Chân dung người lính biển trong tiểu thuyết biển xanh màu lá của Nguyễn Xuân Thủy

Nguyễn Xuân Thủy là một trong số những nhà văn trẻ của văn học Việt Nam đầu thế kỷ XXI. Tên

tuổi của anh gắn liền với tiểu thuyết “Biển xanh màu lá”. Tác phẩm này đã nhận được Giải C, giải

thưởng Báo chí - Văn học nghệ thuật của Bộ quốc phòng (2004-2009). Bài viết nhằm phân tích các

giá trị về phương diện nội dung của tác phẩm, đó là bức chân dung hiện thực đời sống sinh động của

người lính biển với những khó khăn, vất vả từ đời sống vật chất đến đời sống tinh thần. Tuy nhiên, họ

vẫn kiên cường vượt lên hoàn cảnh và khẳng định được phẩm chất của người lính kiên trung, mạnh mẽ

và anh hùng

Chân dung người lính biển trong tiểu thuyết biển xanh màu lá của Nguyễn Xuân Thủy trang 1

Trang 1

Chân dung người lính biển trong tiểu thuyết biển xanh màu lá của Nguyễn Xuân Thủy trang 2

Trang 2

Chân dung người lính biển trong tiểu thuyết biển xanh màu lá của Nguyễn Xuân Thủy trang 3

Trang 3

Chân dung người lính biển trong tiểu thuyết biển xanh màu lá của Nguyễn Xuân Thủy trang 4

Trang 4

Chân dung người lính biển trong tiểu thuyết biển xanh màu lá của Nguyễn Xuân Thủy trang 5

Trang 5

Chân dung người lính biển trong tiểu thuyết biển xanh màu lá của Nguyễn Xuân Thủy trang 6

Trang 6

Chân dung người lính biển trong tiểu thuyết biển xanh màu lá của Nguyễn Xuân Thủy trang 7

Trang 7

Chân dung người lính biển trong tiểu thuyết biển xanh màu lá của Nguyễn Xuân Thủy trang 8

Trang 8

Chân dung người lính biển trong tiểu thuyết biển xanh màu lá của Nguyễn Xuân Thủy trang 9

Trang 9

pdf 9 trang minhkhanh 11500
Bạn đang xem tài liệu "Chân dung người lính biển trong tiểu thuyết biển xanh màu lá của Nguyễn Xuân Thủy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chân dung người lính biển trong tiểu thuyết biển xanh màu lá của Nguyễn Xuân Thủy

