Chuyên đề Tâm lý học nhận thức

Do yêu cầu của lao động, của cuộc sống, con người thường xuyên tiếp xúc

với các sự vật hiện tượng xung quanh, qua đó con người nhận thức được các nét

cơ bản của sự vật hiện tượng (Ví dụ con người gò đá thấy lửa)

Cứ như vậy, nhận thức của con người ngày càng được mở rộng.

Theo từ điển triết học: Nhận thức là quá trình tái tạo lại hiện thực ở trong tư

duy của con người, được quyết định bởi quy luật phát triển xã hội và gắn liền cũng

như không thể tách rời khỏi thực tiễn, nó phải là mục đích của thực tiễn, phải

hướng tới chân lý khách quan.

Theo Cuốn “Giải thích thuật ngữ Tâm lý – Giáo dục học”: “Nhận thức là

toàn bộ những quy trình mà nhờ đó những đầu vào cảm xúc được chuyển hoá,

được mã hoá, được lưu giữ và sử dụng.

Hiểu Nhận thức là một quy trình, nghĩa là nhờ có quy trình đó mà cảm xúc

của con người không mất đi, nó được chuyển hoá vào đầu óc con người, được con

người lưu giữ và mã hoá,

Chuyên đề Tâm lý học nhận thức trang 1

Trang 1

Chuyên đề Tâm lý học nhận thức trang 2

Trang 2

Chuyên đề Tâm lý học nhận thức trang 3

Trang 3

Chuyên đề Tâm lý học nhận thức trang 4

Trang 4

Chuyên đề Tâm lý học nhận thức trang 5

Trang 5

Chuyên đề Tâm lý học nhận thức trang 6

Trang 6

Chuyên đề Tâm lý học nhận thức trang 7

Trang 7

Chuyên đề Tâm lý học nhận thức trang 8

Trang 8

Chuyên đề Tâm lý học nhận thức trang 9

Trang 9

Chuyên đề Tâm lý học nhận thức trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 35 trang minhkhanh 28701
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Tâm lý học nhận thức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề Tâm lý học nhận thức

