Chặn bệnh nhiễm ngừa ung thư
Chỉ mới đây thôi, chúng ta thấy được mối quan hệ giữa bệnh nhiễm và ung thư. Có khoảng một phần năm
số người mắc ung thư trên thế giới là do các tác nhân gây nhiễm (virút, vi khuẩn và ký sinh trùng).
Mối liên hệ nhân quả giữa bệnh nhiễm và ung thư cung cấp một cơ hội thật tốt để chúng ta xây dựng chiến
lược phòng chống ung thư: ngăn chặn một số bệnh nhiễm (đặc biệt viêm gan virút, nhiễm khuẩn H. pylori và nhiễm virút HPV) để phòng tránh một số ung thư (ung thư gan, ung thư dạ dày và ung thư cổ tử cung).
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Bạn đang xem tài liệu "Chặn bệnh nhiễm ngừa ung thư", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Chặn bệnh nhiễm ngừa ung thư
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM i CHẶN BỆNH NHIỄM NGỪA UNG THƯ NGUYỄN CHẤN HÙNG1, PHẠM XUÂN DŨNG2, ĐẶNG HUY QUỐC THỊNH3, DIỆP BẢO TUẤN3 TÓM LƯỢC Chỉ mới đây thôi, chúng ta thấy được mối quan hệ giữa bệnh nhiễm và ung thư. Có khoảng một phần nĕm số người mắc ung thư trên thế giới là do các tác nhân gây nhiễm (virút, vi khuẩn và ký sinh trùng). Mối liên hệ nhân quả giữa bệnh nhiễm và ung thư cung cấp một cơ hội thật tốt để chúng ta xây dựng chiến lược phòng chống ung thư: ngĕn chặn một số bệnh nhiễm (đặc biệt viêm gan virút, nhiễm khuẩn H. pylori và nhiễm virút HPV) để phòng tránh một số ung thư (ung thư gan, ung thư dạ dày và ung thư cổ tử cung). SUMMARY Eliminate Infectious Diseases to Prevent Cancer Up to 20 percent of malignancies in the world are caused by infectious agents some infectious agents are linked to some of the most common cancers. We have a good opportunity for cancer control: eliminate some infectious agents (especially viral hepatitis; HPV infection and H.pylori infection) to prevent some cancers (liver cancer, cervical cancer and gastric cancer). 1 Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam 2 TS.BS. Giám Đốc - Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM 3 TS.BS. Phó Giám Đốc Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM Người ta đã thấy mối liên hệ giữa bệnh nhiễm và ung thư. Khoảng một phần nĕm các ung thư trên toàn cầu là do các tác nhân gây nhiễm (các virút, vi khuẩn và ký sinh trùng). Ở các nước đang phát triển, con số cao gần gấp bốn lần các nước công nghiệp. Một vi khuẩn (H.pylori) và ba virút HBV, HCV và HPV gây đến 15 phần trĕm ung thư của loài người. Các tác giả tập trung vào các tác nhân gây nhiễm nổi cộm này. Đối sách đúng với các bệnh nhiễm mở rộng cánh cửa phòng chống ung thư. HBV, HCV, HPV 16-18 & H. pylori 15% các ung thư LOẠI BỎ ĐẠI DỊCH VIÊM GAN VIRÚT NGĔN CHẶN ĐẠI HỌA UNG THƯ GAN Các virút viêm gan B (HBV) và viêm gan C (HCV) là nguyên nhân chính gây ung thư gan (HCC). Phải loại bỏ đại dịch viêm gan virút để ngĕn ngừa đại họa ung thư gan. Đại dịch viêm gan virút (Báo cáo WHO 21.4.2017). Vào nĕm 2015 có khoảng 325 triệu người mắc viêm gan mạn gồm 257 triệu người mang viêm gan B và 71 triệu mắc viêm gan C. 50% gánh nặng viêm gan mạn toàn cầu hoành hành ở 11 nước gồm Braxin, Trung Quốc, Ai Cập, Ấn Độ, Indonesia, Mông Cổ, Nigeria, Pakistan, Uganda và Việt Nam. Phỏng định có 1,4 