Chân dung người lính biển trong tiểu thuyết biển xanh màu lá của Nguyễn Xuân Thủy
64
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC ÑOÀNG THAÙP Taïp chí Khoa hoïc soá 35 (12-2018)
CHÂN DUNG NGƯỜI LÍNH BIỂN 
TRONG TIỂU THUYẾT BIỂN XANH MÀU LÁ CỦA NGUYỄN XUÂN THỦY
 y Nguyễn Thị Kiều Oanh(*), Huỳnh Thị Mỹ Linh(**) 
Tóm tắt
Nguyễn Xuân Thủy là một trong số những nhà văn trẻ của văn học Việt Nam đầu thế kỷ XXI. Tên 
tuổi của anh gắn liền với tiểu thuyết “Biển xanh màu lá”. Tác phẩm này đã nhận được Giải C, giải 
thưởng Báo chí - Văn học nghệ thuật của Bộ quốc phòng (2004-2009). Bài viết nhằm phân tích các 
giá trị về phương diện nội dung của tác phẩm, đó là bức chân dung hiện thực đời sống sinh động của 
người lính biển với những khó khăn, vất vả từ đời sống vật chất đến đời sống tinh thần. Tuy nhiên, họ 
vẫn kiên cường vượt lên hoàn cảnh và khẳng định được phẩm chất của người lính kiên trung, mạnh mẽ 
và anh hùng. 
Từ khóa: Biển xanh màu lá, Nguyễn Xuân Thủy, người lính biển, tiểu thuyết.
1. Đặt vấn đề
Nguyễn Xuân Thủy là một cây bút trẻ tài năng 
và bản lĩnh của văn học Việt Nam đương đại. Anh 
không chỉ hoạt động ở lĩnh vực sáng tác văn chương 
mà còn hoạt động ở lĩnh vực báo chí. Nguyễn Xuân 
Thủy viết không nhiều nhưng mỗi tác phẩm đều 
để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng độc giả. Biển xanh 
màu lá là tiểu thuyết đầu tay của anh. Tác phẩm 
được xuất bản và ra mắt bạn đọc năm 2008. Đây 
là tác phẩm làm nên tên tuổi của nhà văn - chiến sĩ 
Nguyễn Xuân Thủy. Tác giả đã nhận được Giải C 
tặng thưởng Báo chí - Văn học nghệ thuật của Bộ 
Quốc phòng (2004-2009) với tác phẩm này. Dù ra 
đời đến nay đã mười năm nhưng những gì tác phẩm 
phản ánh vẫn còn nguyên ý nghĩa đối với độc giả, 
giới nghiên cứu, phê bình văn học. Tác phẩm đã 
tái hiện chân thật bức tranh cuộc sống sinh động 
nhiều màu sắc, nhiều cung bậc của người lính biển, 
từ những khó khăn vật chất đến những góc khuất 
tâm hồn. Nhưng trên hết, đó là tấm lòng, ý chí kiên 
trung, sự dũng cảm của người lính vượt lên trên 
mọi hoàn cảnh để giữ vẹn hình ảnh người lính can 
trường của Tổ quốc.
2. Hiện thực cuộc sống của người lính ở đảo 
Trường Sa lớn
2.1. Cuộc sống thiếu thốn vật chất
Đời sống vật chất ở Trường Sa lớn khá hạn 
chế, những người lính nơi đây phải làm nhiệm vụ 
trong một môi trường nhiều khó khăn, thiếu thốn. 
Trước hết phải nói đến tình trạng thiếu nước ngọt. 
Những người lính đảo sống giữa đại dương bao la, 
bốn phía đều là biển. Do vậy, hàng ngày họ phải 
hết sức chắt chiu từng giọt nước ngọt mà họ đang 
có. Tuy nhiên, ở đảo Trường Sa lớn có giếng nước 
ngọt được gọi là giếng trời “hết lại có, vơi lại đầy”. 
Đó là điều may mắn đối với những người lính đảo 
Trường Sa lớn vì ít ra họ còn có thể thỉnh thoảng 
tắm táp bằng nước ngọt. Còn những người lính 
ở đảo chìm phải tiết kiệm hơn nhiều. Họ rất quý 
những nguồn nước ngọt do những chuyến tàu từ 
