Chiết tách bạch cầu trong điều trị tăng bạch cầu cấp cứu: Nhân một trường hợp trẻ nhũ nhi dưới 10kg

Đặt vấn đề: Tăng bạch cầu cấp cứu khi số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi > 100 x 109/L hoặc số

lượng bạch cầu non trong máu > 50 x 109/L, thường là nguyên nhân gây ra các biến chứng và tử vong.

Tăng bạch cầu có triệu chứng là một cấp cứu vì nó có thể dẫn đến tổn thương các cơ quan và có liên quan

đến tăng tỷ lệ tử vong. Chiết tách bạch cầu cho phép giảm số lượng bạch cầu ngoại vi và giảm hoặc ngăn

ngừa các triệu chứng tăng bạch cầu cấp cứu, hạn chế hội chứng ly giải u hoặc đông máu rải rác trong lòng

mạch. Chúng tôi báo cáo một trường hợp bệnh nhân đầu tiên dưới 10kg được chiết tách bạch cầu thành

công tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học Thành phố Hồ Chí Minh.

Báo cáo ca bệnh: Bệnh nhân nam, 8 tháng tuổi, cân nặng 8,6kg, tiền sử trước đó hoàn toàn khỏe

mạnh, số lượng bạch cầu 628 x 109/L. Sau 1 giờ nhập viện, bé có biểu hiện lừ đừ, nằm yên, kích thích đau

có đáp ứng ít, bú kém. Chẩn đoán tăng bạch cầu cấp cứu, nghi ngờ tăng bạch cầu có triệu chứng lấp mạch

não. Chỉ định chiết tách bạch cầu. Sau chiết tách bệnh nhân có vẻ tươi tỉnh hơn, bú được. Số lượng bạch

cầu sau chiết tách giảm 62,1%, tiểu cầu giảm 51,9% và hemoglobin tăng lên 53,1%.

Kết luận: Chiết tách bạch cầu được xem là một trong những phương pháp điều trị giúp giảm số lượng

bạch cầu, ngăn ngừa hội chứng ly giải u mà không gây ra các biến chứng nghiêm trọng ngay cả đối với trẻ

nhũ nhi có cân nặng thấp tại các trung tâm Huyết học lớn có nhiều kinh nghiệm.

Chiết tách bạch cầu trong điều trị tăng bạch cầu cấp cứu: Nhân một trường hợp trẻ nhũ nhi dưới 10kg trang 1

Trang 1

Chiết tách bạch cầu trong điều trị tăng bạch cầu cấp cứu: Nhân một trường hợp trẻ nhũ nhi dưới 10kg trang 2

Trang 2

Chiết tách bạch cầu trong điều trị tăng bạch cầu cấp cứu: Nhân một trường hợp trẻ nhũ nhi dưới 10kg trang 3

Trang 3

Chiết tách bạch cầu trong điều trị tăng bạch cầu cấp cứu: Nhân một trường hợp trẻ nhũ nhi dưới 10kg trang 4

Trang 4

Chiết tách bạch cầu trong điều trị tăng bạch cầu cấp cứu: Nhân một trường hợp trẻ nhũ nhi dưới 10kg trang 5

Trang 5

pdf 5 trang minhkhanh 12040
Bạn đang xem tài liệu "Chiết tách bạch cầu trong điều trị tăng bạch cầu cấp cứu: Nhân một trường hợp trẻ nhũ nhi dưới 10kg", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chiết tách bạch cầu trong điều trị tăng bạch cầu cấp cứu: Nhân một trường hợp trẻ nhũ nhi dưới 10kg

