Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư vú và các yếu tố liên quan tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh
Mục tiêu: Chất lượng cuộc sống (CLCS) đã và đang là vấn đề được quan tâm trên toàn thế giới, đặc
biệt đối với các bệnh ung thư có thể chữa được như ung thư vú. Tại Việt Nam, đa phần các nghiên cứu
dùng các thang đo chung, không đo lường được những vấn đề mang tính chuyên biệt của ung thư vú.
Nghiên cứu này nhằm xác định điểm CLCS trung bình và các yếu tố liên quan của bệnh nhân ung thư vú
tại bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh năm 2020, có sử dụng thang đo chuyên biệt cho bệnh
nhân ung thư vú.
Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện từ tháng 04/2020 đến
tháng 06/2020, tại bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh, với phương pháp chọn mẫu phân tầng
theo khoa phòng. Thang đo QLQ BR-53 được sử dụng để đo lường CLCS của bệnh nhân ung thư vú. Đây
là thang đo được xây dựng từ bộ thang đo QLQ C-30 và QLQ BR-23 của tổ chức nghiên cứu và điều trị
ung thư Châu Âu (EORTC), đã được đánh giá tính giá trị và độ tin cậy trên cùng đối tượng và cùng địa
điểm nghiên cứu. Các biến số được sử dụng để tìm các yếu tố liên quan đến CLCS bao gồm: thang đo
APGAR để đánh giá chức năng gia đình, thang đo HADS để khảo sát tình trạng lo âu, trầm cảm bệnh
viện.
Kết quả: Điểm CLCS trung bình của bệnh nhân ung thư vú là 61,6 ± 19,0. Chức năng chịu ảnh hưởng
nhiều nhất là Hình ảnh cơ thể với điểm số là 65,7 ± 23,7. Triệu chứng gây tác động xấu nhất là Triệu
chứng cơ năng và Triệu chứng rụng tóc với các mức điểm lần lượt là 44,6 ± 23,1 và 44,6 ± 34,8. Các yếu
tố liên quan bao gồm nhóm tuổi, tình trạng kinh tế, phân loại BMI, trầm cảm.
Kết luận: Điểm CLCS của bệnh nhân ung thư vú đang điều trị tại bệnh viện ung bướu nằm ở mức
trung bình so với các nước trong khu vực và thế giới. Gia đình, bệnh viện cần có sự quan tâm nhiều hơn
đến sự xuất hiện và tác động của các yếu tố liên quan gây giảm CLCS của bệnh nhân.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tóm tắt nội dung tài liệu: Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư vú và các yếu tố liên quan tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 484 CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ THÚY QUYÊN1, KIM XUÂN LOAN2 Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Thị Thúy Quyên Email: quyen.nguyen.vhdp14@gmail.com Ngày nhận bài: 07/10/2020 Ngày phản biện: 03/11/2020 Ngày chấp nhận đăng: 05/11/2020 1 Bác sĩ Y học dự phòng - ĐHYD TP. HCM 2 Giảng viên Bộ môn Dịch tễ - ĐHYD TP. HCM ĐẶT VẤN ĐỀ Theo GLOBOCAN, tại Việt Nam, năm 2018, tỉ lệ mới mắc chuẩn theo tuổi của ung thư vú (UTV) là 26,4/100.000 phụ nữ, cao nhất trong các loại ung thư ở phụ nữ và vẫn đang có xu hướng tăng nhanh[8,10]. Những cải tiến trong phát hiện sớm và điều trị đã giúp bệnh nhân UTV kéo dài đáng kể số năm sống. Tuy nhiên, ngay cả khi tỉ lệ chữa khỏi bệnh cao, bệnh nhân UTV vẫn phải đấu tranh với nhiều vấn đề liên quan khác. Do đó, bên cạnh việc điều trị sức khỏe thể chất, cần khảo sát về CLCS nhằm tìm ra các giải pháp giúp thúc đẩy, cải thiện CLCS bệnh nhân trong và sau điều trị, gia tăng tỉ lệ sống còn của bệnh nhân, đặc biệt đối với các bệnh ung thư có thể chữa được như UTV. Có tương đối ít nghiên cứu về CLCS của bệnh nhân UTV ở Việt Nam. