Chính sách và kết quả thực hiện chính sách về bảo tồn, phát huy giá trị của văn hóa ẩm thực tiêu biểu ở các dân tộc thiểu số tỉnh Hà Giang

Nhận thức được vai trò quan trọng của văn hóa ẩm thực

 trong phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Hà Giang đã xây

dựng một số chính sách và giải pháp quan trọng nhằm bảo tồn

và phát huy loại hình văn hóa này trong bối cảnh mới. Một số kết

quả tích cực rất đáng được ghi nhận từ việc triển khai các chính

sách này như: nâng cao ý thức bảo tồn văn hóa ẩm thực của cộng

đồng; thành lập các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, các hợp

tác xã và cơ sở chế biến thực phẩm; tăng cường hoạt động quảng

bá, xúc tiến thương mại cho các sản phẩm hàng hóa. Bên cạnh

những kết quả trên, bài viết này còn chỉ ra những tồn tại trong

việc bảo tồn và phát huy các giá trị của văn hóa ẩm thực trong bối

cảnh mới như vấn đề thiếu tính “bản sắc” và “chuyên nghiệp”,

vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vấn đề truyền dạy và

kế thừa.

Chính sách và kết quả thực hiện chính sách về bảo tồn, phát huy giá trị của văn hóa ẩm thực tiêu biểu ở các dân tộc thiểu số tỉnh Hà Giang trang 1

Trang 1

Chính sách và kết quả thực hiện chính sách về bảo tồn, phát huy giá trị của văn hóa ẩm thực tiêu biểu ở các dân tộc thiểu số tỉnh Hà Giang trang 2

Trang 2

Chính sách và kết quả thực hiện chính sách về bảo tồn, phát huy giá trị của văn hóa ẩm thực tiêu biểu ở các dân tộc thiểu số tỉnh Hà Giang trang 3

Trang 3

Chính sách và kết quả thực hiện chính sách về bảo tồn, phát huy giá trị của văn hóa ẩm thực tiêu biểu ở các dân tộc thiểu số tỉnh Hà Giang trang 4

Trang 4

Chính sách và kết quả thực hiện chính sách về bảo tồn, phát huy giá trị của văn hóa ẩm thực tiêu biểu ở các dân tộc thiểu số tỉnh Hà Giang trang 5

Trang 5

Chính sách và kết quả thực hiện chính sách về bảo tồn, phát huy giá trị của văn hóa ẩm thực tiêu biểu ở các dân tộc thiểu số tỉnh Hà Giang trang 6

Trang 6

Chính sách và kết quả thực hiện chính sách về bảo tồn, phát huy giá trị của văn hóa ẩm thực tiêu biểu ở các dân tộc thiểu số tỉnh Hà Giang trang 7

Trang 7

pdf 7 trang viethung 8060
Bạn đang xem tài liệu "Chính sách và kết quả thực hiện chính sách về bảo tồn, phát huy giá trị của văn hóa ẩm thực tiêu biểu ở các dân tộc thiểu số tỉnh Hà Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chính sách và kết quả thực hiện chính sách về bảo tồn, phát huy giá trị của văn hóa ẩm thực tiêu biểu ở các dân tộc thiểu số tỉnh Hà Giang

