Chuyên đề Cập nhật tiến bộ xạ trị trong ung thư

Ung thư là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho con người trên toàn cầu. Hiện nay, việc phòng chống ung thư đi vào ba hướng chính: Phòng bệnh, phát hiện sớm và ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào điều trị ung thư. Việc điều trị ung thư căn cứ vào nhiều yếu tố như cơ quan, vị trí bị ung thư, thể giải phẫu bệnh lý, giai đoạn bệnh, cũng như tình trạng chung của bệnh nhân. Phát hiện sớm cũng như chẩn đoán đúng giai đoạn bệnh có ý nghĩa tiên quyết trong việc quyết định phương pháp điều trị để đem lại hiệu quả cao cho người bệnh.

Trên Thế Giới, theo số liệu của Tổ chức ung thư Mỹ công bố thì năm 2007 có khoảng 7,6 triệu người chết do bệnh ung thư. Ngoài ra còn có 12 triệu người mang trong người căn bệnh ung thư trên toàn Thế Giới. Còn theo Tổ chức kiểm soát ung thư Thế Giới thì trong năm 2005, tỉ lệ người chết do bệnh ung thư là 13% trong tổng số 58 triệu người chết trên Thế Giới. Trong đó khoảng hơn 70% số người chết vì bệnh ung thư xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Theo ước tính thì số người chết vì ung thư sẽ tiếp tục tăng khoảng 11,4 triệu người trong năm 2030 [1].

Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của GS.Nguyễn Bá Đức thì ung thư vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, mỗi năm có khoảng 150.000 người mắc bệnh ung thư mới và khoảng 75.000 người tử vong vì bệnh này. Tính đến năm 2010 số người mắc bệnh là 200.000 và tử vong là 100.000 người [1].

 

Chuyên đề Cập nhật tiến bộ xạ trị trong ung thư trang 1

Trang 1

Chuyên đề Cập nhật tiến bộ xạ trị trong ung thư trang 2

Trang 2

Chuyên đề Cập nhật tiến bộ xạ trị trong ung thư trang 3

Trang 3

Chuyên đề Cập nhật tiến bộ xạ trị trong ung thư trang 4

Trang 4

Chuyên đề Cập nhật tiến bộ xạ trị trong ung thư trang 5

Trang 5

Chuyên đề Cập nhật tiến bộ xạ trị trong ung thư trang 6

Trang 6

Chuyên đề Cập nhật tiến bộ xạ trị trong ung thư trang 7

Trang 7

Chuyên đề Cập nhật tiến bộ xạ trị trong ung thư trang 8

Trang 8

Chuyên đề Cập nhật tiến bộ xạ trị trong ung thư trang 9

Trang 9

Chuyên đề Cập nhật tiến bộ xạ trị trong ung thư trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 28 trang minhkhanh 10700
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Cập nhật tiến bộ xạ trị trong ung thư", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề Cập nhật tiến bộ xạ trị trong ung thư