đất liền mang ra: “Hơ hơ ở đây thôi, sang đảo 
chìm xem? Còn lâu nhé. Khóc thét nhé. Cho tắm 
hơi nhé”. Trong Đảo chìm của Trần Đăng Khoa, 
những người lính đảo từng ngày đều phải sống 
trong cảnh thiếu thốn nước ngọt đến mức: “Ở đây, 
lính còn phải tắm nước biển, uống nước biển, độn 
thêm nước biển để nấu cơm. Có chút muối, cơm 
cứ chuồi chuội còn nguyên cả lõi gạo. Bát cơm rời 
rông rổng. Chẳng hạt nào dính với hạt nào, ăn sậm 
sật, chát xít.”[7, tr. 651]. Chính vì vậy mà có nhiều 
nhà văn, nhà thơ khi sáng tác những tác phẩm về 
Trường Sa, họ thường viết về hình ảnh những người 
lính khao khát, đợi chờ những giọt mưa về trên đảo 
hay được đón lấy những dòng nước ngọt từ đất mẹ. 
Trần Đăng Khoa miêu tả hình ảnh những người lính 
đợi mưa rất hiện thực nhưng cũng rất lãng mạn:
“Mưa vẫn giăng màn lộng lẫy phía xa khơi
Mưa yểu điệu như một nàng công chúa
Dù mưa chẳng bao giờ đến nữa
Thì cứ hiện lên thăm thẳm phía chân trời
Để bao giờ cánh lính chúng tôi
Cũng có một niềm vui đón đợi”
(Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn - Trần Đăng Khoa)
(*) Trường Đại học Cần Thơ.
(**) Trung tâm Viettel huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp.
65
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC ÑOÀNG THAÙP Taïp chí Khoa hoïc soá 35 (12-2018)
 Hay nhà thơ Đỗ Thị Hoa Lý cũng viết về 
người lính Trường Sa đang trong “cơn khát” bằng 
những cảm xúc chân thực nhất:
“Trường Sa ơi bão tố bủa vây
Tán bàng vuông nhọc nhằn che chở
Ngọn rau xanh oằn mình diệp lục
Từng giọt chắt chiu cơn khát Trường Sa!”
(Tiếng gọi Trường Sa - Đỗ Thị Hoa Lý)
 Như vậy, có thể thấy rằng, tình trạng thiếu 
nước ngọt là một trong những khó khăn nan giải của 
người lính biển nói chung. Dù ở bất cứ đâu, họ luôn 
phải chịu đựng và sống chung với sự thiếu thốn ấy. 
Bên cạnh đó, tình trạng thiếu rau xanh cũng 
là một vấn đề bức thiết ở xứ đảo. Vào mùa biển 
động, thời tiết rất khắc nghiệt, mỗi khi gió muối thổi 
qua là những luống rau tốt đến mấy cũng héo trụi. 
Những người lính đã chăm sóc cho những luống 
rau một cách tỉ mẫn để có được những bữa ăn tươi 
ngon, nhưng “Từ tuần trước đợt gió muối về, các 
bộ phận đã phải nhổ rau ăn chạy hết. Ăn mà xót xa 
như nông dân gặt chạy lúa non vì bão. Ăn để biết 
rằng từ nay sẽ chia tay món rau”. Ở đảo, đất cũng 
là một thứ quý giá, nếu không có đất thì không thể 
trồng rau xanh để phục vụ cho những bữa ăn của 
người lính đảo. Những đám san hô chết phân hủy 
dần hình thành nên đảo nên chỉ có cát do san hô 
phân hủy thành, còn đất thì rất ít: “lúc đầu vườn 
chỉ có một lớp đất mỏng chủ yếu cho rau sam bò 
là chính, thỉnh thoảng tàu ra có mang theo một ít, 
mỗi bộ phận được chia vài bao đất về bổ sung. Dần 
dần, bộ đội đi lao động trên đảo thu nhặt phân chim 
mang về bón rau nên đất cứ dày dần lên. Khi đào 
hầm hào thi thoảng lại gặp một vỉa đất lẫn vào giữa 
đám san hô rắn đanh, thế là lính ta vét sạch mang về 