Chính sách và kết quả thực hiện chính sách về bảo tồn, phát huy giá trị của văn hóa ẩm thực tiêu biểu ở các dân tộc thiểu số tỉnh Hà Giang
KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
146 JOURNAL OF ETHNIC MINORITIES RESEARCH
CHÍNH SÁCH VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VỀ 
BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA VĂN HÓA ẨM THỰC 
TIÊU BIỂU Ở CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH HÀ GIANG*
Bùi Thị Bích Lan
Viện Dân tộc học
Email: buibichlan@gmail.com
Ngày nhận bài: 3/3/2020
Ngày phản biện: 5/3/2020
Ngày tác giả sửa: 16/3/2020
Ngày duyệt đăng: 20/3/2020
Ngày phát hành: 31/3/2020
DOI:
https://doi.org/10.25073/0866-773X/398
Nhận thức được vai trò quan trọng của văn hóa ẩm thực trong phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Hà Giang đã xây 
dựng một số chính sách và giải pháp quan trọng nhằm bảo tồn 
và phát huy loại hình văn hóa này trong bối cảnh mới. Một số kết 
quả tích cực rất đáng được ghi nhận từ việc triển khai các chính 
sách này như: nâng cao ý thức bảo tồn văn hóa ẩm thực của cộng 
đồng; thành lập các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, các hợp 
tác xã và cơ sở chế biến thực phẩm; tăng cường hoạt động quảng 
bá, xúc tiến thương mại cho các sản phẩm hàng hóa. Bên cạnh 
những kết quả trên, bài viết này còn chỉ ra những tồn tại trong 
việc bảo tồn và phát huy các giá trị của văn hóa ẩm thực trong bối 
cảnh mới như vấn đề thiếu tính “bản sắc” và “chuyên nghiệp”, 
vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vấn đề truyền dạy và 
kế thừa. 
Từ khóa: Chính sách; Bảo tồn, phát huy giá trị của văn hóa ẩm 
thực; Dân tộc thiểu số; Tỉnh Hà Giang.
1. Đặt vấn đề
Tự nhiên khắc nghiệt đã đặt ra những thách thức 
không nhỏ cho tỉnh Hà Giang trong phát triển kinh 
tế - xã hội, nhưng bù lại, chính điều kiện ấy lại tạo 
nên tính đa dạng, độc đáo và khác biệt trong văn 
hóa các tộc người thiểu số nơi đây. Văn hóa là động 
lực cho phát triển, vì thế bảo tồn và phát huy các giá 
trị văn hóa tiêu biểu của các tộc người trên địa bàn 
đã được chính quyền các cấp ở Hà Giang xem như 
nhiệm vụ trọng tâm đối với phát triển kinh tế - xã 
hội trong giai đoạn hiện nay. Thực hiện tốt công 
tác này không chỉ góp phần giữ gìn tính đa dạng 
của nền văn hóa quốc gia, đảm bảo an ninh chính 
trị vùng biên giới, mà còn là tiềm năng to lớn trong 
phát triển kinh tế, nhất là hoạt động du lịch, dịch vụ. 
Trên thực tế, với kho tàng văn hóa ẩm thực đa 
dạng, hấp dẫn, không ít quốc gia trên thế giới đã 
tận dụng tối đa lợi thế này để phát triển du lịch nói 
chung và du lịch ẩm thực nói riêng, tạo cơ hội lớn 
để thúc đẩy kinh tế địa phương, gia tăng chuỗi giá 
trị trong nông nghiệp, sản xuất chế biến thực phẩm, 
đồng thời giữ gìn và quảng bá văn hóa tộc người, 
văn hóa quốc gia ra thế giới. Trong bối cảnh đó, tỉnh 
Hà Giang cũng như chính quyền các cấp trên địa 
bàn tỉnh đã triển khai một số chính sách, giải pháp 
nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa độc đáo 
của các loại hình ẩm thực tiêu biểu ở các tộc người 
thiểu số trên địa bàn. Qua thực tế khảo sát tại một 
số huyện như Hoàng Su Phì, Xín Mần, Đồng Văn, 
Quản Bạ, Bắc Quang... bài viết góp phần làm rõ các 
chính sách và kết quả thực hiện các chính sách này 
của tỉnh Hà Giang trong phát triển kinh tế - xã hội. 
2. Tổng quan nghiên cứu
Ẩm thực không chỉ đem lại những giá trị về mặt 