Chuyên đề Cập nhật tiến bộ xạ trị trong ung thư
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI NGUYÊN
BỘ MÔN UNG THƯ
CHUYÊN ĐỀ CẬP NHẬT TIẾN BỘ XẠ TRỊ TRONG UNG THƯ
HỌC VIÊN : NGUYỄN HỮU QUÝ
LỚP : BÁC SĨ NỘI TRÚ
CHUYÊN NGÀNH : NGOẠI KHOA
KHÓA : 10
THÁI NGUYÊN 2017
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AVM: Dị dạng động tĩnh mạch 
DNA:  Deoxyribonucleic acid
3-D CRT: Xạ trị 3 chiều theo hình dạng khối u 
GS: Giáo sư
HDR (high dose rate): Xạ trị liều lượng thấp
IMRT: Xạ trị điều biến liều 
LDR (low dose rate): Xạ trị liều lượng cao
MLC: Ống chuẩn trực đa lá 
XTAS: Xạ trị áp sát 
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho con người trên toàn cầu. Hiện nay, việc phòng chống ung thư đi vào ba hướng chính: Phòng bệnh, phát hiện sớm và ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào điều trị ung thư. Việc điều trị ung thư căn cứ vào nhiều yếu tố như cơ quan, vị trí bị ung thư, thể giải phẫu bệnh lý, giai đoạn bệnh, cũng như tình trạng chung của bệnh nhân. Phát hiện sớm cũng như chẩn đoán đúng giai đoạn bệnh có ý nghĩa tiên quyết trong việc quyết định phương pháp điều trị để đem lại hiệu quả cao cho người bệnh.
Trên Thế Giới, theo số liệu của Tổ chức ung thư Mỹ công bố thì năm 2007 có khoảng 7,6 triệu người chết do bệnh ung thư. Ngoài ra còn có 12 triệu người mang trong người căn bệnh ung thư trên toàn Thế Giới. Còn theo Tổ chức kiểm soát ung thư Thế Giới thì trong năm 2005, tỉ lệ người chết do bệnh ung thư là 13% trong tổng số 58 triệu người chết trên Thế Giới. Trong đó khoảng hơn 70% số người chết vì bệnh ung thư xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Theo ước tính thì số người chết vì ung thư sẽ tiếp tục tăng khoảng 11,4 triệu người trong năm 2030 [1].
Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của GS.Nguyễn Bá Đức thì ung thư vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, mỗi năm có khoảng 150.000 người mắc bệnh ung thư mới và khoảng 75.000 người tử vong vì bệnh này. Tính đến năm 2010 số người mắc bệnh là 200.000 và tử vong là 100.000 người [1].
Việc điều trị ung thư bằng tia xạ đã có một quá trình lịch sử rất lâu dài có thể nói từ năm 1895, khi Roentgen phát hiện ra tia X và tới ngày 27 tháng 10 năm 1951 bệnh nhân đầu tiên trên thế giới được điều trị bằng tia gamma Coban-60. 
Ngay từ những năm 1960 bệnh viện Ung Thư Trung Ương (bệnh viện K Hà Nội) đã dùng máy Coban, các nguồn radium vào trong xạ trị. Bên cạnh đó, một số cơ sở y tế khác như bệnh viện Bạch Mai – Hà Nội, bệnh viện Chợ Rẫy – Thành Phố Hồ Chí Minh, Viện Quân Y 103 đã sử dụng các đồng vị phóng xạ trong điều trị ung thư. Máy gia tốc được đưa vào Việt Nam từ tháng 1 năm 2001 tại Bệnh Viện K – Hà Nội. Hiện nay ngoài bệnh viện K – Hà Nội, ở nước ta đã có nhiều bệnh viện khác cũng đã sử dụng máy gia tốc trong xạ trị như Bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Ung bướu Trung ương,  Phương pháp xạ trị từ xa dùng máy gia tốc hiện đang có xu hướng phát triển ở nước ta. Tuy nhiên số lượng máy còn quá ít so với yêu cầu thực tế.
Những tiến bộ trong xạ trị đã đem lại kết quả điều trị tốt hơn và ít biến chứng hơn. Hiện nay 70% bệnh nhân ung thư được điều trị tia xạ như một phần trong liệu trình điều trị ung thư.
Chính vì vậy tôi tiến hành chuyên đề này với mục tiêu: “Cập nhật tiến bộ của xạ trị trong điều trị ung thư”
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN
Tháng 11/1895 Nhà vật lý học Wilhem Conrad Rontgen phát minh ra tia X.
Tháng 3/1896 Nhà vật lý học Henri Becquerel tìm ra sự phóng xạ từ quặng Uranium.
Tháng 7/1898 ông bà Pierre và Marie Curie phân lập được chất phóng xạ Radium ra khỏi quặng phóng xạ thiên nhiên Uranium.
Đầu thế kỷ 20: Tia X và tia phóng xạ được ứng dụng vào chẩn đoán và điều trị. Sau một thời gian ứng dụng vào điều trị thử một số loại bệnh, người ta sớm nhận thấy chỉ có bệnh lý tăng sinh tế bào là đáp ứng với tia X và tia phóng xạ mà thôi. Từ đó chỉ định xạ trị khu trú dần vào lĩnh vực ung thư .
CƠ SỞ SINH HỌC CỦA BỨC XẠ ION HÓA [ 2 ]
3.1. Đối với tế bào
Tác dụng trực tiếp (chiếm 20%): Xạ trị sẽ tác động ngay đến các chuỗi AND của tế bào, làm cho chuỗi nhiễm sắc thể này bị tổn thương. Đa số các trường hợp, tổn thương được hàn gắn và tế bào hồi phục bình thường, không để lại hậu quả. Một số trường hợp gây nên tình trạng sai lạc nhiễm sắc thể như: "Gẫy đoạn, đảo đoạn, đứt đoạn ..." từ đó tạo ra các tế bào đột biến, làm biến đổi chức năng tế bào và dẫn tới tế bào bị tiêu diệt. Tần xuất tổn thương phụ thuộc vào cường độ, liều lượng chiếu xạ và thời gian nhiễm xạ.
Tác dụng gián tiếp (chiếm 80%): Khi bức xạ tác dụng lên cơ thể chủ yếu gây ra tác động ion hoá, tạo ra các cặp ion có khả năng phá hoại cấu trúc phân tử của các tế bào, làm tế bào biến đổi hay bị huỷ diệt. Trên cơ thể con người chủ yếu là nước (trên 85% là H20). Khi bị chiếu xạ, H20 phân chia thành H+ và 0H- các cặp ion này tạo thành các cặp bức xạ thứ cấp, tiếp tục phá huỷ tế bào, sự phân chia tế bào sẽ bị chậm đi hoặc dừng lại. Năng lượng và cường độ của tia bức xạ khi đi qua cơ thể con người hoặc cơ thể sinh vật bị giảm đi do sự hấp thụ năng lượng của các tế bào. Sự hấp thụ năng lượng này dẫn tới hiện tượng ion hoá các nguyên tử của vật chất sống và hậu quả là tế bào sẽ bị phá huỷ. Năng lượng bức xạ càng lớn, số cặp ion do chúng tạo ra càng nhiều. Thường các hạt mang điện có năng lượng như nhau thì tạo ra các cặp ion bằng nhau xong tuỳ theo vận tốc của hạt nhanh hay chậm mà mật độ ion hoá nhiều hay ít. Đối với các hạt như nơtron, ngoài hiện tượng ion hoá, chúng còn gián tiếp thu được một động năng lớn, nguyên nhân của quá trình này là khi đi vào cơ thể, nôtron chuyển động chậm lại và sau đó bị các hạt nhân của vật chất trong cơ thể hấp thụ. Những hạt nhân ấy trở thành những hạt nhân phóng xạ phát ra tia bêta và gama. Những tia này lại có khả năng gây ra hiện tượng ion hoá trong một thời gian nhất định. Nước là thành phần chủ yếu trong tế bào. Các phân tử nước bị ion hoá và kích thích gây ra một loạt các phản ứng khác nhau:
Electron có thể bị các phân tử nước khác hấp thụ để tạo ra ion âm của nước
Các ion đều không bền và bị phân huỷ ngay sau đó:
Kết quả của phản ứng là tạo ra các gốc tự do H* và O ...  các khối u gần bề mặt cần sử dụng năng lượng ít hơn. Điều trị bằng proton có đặc trưng là liều sâu lớn nhất tại khối u do đó giảm thiểu liều cho mô lành phía trước và phía sau khối u. Vì đỉnh phổ năng lượng của chùm proton hẹp nên để bao trùm toàn bộ khối u, người ta phải kết hợp một số chùm tia với mức năng lượng khác nhau bằng cách sử dụng các bộ lọc đỉnh đặt ở khoảng giữa nguồn proton và bệnh nhân.
Đặc điểm xạ trị proton
Xạ trị ngoài: Một Cyclotron và Synchrotron dùng gia tốc proton sau đó thông qua một hệ thống dịch chuyển chùm tia proton được đưa tới từng phòng điều trị riêng rẽ - nơi mà chúng được sử dụng để tiêu diệt tế bào ung thư.