bỏ vào vườn”. Đất khô cằn lại thêm gió muối nên 
các loài rau không thể sống được lâu. Vả lại những 
hạt giống cũng phải chờ tàu từ đất liền mang ra nên 
việc trồng rau cũng không thuận tiện. Vì vậy, đã có 
công trình nghiên cứu những loài rong biển có thể 
ăn được để thay thế cho rau xanh, những loại rong 
biển này như là “nguồn rau xanh ... ỉ có mỗi chiếc ti 
vi là phương tiện giải trí vào mỗi buổi tối. Tuy vậy, 
cánh lính đảo vẫn tự biết tạo niềm vui cho mình. 
Niềm vui của họ rất giản dị nhưng lại chân thực, đó 
là niềm vui từ trong những hoạt động hằng ngày. 
Ngày Chủ Nhật là một ngày quan trọng đối 
với cánh lính đảo, là ngày có nhiều hoạt động vui 
chơi nhất. Hằng ngày những người lính đảo chìm 
trong sự bận rộn với những nhiệm vụ căng thẳng, 
đến ngày Chủ Nhật họ có thể được nghỉ ngơi và 
thư giãn. Niềm vui của cánh lính đảo đơn giản là 
những trò nghịch ngợm, chọc phá đồng đội hoặc 
viết thư cho người yêu, vẽ tranh, tập đàn, bơi lội: 
“Thế là mỗi đứa một việc. Người vẽ cứ vẽ, người 
đàn cứ đàn. Người viết thư cứ viết thư. Riêng Hoàn 
đơ dường như vô can, mặc mọi người huyên náo 
nó vô tư lăn ra ngủ tì tì như người bị đánh thuốc 
70
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC ÑOÀNG THAÙP Taïp chí Khoa hoïc soá 35 (12-2018)
mê, không biết trời đất là gì. dù có không trực 
thì nó cũng vẫn cứ ngủ như là một việc làm thích 
thú nhất trong những ngày nghỉ”. Bên cạnh đó, 
những câu chuyện mỗi tối dưới nóc lô cốt hay gốc 
cây bàng vuông cũng mang đến cho họ nhiều niềm 
vui. Họ có thể quây quần để chuyện vãn đủ điều, 
cùng nhau thưởng thức những món quà từ đất liền 
như kẹo, chè, thuốc lá và chia sẻ với nhau những 
buồn vui từ những bức thư. Ngoài ra, thỉnh thoảng 
cánh lính đảo cùng nhau tổ chức những buổi văn 
nghệ để tạo một bầu không khí thoải mái. Mặc dù 
các phương tiện để phục vụ việc ca hát không được 
đầy đủ vẫn không thể làm khó được những chàng 
lính trẻ có đầu óc sáng tạo, những buổi văn nghệ 
như thế luôn tràn ngập tiếng cười. Qua đó, có thể 
thấy các chiến sĩ hải quân luôn lạc quan, luôn tìm 
được niềm vui từ trong những khó khăn gian khổ 
chứ không hề bi quan, chán nản vì cuộc sống còn 
nhiều thiếu thốn.
Niềm vui của cánh lính đảo còn là khi được tự 
tay chuẩn bị những gì cần thiết cho một cái tết. Vào 
những ngày cận tết, khắp cả đảo hào hứng chuẩn 
bị đón tết, cánh lính đảo phân công công việc cho 
nhau, ai cũng làm một cách vui vẻ và tự nguyện: 
“Cái tết đã đến trên đảo một cách bình tĩnh nhưng 
cũng không kém phần hồi hộp. Khắp các bộ phận 
xúng xính không khí chuẩn bị”. Những công việc 
như bày biện bàn thờ, chưng mâm ngũ quả hay gói 
bánh chưng là những công việc thường làm của 
những người phụ nữ. Khi đến đảo, nó đã trở thành 
công việc tạo không khí của một năm mới cho các 
anh lính đảo. Qua suy nghĩ của Phương độc giả 
sẽ thấy rõ điều này: “Hai anh em khênh hẳn tấm 