triệu người chết hàng nĕm do nhiễm cấp tính và ung thư gan liên hệ viêm gan và xơ gan, xấp xỉ mức tử vong do sốt rét, HIV/AIDS và lao gộp lại. Ước tính 47% liên hệ HBV, 48% do HCV. Đại họa ung thư gan Globocan 2012. Có 782.000 ca ung thư gan được định bệnh hàng nĕm với tỉ lệ tử vong là 95%. Carcinôm tế bào gan (HCC - Hepatocellular TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM ii carcinoma) thường gặp nhất (80%). Trên toàn cầu ung thư gan gây tử vong ung thư hàng thứ hai. Sự phân bố tử suất thì tương tự sự phân bố xuất độ. HCC hoành hành ở các nước đang phát triển (chiếm khoảng 85%), trĩu nặng ở Châu Phi hạ Sahara và ở Châu Á (Đông Á - Đông Nam Á) với xuất độ 20-50/ 100.000 dân. Tình hình thật đáng báo động. Lý do là các vùng này có các yếu tố nguy cơ cao như xuất độ cao viêm gan B, nếp sống gồm béo phì, nghiện rượu, tiểu đường, phơi nhiễm độc tố aflatôxin. Viêm gan mạn virút B và C là các yếu tố nguy cơ chủ yếu của HCC, gắn với hơn 70% số ca HCC toàn cầu. HBV và HCV gây ra xơ gan, thấy ở 80-90% các người bệnh ung thư gan. Có thêm các yếu tố nguy cơ khác, gồm các chất độc (thí dụ rượu, aflatôxin) và các thứ thuốc, các bệnh chuyển hóa thí dụ gan nhiễm mỡ, gan mỡ không do rượu và tiểu đường. Các yếu tố nguy cơ của ung thư gan Sự phân bố toàn cầu của HCC và HBV trùng lắp nhau Virút viêm gan B (HBV) là virút DNA xoắn đôi thuộc họ Hepadnaviridae, lây nhiễm qua đường máu, đáng lưu ý trong khoảng đầu đời và qua tiêm chích không an toàn. Mức độ qua quan hệ tình dục ít hơn. HBV Trên toàn cầu, có mối quan hệ rõ ràng giữa độ xuất hiện của lây nhiễm HBV và xuất độ của HCC. Có độ xuất hiện cao của cả hai ở Châu Phi hạ Sahara và Châu Á (Đông Á - Đông Nam Á). Nhiễm HBV là nguyên nhân chủ yếu của HCC ở hầu hết các nước Châu Á. Các yếu tố làm tĕng nguy cơ HCC ở những người nhiễm HBV gồm nam giới, tuổi già, Châu Á, Châu Phi, tiền cĕn gia đình (HCC), virút (sinh sôi nhiều, genôtýp HBV, nhiễm lâu dài), đồng nhiễm với HCV, HIV hoặc HDV, lâm sàng (xơ gan) phơi nhiễm aflatôxin uống rượu nhiều, hút thuốc nhiều và các hội chứng chuyển hóa (tiểu đường). Virút viêm gan C và carcinôm gan Virút viêm gan C (HCV). Toàn cầu có gần 71 triệu người nhiễm viêm gan C mạn tính nĕm 2015 (WHO). Khoảng 15-30% số người nhiễm bệnh rồi tự khỏi mà không biết. Đó là viêm HCV cấp tính. Còn lại khoảng 70-85%, bệnh sẽ thành mạn tính, dai dẳng dẫn đến xơ gan hoặc ung thư gan. Các yếu tố nguy cơ HCC khác gồm giới tính, rượu, gan nhiễm mỡ, genôtýp virút (HCV 1b) và tuổi tác. HCV TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM iii Cần đáp trả khẩn cấp toàn cầu (WHO) “Ngày nay viêm gan virút được coi là một thách thức sức khỏe cộng đồng cần phải đáp trả khẩn cấp”, Tiến sĩ Margaret Chan, Tổng giám đốc WHO cảnh báo. Nếu không có sự đáp trả rộng khắp và nhanh chóng, số người mang virút viêm gan sẽ tĕng cao trong những nĕm tới với 20 triệu người chết trong khoảng 2015-2030. Có nhiều thuận lợi Hiện có nhiều phương tiện và phương cách để diệt các trận dịch viêm gan. “WHO có vắcxin và có thuốc điều trị, WHO sẵn sàng giúp bảo đảm các phương tiện này cho những ai cần đến” (Margaret Chan). Vắcxin Nhiều quốc gia đã