dinh dưỡng, sức khỏe mà còn được phản ánh trong 
đó những đặc trưng về văn hóa và xã hội, bao gồm 
phong tục, nếp ứng xử, giá trị đạo đức, lịch sử tộc 
người... của mỗi cộng đồng, mỗi địa phương và 
vùng miền. Theo tác giả Vương Xuân Tình, chủ đề 
ăn uống được xuất hiện trong các nghiên cứu nhân 
học từ rất sớm. Nhìn lại chặng đường gần một thế 
kỷ qua thì thấy xuất hiện 3 khuynh hướng chính 
trong nhân học ăn uống trên thế giới là: Nhân học 
về tập quán ăn uống, nhân học dinh dưỡng và nhân 
học an toàn lương thực. Đáng lưu ý là từ những năm 
1990 đến nay, nhân học ăn uống ngày càng tham dự 
tích cực vào đời sống xã hội và có đóng góp đáng 
kể trong các chương trình phát triển (Tình, 2004). Ở 
Việt Nam, với rất nhiều giá trị được hàm chứa, văn 
hóa ẩm thực cũng nhận được sự quan tâm từ khá 
* Bài viết là kết quả nghiên cứu của đề tài cấp tỉnh: “Nghiên cứu xây dựng chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị văn 
hóa truyền thống độc đáo (tiêu biểu) của các dân tộc thiểu số phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang” (2018-2020) 
do PGS.TS. Nguyễn Văn Minh làm Chủ nhiệm.
KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
147Volume 9, Issue 1
sớm của các nhà nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa 
học xã hội và nhân văn, nhất là dân tộc học và văn 
hóa học. Từ trong những chuyên khảo về tộc người 
cho đến những nghiên cứu chuyên sâu về văn hóa 
ẩm thực, các đồ ăn thức uống được khai thác trên 
nhiều phương diện như nguyên liệu, kỹ thuật chế 
biến, cách thưởng thức cho đến những giá trị trong 
đời sống tinh thần, trong quan hệ xã hội.
Ở tỉnh Hà Giang, với kho tàng văn hóa ẩm thực 
của 19 dân tộc thiểu số, các nhà nghiên cứu đã chú ý 
khai thác trên nhiều phương diện, nhất là trong bối 
cảnh chính quyền các cấp nơi địa đầu Tổ quốc đang 
tích cực xây dựng và triển khai rất nhiều chương 
trình, dự án, đề án, kế hoạch về bảo tồn và phát huy 
các giá trị văn hóa truyền thống, nhằm góp phần 
phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Ngoài các 
nghiên cứu được công bố trong thời gian gần đây 
trên các Tạp chí, các tham luận tham gia tại hội 
thảo, hội nghị thì nội dung văn hóa ẩm thực còn 
được đề cập trong hàng loạt sách chuyên khảo về 
từng tộc người như “Người Bố Y ở huyện Quản Bạ, 
tỉnh Hà Giang” (Kiên & Trung, 2017), “Văn hóa 
dân tộc Mông Hà Giang” (Sở Văn hóa, Thể thao và 
Du lịch tỉnh Hà Giang, 2018), “Người Pà Thẻn ở 
huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang” (Kiên & Trung, 
2015)... Hầu như các nghiên cứu này có xu hướng 
nặng về mô tả hoặc làm rõ một số giá trị về văn 
hóa, xã hội của văn hóa ẩm thực. Điều đáng lưu ý 
là trong khi các chính sách của tỉnh Hà Giang đang 
góp phần quan trọng trong công cuộc bảo tồn và 
phát huy các giá trị văn hóa tộc người nói chung và 
văn hóa ẩm thực nói riêng thì việc phân tích những 
hiệu quả, bất cập, từ đó đưa ra những đề xuất về 
chính sách trong lĩnh vực này lại hiếm khi đư ... thực tiêu biểu qua một số website của tỉnh, 
của huyện và các công ty du lịch, việc xây dựng 
sàn giao dịch điện tử cũng đã được tỉnh Hà Giang 
quan tâm triển khai. Với địa chỉ dacsanhagiang.net, 
sàn giao dịch điện tử này đã giúp các sản phẩm địa 
phương, trong đó có sản phẩm tiêu biểu của văn hóa 
ẩm thực được giới thiệu, trao đổi, quảng bá rộng 
rãi. Đây là cầu nối giữa người sản xuất, người kinh 
doanh và người tiêu dùng. Ở đó, chủ cơ sở sản xuất 