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thu Hà và cộng sự sử dụng thang đo QLQ- C30, cho kết quả điểm Sức khỏe tổng quát (SKTQ) của bệnh nhân UTV là 58,6 ± 16,6[3]. Nghiên cứu TÓM TẮT Mục tiêu: Chất lượng cuộc sống (CLCS) đã và đang là vấn đề được quan tâm trên toàn thế giới, đặc biệt đối với các bệnh ung thư có thể chữa được như ung thư vú. Tại Việt Nam, đa phần các nghiên cứu dùng các thang đo chung, không đo lường được những vấn đề mang tính chuyên biệt của ung thư vú. Nghiên cứu này nhằm xác định điểm CLCS trung bình và các yếu tố liên quan của bệnh nhân ung thư vú tại bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh năm 2020, có sử dụng thang đo chuyên biệt cho bệnh nhân ung thư vú. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện từ tháng 04/2020 đến tháng 06/2020, tại bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh, với phương pháp chọn mẫu phân tầng theo khoa phòng. Thang đo QLQ BR-53 được sử dụng để đo lường CLCS của bệnh nhân ung thư vú. Đây là thang đo được xây dựng từ bộ thang đo QLQ C-30 và QLQ BR-23 của tổ chức nghiên cứu và điều trị ung thư Châu Âu (EORTC), đã được đánh giá tính giá trị và độ tin cậy trên cùng đối tượng và cùng địa điểm nghiên cứu. Các biến số được sử dụng để tìm các yếu tố liên quan đến CLCS bao gồm: thang đo APGAR để đánh giá chức năng gia đình, thang đo HADS để khảo sát tình trạng lo âu, trầm cảm bệnh viện. Kết quả: Điểm CLCS trung bình của bệnh nhân ung thư vú là 61,6 ± 19,0. Chức năng chịu ảnh hưởng nhiều nhất là Hình ảnh cơ thể với điểm số là 65,7 ± 23,7. Triệu chứng gây tác động xấu nhất là Triệu chứng cơ năng và Triệu chứng rụng tóc với các mức điểm lần lượt là 44,6 ± 23,1 và 44,6 ± 34,8. Các yếu tố liên quan bao gồm nhóm tuổi, tình trạng kinh tế, phân loại BMI, trầm cảm. Kết luận: Điểm CLCS của bệnh nhân ung thư vú đang điều trị tại bệnh viện ung bướu nằm ở mức trung bình so với các nước trong khu vực và thế giới. Gia đình, bệnh viện cần có sự quan tâm nhiều hơn đến sự xuất hiện và tác động của các yếu tố liên quan gây giảm CLCS của bệnh nhân. Từ khóa: Chất lượng cuộc sống, ung thư vú, QLQ BR-53, HADS, APGAR. Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 485 Trần Thanh Hương và cộng sự, sử dụng thang đo SF-36, cho điểm SKTQ là 54,6 (95% CI: 52,5- 56,7)[12]. Tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, giai đoạn bệnh, stress, thói quen ngủ trễ là các yếu tố liên quan được tìm thấy trong 2 nghiên cứu trên. Tuy nhiên, cả 2 nghiên cứu này đều sử dụng các thang đo chung, chưa thể hiện được các đặc điểm và các tác động chuyên biệt của bệnh UTV lên CLCS của bệnh nhân. Tại Việt Nam, thang đo đánh giá CLCS