Chuyên đề Tâm lý học nhận thức
babyhvq@gmail.com Nguyễn Văn Tường - 2010 1 
Nguyễn Văn Tường 
Trung tâm Nghiên cứu tâm lý trẻ em 
(Trung tâm N-T Nguyễn Khắc Viện) 
Tài liệu tham khảo: 
1. Tâm lý học đại cương (Nguyễn Xuân Thức – NXB ĐHSP – 2008) 
2. Phát triển Nhận thức, học tập và giảng dậy (NXBGD – 1998) 
3. Trí tuệ và đo lường trí tuệ (Trần Kiều – NXB Chính trị QG – 2005) 
4. Các lý thuyết phát triển tâm lý người (NXB ĐHSP – 2003 – Phan Trọng 
Ngọ) 
5. Một số công trình Tâm lý học (A.N.Leonchiép – 2003) 
CHƯƠNG I: NHẬP MÔN TÂM LÝ HỌC NHẬN THỨC 
I. NHẬN THỨC LÀ GÌ VÀ VAI TRÒ CỦA NHẬN THỨC 
1. Nhận thức là gì? 
Do yêu cầu của lao động, của cuộc sống, con người thường xuyên tiếp xúc 
với các sự vật hiện tượng xung quanh, qua đó con người nhận thức được các nét 
cơ bản của sự vật hiện tượng (Ví dụ con người gò đá thấy lửa) 
Cứ như vậy, nhận thức của con người ngày càng được mở rộng. 
Theo từ điển triết học: Nhận thức là quá trình tái tạo lại hiện thực ở trong tư 
duy của con người, được quyết định bởi quy luật phát triển xã hội và gắn liền cũng 
như không thể tách rời khỏi thực tiễn, nó phải là mục đích của thực tiễn, phải 
hướng tới chân lý khách quan. 
Theo Cuốn “Giải thích thuật ngữ Tâm lý – Giáo dục học”: “Nhận thức là 
toàn bộ những quy trình mà nhờ đó những đầu vào cảm xúc được chuyển hoá, 
được mã hoá, được lưu giữ và sử dụng. 
Hiểu Nhận thức là một quy trình, nghĩa là nhờ có quy trình đó mà cảm xúc 
của con người không mất đi, nó được chuyển hoá vào đầu óc con người, được con 
người lưu giữ và mã hoá, 
Theo Từ điển Giáo dục học: “Nhận thức là quá trình hay là kết quả phản 
ánh và tái tạo hiện thực vào trong tư duy của con người”. Như vậy, Nhận thức 
Chuyên đề: TÂM LÝ HỌC NHẬN THỨC 
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
 For evaluation only.
babyhvq@gmail.com Nguyễn Văn Tường - 2010 2 
được hiểu là một quá trình, là kết quả phản ánh. Nhận thức là quá trình con người 
nhận biết về thế giới, hay là kết quả của quá trình nhận thức đó (Nhận biết là mức 
độ thấp, hiểu biết là mức độ cao hơn, hiểu được các thuộc tính bản chất). 
Các quan niệm khác về nhận thức: 
“Nhận thức là hành động bằng trí tuệ, để hiểu biết các sự vật hiện tượng”. 
Như vậy, Nhận thức và trí tuệ được đồng nhất như nhau. Nhờ hoạt động trí tuệ này 
mà con người mới hiểu biết được sự vật hiện tượng. 
Nhà Tâm lý học người Đức cho rằng: “Nhận thức là sự phản ánh hiện 
thực khách quan trong ý thức của con người, nhận thức bao gồm; Nhận thức 
cảm tính và Nhận thức lý tính, chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau và 
cơ sở, mục đích và tiêu chuẩn của Nhận thức là thực tiễn xã hội”.Khái niệm của 
nhà Tâm lý học người Đức đã phản ánh tương đối đầy đủ nội hàm của Nhận thức 
và chúng ta sử dụng khái niệm này. 
2. Vai trò của Nhận thức 
Con người hơn con vật là trước khi làm việc đã có nhận thức, đã xác định 
được mục đích hoạt động. 
Như vậy, Nhận thức có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống và hoạt 
động của con người, Nhận thức là thành phần không thể thiếu trong sự phát triển 
của con người. 
Nhận thức là cơ sở để con người nhận biết thế giới và hiểu biết thế giới đó, 
từ đó con người có thể tác động vào thế giới đó một cách phù hợp nhất, để đem lại 
hiệu quả cao nhất cho con người. 
Xem xét quá trình phát triển một cá thể của con người, thì một đứa trẻ khi 
