên trở thành các hình ảnh, đồng thời là định 
hướng và giới hạn của sự liên tưởng về nghĩa biểu 
trưng ở người tiếp nhận đối với các hình ảnh đó. 
Theo định hướng và giới hạn của tư duy liên 
tưởng ở trên, người tiếp nhận hiểu được rằng: nghĩa 
biểu trưng của hình ảnh chuyến đò nghiêng là “cuộc 
hôn nhân không cân xứng”, nghĩa biểu trưng của 
hình ảnh thuyền chòng chành đôi mạn là “cuộc hôn 
nhân tan vỡ”, nghĩa biểu trưng của hình ảnh ôm 
duyên trở về là “ôm mối hận tình”. Từ những ý nghĩa 
biểu trưng do các hình ảnh mang lại, người tiếp nhận 
lần lượt nhận thức được rằng đây là “lời than trách 
của người con gái khi cuộc hôn nhân không thành”, 
rằng “nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc hôn nhân tan 
vỡ chính là lễ giáo phong kiến, là nguyên nhân khiến 
cho bao cuộc tình đầy nước mắt”. 
Để biểu hiện các nội dung thuộc về tình cảm, cảm 
xúc, tâm trạng (các đối tượng vô hình, trừu tượng), 
người nói thường vận dụng thủ pháp hình tượng hóa 
thông qua các hình ảnh so sánh, ẩn dụ, hoán dụ,... 
Nói cách khác, các cách tu từ như so sánh, ẩn dụ, 
hoán dụ,... là những cách thức của lời nói nhằm biểu 
hiện thế giới nội tâm của con người. 
Xét về nội dung ý nghĩa, lời nói hoàn toàn không 
nói về đối tượng biểu thị hai loại ý nghĩa: ý nghĩa mỹ 
học và ý nghĩa tu từ-biểu cảm. Ý nghĩa mỹ học là ý 
nghĩa liên tưởng (ý nghĩa văn cảnh) do hệ thống hình 
ảnh mang lại; ý nghĩa tu từ-biểu cảm do việc lựa 
chọn hệ thống hình ảnh của người nói mang lại. 
2.2.2 Nội dung khái niệm “quy tắc tu từ” 
Từ việc phân tích đặc điểm của ba dạng lời nói cơ 
bản ở trên, ta thấy, ở dạng lời nói hoàn toàn nói về 
đối tượng là dạng lời nói chuẩn mực, không tồn tại 
hình thức biểu đạt đặc biệt, không bình thường (nói 
cách khác là cách tu từ). Ở dạng lời nói không hoàn 
toàn nói về đối tượng, do nhu cầu biểu thị thái độ, 
cảm xúc, cách nhìn chủ quan của người nói, nên về 
hình thức đã tồn tại các yếu tố đặc biệt, không bình 
thường (cách tu từ uyển ngữ hay nói giảm, nói tránh). 
Ở dạng lời nói hoàn toàn không nói về đối tượng, do 
nhu cầu hình tượng hóa các đối tượng vô hình, trừu 
tượng (không gian, thời gian, tâm trạng, thế giới nội 
tâm của con người,...), nên về hình thức biểu đạt đã 
tồn tại một hệ thống các hình ảnh tu từ (so sánh, ẩn 
dụ, hoán dụ,...), các cách thức biểu đạt đặc biệt, 
không bình thường. 
 Vì vậy, ở dạng lời nói hoàn toàn nói về đối 
tượng không tồn tại các quy tắc tu từ. Ở dạng lời nói 
không hoàn toàn nói về đối tượng đã xuất hiện các 
yếu tố (cách thức) tu từ và đặc biệt là ở dạng lời nói 
hoàn toàn không nói về đối tượng tồn tại dày đặc các 
quy tắc tu từ. 
Đến đây, có thể nhận thức nội dung khái niệm 
“quy tắc tu từ” như sau: Quy tắc tu từ là những cách 
thức lựa chọn và vận dụng các phương tiện ngôn ngữ 
một cách đặc biệt, không bình thường, lặp đi lặp lại, 
nhằm tạo ra những lời nói mang ý nghĩa tu từ-biểu 
cảm và ý nghĩa mỹ học. 
Nhận thức nội dung khái niệm “quy tắc tu từ” như 
trên có ý nghĩa quan trọng đối với phương pháp phân 
tích các quy tắc tu từ nói riêng, phân tích phong cách 
học nói chung. 
Thứ nhất, trong hệ thống các phong cách chức 
năng tiếng Việt thì phong cách ngôn ngữ hành chính 
H.T.Thang/ No.18_Oct 2020|p.66-71 
tuyệt nhiên không vận dụng các quy tắc tu từ. Trái 
lại, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật lại xem việc vận 
dụng các quy tắc tu từ là nguyên tắc sống còn trong 
sáng tác văn chương. Bởi vì, quy tắc tu từ không chỉ 
có tác dụng giúp cho người nói giải quyết được mâu 
thuẫn giữa sự hữu hạn về số lượng của các đơn vị 
ngôn ngữ và sự vô hạn về nhu cầu biểu đạt của con 
người mà còn giúp cho người nói biểu thị những 
trạng thái tâm lí-cảm xúc một cách chính xác nhất, 
tinh tế nhất và sâu sắc nhất. 