Xạ trị tại chỗ: Chỉ dùng để điều trị được các khối bướu nằm giới hạn tại một nơi trong cơ thể. Không phù hợp để điều trị các khối bướu đã di căn, lan rộng ra các khu vực khác của cơ thể.
Là phương pháp điều trị ung thư không gây đau đớn.
Sử dụng các proton từ những nguyên tử Hiđrô cái mà được tách ra sau khi các electron được di dời.
Những ưu, khuyết điểm của xạ trị proton
3.4.1. Những ưu điểm
Xạ trị proton có những ưu điểm vượt trội so với một số phương pháp khác:
Xạ trị hữu hiệu cho các bướu nằm sâu trong cơ thể.
Liều đặt tại khối bướu lớn nhất, các mô lành xung quanh và tại lối vào ít bị ảnh hưởng hoặc chịu ảnh hưởng liều xạ thấp (trong khi xạ trị tia X liều cực đại bỏ lại ngay tại lối vào).
Thời gian xạ ngắn, mỗi lần xạ bệnh nhân chỉ nhận lượng xạ ít. Ví dụ trong xạ trị ung thư tiền liệt tuyến, xạ trị proton phân phát liều là 20Gy chia làm 4 phân đoạn, trong khi xạ trị bằng tia X liều dùng là 50Gy chiếu xạ liên tục 5 lần/tuần.
Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân tốt hơn do ít ảnh hưởng lên mô lành và ít các tác dụng phụ.
Mặc dù proton là hạt mang nhiều năng lượng, nhưng có thể điều chỉnh mức năng lượng để ít tổn hại đến mô lành và sự suy giảm liều cũng thuận lợi cho điều trị bệnh nhân nhi.
Những khuyết điểm
Mặc dù vậy bên cạnh những thuận lợi to lớn mà proton mang lại cho xạ trị, thì tỉ lệ số bệnh nhân được chữa trị bằng tia xạ proton vẫn còn ít hơn so với các bức xạ thông thường như tia X vì một số hạn chế của nó.
Chi phí điều trị hiện nay cho một ca điều trị còn khá cao.
Do kỹ thuật phức tạp chỉ có một vài trung tâm điều trị lớn trên thế giới
có khả năng tiến hành.
Chi phí xây dựng trung tâm xạ trị proton hiện nay rất cao gồm các khoản đầu tư cho: xây dựng, vận hành, nhân sự, dụng cụ trong chiếu xạ.. Trong đó chi phí cho máy gia tốc là tốn kém nhất.
Khu vực điều trị proton phải đủ lớn để có thể đặt máy gia tốc và các đường dẫn truyền chùm tia.
Một vài tác dụng phụ từ xạ trị proton [13]
Tác dụng phụ do xạ trị proton phụ thuộc vào tuổi, tiền sử y khoa, sự chuẩn đoán, vị trí và kích cỡ khối bướu. Một vài trường hợp có thể hóa trị liệu kết hợp với xạ phẫu proton. Có trường hợp nhận liều xạ ít hơn do đó các triệu chứng cũng khác nhau. Những triệu chứng thường thấy: rụng tóc tạm thời, các phản ứng trên da từ chiếu xạ trực tiếp và sự mệt mỏi liên quan đến việc điều trị trên diện rộng, buồn nôn
4.2.7. Xạ trị bằng nguồn phóng xạ kín (xạ trị áp sát)
Là kỹ thuật điều trị khối u bằng cách đưa một liều phóng xạ rất cục bộ vào chính xác bên trong khối u. Kỹ thuật này hạn chế tối đa tác hại của phóng xạ tới các mô lành bao quanh khối u vì thế nó được sử dụng khá thông dụng song nó có nhược điểm là rất khó áp dụng đối với các khối u có kích thước nhỏ. Trong kỹ thuật xạ trị bằng nguồn phóng xạ kín thì xạ trị áp sát được sử dụng khá phổ biến (gồm xạ trị áp sát liều thấp- LDR và xạ trị áp sát liều cao-HDR).
Xạ trị áp sát (XTAS) là phương thức điều trị trong đó nguồn phát bức xạ (nguồn đồng vị phóng xạ đóng gói) được đặt áp sát hay bên trong khối u. XTAS có thể áp dụng cho nhiều trường hợp ung thư, nhưng thành công nhất cho phụ khoa và ung thư đầu và cổ. Ban đầu XTAS được phát triển để điều trị những khối u nằm sâu mà kỹ thuật xạ trị ngoài trong thời kỳ đầu không mang lại hiệu quả. XTAS trong hốc rất thích hợp trong điều trị phụ khoa, do có thể đưa nguồn vào qua âm đạo. XTAS trong kẽ thích hợp cho ung thư đầu và cổ do dễ tiếp cận qua đường miệng và mũi. Kỹ thuật cấy nguồn vĩnh viễn để điều trị ung thư tiền liệt tuyến cũng đang ngày càng phổ biến [11].