được sinh ra, nếu nó không nhận biết được thế giới khách quan, thì đứa trẻ đó sẽ 
không có hiểu biết và không có nhận thức. 
Nhận biết đi từ đơn giản, nhận biết đi từ từng thuộc tính đơn lẻ bề ngoài của 
sự vật hiện tượng đến những cái phức tạp, những thuộc tính bản chất bên trong. 
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
 For evaluation only.
babyhvq@gmail.com Nguyễn Văn Tường - 2010 3 
Khi đã quen thuộc con người tiếp tục nhận biết thêm về sự vật hiện tượng 
qua mỗi lần tiếp xúc. Càng tiếp xúc với nhiều sự vật hiện tượng thì càng nhận biết 
được nhiều các thuộc tính khác nhau. 
Sau đó, con người biết hợp nhất các thuộc tính đơn lẻ lại với nhau, thành 
một tổng thuộc tính chung của sự vật hiện tượng, xếp chúng vào thành một nhóm, 
tìm ra cái chung bản chất của một nhóm sự vật hiện tượng. 
Khi đó, Nhận thức của con người được mở rộng hơn, tiến lên một bước cao 
hơn và đã tạo ra những cấu tạo tâm lý mới. Cũng khi đó, Nhận thức của con 
người đã đi đến tư duy trừu tượng, tư duy khái quát. Như vậy, có thể khẳng định 
tâm lý người có bản chất xã hội – lịch sử. 
Tóm lại, Nhận thức là cơ sở, là nền tảng cho mọi sự hiểu biết của con 
người, nếu không có Nhận thức thì con người sẽ mãi mãi ở trạng thái của một 
đứa trẻ sơ sinh. 
Nhờ có Nhận thức mà con người mới có thể cải tạo được thế giới xung 
quanh và cao hơn nữa là con người có thể cải tại được chính bản thân mình, phục 
vụ được nhu cầu của chính mình. 
II. TÂM LÝ HỌC NHẬN THỨC 
1. Vài nét về sự hình thành và phát triển của Tâm lý học nhận thức. 
Ngay từ thời xa xưa, vấn đề Nhận thức, vấn đề học tập đã được quan tâm, 
nó xuất hiện cùng với sự xuất hiện của loài người. 
Đến thế kỷ 17, lý luận về Nhận thức mới dần dần được hình thành, một số 
tác giả như Đ. Các, Căngđã thấy được tầm quan trọng của nhận thức, từ đó từng 
bước hình thành nên lý luận Nhận thức. 
Đến thế kỷ 19 (1879), khi Wunt thành lập Phòng thực nghiệm Tâm lý đầu 
tiên trên thế giới, Ông đã có nghiên cứu, đo đạc trí nhớ, tư duy của con người, vì 
thế mà công trình nghiên cứu của ông là những công trình nghiên cứu đầu tiên về 
Tâm lý học nhận thức. 
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
 For evaluation only.
babyhvq@gmail.com Nguyễn Văn Tường - 2010 4 
Tuy nhiên, việc định danh phân ngành này được diễn ra cùng vớịư xuất 
hiện cuốn sách “Tâm lý học nhận thức” đầu tiên của U. Neisser (1967), Tạp chí 
tâm lý học nhận thức cũng ra đời vào năm 1970. 
Đến những năm 60 của thế kỷ XX, khái niệm Nhận thức được sử dụng như 
một khái niệm chung để chỉ hầu hết các quá trình tâm lý học bao gồm; tri giác, tư 
duy, động cơ, 
Tâm lý học nhận thức chỉ là một phân ngành mới để nghi ... là bản năng của con người, sinh ra đã có 
- Ngôn ngữ là một hiện tượng tự nhiên, nó quá trình sinh ra, quá trình diễn 
tiến, quá trình biến đổi và tiêu vong như một cơ thể sống. 
- Ngôn ngữ đống nhất với dấu hiệu của một chủng tộc như; đặc điểm cơ 
thể, màu da, tiếng nói, phát âmm, 
- Ngôn ngữ mang tính di truyền và có tính chất sinh vật. 
4.5.1.2 Quan điểm xã hội - lịch sử cho rằng: 
- Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt, là một trong những yếu tố 
quan trọng để tạo nên “con người” cũng như hình thành cả xã hội loài người. 
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
 For evaluation only.
babyhvq@gmail.com Nguyễn Văn Tường - 2010 28 