đăng tải thông tin, quản lý đơn hàng bán, thống kê 
doanh thu; người tiêu dùng có thể xem thông tin 
sản phẩm, thông tin về cơ sở sản xuất, phản hồi về 
chất lượng với cơ quan chức năng; cơ quan quản lý 
có thể kiểm duyệt nội dung quảng bá sản phẩm, các 
đánh giá Sàn có hỗ trợ thanh toán điện tử thông 
qua mã QRcode, Vnpay và tiến tới sẽ tích hợp công 
nghệ blockchain để truy xuất nguồn gốc, xuất xứ 
hàng hóa (Tuấn, 2019). 
5. Thảo luận
5.1. Vấn đề “bản sắc” và “chuyên nghiệp” 
Ẩm thực là dạng tài nguyên du lịch đặc biệt, là 
thành tố quan trọng tạo nên bản sắc và phong vị 
mỗi vùng miền. Đây là một phần không thể thiếu và 
ấn tượng về các món ăn mà du khách được thưởng 
thức góp phần không nhỏ vào sự thành công của 
mỗi chuyến đi. Nhiều du khách nghỉ tại homestay 
hay các khu du lịch không chỉ ăn, uống để đảm 
bảo nhu cầu dinh dưỡng, mà họ còn mong đợi sẽ 
được trải nghiệm sự mới mẻ, sự sáng tạo thú vị 
trong văn hóa ẩm thực của cộng đồng. Tuy nhiên, ở 
hầu hết các điểm du lịch ở Hà Giang, nhất là trong 
các mô hình homestay, văn hóa ẩm thực vẫn chưa 
được khai thác hết tiềm năng vốn có, chưa được 
quan tâm đúng mức. Ở thị trấn Đồng Văn có những 
ngôi nhà cổ tồn tại 300 năm của người Dao vẫn còn 
giữ được gần như nguyên vẹn, nhưng lượng khách 
đến thăm quan không nhiều và chủ yếu là người 
Việt. Lý do là du khách nước ngoài đa phần có nhu 
cầu được thưởng thức văn hóa ẩm thực ngay trong 
không gian homestay, nhưng chưa đáp ứng được 
dịch vụ này. Điều đó cho thấy, việc trải nghiệm về 
văn hóa ẩm thực là một phần không thể thiếu trong 
các chuyến đi của du khách. Họ sử dụng dịch vụ ẩm 
thực tại các điểm du lịch không chỉ đơn giản là được 
thưởng thức một bữa ăn ngon mà hơn thế, là một 
cách để hòa mình vào một di sản văn hóa của địa 
phương và tạo ra sự khác biệt trong mỗi chuyến đi.
Mặc dù, trong các dự án bảo tồn làng văn hóa 
truyền thống đều đưa ra mục tiêu “bảo tồn các loại 
hình văn hóa ẩm thực” nhưng khi triển khai trên 
thực tế, mục tiêu này chưa đạt được như yêu cầu 
đặt ra. Khảo sát ở Làng văn hóa du lịch cộng đồng 
Nậm Đăm, Quảng Hạ, Lô Lô Chải, hay Nhà văn 
hóa cộng đồng thôn Nậm Lương cho thấy, văn hóa 
ẩm thực chưa phát huy hết vai trò trong phục vụ 
du lịch cộng đồng. Mô hình homestay sẽ không thể 
mang đậm không gian văn hóa tộc người nếu bữa 
ăn phục vụ du khách không phải là ẩm thực truyền 
thống. Tuy nhiên, chủ thể văn hóa cũng như chính 
quyền các cấp chưa thực sự quan tâm đến việc khai 
thác giá trị của yếu tố văn hóa này để làm tăng sức 
hấp dẫn cũng như kéo dài thời gian lưu trú của du 
khách. Ở một số nơi, dịch vụ ăn uống trong các 
homestay còn đơn điệu, mang tính tự phát, thiếu 
định hướng. Các món ăn mà chủ nhà có thể phục 
vụ chưa chú trọng khai thác ẩm thực truyền thống, 
đa phần là các món mang tính thông dụng, tiện lợi, 
dễ làm như cơm trắng, gà luộc, thịt lợn nướng, cá 
nướng, trứng rán, các loại rau xanh,... Ghi nhận từ 
một số du khách ở thôn Nậm Đăm, thôn Lô Lô Chải 
cho thấy, thực đơn nghèo nàn và thiếu tính bản sắc 
trong dịch vụ ăn uống ở các homestay nơi đây là 
một trong những nguyên nhân khiến cho thời gian 
lưu trú của du khách không nhiều, thường chỉ trong 
ngày hoặc sang ngày thứ hai. Vấn đề xem nhẹ vai 
trò của văn hóa ẩm thực của chính quyền và người 
dân trong việc tạo sức hút của điểm đến cũng thể 
hiện rõ ở nhà văn hóa cộng đồng thôn Nậm Lương 
khi nhà văn hóa này được xây dựng từ “Dự án bảo 