Chiết tách bạch cầu trong điều trị tăng bạch cầu cấp cứu: Nhân một trường hợp trẻ nhũ nhi dưới 10kg
Bệnh viện Trung ương Huế 
32	 Tạp	Chí	Y	Học	Lâm	Sàng	-	Số	70/2021
Chiết tách bạch cầu trong điều trị tăng bạch cầu...
 Báo cáo trường hợp
CHIẾT TÁCH BẠCH CẦU TRONG ĐIỀU TRỊ TĂNG BẠCH CẦU CẤP CỨU:
NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP TRẺ NHŨ NHI DƯỚI 10KG
Hoàng Nguyên Khanh1, Nguyễn Văn Tuy2*, Lê Lan Chi1,
 Lê Thanh Chang1, Quãng Hữu Tài1 
DOI: 10.38103/jcmhch.2021.70.4
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Tăng bạch cầu cấp cứu khi số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi > 100 x 109/L hoặc số 
lượng bạch cầu non trong máu > 50 x 109/L, thường là nguyên nhân gây ra các biến chứng và tử vong. 
Tăng bạch cầu có triệu chứng là một cấp cứu vì nó có thể dẫn đến tổn thương các cơ quan và có liên quan 
đến tăng tỷ lệ tử vong. Chiết tách bạch cầu cho phép giảm số lượng bạch cầu ngoại vi và giảm hoặc ngăn 
ngừa các triệu chứng tăng bạch cầu cấp cứu, hạn chế hội chứng ly giải u hoặc đông máu rải rác trong lòng 
mạch. Chúng tôi báo cáo một trường hợp bệnh nhân đầu tiên dưới 10kg được chiết tách bạch cầu thành 
công tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học Thành phố Hồ Chí Minh. 
Báo cáo ca bệnh: Bệnh nhân nam, 8 tháng tuổi, cân nặng 8,6kg, tiền sử trước đó hoàn toàn khỏe 
mạnh, số lượng bạch cầu 628 x 109/L. Sau 1 giờ nhập viện, bé có biểu hiện lừ đừ, nằm yên, kích thích đau 
có đáp ứng ít, bú kém. Chẩn đoán tăng bạch cầu cấp cứu, nghi ngờ tăng bạch cầu có triệu chứng lấp mạch 
não. Chỉ định chiết tách bạch cầu. Sau chiết tách bệnh nhân có vẻ tươi tỉnh hơn, bú được. Số lượng bạch 
cầu sau chiết tách giảm 62,1%, tiểu cầu giảm 51,9% và hemoglobin tăng lên 53,1%. 
Kết luận: Chiết tách bạch cầu được xem là một trong những phương pháp điều trị giúp giảm số lượng 
bạch cầu, ngăn ngừa hội chứng ly giải u mà không gây ra các biến chứng nghiêm trọng ngay cả đối với trẻ 
nhũ nhi có cân nặng thấp tại các trung tâm Huyết học lớn có nhiều kinh nghiệm. 
Từ khóa: Tăng bạch cầu, tăng bạch cầu có triệu chứng, chiết tách bạch cầu
ABSTRACT: 
LEUKAPHERESIS IN TREATMENT HYPERLEUKOCYTOSIS: 
A CASE OF INFANT UNDER 10KG
Hoang Nguyen Khanh1, Nguyen Van Tuy2*, Le Lan Chi1,
 Le Thanh Chang1, Quang Huu Tai1
Background: Hyperleukocytosis, defined as a condition in which the quantity of peripheral white blood 
cells is more than100 x 109/l or or that of blood blast is more than 50 x 109/l, causes some complications or 
even death. Leukostasis is a medical emergency as it may cause damage to organs and increase mortality. 
Leukapheresis allows reducing the quantity of peripheral leukocytes, lessening or preventing leukostatsis 
1Bệnh viện Truyền máu Huyết học 
Tp. Hồ Chí Minh
2Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế
- Ngày nhận bài (Received): 13/2/2021; Ngày phản biện (Revised): 05/6/2021; 
- Ngày đăng bài (Accepted): 25/6/2021
- Người phản hồi (Corresponding author): Nguyễn Văn Tuy
- Email: nvtuy@huemed-univ.edu.vn; SĐT: 039 259 1326
Bệnh viện Trung ương Huế 
Tạp	Chí	Y	Học	Lâm	Sàng	-	Số	70/2021	 33
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng bạch cầu cấp cứu khi số lượng bạch cầu 
trong máu ngoại vi > 100 x 109/L hoặc số lượng 
bạch cầu non trong máu > 50 x 109/L, thường là 
nguyên nhân gây ra các biến chứng và tử vong. Tại 
thời điểm chẩn đoán, 5% đến 25% trẻ mắc bệnh 
bạch cầu cấp có biểu hiện tăng bạch cầu cấp cứu 
[1,2]. Tăng bạch cầu có triệu chứng (leukostasis) 
khi số lượng bạch cầu tăng cao dẫn đến tắc nghẽn 
mạch máu và thiếu oxy mô. Nó là kết quả của 2 cơ 
chế: sự quá tải của các bạch cầu non trong vi tuần 
hoàn làm tăng độ nhớt của máu và tương tác kết 
dính giữa các bạch cầu non và nội mạc [3]. Tăng 
bạch cầu có triệu chứng là một cấp cứu vì nó có thể 
dẫn đến tổn thương các cơ quan và có liên quan đến 
tăng tỷ lệ tử vong (lên đến 40% ở bệnh nhân người 
lớn) [4]. Mặc dù tăng bạch cầu có triệu chứng có 
thể ảnh hưởng đến bất kỳ hệ thống cơ quan nào, các 
triệu chứng thường do tổn thương vi mạch não và 
phổi dẫn đến suy hô hấp, rối loạn thần kinh và thị 
lực [4].
Do nguy cơ tổn thương cơ quan, điều trị phải 
được bắt đầu nhanh chóng để giảm số lượng bạch 
cầu. Tuy nhiên, hóa trị sớm có thể làm trầm trọng 
thêm hội chứng ly giải u mặc dù đã được điều trị hỗ 
trợ (đa truyền, kiềm hóa). Do đó, chiết tách bạch cầu 
rút toàn bộ máu khỏi cơ thể, sau đó cô đặc và loại bỏ 
bạch cầu ra khỏi máu và các thành phần khác được 
truyền trở lại bệnh nhân, cho phép giảm số lượng 
bạch cầu ngoại vi và giảm hoặc ngăn ngừa các triệu 
chứng tăng bạch cầu cấp cứu, hạn chế hội chứng ly 
giải u hoặc đông máu rải rác trong lòng mạch [5].
Vì tăng bạch cầu cấp cứu ở trẻ em tương đối ít 
gặp và vấn đề gạn tách bạch cầu trên trẻ em vẫn còn 
nhiều khó khăn với các lý do như: tiếp cận mạch 
máu, khó khăn về tốc độ dòng chảy và các vấn đề 
về chuyển hóa hoặc huyết động do lượng máu lấy 
ra ngoài quá lớn so với tổng lượng máu của bệnh 
nhân, các báo cáo về chiết tách bạch cầu ở trẻ em 
nhất là trẻ nhũ nhi có cân nặng thấp là rất hiếm [5] 
và hầu hết các báo cáo về chiết tách bạch cầu là 
trong tăng bạch cầu đều liên quan đến bệnh nhân 
người lớn. Bệnh viện Truyền máu Huyết học Thành 
phố Hồ Chí Minh (BTH) đã triển khai chiết tách 
bạch cầu đã hơn 10 năm, với hơn 400 trường hợp 
mỗi năm, nhưng chưa từng thực hiện kỹ thuật này ở 
trẻ em dưới 10kg. Nhân một trường hợp bệnh nhân 
đầu tiên nhẹ hơn 10kg được chiết tách bạch cầu tại 
BTH, chúng tôi muốn báo cáo trường hợp này để 
cung cấp những kinh nghiệm cho các trung tâm 
huyết học trong cả nước.
II. BÁO CÁO CA BỆNH