ghi nhôm ra bể rải lá dong ra cọ từng tàu một, tàu 
nào thối cuống thì cắt bỏ phần thối. Phương làm 
mà cảm thấy vui vui. Chỉ đến khi đi lính cậu mới 
được hưởng cái không khí tết nhất chứ ngày còn 
ở nhà tất cả đã có mẹ lo”. Không có niềm vui nào 
bằng khi nhìn thấy thành quả do mình dành bao 
tâm huyết bỏ ra mới có được. 
Bên cạnh đó, những buổi càn cá cũng mang 
đến nhiều niềm vui cho cánh lính đảo. Sống ở 
môi trường biển đảo mênh mông, đuổi cá đã trở 
thành một công việc quen thuộc đối với cuộc sống 
trên đảo Trường Sa lớn, nhất là vào những ngày 
biển hiền hòa, dịu êm. Vào những giờ rảnh rỗi, họ 
thường tổ chức đuổi cá để góp phần làm nên sự 
phong phú cho thực đơn hằng ngày, và đó cũng 
như là một hoạt động giải trí hay một việc làm giết 
thời gian của cánh lính đảo. Họ cảm thấy được thư 
giãn khi ngâm mình dưới làn nước trong vắt. Có 
thể thấy, cuộc sống tuy thiếu thốn về vật chất lẫn 
tinh thần nhưng những người lính biển luôn biết 
tạo dựng một cuộc sống hài hòa, vui vẻ, lạc quan 
với những điều giản dị nhất. 
3.3. Những góc khuất trong tâm hồn người 
lính biển
Khi làm nhiệm vụ thì những người lính 
Trường Sa lớn luôn gan góc, dũng cảm, sẵn sàng 
đối đầu với những mối nguy hiểm. Trong cuộc sống 
đời thường thì họ luôn tươi cười, vui vẻ. Tuy nhiên, 
ẩn sâu trong tâm hồn của mỗi người lính đều chất 
chứa những nỗi niềm riêng day dứt. 
Trước hết, đó là nỗi ám ảnh về cuộc hôn nhân 
đổ vỡ của người lính biển. Khi đứng trước mọi 
người, trạm trưởng Tiến luôn tỏ ra là một người 
chỉ huy mạnh mẽ, cứng rắn nhưng khi ở một mình 
anh lại suy nghĩ rất nhiều về câu chuyện của cuộc 
đời mình. Mười lăm năm trước anh đã từng có một 
gia đình hạnh phúc với người vợ xinh đẹp. Chuyện 
lấy vợ của anh thường được cánh lính lấy làm chủ 
đề bàn tán bởi nó có quá nhiều tình tiết li kì đến 
mức khó tin. Nhưng đó không phải điều đáng nói, 
quan trọng hơn là cuộc hôn nhân của anh dần rạn 
nứt và cuối cùng là tan vỡ vì Tiến luôn kém hơn 
Đào trong chuyện vợ chồng, và hơn thế nữa Tiến 
không thể cho Đào một đứa con. Tiến là một người 
đàn ông rất yêu thương vợ mình nên khi biết được 
vợ ngoại tình đã đau đớn đến tột cùng. Trong phút 
nóng giận anh đã từng nghĩ sẽ giết chết người phụ 
nữ đó đi nhưng rồi anh lại tha thứ và chỉ mong giữ 
được sự êm ấm cho gia đình. Những hình ảnh, âm 
thanh mà Tiến nghe được và nhìn thấy trong cái 
đêm vợ anh ngoại tình đã ám ảnh những suy nghĩ 
của anh suốt mười lăm năm trời. Nỗi ám ảnh đó cứ 
giày xéo anh mãi không thôi. Nhất là mỗi khi anh 
nghe thấy tiếng nước chảy thì dường như tiếng nước 
trong cái đêm định mệnh ấy cứ vang vọng trong 
tâm trí của anh. Anh đã phải mang theo những âm 
thanh ấy suốt cả một đời: “Anh vẫn gặm nhấm nó 
trong đau đớn giày vò. Tiếng nước chảy trong ký 
ức vọng về như khơi dậy những nỗi đau của mười 
lăm năm về trước”. 
Tiến khao khát được làm cha, khao khát được 
71