dành riêng cho UTV theo tổ chức nghiên cứu và điều trị ung thư Châu Âu (QLQ-C30 và QLQ- BR23) đã được đánh giá tính giá trị và tin cậy bởi tác giả Lưu Quốc Quang 2018. Do vậy, nghiên cứu này được thực hiện có sử dụng thang đo đã được đánh giá nhằm xác định điểm CLCS trung bình của bệnh nhân ung thư vú đang điều trị tại bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh năm 2020, từ đó cung cấp thêm dữ liệu cơ sở khoa học về CLCS bệnh nhân ung thư vú ở công cụ mang tính đặc thù hơn, rõ ràng hơn. Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM là bệnh viện chuyên khoa hạng I, được Bộ Y tế phân công phụ trách các tỉnh thành phía Nam. Đây là một trong những bệnh viện đầu ngành về Ung Bướu của Việt Nam. Do đó, đây là địa điểm phù hợp để thực hiện các nghiên cứu về các bệnh ung thư, trong đó có ung thư vú. Nghiên cứu này được thực hiện tại bệnh viện Ung Bướu nhằm xác định điểm CLCS bệnh nhân UTV và các yếu tố liên quan, từ đó có cơ sở để xây dựng giải pháp để cải thiện, nâng cao CLCS cho bệnh nhân UTV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang. Thời gian nghiên cứu: tháng 04 - tháng 06 năm 2020. Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM. Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên đang điều trị ung thư vú nội trú hoặc ngoại trú, tại Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM trong thời gian tiến hành nghiên cứu và đồng ý tham gia nghiên cứu. Các bệnh nhân quá yếu, không có khả năng tự chăm sóc và khó khăn trong giao tiếp, bệnh nhân được chẩn đoán rối loạn trầm cảm, rối loạn lo âu trong vòng 01 tháng được loại ra khỏi nghiên cứu. Cỡ mẫu Sử dụng công thức ước lượng trung bình: N = Z2(1- ) * ( Trong đó: α là xác suất sai lầm loại 1, chọn α = 0,05. Z2(1- ) là trị số phân phối chuẩn => Z2(1- ) = 1,96. σ là độ lệch chuẩn ước lượng trong dân số. Theo nghiên cứu của Sri Ganesh tại Malaysia[8], điểm CLCS trung bình là 65,7 ± 21,4 chọn σ = 21,4. d là sai số của ước lượng, chọn d = 4. Dự ... ,1 ± 33,8 0,741 Phẫu thuật Có Không p 68,1 ± 15,2 80,9 ± 15,8 0,104 45 ± 16,7 44,5 ± 23,3 0,976 50 ± 29,4 66,7 ± 28,5 0,315 60,4 ± 40,5 65,9 ± 23,2 0,877 20,8 ± 41,6 45,4 ± 34,5 0,230 Hóa trị Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 489 Có Không p 79,9 ± 14,9 81,8 ± 18,1 0,337 47,8 ± 22,4 37,3 ± 23,1 0,009 67,1 ± 27,8 63,7 ± 30,5 0,549 67,1 ± 21,2 62,6 ± 28,5 0,507 54,7 ± 31,7 21,6 ± 30,6 0,000 Xạ trị Có Không p 83,5 ± 18,1 79,5 ± 14,9 0,096 36,4 ± 24,1 47,5 ± 22,1 0,009 64,6 ± 30,4 66,5 ± 28,0 0,708 62,2 ± 27,7 66,9 ± 22,1 0,418 24,5 ± 30,8 51,9 ± 33,5 0,000 Giai đoạn bệnh Giai đoạn I Giai đoạn II Giai đoạn III Không rõ p 87,8 ± 11,4 78,2 ± 17,2 82,2 ± 14,5 88,9 0,499 37,3 ± 29,3 46,5 ± 23,6 43,9 ± 21,6 0 0,311 64,4 ± 21,4 67,8 ± 28,9 63,6 ± 28,9 100 0,529 85,0 ± 17,1 66,0 ± 21,4 63,0 ± 25,6 100 0,108 40,0 ± 38,3 46,4 ± 33,2 43,0 ± 37,1 50,0 0,966 BMI Gầy Bình thường Thừa cân/ Tiền béo phì Béo phì p 64,4 ± 16,0 78,6 ± 16,4 85,9 ± 12,0 80,6 ± 16,7 0,039 49,3 ± 30,0 43,4 ± 23,4 