2.1. Báo cáo ca
Bệnh nhân nam, 8 tháng tuổi, cân nặng 8,6kg, 
tiền sử trước đó hoàn toàn khỏe mạnh, vào Bệnh 
viện Nhi đồng 1 vì người nhà thấy bụng lớn hơn từ 
1 tuần nay, phát hiện bạch cầu máu cao nên chuyển 
BTH. Tại BTH ghi nhận trẻ sốt nhẹ, da xanh, niêm 
mạc nhợt, không biểu hiện xuất huyết da niêm mạc, 
gan 2 - 3 cm dưới bờ sườn, lách lớn độ 3. Xét nghiệm 
ban đầu có số lượng bạch cầu 628 x 109/L (segment 
and limiting tumorlysis syndrome or diffuse intravascular clotting. The first case of an infant under 10 kg is 
reported to have achieved success after leukapheresis at Hospital of Hematology and Blood Tranfusion, 
Ho Chi Minh City.
Case report: The 8-month-old male patient weights 8.6kg without any special history of illness. He had 
hyperleukocytosis with WBC at 628 x 109/l. After one hour of admission, he appeared to be drowsy and 
immovable, slowly respond to pain stimulation and poorly feed. He was diagnosed with hyperleukocytosis, 
and suspected leukostasis with cerebral embolism. He had been indicated leukapheresis. After this therapy, 
he became more awake and could feed. The number of white blood cells and platelets decreased to 62.1% 
and 51.9 % respectively, and that of hemoglobin increased to 53.1%.
Conclusion: Leukapheresis is one of the methodsto treat hyperleukocytosis which reduce white blood 
cell count and prevent tumor lysis syndrome without causing serious complications even in low-weight 
infants at major experience hematology centers.
Keywords: Hyperleukocytosis, leukostasis, leukapheresis 
Bệnh viện Trung ương Huế 
34	 Tạp	Chí	Y	Học	Lâm	Sàng	-	Số	70/2021
Chiết tách bạch cầu trong điều trị tăng bạch cầu...
neutrophile 5%, lympho 80%, blast 15% (hướng 
dòng lymphoblast)), hemoglobin 6,4g/dL, tiểu cầu 
79 x 109/L, LDH 5168 U/L, acid uric 1048 µmol/L, 
ALT 31,84 U/L, AST 115,11 U/L, creatinine 45,44 
µmol/L, CRP 0,83 mg/L, natri 134,88 mmol/L, 
kali 4,13 mmol/L, canxi2+ 1,13 mmol/L, clo 99,08 
mmol/L. Xét nghiệm đông máu: PT 15,8 giây, 
APTT 24,2 giây, fibrinogen 2,56 g/L.Xquang phổi 
ghi nhận tuyến ức lớn. Bệnh nhân được điều trị với 
đa truyền, kiềm hóa, allopurinol, furosemid. Sau 1 
giờ nhập viện, bé có biểu hiện lừ đừ, nằm yên, kích 
thích đau có đáp ứng ít, bú kém. Chẩn đoán tăng 
bạch cầu cấp cứu, nghi ngờ tăng bạch cầu có triệu 
chứng lấp mạch não. Chỉ định chiết tách bạch cầu.
Hình 1: Xquang ngực thẳng của bệnh nhân
2.2. Chiết tách bạch cầu
Thủ thuật được thực hiện với sự theo dõi của hai 
điều dưỡng hồi sức tích cực và một bác sĩ huyết học 
có kinh nghiệm tại khoa hồi sức tích cực. Chúng 
tôi sử dụng máy tách thành phần máu tự động 
Terumo Spectra Optia (của hãng Terumo - Nhật 
bản), chương trình White Blood Cell Depletion. 
Sử dụng 300 ml hồng cầu khối (Hct 60%) để 
mồi máy trước khi bắt đầu chiết tách. Sử dụng 
