Chụp mạch huỳnh quang trong chẩn đoán bệnh mạch máu võng mạc tại Bệnh viện mắt Hà Nội

153 mắt của 77 bệnh nhân có bệnh mạch máu võng mạc đã được chụp mạch huỳnh quang võng mạc (CMHQVM) tại Bệnh viện mắt Hà Nội từ tháng 5/2002 – 7/2004.

Chụp mạch huỳnh quang trong chẩn đoán bệnh mạch máu võng mạc tại Bệnh viện mắt Hà Nội trang 1

Trang 1

Chụp mạch huỳnh quang trong chẩn đoán bệnh mạch máu võng mạc tại Bệnh viện mắt Hà Nội trang 2

Trang 2

Chụp mạch huỳnh quang trong chẩn đoán bệnh mạch máu võng mạc tại Bệnh viện mắt Hà Nội trang 3

Trang 3

Chụp mạch huỳnh quang trong chẩn đoán bệnh mạch máu võng mạc tại Bệnh viện mắt Hà Nội trang 4

Trang 4

Chụp mạch huỳnh quang trong chẩn đoán bệnh mạch máu võng mạc tại Bệnh viện mắt Hà Nội trang 5

Trang 5

Chụp mạch huỳnh quang trong chẩn đoán bệnh mạch máu võng mạc tại Bệnh viện mắt Hà Nội trang 6

Trang 6

Chụp mạch huỳnh quang trong chẩn đoán bệnh mạch máu võng mạc tại Bệnh viện mắt Hà Nội trang 7

Trang 7

pdf 7 trang Danh Thịnh 15/01/2024 1660
Bạn đang xem tài liệu "Chụp mạch huỳnh quang trong chẩn đoán bệnh mạch máu võng mạc tại Bệnh viện mắt Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chụp mạch huỳnh quang trong chẩn đoán bệnh mạch máu võng mạc tại Bệnh viện mắt Hà Nội