tồn thôn truyền thống dân tộc Bố Y”, nhưng người 
được giao quản lý và kinh doanh dịch vụ lưu trú lại 
là một phụ nữ người Dao (lấy chồng là người Bố 
Y). Và thực tế đang diễn ra là, du khách được trải 
nghiệm văn hóa trong một ngôi nhà cộng đồng của 
người Bố Y, nhưng việc phục vụ lưu trú, giới thiệu 
văn hóa truyền thống của người Bố Y lại là người 
dân tộc Dao và ẩm thực mà du khách được phục vụ 
cũng đa phần là món ăn của người Dao. Bên cạnh 
những món ăn thiếu bản sắc thì kỹ năng phục vụ 
thiếu chuyên nghiệp cũng cần được bàn tới. Việc 
mặc trang phục truyền thống khi giới thiệu món ăn 
cho du khách là cần thiết nhưng chủ nhà ở một số 
homestay ở thôn Quảng Hạ, Lô Lô Chải hay những 
người bán hàng tại hội chợ giới thiệu ẩm thực chưa 
lưu tâm đến vấn đề này. Để cho tiện lợi, họ mặc 
trang phục phổ thông khi phục vụ ăn uống và giới 
thiệu văn hóa ẩm thực; từ đó, tạo ra một không gian 
văn hóa chưa thực sự ấn tượng trong cảm nhận 
của du khách. Chính sự thiếu tính “bản sắc”, tính 
“chuyên nghiệp” trong khai thác, phát huy những 
giá trị tích cực của văn hóa ẩm thực trong các mô 
hình du lịch cộng đồng đã khiến cho đa phần du 
khách, nhất là khách nước ngoài chỉ thăm, không 
nghỉ dưỡng; nếu có lưu trú tại các homestay thì chỉ 
trong thời gian ngắn và với những đoàn khách có 
thời gian lưu trú từ 2 đến 3 ngày trở lên thì họ chủ 
động trang bị đồ ăn nhanh mang theo. 
KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
151Volume 9, Issue 1
Như vậy, việc giới thiệu văn hóa ẩm thực của 
các tộc người ở các cơ sở dịch vụ ăn uống hay trong 
các mô hình du lịch cộng đồng một cách có chiều 
sâu và hệ thống chưa được tính đến, nhất là chưa có 
chiến lược phát triển lâu dài cũng như sự quan tâm, 
sâu sát của các ban, ngành liên quan.
5.2. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm 
Bảo đảm vệ sinh, an toàn trong lựa chọn, chế 
biến, cung cấp thực phẩm là yếu tố rất quan trọng 
để mở rộng thị trường tiêu thụ cũng như phát triển 
du lịch. Tuy nhiên, ở một số nhà hàng, quán ăn, các 
điểm du lịch hay tại bếp nấu trong các homestay vẫn 
còn tồn tại những vấn đề cần được khắc phục như 
quy trình chế biến các món ăn còn thô sơ, nguồn 
thực phẩm sử dụng chưa rõ nguồn gốc hay việc lạm 
dụng quá mức các loại gia vị công nghiệp (như mỳ 
chính, bột ngọt). Các dụng cụ chế biến như rổ, rá, 
bát đĩa,... thay vì làm từ nguyên liệu tự nhiên như 
gỗ, tre, nứa như truyền thống trước đây đã được 
thay thế bởi những vật dụng xanh, đỏ làm từ nhựa 
công nghiệp kém chất lượng. Điều đó không chỉ 
làm mất đi tính thẩm mỹ của một không gian sinh 
hoạt truyền thống, mà còn gây mất an toàn cho sức 
khỏe của người sử dụng. Kết quả khảo sát tại một số 
homestay cho thấy, những vấn đề trên đã gây tâm lý 
e ngại và ảnh hưởng không nhỏ đến việc quyết định 
thời gian lưu trú của du khách. Đó là chưa kể trong 
một số homestay ở các Làng văn hóa du lịch tiêu 
biểu, bếp nấu ăn phục vụ du khách được đặt ngay 
sát một dãy chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm; 
cho dù Đề án xây dựng Làng văn hóa du lịch tiêu 
biểu gắn với xây dựng Nông thôn mới ở các huyện 
đã đưa ra 1 trong 10 tiêu chí cần thực hiện trong 
việc tạo môi trường cảnh quan sạch đẹp là “100% 
số hộ di dời chuồng trại gia súc, gia cầm ra xa nhà”. 
Thật khó để giữ chân và thuyết phục khách trở lại 
trải nghiệm trong một không gian sống như vậy. 
5.3. Vấn đề truyền dạy và kế thừa
Chương trình số 62-CTr/TU ngày 29/3/2013 của 