XTAS có thể được áp dụng độc lập (ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú giai đoạn đầu) hay kết hợp với xạ trị ngoài (ung thư phụ khoa, ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn trễ, ung thư đầu và cổ). Cũng có thể được áp dụng sau phẫu thuật để diệt các phần còn sót lại của mô ung thư [12]. Trong một khoa xạ trị, thường khoảng từ 10% đến 20% bệnh nhân được điều trị bằng xạ trị áp sát [4].
XTAS được phát triển mạnh ở Châu Âu (Paris, Manchester, Stockholm). Trong nửa đầu thế kỷ 20, nguồn xạ được dùng là radium. Nguồn Ra-226 phát photon năng lượng cao, ít chịu tương tác quang điện trong xương, do đó thích hợp để điều trị những mô ung thư nằm gần xương mà không sợ bị hoại tử xương. 
Ưu điểm: So với xạ trị từ xa thì XTAS cung cấp liều tập trung vào khối u và ít ảnh hưởng đến các mô lành, nhờ qui luật giảm bình phương theo khoảng cách của cường độ.
Nhược điểm: Chỉ áp dụng được cho khối u tập trung và nhỏ, ngoài ra còn cần phải can thiệp vào cơ thể bệnh nhân, cần nhiều thời gian và công sức trong quá trình điều trị [5].
Tình hình phát triển xạ trị áp sát ở Việt Nam
Hiện nay, cùng với sự phát triển của công nghệ cơ - điện tử và máy tính, xạ trị áp sát đã đạt được các bước đột phá về phương tiện và kỹ thuật điều trị. Các máy xạ trị trong suất liều cao (High Dose Rate - HDR) đã được sử dụng hết sức rộng rãi tại hầu hết các cơ sở xạ trị trên thế giới. Quy trình xạ trị bằng máy xạ trị áp sát HDR, bao gồm cả quá trình chuẩn bị bệnh nhân, chỉ kéo dài khoảng vài giờ nên các đa phần các bệnh nhân sẽ được điều trị ngoại trú (ngoại trừ môt số bệnh lý cần phải theo dõi). Thêm vào đó, các phác đồ điều trị bằng máy HDR thường chỉ có ít số lần xạ trị, do vậy bệnh nhân sẽ giảm được rất nhiều chi phí nằm viện và đi lại. Về hiệu quả điều trị thì máy HDR cho thấy nhiều ưu thế vượt trội. Các đầu áp nguồn có thể đưa áp sát vào bướu, thời gian xạ trị ngắn (chỉ từ 5 đến 15 phút) và số lần xạ trị ít nên đã giảm được rất nhiều nguy cơ sai lệch phân bố liều phóng xạ do bệnh nhân khó có thể nằm bất động ở một tư thế quá lâu [14].
Ở nước ta, Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM là đơn vị đầu tiên đã đưa vào hoạt động máy HDR cho việc điều trị ung thư cổ tử cung (từ năm 2000). Cho đến nay, hàng ngàn ca bệnh đã được điều trị và kết quả thu được qua các báo cáo tổng kết rất đáng phấn khởi.
Mặc dù việc đầu tư cho máy HDR đòi hỏi tốn nhiều kinh phí và yêu cầu nguồn nhân lực với chuyên môn cao, nhưng trước tình hình quá tải bệnh nhân ung thư hiện nay, một số cơ sở xạ trị trong nước cũng đã dần dần trang bị máy HDR và đưa vào hoạt động [12].
* Một số chú ý khi áp dụng xạ trị áp sát:
Mục tiêu của XTAS là tiêu diệt các mô ung thư, nhưng bên cạnh đó, nó cũng ít nhiều gây tổn hại đến các mô lành. Mức độ tổn thương mô lành phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng của việc điều trị.