chất kháng đông Anticoagulant Citrate Dextrose 
Solution (Mỗi 100ml chứa 2,2g sodium citrate 
hydrous, 730mg citric acid anhydrous, và 2,45g 
dextrose hydrous) để chống đông trong quá trình 
vận hành máy. Để dự phòng phản ứng dị ứng, tiêm 
tĩnh mạch hydrocortisone 1mg/kg trước chiết tách. 
Để dự phòng hạ canxi máu, sử dụng calciclorua 
10% 0,2ml/kg pha trong 20 ml NaCl 0,9% truyền 
tĩnh mạch chậm trong vòng trong 30 phút, trước 
và sau chiết tách. Không sử dụng bộ làm ấm dịch 
để dự phòng hạ thân nhiệt. Bệnh nhân được đặt 2 
đường truyền ngoại biên qua tĩnh mạch nền ở cánh 
tay 2 bên (catheter 20G), cố định cánh tay bằng 
nẹp mềm. Bố mẹ được ở bên cạnh bệnh nhân để 
trấn an trong suốt quá trình chiết tách. Thể tích 
máu xử lý bằng 2 lần tổng thể tích máu, thời gian 
chiết tách là 210 phút. Xét nghiệm công thức máu, 
điện giải đồ, đông máu, creatinin, LDH, acid uric 
sau chiết tách. 
2.3. Hiệu quả
Số lượng bạch cầu sau chiết tách giảm 62,1%. 
Tiêm tĩnh mạch methylprednisolone liều 60mg/
m2 chia 3 lần bắt đầu 2 giờ sau chiết tách. Đánh 
giá các xét nghiệm theo dõi sau chiết tách cho kết 
quả như sau: 
Bảng 1: Biến đổi các thông số trong máu trước và sau chiết tách bạch cầu
Xét nghiệm Ban đầu Ngay sau chiết tách Sau chiết tách 8 giờ Sau chiết tách 12 giờ Đơn vị
Bạch cầu 628 237,7 199,3 123,7 k/µL
Hemoglobin 6,4 9,8 10,2 8,6 g/dL
Tiểu cầu 79 38 40 204 k/µL
LDH 5168 4091 3959 U/L
Acid uric 1048 849 518 µmol/L
Kali 4,13 4,08 5,62 4,07 mmol/L
Canxi2+ 1,13 1,02 0,74 0,81 mmol/L
Creatinin 45,44 40,25 36,35 38,63 µmol/L
PT 16,8 20,7 16,4 Giây
Bệnh viện Trung ương Huế 
Tạp	Chí	Y	Học	Lâm	Sàng	-	Số	70/2021	 35
APTT 24,2 29,9 27,1 Giây
Fibrinogen 2,56 1,6 1,81 g/L
2.4. Dung nạp
Trong quá trình chiết tách bệnh nhân lừ đừ, nằm 
yên, không hạ thân nhiệt, không hạ huyết áp, không 
biểu hiện dị ứng. Sau chiết tách bệnh nhân có vẻ 
tươi tỉnh hơn, bú được. Tiểu cầu giảm 51,9% và 
hemoglobin tăng lên 53,1%. Thời gian prothrombin 
kéo dài hơn 23,2%, fibrinogen giảm 37,5%.
III. BÀN LUẬN
Trên đây, chúng tôi đã báo cáo một trường hợp 
bệnh nhân 8,6kg tăng bạch cầu có triệu chứng được 
chiết tách bạch cầu thành công mà không có biến 
chứng trong quá trình thủ thuật và giúp giảm nhanh 
số lượng bạch cầu mà không gây ra hội chứng ly 
giải u.
Mặc dù chỉ định chiết tách bạch cầu ở trẻ em 
chưa có hướng dẫn thống nhất. Nhưng tại bệnh viện 
chúng tôi vẫn áp dụng chỉ định chung cho cả trẻ em 
và người lớn đó là khi [6]:
3.1. Bạch cầu cao với triệu chứng của tắc mạch
- Rối loạn tri giác
- Xuất huyết võng mạc
- Phù gai thị
- Nghi ngờ thuyên tắc phổi
- Dấu hiệu thiếu máu cục bộ
- Tắc mạch dương vật.
- Nhìn mờ nghi ngờ thuyên tắc mạch máu 
võng mạc.
3.2. Bạch cầu cao với nguy cơ tắc mạch cao
- Bạch cầu cấp dòng tủy: số lượng bạch cầu 
> 100k/µl
- Bạch cầu mạn dòng tủy: số lượng bạch cầu 