Ban thường vụ Tỉnh ủy về phát triển văn hóa gắn 
với du lịch, giai đoạn 2013-2020 đã đề ra nhiệm 
vụ bảo tồn văn hóa ẩm thực nhằm phục vụ du lịch 
với một trong số những giải pháp được đưa ra là 
“có chính sách thu hút các nghệ nhân dân gian mở 
các lớp truyền dạy văn hóa ẩm thực”. Tuy nhiên, 
đến thời điểm hiện tại, tỉnh Hà Giang chưa có danh 
hiệu “nghệ nhân dân gian” thuộc lĩnh vực văn hóa 
ẩm thực và các lớp truyền dạy cũng chưa được triển 
khai trên thực tế. Tương tự, trong nội dung của đề 
án “Giáo dục kỹ năng sống và văn hóa truyền thống 
các dân tộc thiểu số cho học sinh phổ thông trên địa 
bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016 - 2020” (được 
ban hành theo Quyết định số 597/QĐ-UBND ngày 
7/4/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang), các 
lĩnh vực văn hóa truyền thống được truyền dạy đối 
với học sinh tiểu học là “hình thành, phát triển, rèn 
luyện, biểu diễn một số nhạc cụ dân tộc như: khèn, 
sáo..; các làn điệu dân ca bằng ngôn ngữ tiếng dân 
tộc” và “Kĩ năng thêu - dệt và làm các sản phẩm 
truyền thống của địa phương như: làm khèn Mông; 
thêu đan váy, áo, túi sách, khăn, mũ... để phục vụ 
khách du lịch và giữ gìn bản sắc dân tộc. Còn đối 
với học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông 
và Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục 
thường xuyên, nội dung được truyền dạy cũng chỉ 
là “tập trung kĩ năng sử dụng các kiến thức, thực 
hành văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán của 
địa phương như: hiểu biết và biểu diễn các làn điệu 
dân ca, nhạc cụ dân tộc; kĩ năng thêu dệt và làm các 
sản phẩm truyền thống địa phương”. Như vậy, mặc 
dù mục tiêu chung của đề án là đưa các lĩnh vực văn 
hóa truyền thống vào trường học, nhưng chỉ mới tập 
trung vào việc truyền dạy về lĩnh vực “văn hóa dân 
gian” và “nghề thủ công”. Yếu tố văn hóa ẩm thực 
đã chưa được chú trọng trong Đề án này và điều đó 
đã ảnh hưởng nhất định đến nhận thức của thế hệ trẻ 
về vai trò, giá trị tích cực cũng ý thức trách nhiệm 
trong việc bảo tồn, phát huy của loại hình văn hóa 
này trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
6. Kết luận
Sự đa dạng về thành phần tộc người, cộng thêm 
đặc điểm chia cắt mạnh về địa hình với nhiều tiểu 
vùng khí hậu khác nhau đã khiến cho tỉnh Hà Giang 
hình thành những văn hóa vùng, văn hóa tộc người 
giàu bản sắc. Mỗi dân tộc lại có những loại hình 
văn hóa ẩm thực đặc trưng, tạo nên tính đa dạng và 
sự hấp dẫn đặc biệt đối với du khách. Nhận thức 
được tiềm năng, trong những năm qua, các loại 
hình văn hóa ẩm thực đa dạng, độc đáo của các tộc 
người thiểu số đã được tỉnh Hà Giang chú trọng 
bảo tồn và phát huy, nhằm tăng sức hút của điểm 
đến, khuyến khích và đẩy mạnh phát triển ngành du 
lịch, góp phần giảm nghèo bền vững và phục vụ 
mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. 
Tuy nhiên, với nhiều nguyên nhân, kiến thức ẩm 
thực và kỹ năng phục vụ của người làm du lịch còn 
hạn chế; những sản phẩm và trải nghiệm về văn hóa 
ẩm thực chưa thật sự hấp dẫn và phát huy hết giá 
trị, tiềm năng vốn có; công tác truyền dạy và kế 
thừa các giá trị văn hóa ẩm thực cho thế hệ trẻ chưa 
được quan tâm đúng mức. Thêm vào đó, trong bối 
cảnh giao thoa, biến đổi văn hóa mạnh mẽ như hiện 
nay, nhiều loại hình văn hóa ẩm thực độc đáo có 
xu hướng bị mai một và bị thay thế bởi các món ăn 
phổ thông, tiện lợi. Xu hướng này diễn ra không 