45,0 ± 22,8 45,2 ± 22,8 0,984 60,0 ± 36,5 64,3 ± 28,1 70,1 ± 27,4 65,6 ± 30,2 0,782 55,0 ± 24,7 63,5 ± 22,3 68,2 ± 22,5 68,2 ± 26,7 0,443 26,7 ± 36,5 43,1 ± 35,4 45,8 ± 34,4 48,5 ± 34,7 0,629 Lo âu Có Không p 73,1 ± 17,1 82,4 ± 15,1 0,014 51,1 ± 23,4 42,9 ± 22,8 0,123 45,4 ± 29,6 71,1 ± 26,0 0,000 59,7 ± 31,8 67,1 ± 21,1 0,317 39,6 ± 38,0 45,8 ± 34,1 0,545 Trầm cảm Có Không p 71,2 ± 17,7 84,2 ± 13,5 0,000 59,8 ± 21,2 38,6 ± 21,0 0,000 45,1 ± 28,8 74,2 ± 24,1 0,000 52,4 ± 27,9 70,9 ± 19,6 0,000 53,4 ± 35,7 41,2 ± 34,1 0,054 Phân loại APGAR Gia đình mâu thuẫn Gia đình gắn kết không tốt Gia đình gắn kết tốt p 66,7 ± 23,9 82,9 ± 14,5 80,9 ± 15,5 0,326 61,3 ± 26,0 37,6 ± 17,8 44,7 ± 23,3 0,182 40,0 ± 42,0 70,6 ± 25,6 66,7 ± 27,9 0,267 78,3 ± 23,3 69,0 ± 19,2 64,6 ± 24,2 0,530 36,7 ± 50,5 33,3 ± 33,3 46,6 ± 34,2 0,383 Bảng 7. Điểm CLCS và các yếu tố liên quan (TT) Nội dung TT TCTH GĐTCTL TCMN SKTQ Nhóm tuổi < 50 tuổi ≥ 50 tuổi p 46,8 ± 10,4 50,7 ± 11,3 0,041 6,4 ± 10,7 12,4 ± 19,8 0,192 51,3 ± 7,1 53,7 ± 8,9 0,252 17,2 ± 12,5 26,0 ± 18,9 0,012 64,6 ± 18,5 58,5 ± 18,9 0,046 Tình trạng kinh tế Không đủ sống 47,6 ± 12,9 9,7 ± 16,2 57,0 ± 9,3 27,6 ± 18,7 50,2 ± 16,5 Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 490 Đủ sống p 49,2 ± 10,1 0,371 9,2 ± 16,1 0,617 50,3 ± 6,5 0,000 18,6 ± 14,5 0,010 67,1 ± 17,6 0,000 Phẫu thuật Có Không p 49,3 ± 13,3 48,7 ± 11,0 0,941 0 9,7 ± 16,2 0,137 58,3 ± 6,8 52,3 ± 8,1 0,117 11,1 ± 12,8 21,8 ± 16,5 0,118 58,3 ± 31,2 61,7 ± 18,5 0,912 Hóa trị Có Không p 49,0 ± 10,9 48,0 ± 11,4 0,709 11,1 ± 17,2 5,4 ± 12,4 0,018 52,0 ± 8,7 53,6 ± 6,4 0,333 22,9 ± 15,9 18,3 ± 17,4 0,118 62,1 ± 18,0 60,6 ± 21,2 0,857 Xạ trị Có Không p 47,5 ± 11,5 49,1 ± 10,8 0,519 6,6 ± 13,2 10,4 ± 16,9 0,351 53,6 ± 8,7 52,1 ± 8,7 0,342 19,4 ± 18,1 22,2 ± 15,9 0,329 59,6 ± 20,1 62,3 ± 18,5 0,521 Giai đoạn bệnh Giai đoạn I Giai đoạn II Giai đoạn III Không rõ p 51,7 ± 7,2 49,2 ± 10,9 47,9 ± 11,5 50,0 0,869 2,2 ± 4,9 9,8 ± 17,9 9,7 ± 14,5 0 0,632 55,0 ± 4,5 52,1 ± 8,6 52,6 ± 7,8 58,3 0,408 15,5 ± 18,5 22,9 ± 16,7 20,6 ± 16,2 11,1 0,617 76,7 ± 10,9 63,0 ± 16,0 58,3 ± 21,5 83,3 0,106 BMI Gầy Bình thường Thừa cân / Tiền béo phì Béo phì p 47,8 ± 7,7 48,2 ± 12,5 50,3 ± 10,2 48,1 ± 9,9 0,847 8,9 ± 12,3 8,9 ± 13,1 8,6 ± 16,6 10,8 ± 20,1 0,929 56,7 ± 6,9 54,2 ± 8,2 49,5 ± 7,3 52,2 ± 8,1 0,058 17,8 ± 6,1 23,9 ± 18,1 20,5 ± 14,4 19,2 ± 16,7 0,729 55,0 ± 13,9 62,2 ± 19,3 69,0 ± 17,7 54,5 ± 17,7 0,008 Lo âu Có Không p 46,1 ± 10,6 49,4 ± 11,1 0,272 11,6 ± 15,9 8,8 ± 16,1 0,279 53,8 ± 6,5 52,1 ± 8,4 0,349 23,6 ± 17,4 21,0 ± 16,3 0,437 53,8 ± 23,3 63,6 ± 17,2 0,062 Trầm cảm Có Không p 48,9 ± 11,9 48,6 ± 10,7 0,587 10,8 ± 16,7 8,8 ± 15,8 0,472 56,4 ± 8,2 50,9 ± 7,5 0,003 24,2 ± 14,10 20,4 ± 17,3 0,111 48,2 ± 20,0 66,8 ± 15,7 0,000 Phân loại APGAR Gia đình mâu thuẫn Gia đình gắn kết không tốt Gia đình gắn kết tốt p 47,2 ± 18,3 50,6 ± 12,4 48,5 ± 10,5 0,882 2,2 ± 4,9 6,3 ± 11,2 10,1 ± 16,8 0,491 66,7 ± 8,3 56,5 ± 6,7 51,2 ± 7,4 0,000 33,3 ± 15,7 