Chụp mạch huỳnh quang trong chẩn đoán bệnh mạch máu võng mạc tại Bệnh viện mắt Hà Nội
 73 
CHỤP MẠCH HUỲNH QUANG TRONG CHẨN ĐOÁN 
BỆNH MẠCH MÁU VÕNG MẠC TẠI BỆNH VIỆN MẮT HÀ 
NỘI 
NGUYỄN THANH MAI 
Bệnh viện Mắt Hà Nội 
BÙI MINH NGỌC 
Bệnh viện mắt Trung ương 
TÓM TẮT 
 153 mắt của 77 bệnh nhân có bệnh mạch máu võng mạc đã được chụp mạch 
huỳnh quang võng mạc (CMHQVM) tại Bệnh viện mắt Hà Nội từ tháng 5/2002 – 
7/2004. 
 120 mắt có huỳnh quang (HQ) bất thường 
- Tăng huỳnh quang gặp trong nghiên cứu do vi phình mạch, tân mạch, phù hoàng 
điểm dạng nang, phù võng mạc, rò thấm thành mạch. 
- Giảm huỳnh quang do tắc động mạch, tắc tĩnh mạch, thiếu máu võng mạc, xuất 
huyết, xuất tiết, trong đó: 
- Bệnh võng mạc đái tháo đường chiếm 67 mắt. Các hình thái phù, thiếu máu võng 
mạc trong giai đoạn tiền tăng sinh và tăng sinh cần điều trị Laser quang đông. 
- Tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc: 27 mắt 
- Tắc động mạch trung tâm võng mạc: 5 mắt trong đó có 2 mắt còn nhánh thể mi 
liên quan đến bệnh cao huyết áp. 
- U mạch võng mạc 4 mắt: Có 1 mắt u mạch da não 
- Viêm thành mạch: 4 mắt: Cần điều trị Laser 
- 5 mắt xuất huyết dịch kính cần can thiệp phẫu thuật. 
- Tác dụng phụ của thuốc HQ gặp nhiều nhất trong nghiên cứu là buồn nôn. 1 bệnh 
nhân bí tiểu tiện sau chụp HQ. 1 bệnh nhân tụt huyết áp sau tiêm thuốc HQ đã được xử 
lý 
 Bệnh mạch máu võng mạc 
(BMMVM) là nguyên nhân gây mù ở 
nhiều lứa tuổi. Bệnh có liên quan đến 
một số bệnh toàn thân như: Cao huyết 
áp, đái tháo đường, viêm thành mạch 
máu. 
 Bệnh tiến triển dẫn đến mất thị lực 
bởi tân mạch, xuất huyết dịch kính và do 
bệnh võng mạc tăng sinh. 
 74 
 Chẩn đoán bệnh sớm, điều trị kịp 
thời có thể giảm được tỷ lệ mù loà. 
 Có một số kỹ thuật giúp chẩn đoán 
bệnh trong đó chụp mạch huỳnh quang 
(CMHQ) là một kỹ thuật cơ bản, được sử 
dụng thường xuyên để chẩn đoán bệnh 
mạch máu võng mạc. 
 Năm 2002 Bệnh viện Mắt Hà Nội 
được trang bị máy chụp mạch huỳnh 
quang võng mạc, đã chụp HQ nhiều loại 
bệnh - Số bệnh mạch máu võng mạc 
chiếm 22%. Đề tài thực hiện với mục 
tiêu. 
- Nhận xét đặc điểm lâm sàng của 
CMHQ trong BMMVM. 
- Qua đó đề xuất được biện pháp 
điều trị. 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
1. Đối tượng nghiên cứu: 
 Là những bệnh nhân bị bệnh mạch 
máu võng mạc, đến khám và chụp mạch 
tại Bệnh viện Mắt Hà Nội từ tháng 
5/2002 đến 7/2004. 
+ Tiêu chuẩn: 
- Bệnh nhân có môi trường quang 
học còn trong 
- Bệnh nhân không có tiền sử bệnh 
nội khoa cấp tính, tim mạch, dị ứng. 
2. Phương pháp nghiên cứu: 
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu 
ngang, mô tả tiến cứu. 
2.1. Phương tiện nghiên cứu. 
- Máy chụp mạch huỳnh quang 450 
Plus Carlzeil. 
 Có hệ thống kết nối máy tính có 
thể chụp qua Movistar. 
- Thuốc chụp Fluorescein 20% 5ml. 
- Film Kodak màu 200, thuốc chống 
dị ứng Claritil 10mg. 
2.2. Cách thức tiến hành nghiên cứu: 
+ Các đối tượng nghiên cứu được hỏi 
tiền sử bệnh. 
- Thử thị lực bằng bảng thị lực vòng 
hở Landolt 
- Khám mắt bằng đèn soi đáy mắt, 