> 300k/µl
- Bạch cầu mạn dòng lympho và bạch cầu cấp 
dòng lympho: số lượng bạch cầu > 300k/µl
Với các hệ thống chiết tách rất khó để sử dụng 
cho trẻ rất nhỏ và nhẹ cân (< 15kg) vì kỹ thuật 
phân tách tế bào máu được thiết kế để áp dụng cho 
người lớn. Tuy nhiên với hệ thống Optia việc chiết 
tách bạch cầu ở trẻ em hoàn toàn khả thi. Tác giả 
Woloskie và cộng sự đã chỉ ra rằng thiết bị này có 
thể chiết tách an toàn cho trẻ < 8kg [7].
Một khó khăn nữa là tĩnh mạch ngoại vi ở trẻ 
em nhỏ, một vài tác giả đề nghị nên thiết lập đường 
truyền tĩnh mạch trung tâm để thực hiện chiết tách 
[2,7]. Nhưng điều này là tương đối khó thực hiện 
cấp cứu ngay lập tức ở các trung tâm huyết học, nơi 
mà ít khi có bác sĩ hồi sức nhi khoa. Cũng như tác 
giả Veljkovic và cộng sự [8], tại bệnh viện chúng tôi 
vẫn thực hiện qua đường truyền tĩnh mạch ngoại vi 
khi có thể đặt catheter đủ lớn (18 - 22G).
Khó khăn tiếp theo là do tổng thể tích máu của 
trẻ em thấp, mà lượng máu lấy ra khỏi cơ thể để 
đảm bảo quá trình quay ly tâm chiết tách bạch cầu là 
giống nhau trong cùng một bộ kit, nên trẻ càng nhỏ 
thì nguy cơ xảy ra các biến chứng về chuyển hóa 
càng cao, trong đó có thiếu máu. Theo tác giả Greze 
và cộng sự, hồng cầu lắng được chỉ định để mồi 
máy khi tổng thể tích máu bệnh nhân < 1 lít và/hoặc 
hemoglobin < 10g/dL, truyền tiểu cầu trước chiết 
tách khi số lượng tiểu cầu < 15 x 109/L [5]. Trong 
trường hợp của chúng tôi, bệnh nhân đã được mồi 
máy với 300ml hồng cầu lắng (Hct 60%).
Về thể tích máu xử lý, theo khuyến cáo của hiệp 
hội chiết tách Hoa kỳ năm 2016, thì thể tích máu xử 
lý trong trường hợp tăng bạch cầu có chỉ định chiết 
tách là 1,5 đến 2 lần tổng thể tích máu cho cả người 
lớn và trẻ em [6]. Trong trường hợp của chúng tôi, 
bệnh nhân có số lượng bạch cầu máu rất cao (hơn 
600 x 109/L) kèm triệu chứng thần kinh (lừ đừ, bú 
kém), tổng thể tích máu xử lý bằng 2 lần tổng thể 
tích máu bệnh nhân, trong tổng số thời gian là 210 
phút đã giúp giảm số lượng bạch cầu hiệu quả.
Lần chiết tách này của chúng tôi làm giảm 62,1% 
số lượng bạch cầu là cao hơn so với các kết quả báo 
cáo của các nghiên cứu khác ở trẻ em (20% đến 
50%) [2], [8], [7]. Theo tác giả Greze và cộng sự 
khi nghiên cứu trên 7 trẻ mới được chẩn đoán bệnh 
bạch cầu có chỉ định chiết tách bạch cầu ghi nhận 
hiệu quả giảm số lượng bạch cầu sau mỗi lần chiết 
tách trung bình là 33% (dao động từ 0 đến 69%) [5].
Về tính an toàn trong quá trình chiết tách, hầu hết 
tác giả đồng ý rằng chiết tách bạch cầu là dung nạp 
Bệnh viện Trung ương Huế 
36	 Tạp	Chí	Y	Học	Lâm	Sàng	-	Số	70/2021
Chiết tách bạch cầu trong điều trị tăng bạch cầu...
tốt với các tác dụng phụ cấp tính tối thiểu, thậm chí 
đối với trẻ có trọng lượng 4,5kg [7]. Ở bệnh nhân của 
chúng tôi, trong suốt quá trình chiết tách không xảy ra 