19,0 ± 14,7 21,2 ± 16,6 0,252 41,6 ± 25 66,1 ± 12,8 62,0 ± 18,8 0,122 Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 491 BÀN LUẬN Các đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu như độ tuổi, tình trạng kinh tế, tình trạng hôn nhân, giai đoạn bệnh, bảo hiểm y tế khá tương đồng với nghiên cứu trước đây của tác giả Thiên Trương Thùy Dương[1] và nghiên cứu của tác giả Lưu Quốc Quang[2] trên cùng đối tượng và địa điểm nghiên cứu. Về điểm SKTQ, nghiên cứu này tìm thấy điểm số là 61,6 điểm, cao hơn so với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thu Hà năm 2014 là 58,6 điểm (nghiên cứu này sử dụng thang đo QLQ C-30)[3]. So với các nước khác, điểm SKTQ của Việt Nam vẫn nằm ở nhóm thấp trong khu vực và thế giới[4,11]. Trong khảo sát các mối liên quan của nghiên cứu này, Chức năng gia đình là yếu tố chưa tìm ra mối liên quan có ý nghĩa thống kê với CLCS mặc dù điểm số trung bình tìm thấy có sự chênh lệch giữa các nhóm. Khác với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thu Hà[3], nghiên cứu này không tìm thấy mối liên quan của giai đoạn bệnh và điểm SKTQ. Sự khác biệt này có lẽ đến từ sự khác nhau trong phân bố giai đoạn của 2 nhóm đối tượng nghiên cứu là khác nhau. Về chỉ số BMI của nhóm đối tượng, thể trạng của bệnh nhân UTV bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm hội chứng suy mòn (cachexia) xuất hiện ở 50% bệnh nhân ung thư[7] và sự tăng cân do tác dụng phụ của thuốc hóa trị[6]. Trong nghiên cứu này, BMI được tìm thấy có liên quan với hoạt động thể chất và sức khỏe tổng quát, sự khác biệt theo hướng những người có phân độ BMI bình thường và thừa cân thì có CLCS tốt hơn so với những người thiếu cân và béo phì. Kết quả này tương tự với “nghịch lý béo phì” (obesity paradox) được tác giả Juan Xia và các cộng sự tìm ra trong nghiên cứu về CLCS bệnh nhân UTV trước đây[14]. Lo âu được tìm thấy tác động lên CLCS qua 2 lĩnh vực hoạt động thể chất và ảnh hưởng tâm lý. Bên cạnh đó, rất nhiều mối liên quan được tìm thấy giữa yếu tố trầm cảm và CLCS của bệnh nhân UTV (hầu hết các lĩnh vực khảo sát trừ triệu chứng tiêu hóa, triệu chứng mất nước và tổng thể). Có thể thấy, vấn đề lo âu, trầm cảm tác động rất mạnh mẽ đến CLCS của bệnh nhân, các con số thống kê mà nghiên cứu này tìm ra là phù hợp với những nghiên cứu đã được thực hiện trước đây và có phần rõ ràng hơn khi tìm thấy nhiều hơn các mối liên quan có ý nghĩa thống kê[5,9,13]. Điều này cũng phản ánh một thực trạng về lo âu, trầm cảm mà nhóm đối tượng nghiên cứu đang gặp phải và sự tác động của nó lên CLCS là rất đáng kể. Cần nhiều hơn các chương trình hỗ trợ, can thiệp để giảm thiểu tỉ lệ và mức độ ảnh hưởng của lo âu, trầm cảm trên nhóm đối tượng này. Đây là nghiên cứu đầu tiên sử dụng thang đo chuyên biệt cho UTV sau khi thang đo này được đánh giá tính giá trị và độ tin cậy bởi tác giả Lưu Quốc Quang[2]. Kết quả bước đầu cho thấy nhiều ưu điểm của thang đo, đánh giá được cụ thể các vấn đề về CLCS bệnh nhân UTV. Tuy nhiên không