- Ănghen đã nói “Trước hết là lao động, sau lao động là ngôn ngữ, đó là 
hai yếu tố đã biến não vượn thành não người”. 
- Ngôn ngữ là công cụ, là phương tiện của loài người, nó đặc trưng cho mỗi 
dân tộc, mỗi cộng đồng người, để tạo điều kiện cho con người có thể gia nhập vào 
xã hội loài người, cóp thể tham gia vào hoạt động để giao tiếp với nhau, để nhận 
thức và cải tạo thế giới, đồng thời cai tạo chính bản thân mình. 
- Ngôn ngữ là công cụ để hình thành ý thức và tự ý thức của con người. 
- Ngôn ngữ là hiện tượng xã hội, là công cụ xã hội, mang bản chất xã hội - 
lịch sử; thông qua ngôn ngữ con người lĩnh hội, học hỏi những kinh nghiệm của 
thế hệ đi trước, biến nó thành cái riêng của bản thân, tạo ra sự phát triển nhân 
cách, tâm lý cho bản thân. 
- Ngôn ngữ là phương tiện, là công cụ để sản xuất ra tư tưởng, tình cảm của 
con người, sau đó khái quát lại thành những nét tính cách, tâm lý riêng. Hay nói 
cách khác, ngôn ngữ giúp con người trao đổi tình cảm, tư tưởng và tư duy. 
Như vậy, xuất phát từ nguồn gốc xã hội nên ngôn ngữ mang bản chất xã hội 
- lịch sử. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt, là tiêu chí để xã hội tồn tại, 
là tiêu chí để phát triển xã hội, xây dựng các quan hệ xã hội, xây dựng nên nền 
kinh tế tri thức. 
Nhận xét: Với tầm quan trọng của mình, ngôn ngữ trở thành đối tượng 
nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau như TLH, dân tộc học,Chủ 
nghĩa tự nhiên coi ngôn ngữ là một hiện tượng tự nhiên, đồng nghĩa với việc đã 
phủ nhận bản chất xã hội - lịch sử của ngôn ngữ. 
4.5.2 Bản chất của hoạt động lời nói. 
a. Hoạt động lời nói là hoạt động của cá nhân được hình thành trong đời 
sống xã hội của con người. Trong đó, con người tiếp thu và sử dụng tiếng nói của 
dân tộc, của cộng đồng vào quá trình nhận thức, giáo tiếp để lĩnh hội nền văn hoá 
xã hội - lịch sử, hình thành và phát triển nhân cách con người. 
b. Hoạt động lời nói gồm có: 
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
 For evaluation only.
babyhvq@gmail.com Nguyễn Văn Tường - 2010 29 
- Viết là sử dụng các âm tự, con chữ để mà viết ra. 
- Nói là sử dụng âm thanh, âm vị, hoạt động của cơ quan phát âm để thu 
nhận và phát ra âm thanh. 
- Các cử chỉ điệu bộ 
c. Hoạt động lời nói là một hiện tượng xã hội đặc biệt, nó có chức năng chỉ 
nghĩa và thông báo. 
d. Hoạt động lời nói là hoạt động mang tính cá nhân, trong đó cá nhân sử 
dụng hoạt động lời nói để nhận thức lẫn nhau, để tiếp thu thông tin, để cùng nhau 
giao tiếp và hoàn thiện bản thân. 
e. Hoạt động lời nói bao gồm hai mặt: mặt biểu đạt và mặt hiểu 
biểu đạt. 
☻Mặt biểu đạt: là mặt sản sinh ra lời nói (hay nó chính là quá trình 
xuất tâm). Đó là quá trình mà ngôn ngữ được hình thành do ý chủ quan của cá 
nhân về nội dung cần nói ra hoặc viết ra và chuyển các ý chủ quan này thành lời 
nói. Về thực chất đó là quá trình chuyển ý thành lời. 
- Đặc điểm của mặt biểu đạt: Đây là một hoạt động tâm lý có cấu trúc 
chung như một một hoạt động bình thường: 
Hoạt động lời nói ↔ Động cơ (ý muốn chủ quan) 
 ↕ ↕ 
Hành động lời nói ↔ Mục đích lời nói 
 ↕ ↕ 
Thao tác lời nói ↔ Lời nói, âm thanh, chữ, kí hiệu 
Hoạt động lời nói không phải là hoạt động đơn phương, tự thân. Trái lại, nó 
luôn gắn với các hoạt động khác như hoạt động giao tiếp, hoạt động nhận thức và 
sử dụng các phương tiện đặc biệt là lời nói, kí hiệu, cử chỉ điệu bộ. 