tác dụng phụ gì nghiêm trọng (như hạ thận nhiệt, hạ 
huyết áp, dị ứng, rối loạn điện giải, ly giải u). Chiết 
tách gây giảm số lượng tiểu cầu 51,9%, nhưng không 
gây giảm hemoglobin vì hệ thống đã được mồi với 
hồng cầu lắng. Thủ thuật này gây ra kéo dài thời gian 
prothrombin và thời gian hoạt hóa prothrombin từng 
phần, giảm fibrinogen nhưng không đáng kể.
IV. KẾT LUẬN
Bệnh nhân nam, 8 tháng tuổi, cân nặng 8,6kg, 
tiền sử trước đó hoàn toàn khỏe mạnh, số lượng 
bạch cầu 628 x 109/L. Sau 1 giờ nhập viện, bé có 
biểu hiện lừ đừ, nằm yên, kích thích đau có đáp ứng 
ít, bú kém. Chẩn đoán tăng bạch cầu cấp cứu, nghi 
ngờ tăng bạch cầu có triệu chứng lấp mạch não. Chỉ 
định chiết tách bạch cầu. Sau chiết tách bệnh nhân 
có vẻ tươi tỉnh hơn, bú được. Số lượng bạch cầu 
sau chiết tách giảm 62,1%, tiểu cầu giảm 51,9% và 
hemoglobin tăng lên 53,1%.
Qua đây chúng tôi nhận thấy chiết tách bạch cầu 
là phương pháp điều trị tương đối an toàn để giảm 
nhanh số lượng bạch cầu, ngăn ngừa hội chứng ly 
giải u mà không gây ra các biến chứng nghiêm trọng 
ngay cả đối với trẻ nhũ nhi có cân nặng thấp tại các 
trung tâm huyết học lớn có nhiều kinh nghiệm. 
Đây là bước đầu làm tiền đề để triển khai chiết 
tách bạch cầu đối với trẻ dưới 10kg.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ganzel, C, J B, al MPe. Hyperleukocytosis, 
leukostasis and leukapheresis: practice 
management. Blood Rev. 2012. 26: 117 - 122.
2. Haase, R, N M, al. DOe. Leukapheresis and 
exchange transfusion in children with acute 
leukemia and hyperleukocytosis. A single center 
experience. . Klin Padiatr. 2009. 221: 374 - 378.
3. Stucki, A, AS R, al GMe. Endothelial 
cell activation by myeloblasts: molecular 
mechanisms of leukostasis and leukemic cell 
dissemination. Blood Rev. 2001. 97: 2121-2129.
4. Majhail, NS, AE L. Acute leukemia with a very 
high leukocyte count: confronting a medical 
emergency. Cleve Clin J Med. 2004. 71: 633-637.
5. Greze, V, F C, al MEe. Leukapheresis in 
Management of Hyperleukocytosis in Children’s 
Leukemias. J Pediatr Hematol Oncol. 2014. 36: 
e513-e517.
6. Schwartz, J, A P, al ANe. Guidelines on the 
Use of Therapeutic Apheresis in Clinical 
Practice-Evidence-Based Approach from the 
Writing Committee of the American Society for 
Apheresis: The Seventh Special Issue. Journal of 
Clinical Apheresis. 2016. 31: 149-338.
7. Woloskie, S, H A, al MJe. Leukodepletion for 
acute lymphocytic leukemia in a three-week-old 
infant. J Clin Apher. 2001. 16: 31-32.
8. Veljkovic, D, M K, al MDe. Leukapheresis 
in management hyperleucocytosis induced 
complications in two pediatric patients with 
chronic myelogenous leukemia. Transfus Apher 
Sci. 2012. 46: 263-267.

File đính kèm:

  • pdfchiet_tach_bach_cau_trong_dieu_tri_tang_bach_cau_cap_cuu_nha.pdf