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC ÑOÀNG THAÙP Taïp chí Khoa hoïc soá 35 (12-2018)
nghe tiếng trẻ thơ cười nói rộn ràng mỗi khi anh về 
quê thăm gia đình, nhưng điều đó với anh là quá 
xa vời. Khi Tiến biết tin vợ mình có thai anh vui 
mừng khôn xiết, nhưng trớ trêu vợ anh lại có thai 
với người khác. Cái tin này đã kéo anh từ tột cùng 
của hạnh phúc xuống tận cùng của những nỗi đau. 
Khi nghe cánh lính bàn tán vui vẻ về tên đứa con 
gái mới chào đời của trung đội trưởng Linh mà anh 
thấy xót xa cho mình. Ngày trước anh cũng từng 
vui mừng vì sắp được làm cha, rồi chuẩn bị cho 
nó một cái tên thật hay: “Thực ra thì anh đã chuẩn 
bị một cái tên cho đứa con của mình rồi đấy chứ. 
Chỉ có điều nó đã không được sử dụng, để anh bây 
giờ vẫn không thể là cha. Nghe Vũ đặt tên cho con 
Linh mà anh lại nghĩ đến chuyện của mình mười 
lăm năm về trước. Ngày ấy anh có lẽ cũng chỉ là 
người đi đặt tên hộ mà thôi”. Là một người đàn ông 
mà Tiến lại không thể đặt tên cho con của mình như 
là một người cha đúng nghĩa. Dù phải hứng chịu 
nhiều đau khổ nhưng trạm trưởng Tiến vẫn không 
thôi hi vọng, không thôi khát khao được làm cha 
của những đứa trẻ mang dòng máu của mình: “Từ 
khi ra đây, không hiểu sao nhìn cách thức sinh sản 
của loài vích này tự nhiên anh lại liên hệ với mình. 
Phải chi vợ anh cũng có thể đẻ ra những đứa con 
dễ dàng như thế?”. Từ trong câu nói đã toát lên 
ước muốn chân thành của một người đàn ông tuổi 
tứ tuần vẫn đơn độc một mình.
Bên cạnh đó, những người lính đảo còn mang 
theo bên mình những ước mơ vẫn chưa thực hiện 
được. Ca sĩ Khánh Châu đã gọi Trường Sa lớn là 
“Xứ sở của những ước mơ”. Đúng vậy, mỗi người 
lính đảo đều có ước mơ, đều có những dự định về 
tương lai của riêng mình. Mạnh là một chàng lính 
trẻ có niềm đam mê thực sự với âm nhạc. Ngày 
còn ở đất liền anh đã từng thi trượt nhưng niềm 
đam mê âm nhạc trong Mạnh rất lớn nên lần thi 
trượt ấy không thể khiến anh nản lòng: “Trước khi 
nhập ngũ, Mạnh đã dự thi vào Nhạc viện Hà Nội 
nhưng bị trượt. Nhưng nó vẫn không từ bỏ ý định 
theo đuổi con đường âm nhạc”. Những ngày trong 
quân ngũ là thời gian Mạnh không ngừng nghỉ 
luyện tập với chiếc đàn bầu để khi trở về anh sẽ 
tiếp tục đi thi, tiếp tục thực hiện ước mơ còn dang 
dở của mình. Mạnh rất quý chiếc đàn bầu, đó là 
bạn đồng hành của Mạnh trong suốt quãng thời 
gian làm nhiệm vụ trong quân ngũ. Đến khi ra đảo 
nhận nhiệm vụ Mạnh “vẫn kiên quyết mang theo 
đồ nghề để luyện tập mặc dù ai cũng can ngăn, mấy 
anh huyện đội bắt để lại, không biết nó giấu thế 
nào vẫn lén mang lên được”. Đàn bầu không chỉ 
là bạn đồng hành với Mạnh mà nó sẽ còn giúp ích 
rất nhiều cho anh trong quá trình thực hiện niềm 
đam mê với âm nhạc. Ngoài Mạnh, Quang cũng là 
một chàng lính trẻ có tài và có niềm đam mê cháy 
bổng với hội họa, nhưng tiếc thay niềm đam mê 
chưa kịp thực hiện thì anh đã ra đi mãi mãi. Ngày 
còn sống, Quang rất thích vẽ, vào những giờ rảnh 