- Các giai đoạn sản sinh lời nói (quá trình xuất tâm). Đã có nhiều nhà 
tâm lý học khác nhau đưa ra các giai đoạn khác nhau về quá trình sản sinh 
lời nói: 
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
 For evaluation only.
babyhvq@gmail.com Nguyễn Văn Tường - 2010 30 
+ Quan điểm của nhà tâm lý học người Mỹ D.H.Good, ông đã đưa ra quá 
trình sản sinh lời nói bao gồm 6 giai đoạn: 
1) Giai đoạn 1: Hình thành động cơ sản sinh lời nói (hình thành các ý 
tưởng, ý định mang tính chủ quan) 
2) Giai đoạn 2: Kế hoạch hoá ý thành lời 
3) Giai đoạn 3: Tìm kiếm các lời, các chữ, các cử chỉ, hành vi chứa 
đựng trong một ý nghĩa phù hợp. 
4) Giai đoạn 4: Lập chương trình chuyển ý vào lời theo một cấu trúc cú 
pháp biểu đạt các chương trình phát ngôn. 
5) Giai đoạn 5: Hiện thực hoá các chương trình ngôn ngữ và phát ngôn 
(xuất tâm) 
6) Giai đoạn 6: Kiểm tra, theo dõi kết quả. 
+ Theo quan điểm của các nhà tâm lý học ngôn ngữ người Nga, quan 
niệm rằng việc sản sinh ra lời nói gồm 5 giai đoạn: 
Các nhà TLH Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 Giai đoạn 4 Giai đoạn 5 
L.X.Vưgotxki Hình thành 
động cơ sản 
sinh lời nói 
Ý cá nhân Các từ ngữ, 
tín hiệu, cử 
chỉ, điệu bộ 
Nghĩa kết 
quả biểu đạt 
ý 
Phát ngôn 
A.A.Leonchiev Hình thành 
động cơ sản 
sinh lời nói 
Có các ý cơ 
bản 
Chương 
trình ngôn 
ngữ 
Đưa vào cấu 
trúc cú pháp 
Phát ngôn 
A.R.Luria Hình thành 
động cơ sản 
sinh lời nói 
Ý chủ quan 
có tính cơ 
bản 
Từ ngữ và 
ngữ nghĩa 
Cấu trúc 
ngữ pháp 
Phát ngôn 
A.V.Petropxki Hình thành 
động cơ sản 
sinh lời nói 
Ý và mã 
hoá ý 
Lập chương 
trình ngôn 
ngữ 
Già soát 
chương 
trình chuẩn 
bị phát ngôn 
Phát ngôn 
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
 For evaluation only.
babyhvq@gmail.com Nguyễn Văn Tường - 2010 31 
+ Quan điểm chung cho rằng hoạt động lời nói chỉ bao gồm 4 giai đoạn: 
 Giai đoạn 1: Hình thành động cơ tạo ra các ý chủ quan sẽ nói ra, viết 
ra, biểu đạt ra từ đó nảy sinh nhu cầu cần nói ra, viết ra nhằm mục 
đích gì?, bằng cách nào?, nói trực tiếp hay viết ra giấy? 
 Giai đoạn 2: Lập chương trình phát ngôn, từ ý chủ quan của chủ thể 
tìm những từ ngữ, những kí hiệu, tín hiệu để biểu đạt mang tính 
khách quan, để bộc lộ ra các ý rồi chuyển ý vào cấu trúc ngữ pháp, 
vào trong câu, trong đoạn văn, trong bài viết. 
 Giai đoạn 3: Phát ngôn, tức là viết ra bằng bài giảng, sơ đồ, cử chỉ 
điệu bộ, chuyển từ ý bên trong thành lời ở bên ngoài. Gọi là giai 
đoạn khách quan hoá. 
 Giai đoạn 4: Theo dõi các tác dụng, tín hiệu phản hồi để điều chỉnh 
hành vi cho phù hợp. 
- Cơ chế hình thành hoạt động sản sinh lời nói (gồm 6 cơ chế nhỏ) 
+ Cơ chế hình thành động cơ, đấu tranh động cơ trên cơ sở của nhu cầu, 
mục đích. 
+ Cơ chế lựa chọn ngữ âm, chữ viết, ngữ pháp ở trong đầu dẫn đến ngôn 
ngữ thầm ở trong đầu. 
+ Cơ chế tạo ra cấu trúc ngữ pháp, xác định được chue ngữ - vị ngữ - bổ 
ngữ. 
+ Cơ chế chuyển ý thành lời theo cấu trúc ngữ pháp đã lựa chọn. 
+ Cơ chế phát ngôn – chương trình phát ngôn. 
+ Cơ chế hiện thực hoá chương trình phát ngôn ra ngoài. 
☻Mặt hiểu biểu đạt: Đây chính là hoạt động tiếp nhận lời nói, tức là 
nghe và hiểu, đồng thời chuyển ý khách quan thành ý chủ quan, chuyển từ ngoài 
vào trong. (Nhập tâm) 
Xung quanh vấn đề này có rất nhiều quan điểm khác nhau: 
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