Do đó việc bảo đảm chất lượng trong suốt quá trình xạ trị là rất cần thiết [8]. Kỹ thuật xạ trị nói chung đòi hỏi phải tuân thủ các khuyến cáo và qui định về thiết bị, phòng ốc, qui trình làm việc, an toàn bức xạ v.v... và đặc biệt cẩn thận khi điều trị bằng suất liều cao HDR [7], [9]. Cần chọn mô hình tính liều thích hợp đã được thiết lập vững chắc qua các thực nghiệm, áp dụng những kinh nghiệm đã tích lũy được và sử dụng những kết quả đã được công bố. Sử dụng các nguồn bức xạ đã được chuẩn. Ngoài ra, còn có một chương trình kiểm tra chất lượng để bảo đảm rằng việc điều trị được thực hiện đúng như kế hoạch. Lý do phải tuân thủ theo các điều trên là do liều giảm nhanh theo khoảng cách. Do đó việc đặt sai vị trí nguồn so với vị trí đã định trước sẽ dẫn đến những sai lệch đáng kể về sự phân bố liều. Vì vậy việc tính toán và định vị chính xác các nguồn trong trong cơ thể bệnh nhân là rất quan trọng. Ngoài sự giảm liều theo bình phương khoảng cách, do cấu trúc không đối xứng và do ảnh hưởng của các lớp vỏ bao bọc quanh nguồn, sự phân bố liều xung quanh nguồn cũng có tính không đồng nhất (tính dị hướng). Điều này cần được xét đến trong tính toán phân bố liều bên trong bệnh nhân [11].
4.2.8. Tia xạ chuyển hóa, kết hợp chọn lọc
Thuốc xạ trị là những loại thuốc có chứa chất phóng xạ, chúng có thể được đưa vào cơ thể qua đường tiêm tĩnh mạch, đường uống, hoặc dưa vào các khoang của cơ thể. Tùy thuộc vào thuốc và các đưa thuốc vào cơ thể, những vật chất phóng xạ sẽ đến nhiều vùng khác nhau của cơ thể để điều trị ung thư.
- Điều trị đau xương
Strontium 89 và samarium 153 là những thuốc xạ trị thường được sử dụng cho các khối u đã lan đến xương (di căn xương). Những thuốc khác hiện nay đang được nghiên cứu. Những thuốc này được cho qua đường tĩnh mạch và bám vào những vùng của xương có các tế bào ung thư. Tia xạ sẽ tiêu diệt các tế bào ung thư và làm giảm những cơn đau gây ra do di căn xương.
Đối với những ung thư đã lan đến nhiều xương khác nhau thì cách điều trị này tốt hơn nhiều so với cách bắn chùm tia xạ từ bên ngoài vào từng xương một. Loại thuốc này cũng được dùng cùng lúc với xạ trị từ bên ngoài hướng đến những di căn xương gây đau nhất. Sự kết hợp này đã giúp nhiều nam giới bị ung thư tiền liệt tuyến, nhưng công dụng của nó với những loại ung thư khác vẫn chưa được nghiên cứu nhiều.
Một số bệnh nhân cảm thấy cơn đau xương tăng lên trong vòng 1 hoặc 2 ngày sau điều trị. Những loại thuốc này cũng làm giảm số lượng tế bào máu, đặc biệt là bạch cầu (làm tăng nguy cơ nhiễm trùng) và tiểu cầu (làm tăng nguy cơ bị bầm tím hoặc chảy máu).
- Điều trị ung thư tuyến giáp
Tuyến giáp hấp thu gần như toàn bộ iod bên trong máu, do đó iod phóng xạ (còn được gọi là iod 131) có thể được dùng để tiêu hủy tuyến giáp và ung thư tuyến giáp mà chỉ cho rất ít tác dụng phụ đối với phần còn lại của cơ thể. Cách điều trị này thường được dùng sau khi phẫu thuật ung thư tuyến giáp để tiêu hủy bất kỳ các tế bào giáp nào vẫn còn sót lại hoặc điều trị một số loại ung thư tuyến giáp đã di căn đến các hạch bạch huyết và những vùng khác của cơ thể.
Xạ trị liều thấp có thể không đòi hỏi bệnh nhân phải nhập viện, nhưng liều điều trị ung thư giáp thông thường đòi hỏi bệnh nhân phải nhập viên từ 2 đến 3 ngày. Iod phóng xạ sẽ ra khỏi cơ thể vài tuần sau điều trị. Tại thời điểm này, các bác sĩ có thể kiểm tra xem độ hiệu quả của điều trị. Iod phóng xạ ít cho tác dụng phụ ngắn hạn nhưng có thể bao gồm nhạy cảm đau ở cổ, buồn nôn và kích thích dạ dày, nhạy cảm đau ở các tuyến nước bọt và khô miệng. Liều cao có thể gây giảm tế bào máu. Nam giới có thể bị vô sinh sau khi được điều trị liều cao.
Iod phóng xạ cũng có thể cho một số nguy cơ lâu dài,. Những cuộc nghiên cứu lớn cho thấy có thể có sự gia tăng rất nhẹ nguy cơ bị bệnh bạch cầu trong tương lai.