rỗi Quang hay vẽ một ai đó từ những bức ảnh mẫu. 
Quang cũng từng tâm sự với Phương rằng: “Quang 
bảo Quang sẽ theo nghề vẽ. Trình độ như anh chắc 
khó để vào đại học Kiến trúc nhưng anh sẽ thi Mỹ 
thuật công nghiệp. Học trường này đòi hỏi năng 
khiếu nhẹ hơn và cũng thực tế hơn”. Quang biết 
năng khiếu của mình đến đâu và đi con đường nào 
là phù hợp nhất. Không chỉ là Mạnh, là Quang mà 
hầu hết những người lính đảo đều ấp ủ những ước 
mơ, những hoài bão cho riêng mình, đến khi hoàn 
thành nhiệm vụ ở nơi đảo xa họ sẽ về đất liền và 
thực hiện ước mơ của mình. 
Mặt khác, Nguyễn Xuân Thủy cũng khá tinh 
tế khi thấu hiểu cả những ước muốn thầm kín bản 
năng của người lính. Hầu hết những người lính đảo 
đều ở độ tuổi hai mươi, trong con người họ đã có 
những nhu cầu của một chàng trai tuổi mới lớn. Như 
Hoàn thì bị “đau bụng kinh niên”, còn Tuân lại có 
những hành động quá đà hơn: “hai tay cứ ôm ghì lấy 
chân Tùng “toác”, bàn tay nó cứ xoa xoa vào bắp 
đùi Tùng “toác” ngay chỗ lông rậm nhất làm Tùng 
“toác” nhột muốn chết ”, “thằng Tuân được thể 
càng quá đà hơn, cứ ôm rịt lấy khúc chân của Tùng 
“toác” vào lòng. Nó co hai quắp chân chặp chặt lấy 
khúc chuối mà xoa xuýt, lại còn ấn cả cái của nợ 
vào đấy nữa. Tùng “toác” cảm nhận thấy một sự 
tiếp xúc nóng hổi nơi bắp vế”, “Giường bên, Mạnh 
cũng đang ngủ mê ú ớ”. Đó là nỗi khổ của những 
chàng trai đang tuổi xuân thì nhưng phải chấp nhận 
một cuộc sống “đi biển mồ côi một mình”.
Mỗi người lính đảo khi bước lên tàu ra nơi 
đảo xa làm nhiệm vụ đều mang theo lòng mình 
một nỗi niềm riêng. Những góc khuất trong mỗi 
người lính có thể là nỗi nhớ quê hương, nỗi đau 
mất người thân hay những ước mơ, hoài bão, những 
khát khao cháy bổng, sự băn khoăn, trăn trở, day 
72
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC ÑOÀNG THAÙP Taïp chí Khoa hoïc soá 35 (12-2018)
dứt. Qua đó, Nguyễn Xuân Thủy đã thể hiện sự 
thấu hiểu và cảm thông của mình trước những nỗi 
niềm riêng của những người lính đảo. Họ vì nhiệm 
vụ chung của đất nước mà phải tạm gác lại những 
ước mơ về tương lai, phải chấp nhận những mất 
mát, đau thương.
4. Kết luận
Thông qua những nét đặc sắc về nội dung của 
tiểu thuyết Biển xanh màu lá của Nguyễn Xuân 
Thủy, chúng ta đã có được cái nhìn bao quát về 
bức tranh hiện thực đời sống của những người lính 
đảo Trường Sa lớn nói riêng và người lính biển đảo 
nói chung. Các chiến sĩ hải quân phải rời xa gia 
đình đến một nơi xa xôi để hoàn thành nhiệm vụ 
của một người lính yêu nước. Nơi đó quanh năm 
chỉ có sóng gió khốc liệt, mưa bão triền miên, cơ 
sở vật chất nghèo nàn, cũ kỹ. Mặc dù vậy, họ vẫn 
giữ ý chí kiên cường bám trụ ở nơi đầu sóng ngọn 
gió này vì có khó khăn cách mấy thì nơi đây vẫn 
là quê hương, là Tổ quốc thân yêu. Nguyễn Xuân 
Thủy đã vận dụng vốn kinh nghiệm của mình để 
miêu tả cuộc sống hằng ngày trên đảo một cách 
chân thực nhất. Bên cạnh đó, tác giả đã để cho các 