 For evaluation only.
babyhvq@gmail.com Nguyễn Văn Tường - 2010 32 
- Quan điểm của tâm lý học liên tưởng: Cho rằng khi có lời nói, chữ viết 
tác động đến chúng ta, ta nghe được, đọc được nó sẽ làm sống lại những ý nghĩ 
liên tưởng liên quan đến lời nói và chữ viết để nhận thức nó. 
- Quan điểm của lý thuyết thông tin: Cho rằng quá trình truyền và phát tin 
từ người nói đến người nghe có sự mã hoá thông tin, người nhận tin pahỉ giải mã, 
người phát tin phải mã hoá. Con người được ví như cái máy phát, máy nhận thuần 
tuý các thông tin xuôi ngược. 
Theo quan điểm của thuyết thông tin thì khi nói ra ý phải chuyển thành lời, 
có nghĩa khi sang nguồn tin thì nguồn phát ra nó chứa đựng trong chữ, trong hành 
vi. Khi đó người nhận phải có cơ chế tri giác ngôn ngữ (nghe, nhìn), tri giác chữ 
viết, hình ảnh, sau đó là thông hiểu ngôn ngữ. Còn việc nhận tin là quá trình 
chuyển từ ngoài vào trong, chuyển lời thành ý (quá trình nhập tâm), còn quá trình 
chuyển từ ý thành lời gọi là quá trình xuất tâm. Do tác động của lời nói mà con 
người có thể làm sống lại các mối liên tưởng đã có. 
+ Quan điểm của các nhà tâm lý học ngôn ngữ cho rằng mặt hiểu biểu đạt 
là quá trình chuyển từ nghĩa khách quan chứa đựng trong lời sang nghĩa chủ quan, 
nó diễn ra qua hai khâu tri giác ngôn ngữ (nghe và đọc), từ đó xuất hiện tri giác 
con người, hình ảnh, âm thanh hay con chữ, 
Tri giác ngôn ngữ là quá trình đọc và nghe các kí hiệu ngôn ngữ bằng các 
giác quan, kết quả phụ thuộc vào việc quan sát tinh tế, nhạy cảm, phụ thuộc vào 
tâm thế của chủ thể, động cơ hành động. 
Thông hiểu ngôn ngữ theo Xêchinốp là hiểu cái gì đó. 
Câu hỏi thảo luận: Phân tích các mức độ của quá trình nhận 
thức? Mối quan hệ giữa chúng? 
1. Định nghĩa về nhận thức: Nhận thức là quá trình phản ánh các sự vật 
hiện tượng trong hiện thực khách quan và cả bản thân ta nữa, phản ánh những 
thuộc tính bề ngoài và cả những thuộc tính bản chất bên trong của sự vật hiện 
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
 For evaluation only.
babyhvq@gmail.com Nguyễn Văn Tường - 2010 33 
tượng, phản ánh những cái hiện có, những cái đã qua và cả những cái sẽ có trong 
tương lai. 
(Con người sinh ra không có một chiếc gương trên tay, phải qua giao tiếp 
với người khác để nhận ra ta) 
2. Các mức độ của nhận thức bao gồm nhận thức cảm tính và nhận 
thức lý tính. 
3. Phân tích các mức độ của quá trình nhận thức 
3.1 Nhận thức cảm tính: 
3.1.1 Định nghĩa: Nhận thức cảm tính là quá trình nhận thức phản ánh các 
thuộc tính bề ngoài của sự vật hiện tượng, khi chúng đang trực tiếp tác động vào 
các giác quan của chúng ta. 
3.1.2 Các quá trình của nhận thức cảm tính: Nhận thức cảm tính bao gồm 
hai quá trình là cảm giác và tri giác. 
- Cảm giác là quá trình nhận thức phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc 
tính bề ngoài của sự vật hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào các giác 
quan của chúng ta. 
Sản phẩm của cảm giác là những cảm giác riêng lẻ. 
- Tri giác là quá trình nhận thức phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính 
bề ngoài của sự vật hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào các giác 
quan của chúng ta. 
Sản phẩm của tri giác là các hình tượng. 
3.1.3 Đặc điểm chung của nhận thức cảm tính: 
- Nhận thức cảm tính phản ánh các thuộc tính bề ngoài của sự vật hiện 