tránh khỏi những hạn chế. Nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi đã được đánh giá tính giá trị và tin cậy nhưng mới được đưa vào áp dụng trong nghiên cứu này nên kết quả nghiên cứu có nhiều hạn chế khi so sánh với các nghiên cứu khác sử dụng bộ câu hỏi chưa chuẩn hóa. KẾT LUẬN CLCS của bệnh nhân UTV mà nghiên cứu này tìm thấy là 61,6 ±19,0. Mức điểm này vẫn thấp so với các nước trong khu vực và thế giới. Cần nhiều nỗ lực hơn để cải thiện CLCS của bệnh nhân. Các mối liên quan được tìm thấy bao gồm: nhóm tuổi, tình trạng kinh tế, BMI và trầm cảm. Những kết quả này cho thấy cần quan tâm nhiều hơn đến tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân trong quá trình điều trị và nên phát triển thêm các chương trình sàng lọc, phát hiện sớm trầm cảm để có thể can thiệp kịp thời, giúp cải thiện CLCS của bệnh nhân. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thiên Trương Thùy Dương (2019) Trầm cảm và các yếu tố liên quan của bệnh nhân ung thư vú tại Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh, Khóa luận Tốt nghiệp Bác sỹ Y học Dự phòng, Khoa y tế công cộng, Đại học y dược Tp.HCM, 93. 2. Lưu Quốc Quang (2017) Giá trị của bộ công cụ EORTC QLQ-BR53 để đo lường chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân ung thư vú tại Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh, Khóa luận Tốt nghiệp Bác sỹ Y học Dự phòng, Khoa y tế công cộng, Đại học y dược Tp.HCM, 132. 3. Nguyễn Thu Hà, Tạ Thị Thanh Bình, Nguyễn Quỳnh Anh (2017) "Chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư vú sử dụng thang đo QLQ- C30 và một số yếu tố liên quan tại một số bệnh viện Ung bướu tại Việt Nam". 27, 102. 4. ACTION Study Group (2017) "Health-related quality of life and psychological distress among cancer survivors in Southeast Asia: results from a longitudinal study in eight low-and middle- income countries". BMC medicine, 15 (1), 10. 5. Catherine C., Camellia V., Husada M. S., Loebis B., Effendy E., Amin M. M. (2019) "Affective Psychopathology Towards the Quality of Life of Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 492 Breast Cancer Patients with Radiotherapy in Medan, Indonesia". Open Access Macedonian Journal of Medical Sciences, 7 (9), 1456. 6. Demark-Wahnefried W., Winer E. P., Rimer B. K. (1993) "Why women gain weight with adjuvant chemotherapy for breast cancer". Journal of Clinical Oncology, 11 (7), 1418-1429. 7. Fearon K., Strasser F., Anker S. D., Bosaeus I., Bruera E., Fainsinger R. L., et al. (2011) "Definition and classification of cancer cachexia: an international consensus". The lancet oncology, 12 (5), 489-495. 8. Ganesh S., Lye M. S., Lau F. N. (2016) "Quality of Life among Breast Cancer Patients In Malaysia". Asian Pac J Cancer Prev, 17 (4), 1677-84 9. GLOBOCAN (2018) VietNam Fact Sheet, s/704-viet-nam-fact-sheets.pdf, Access on 7 Nov 2019. 10. Hutter N., Vogel B., Alexander T., Baumeister H., Helmes A., Bengel J. (2013) "Are depression and anxiety determinants or indicators of quality of life in breast cancer patients?". Psychol Health Med, 18 (4), 412-9. 