chỉ trong đời sống hàng ngày, mà còn ở ngay các 
điểm phục vụ du lịch, nơi các giá trị văn hóa truyền 
thống cần khai thác. Điều đó đặt ra yêu cầu cấp thiết 
về việc nâng cao ý thức tự bảo tồn giá trị ẩm thực 
truyền thống của các chủ thể văn hóa, đào tạo kỹ 
năng phục vụ ẩm thực trong hoạt động du lịch, nâng 
cao chất lượng sản phẩm ẩm thực, xây dựng các 
chương trình truyền dạy văn hóa ẩm thực cho thế hệ 
trẻ trong các trường học trên địa bàn
KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
152 JOURNAL OF ETHNIC MINORITIES RESEARCH
Tài liệu tham khảo
Anh, P. (2019). Hiệu quả Chương trình CPRP ở 
Hoàng Su Phì.  truy cập 
ngày 22/9/2019
Dung, M. N. (2007). Văn hóa ẩm thực của 
người Tày ở Việt Nam. Hà Nội: Nxb. Khoa 
học Xã hội.
Hiếu, T. Đ. (2007). Một số giải pháp góp phần 
xây dựng và phát triển du lịch bền vững ở 
Tây Bắc Việt Nam. Luận văn thạc sĩ, Đại 
học Khoa học, Xã hội và Nhân văn, Đại học 
Quốc gia Hà Nội.
Huyền, N. T. (2012). Phát triển du lịch văn hóa 
tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc. Đại học 
Khoa học, Xã hội và Nhân văn, Đại học 
Quốc gia Hà Nội.
Kiên, H. V., & Trung, V. D. (2015). Người Pà 
Thẻn ở huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang. 
Hà Nội: Nxb. Lao động.
Kiên, H. V., & Trung, V. D. (2017). Người Bố Y 
ở huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Hà Nội: 
Nxb. Lao động.
Long, V. (2019). Phát triển thương hiệu mật ong 
thảo quả ở Nấm Dẩn.  
truy cập ngày 12/9/2019
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang 
(2018). Văn hóa dân tộc Mông Hà Giang. 
Công ty cổ phần in Hà Giang.
Tâm, M. (2019). Hà Giang nhân rộng mô hình 
hợp tác xã kiểu mới gắn với thế mạnh địa 
phương.  truy cập 
ngày 15/9/2019.
Thao, V., & Yến, H. (2015). Giảm nghèo dựa 
trên phát triển hàng hóa tại Hà Giang.
Tình, V. X. (2004). Tập quán ăn uống của người 
Việt vùng Kinh Bắc. Hà Nội: Nxb. Khoa học 
Xã hội.
Tuấn, D. (2019). Khai mạc hội chợ cam và 
các sản phẩm tiêu biểu tỉnh Hà Giang. 
 truy cập ngày 
24/9/2019.
POLICY AND RESULT OF POLICY IMPLEMENTATION ON 
PRESERVING, PROMOTING THE VALUES OF TYPICAL 
CULINARY CULTURE IN ETHNIC MINORITIES 
IN HA GIANG PROVINCE
Bui Thi Bich Lan
Institute of Anthropology
Email: buibichlan@gmail.com
Received: 3/3/2020
Reviewed: 5/3/2020
Revised: 16/3/2020
Accepted: 20/3/2020
Released: 31/3/2020
DOI:
https://doi.org/10.25073/0866-773X/398
Abtract
Recognizing the important role of culinary culture in socio-
economic development, Ha Giang province has developed 
some important policies and solutions to preserve and promote 
this cultural type in the new context. Some positive results are 
highhly appeciated from the implementation of these policies 
such as raising the awareness of prserving the culinary culture of 
the community; establishing food service facilities, cooperatives 
and food processing facilities; enhancing the activities of 
advertising and trade promotion for commodity products. In 
addition to the above results, this article only presents limitations 
in preserving and promoting culinary cultural values in the new 
context such as the lack of identity and profession, the issue of 
protecting food safety, teaching transmission and inheritance.
Keywords
Policy; Prserving,promoting culinary cultural value; The 
ethnic minority; Ha Giang province

File đính kèm:

  • pdfchinh_sach_va_ket_qua_thuc_hien_chinh_sach_ve_bao_ton_phat_h.pdf