tượng với các mức độ khác nhau từ thấp đến cao. 
- Nhận thức cảm tính phản ánh trực tiếp các sự vật hiện tượng khi chúng 
trực tiếp tác động vào các giác quan của chúng ta. 
- Sản phẩm của nhận thức cảm tính là các cảm giác riêng lẻ, là các hình 
tượng. 
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
 For evaluation only.
babyhvq@gmail.com Nguyễn Văn Tường - 2010 34 
3.2 Nhận thức lý tính: 
3.2.1 Định nghĩa: Nhận thức lý tính là quá trình nhận thức phản ánh các 
thuộc tính bản chất bên trong của sự vật hiện tượng, khi chúng đang trực tiếp tác 
động vào các giác quan của chúng ta. 
3.2.2 Các quá trình của nhận thức lý tính: bao gồm có tư duy và tưởng 
tượng. 
- Tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, 
những liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật hiện tượng trong 
hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết. 
Sản phẩm của tư duy là các tri thức mới như các khái niệm, công thức, định 
luật, 
- Tưởng tượng là một quá trình tâm lý phản ánh những cái chưa từng có 
trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ 
sở những biểu tượng đã có. 
Sản phẩm của tưởng tượng là những hình ảnh, biểu tượng mới trên cơ sở 
của những biểu tượng đã có trước đó. 
3.2.3 Mối quan hệ giữa tư duy và tưởng tượng 
- Cùng nằm trong nấc thang nhận thức lý tính, tư duy và tưởng tượng có 
mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, bổ sung cho nhau khi giải quyết một tình huống có 
vấn đề. 
- Tưởng tượng tìm ra lối thoát trong hoàn cảnh có vấn đề khi tư duy bế tắc, 
tưởng tượng cho phép ta “nhảy cóc” qua một vài giai đoạn nào đó của tư duy mà 
vẫn cứ hình dung được kết quả cuối cùng. 
- Nhờ có tư duy mà tưởng tượng của con người mang tính khách quan, hiện 
thực hơn, giảm bớt sự bất hợp lý, thiếu chính xác, thiếu chặt chẽ vốn là điểm yếu 
của quá trình tưởng tượng. 
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
 For evaluation only.
babyhvq@gmail.com Nguyễn Văn Tường - 2010 35 
3.3 Trí nhớ 
Trí nhớ là một quá trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm đã có của cá 
nhân dưới hình thức biểu tượng, bao gồm sự ghi nhớ, giữ gìn và tái tạo lại ở trong 
óc cái mà con người đã cảm giác, tri giác, xúc cảm, hành động hay suy nghĩ trước 
đây. 
Sản phẩm của trí nhớ là những hình ảnh, biểu tượng. 
Trí nhớ là giai đoạn trung gian của nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. 
4. Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính 
- Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính đều là các mức độ nhận thức 
khác nhau của con người, chúng có quan hệ biện chứng với nhau để nhận thức của 
con người trở nên hoàn chỉnh, điều này được thể hiện như sau: 
+ Nhận thức cảm tính là cơ sở, là nguồn nhiên liệu cho nhận thức lý tính 
Vd: Khi quan sát trời sắp đổ mưa 
+ Nhận thức lý tính tác động trở lại nhận thức cảm tính làm cho nhận thức 
cảm tính đầy đủ hơn, chính xác hơn, tinh vi hơn. 
Vd: Có sự hướng dẫn của ngôn ngữ hay tư duy thì cảm giác, tri giác trở nên 
chính xác hơn, tinh vi hơn. 
- Mối quan hệ ấy được kiểm nghiệm trong thực tiễn, thực tiễn là cơ sở, là 
động lực của nhận thức. 
Vd: Hoạt động học tập phải thường xuyên gắn liền với thực hành. 
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
 For evaluation only.

File đính kèm:

  • pdfchuyen_de_tam_ly_hoc_nhan_thuc.pdf