Những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên tránh có thai trong vòng ít nhất 1 năm sau khi điều trị, ngay cả khi chưa có bằng chứng gây dị tật bẩm sinh nếu có thai sau khi điều trị.
- Phosphorus 32
Dạng phosphorus này (còn có tên là P-32 hoặc cromic phosphate P 32) được đặt bên trong khối u não dạng nang (rỗng) để tiêu diệt khối u mà không gây tổn thương cho những mô bình thường xung quanh. Trước đây, P-32 được cho qua đường tĩnh mạch và là cách điều trị phổ biến cho một bệnh về máu có tên là tăng hồng cầu nguyên phát (polycythemia vera). P-32 cũng được đặt vào bên trong bụng (trong khoang phúc mạc) để điều trị ung thư buồng trứng. Ngày nay cách này hiếm còn được dùng nữa.
- Kháng thể gắn phóng xạ
Những kháng thể đơn dòng là phiên bản nhân tạo của các protein của hệ thống miễn dịch chỉ tấn công trên những mục tiêu phân tử chuyên biệt ở các tế bào ung thư nhất định. Các nhà khoa học đã biết cách gắn những kháng thể này với các nguyên tử phóng xạ. Khi được tiêm vào máu, các kháng thể chỉ tấn công vào đúng mục tiêu của chúng và mang phóng xạ đến trực tiếp vị trí của các tế bào ung thư.
Kháng thể gắn phóng xạ được sử dụng để điều trị một số thể lymphoma không Hodgkin, đặc biệt là ở những trường hợp không đáp ứng với những cách điều trị khác. Chúng có thể gây các phản ứng dị ứng khi sử dụng lần đầu. Chúng cũng có thể làm giảm số lượng tế bào máu làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và giảm tiểu cầu gây tăng nguy cơ thâm tím hoặc chảy máu.
KẾT LUẬN
Giới thiệu sơ lược các kỹ thuật xạ trị đã được ứng dụng trong nước và trên thế giới
Xạ trị là một phương pháp điều trị ung thư hiệu quả mà ngày càng phát triển
Xạ trị là một mô thức điều trị bệnh ung thư ứng dụng hiện tượng vật lý đặc biệt, đòi hỏi sự chính xác và an toàn cao độ.
Một đơn vị xạ trị cần có trang thiết bị, đội ngũ nhân viên chuyên môn (bác sĩ, kỹ sư, kỹ thuật viên, điều dưỡng), và phác đồ xạ trị.
Xạ trị là một phần trong điều trị đa mô thức. Kế hoạch xạ trị cần được nghiên cứu trong tổng thể kế hoạch điều trị cho mỗi bệnh nhân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
 [1] Nguyễn Bá Đức (2003), Thực hành xạ trị ung thư, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội
[2] Nguyễn Xuân Cử (2011), Cơ sở vật lý và những tiến bộ về kỹ thuật xạ trị ung thư, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
[3] Phan Sỹ An, Trần Đình Hà (2011), Xạ trị ung thư, Hà Nội
[4] PGS.TS Nguyễn Đức Thuận và ThS Nguyễn Thái Hà (2006), Y học hạt nhân và kỹ thuật xạ trị, Nhà xuất bản Bách Khoa Hà Nội.
 [5] Ervin B. Podgorsak (2005): Radiation Oncology Physics: A handbook for Teachers and Students,
[6] IAEA pub. 1296 (2008), Setting up a Radiotherapy Programme, IAEA, Vienna.
[7] IAEA (2000) DMRP/ARBR-2000-01, DIRAC - Directory of Radiotherapy Centres, IAEA, Vienna,
[8] IAEA (2006) Safety Reports Series No. 47, Radiation protection in the design of radiotherapy facilities, IAEA, Vienna.
[9] Nath et al. (1995), Dosimetry of interstitial brachytherapy sources, Med. Phys. 22 (2), Feb. 1995. 
[10] Petti P. (1991), Differential Pencil – beam dose calculations for chargedparticles, Med Phys 19,137.
[11] P. Mayles, A. Nahum, J. C. Rosenwald (2007), Handbook of Radiotherapy 
[12] Ramsh Chandra (2012), Nuclear Medicine Physics Basic,Lippincott Williams & Wilkins, Wolters Kluwer business ,The United States of America.
[13] 
[14]

File đính kèm:

  • docxchuyen_de_cap_nhat_tien_bo_xa_tri_trong_ung_thu.docx