11. Pham T., Bui L., Kim G., Hoang D., Tran T., Hoang M. (2019) "Cancers in Vietnam-Burden and Control Efforts: A Narrative Scoping Review". Cancer Control, 26 (1), 1073274819863802. 12. Scott N. W., Fayers P., Aaronson N. K., Bottomley A., de Graeff A., Groenvold M., et al. (2008) "EORTC QLQ-C30 reference values manual". 13. Tran T. H., Trinh N. L., Hoang Y., Nguyen T. L., Vu T. T. (2019) "Health-Related Quality of Life Among Vietnamese Breast Cancer Women". Cancer Control, 26 (1), 1073274819862787. 14. Trinca F., Infante P., Dinis R., Inácio M., Bravo E., Caravana J., et al. (2019) "Depression and quality of life in patients with breast cancer undergoing chemotherapy and monoclonal antibodies". ecancermedicalscience, 13 15. Xia J., Tang Z., Deng Q., Wang J., Yu J. (2018) "Being slightly overweight is associated with a better quality of life in breast cancer survivors". Scientific Reports, 8 (1), 1-8. Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 493 ABSTRACT Quality of life among breast cancer patients and relating factors in Ho Chi Minh City Oncology Hospital Introduction: Quality of life (QoL) has been an issue of concern around the world, especially for treatable cancers like breast cancer. In Vietnam, most studies use general scales, which cannot measure breast cancer- specific problems. This study aims to determine the average QoL score and related factors of breast cancer patients at Ho Chi Minh City Oncology Hospital in 2020, using a specific scale for breast cancer patients. Methods: A cross-sectional study was conducted from 04/2020 to 06/2020 at Ho Chi Minh City Oncology Hospital. The sampling method was stratified sampling based on proportion. QLQ BR-53 scale is used to measure the QoL of breast cancer patients. This is a scale built from the QLQ C-30 scale and module QLQ BR- 23 of The European Organization for Research and Treatment of Cancer (EORTC), which has been assessed for validity and reliability in Vietnam. Survey of related factors using the scales: APGAR to investigate family function, HADS to investigate hospital anxiety and depression. Result: Breast cancer patient's QoL score was 61.6 ± 19.0. The function most affected is Body Image with a score of 65.7 ± 23.7. Symptoms that have the worst impact are Physical and Hair Loss Symptoms with scores of 44.6 ± 23.1 and 44.6 ± 34.8 respectively. Associated factors included age group, economic status, BMI, depression. Conclusion: The QoL score of breast cancer patients being treated at oncology hospitals is at an average level compared with other countries in the region and the world. Families and hospitals need to pay more attention to the occurrence and impact of related factors that reduce the patient's QoL. Keywords: Quality of life, breast cancer, QLQ BR-53, HADS, APGAR.
File đính kèm:
- chat_luong_cuoc_song_cua_benh_nhan_ung_thu_vu_va_cac_yeu_to.pdf