sinh hiển vi, kính Woll 90. 
+ Bệnh nhân có huyết áp ổn định, 
được giải thích kỹ, nhỏ giãn đồng tử, 
tiêm thuốc Fluorescein và thực hiện kỹ 
thuật chụp huỳnh quang võng mạc. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
 Chúng tôi đã tiến hành chụp mạch 
huỳnh quang cho 77 bệnh nhân (153 
mắt) có bệnh mạch máu võng mạc. 
 Nam : 34 (44.15%) 
 Nữ : 43 (55.85%) 
- 33 mắt có huỳnh quang bình 
thường, 120 có huỳnh quang bất thường 
chiếm 78.34%. Có 5 mắt xuất huyết dịch 
kính. 
* Các bất thường về huỳnh quang: 
- Tăng huỳnh quang do vi phình 
mạch, u mạch, tân mạch, phù hoàng 
điểm. 
 75 
- Giảm huỳnh quang do thiếu máu 
võng mạc, tắc động mạch, tắc tĩnh mạch, 
xuất huyết, xuất tiết. 
1. Các loại bệnh được chụp: 
Bảng 1: Các bệnh mạch máu võng mạc 
STT Tên bệnh Số bệnh nhân Tỷ lệ % 
1 Bệnh võng mạc đái tháo đường 34 44-15% 
2 Tắc tĩnh mạch TTVM 27 35-10% 
3 Bệnh võng mạc cao huyết áp 5 6.5% 
4 Tắc động mạch TTVM 5 6.5% 
5 U mạch võng mạc 4 5.16% 
6 Viêm thành mạch võng mạc 2 2.59 
 Tổng số 77 100% 
2. Phân loại bệnh theo tuổi: 
Bảng 2: Phân loại bệnh theo tuổi bệnh nhân 
Tuổi bệnh nhân Số bệnh nhân Tỷ lệ 
< 20 2 2,59 
21- 40 8 10,39 
41- 60 37 48,06 
61-70 24 31,17 
> 70 6 7,79 
Tổng số 77 100% 
 Đa số bệnh nhân ở lứa tuổi từ 41-60 và 61-70 
3. Thị lực của bệnh nhân CMHQ: 
Bảng 3: Phân loại theo tuổi bệnh nhân 
Thị lực bệnh nhân Số mắt % 
> 8/10 36 23.52 
4/10-7/10 32 20.91 
3m 3/10 53 34.65 
< 3m - ST + 32 20-91% 
Tổng số 153 mắt 100% 
4. Bệnh võng mạc đái tháo đường: 
 76 
Bảng 4. Phân loại bệnh VMĐTĐ 
Phân loại bệnh VMĐTĐ Số mắt Tỷ lệ % 
Bệnh VMĐTĐ giai đoạn sớm 
Bệnh VMĐTĐ tiền tăng sinh 
Bệnh VMĐTĐ tăng sinh 
Bệnh VMĐTĐ - phù HĐ 
12 
15 
20 
20 
17,91 
22,39 
29,85 
29,85 
Cộng 67 100% 
- Bệnh VMĐTĐ giai đoạn tiền tăng 
sinh và tăng sinh chiếm 52,24%. 
- Bệnh VMĐTĐ phù HĐ 29,55%. 
 hai giai đoạn trên nếu không được 
điều trị kịp thời sẽ dẫn đến mù loà hoàn 
toàn. 
 Trong đó: - Xuất huyết dịch 
kính 4 mắt 
 - Bong võng mạc hai mắt. 
5. Bệnh tắc tĩnh mạch trung tâm 
võng mạc (TMTTVM): 27 mắt 
+ Tắc thân TMTTVM: 16 mắt 
(40,74%). 
+ Tắc nhánh TMTTVM: 11 mắt 
(59,26%). 
Bảng 5 phân loại và hình thái tắc TMTTVM 
Hình thái tắc TMTTVM Số mắt Tỷ lệ % 
Tắc nhánh TM 
Tắc nhánh thái dương trên 
Tắc nhánh thái dương dưới 
8 
3 
29,64 
11,11 
Tắc thân TM 
- Hình thái phù 
- Hình thái thiếu máu 
- Hình thái hỗn hợp 
6 
4 
6 
22,22 
14,81 
22,22 
Cộng 27 100% 
 Trong 27 bệnh nhân tắc 
TMTTVM: Trong đó bệnh nhân có bệnh 
cao huyết áp và đái tháo đường là: 5 
bệnh nhân. 
6. Tác động mạch trung tâm võng 
mạc: 
- Co thắt nhánh động mạch trung 
tâm võng mạc: 2 mắt 
- Tác động mạch TTVM: 3 mắt 
 Có 2 mắt còn nhánh thể mi 
7. Bệnh U mạch võng mạc: 
- U mạch võng mạc : 2 mắt 
- U thần kinh mạch não: 1 mắt 
- Leber coss: 1 mắt 
8. Tác dụng phụ của thuốc 
Fluorescein 
 77 
 Có 14 bệnh nhân bị tác dụng phụ của thuốc huỳnh quang chiếm 18,18% 
Bảng 8: Tác dụng phụ của thuốc HQ 
Tác dụng phụ Số bệnh nhân Tỷ lệ 

File đính kèm:

  • pdfchup_mach_huynh_quang_trong_chan_doan_benh_mach_mau_vong_mac.pdf