nhân vật nói lên tiếng lòng của mình. Đó có thể 
là những suy tư, trăn trở về cuộc đời, hay đó cũng 
có thể là những hồi ức đau buồn trong quá khứ và 
những khao khát vươn lên đi tìm hạnh phúc trong 
hiện tại và tương lai. Tác giả không miêu tả những 
người lính trong những trận chiến khốc liệt mà đưa 
họ trở về với cuộc sống đời thường làm nhiệm vụ 
của những người lính trong thời kỳ đất nước đã hòa 
bình thống nhất. Đây cũng là một nét đặc trưng của 
thể loại tiểu thuyết đương đại. Qua những trang văn 
của Nguyễn Xuân Thủy, độc giả cảm nhận được sự 
tự hào của tác giả về những người anh hùng của đất 
nước trong thời bình. Đồng thời, tác giả còn bày tỏ 
sự thương cảm, chia sẻ với những nỗi niềm, những 
góc khuất trong tâm hồn của người lính đảo. Điều 
đó góp phần hình thành nét đặc trưng trong sáng tác 
của một nhà văn - người lính Nguyễn Xuân Thủy./.
Tài liệu tham khảo
[1]. Nguyễn Thái Anh, Quốc Dũng (Tuyển chọn, biên soạn) (2014), Hải chiến Gạc Ma Trường Sa 
1988 - Khúc tráng ca bất tử, NXB Văn học, Thành phố Hồ Chí Minh. 
[2]. Hà Đạo, Đức Quang (2015), “Để được nhìn Tổ quốc từ biển khơi”, 
doi-song/de-duoc-nhin-to-quoc-tu-bien-khoi/617232.antd
[3]. Phan Cự Đệ (1978), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, tập 2, NXB Đại học và trung học chuyên 
nghiệp, Hà Nội.
[4]. Hà Minh Đức (Chủ biên) (2014), Lý luận văn học, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
[5]. Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn (đồng Chủ biên) (2009), Văn học Việt Nam sau 1975: những 
vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, NXB Giáo dục, Hà Nội. 
[6]. Lê Hoài Nam (2014), Đi qua Gạc Ma đến đảo Sinh Tồn, NXB Thanh niên, Thành phố Hồ Chí Minh.
[7]. Nhiều tác giả (2013), Biển đảo Tổ quốc tôi, NXB Văn học, Hà Nội.
[8]. Trần Đình Sử (Chủ biên) (2011), Lí luận văn học - tập 2, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
[9]. Nguyễn Xuân Thủy (2014), Biển xanh màu lá, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
THE NAVAL SOLDIER’S PORTRAIT IN BIEN XANH MAU LA NOVEL 
BY NGUYEN XUAN THUY
Summary
Nguyen Xuan Thuy is one of the young writers of the early 21st century. He is well-known for the 
novel Bien xanh mau la (The Green Sea). This work was awarded C Prize for Journalism - Literature 
Arts by the Ministry of Defense (2004-2009). This article aims to analyze content values found in this 
novel picturing a lively realistic portrayal of the naval soldier’s life fi lled with diffi culties, both materially 
and spiritually. However, the soldiers steadfastly surpassed the situations and affi rmed his qualities of 
strength, loyalty and heroism. 
Keywords: Bien xanh mau la, Nguyen Xuan Thuy, naval soldier, novel.
Ngày nhận bài: 27/11/2018; Ngày nhận lại: 13/12/2018; Ngày duyệt đăng: 27/12/2018. 

File đính kèm:

  • pdfchan_dung_nguoi_linh_bien_trong_tieu_thuyet_bien_xanh_mau_la.pdf