Thứ hai, các quy tắc tu từ mà người nói lựa chọn và 
vận dụng trong giao tiếp là vô cùng đa dạng và phong 
phú, thể hiện trên các cấp độ ngữ âm, từ vựng và ngữ 
pháp của ngôn ngữ. Vai trò, tác dụng của các quy tắc tu 
từ ở các cấp độ ngôn ngữ thể hiện rất khác nhau. Vì vậy, 
khi phân tích, cần phải nhận diện xem quy tắc tu từ ấy 
thuộc cấp độ nào của ngôn ngữ cũng như cách thức cấu 
tạo của chúng; đồng thời phải gắn quy tắc tu từ ấy trong 
mối liên hệ biện chứng với văn cảnh cụ thể. Bởi vì, nếu 
tách khỏi văn cảnh cụ thể thì dù cách thức biểu đạt ấy có 
kĩ thuật kĩ xảo như thế nào chăng nữa cũng chỉ như 
những “cái xác không hồn”. 
3. Kết luận 
Xuất phát từ nguyên lí về tính võ đoán của tín 
hiệu ngôn ngữ, chúng tôi đã phân tích và chứng minh 
sự hình thành khái niệm ý nghĩa tu từ cũng như các 
đặc điểm của nó. Tương tự, xuất phát từ tiền đề lí 
thuyết giao tiếp, cụ thể là mô hình ba dạng lời nói cơ 
bản ( lời nói hoàn toàn nói về đối tượng, lời nói 
không hoàn toàn nói về đối tượng và lời nói hoàn 
toàn không nói về đối tượng), bài viết đã đi sâu phân 
tích đặc điểm chúng. Kết quả phân tích cho thấy hai 
dạng lời nói không hoàn toàn và hoàn toàn không 
nói về đối tượng luôn luôn nhằm mục đích tu từ-biểu 
cảm, vừa làm cho lời nói sinh động, gợi cảm, giàu 
hình ảnh, vừa cô đọng, hàm súc về ý nghĩa. Đó là cơ 
sở để nhận thức nội dung khái niệm “quy tắc tu từ”. 
Việc nhận thức đúng nội dung và đặc điểm của 
các khái niệm “ý nghĩa tu từ” và “quy tắc tu từ” sẽ là 
tiền đề, là cơ sở hình thành phương pháp phân tích 
phong cách học nói chung, phân tích ý nghĩa tu từ và 
quy tắc tu từ nói riêng, trong nghiên cứu và giảng dạy 
văn học ở nhà trường hiện nay. 
REFERENCES 
[1] Nguyen Phan Canh, Poetic Language, 
University and High School Publishing House, 
Hanoi, 1978. 
[2] Huu Dat, Learning styles and functional styles 
in Vietnamese, Culture-Information Publishing 
House, Hanoi, 2000. 
[3] Nguyen Thai Hoa, Vocabulary - Style 
Dictionary, Poetry Study, Educational Publishing 
House, Hanoi 2005. 
[4] Dinh Trong Lac-Nguyen Thai Hoa, 
Vietnamese Language Learning Style, Educational 
Publishing House, Hanoi, 1995. 
[5] Hoang Tat Thang, Modern Vietnamese 
Learning Style, Educational Publishing House, 
Hanoi, 2003. 
[6] Cu Dinh Tu, Vietnamese language learning 
styles and rhetoric characteristics, Educational 
Publishing House, Hanoi, 1992. 
LINGUISTIC BASE FOR THE ACQUISITION OF FUNDAMENTAL CONCEPTS 
OF STYLISTICS HOANG TAT THANG – HUE UNIVERSITY OF SCIENCES 
Article info Abstract 
Recieved: 
07/8/2020 
Accepted: 
20/9/2020 
 Depending on the principal of arbitrariness of linguistic semiotics, as well as 
exploring one of consequences of the arbitrariness that is existence of variants, the 
article analyses and demonstrates the formation of concepts of rhetorical meaning. 
Also, it presents a profound understanding of rhetorical meaning concepts and 
their characteristics. 
Likewise, based on the theory of three basic speech acts – which are speech 
referring to the subject entirely, speech referring to the subject incompletely, and 
speech not referring to the subject, this article analyses characteristics of every 
speech act. Based on this analysis, the article presents further understanding of 
contents of rhetorical principle concepts. 
The accurate acquisition of contents and characteristics of concepts of rhetorical 
meanings and principles is fundamental for formation of analytical methods in 
stylistics in general, and in rhetorical meanings and principles in particular, in 
researching and teaching literature in schools today. 
Keywords: 
linguistics, stylistics, 
rhetorical meaning, 
rhetorical principle, 
arbitrariness. 

File đính kèm:

  • pdfco_so_ngon_ngu_hoc_doi_voi_viec_nhan_thuc_cac_khai_niem_co_b.pdf