thực hiện tiêm chủng HBV cho trẻ em rộng rãi và ít tốn kém. Thật mừng là viêm gan B có thể ngừa được nhờ loại vắcxin hiệu quả và an toàn. Số trẻ em mang viêm gan B mạn đã giảm bớt còn 1,3% vào 2015 (từ 4,7% trước khi có vắcxin). Vắcxin HBV ngừa được khoảng 4,5 triệu trẻ nhiễm mỗi nĕm. Trên nhiều vùng của thế giới, các chương trình tiêm chủng trẻ em rộng khắ ... độ ở phụ nữ nhiều hơn ở nam giới. Khoảng 88% số ca liên hệ với HPV. Týp 16 là loại thường gặp nhất, chiếm 73% các ung thư có HPV dương. HPV 18 gặp khoảng 5% số ca (de Martel C, 2012). Ung thư dương vật Phỏng định có 22.000 ca mỗi nĕm trên toàn cầu. Đây là ung thư hiếm, gặp ở đàn ông trong khoảng tuổi 50-70. Khoảng 60-100% liên hệ HPV. Týp 16 thường gặp nhất, kể đến là HPV18 (de Martel C, 2012). Số liệu Hoa Kỳ Theo CDC từ 2008 - 2012, khoảng 38.793 người mắc các ung thư liên hệ HPV hàng nĕm: 23.000 phụ nữ và 15.793 đàn ông. Ung thư cổ tử cung thường gặp nhất ở phụ nữ. Khoảng 70% ung thư âm đạo, âm hộ, hơn 60% ung thư dương vật. Các ung thư họng miệng (đáy lưỡi và amiđan), khoảng 70% liên hệ HPV, thường gặp ở đàn ông. Đàn ông nhiễm HPV do quan hệ tình dục hậu môn tĕng 17 lần nguy cơ so với ái ân khác giống. Tình hình Canada Theo Hội Ung thư Canada (tháng 10, 2016). Hàng nĕm có khoảng 4.400 ca ung thư mới liên hệ HPV và 1.200 ca chết. Khoảng 1/3 số ca là ung thư cổ tử cung của phụ nữ, 1/3 số ca là ung thư họng miệng ở nam giới. HPV làm thế nào gây ung thư Virút có thể đi từ người này sang người khác trong cuộc ái ân, hoặc chỉ cọ xát da với da. Ở phụ nữ, virút có trên âm hộ, trong âm đạo, cổ tử cung, hậu môn và miệng họng. Ở đàn ông, virút là cư dân quanh dương vật, bìu, trên hoặc trong hậu môn và miệng họng. Virút lây nhiễm khi làm tình ngã âm đạo, hay ngã hậu môn. Làm tình miệng có thể đem virút vào họng miệng. Phần lớn nhiễm HPV nguy cơ cao xảy đến không có triệu chứng, rồi biến mất trong 1 đến 2 nĕm. Tuy nhiên vài trường hợp nhiễm dai dẳng trong nhiều nĕm, dẫn đến sự thay đổi tế bào, không điều trị có thể dẫn đến ung thư. Cơ chế sinh ung Các virút HPV có cấu trúc tương tự nhau. Chỉ có một số ít gen mà bảo đảm được nhiều chức nĕng để sinh sôi và sống còn: sáu gen E gồm E1 E2 E4 E5 E6 E7 và hai gen L1 L2. Hai oncogen E6 E7 sản xuất hai prôtêin. Trong tế bào bình thường, hai prôtêin p53 và Rb có nhiệm vụ điều hòa sự sinh sôi của tế bào. Hai prôtêin E6 E7 của virút đến gắn vào và khóa tay p53 và Rb. Virút lèo lái tế bào cổ tử cung sinh sôi vô tổ chức. Virút cần khoảng 10-30 nĕm từ khi nhiễm lần đầu đến khi các tế bào bất thường trổ ra. TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM v Ái ân kiểu lạ Làm tình bằng miệng Tổ chức Y tế Thế giới từ nĕm 2007 nhận định HPV là nguyên nhân của ung thư họng miệng (khẩu cái mềm, đáy lưỡi và amiđan). Có sự gia tĕng rõ ràng liên hệ HPV trong khoảng 20 nĕm qua, ở đàn ông gấp 4 lần phụ nữ. Đây là hậu quả sự nhiễm HPV do quan hệ tình dục kiểu làm tình miệng. Virút tấn công các người khoảng tuổi bốn, nĕm mươi, phần lớn là nam giới, không thuốc không rượu, tĕng theo số bạn tình. Quan hệ ngã hậu môn Trên thế giới phỏng định có 27.000 ca ung thư hậu môn mới mỗi nĕm. Khoảng 88% liên hệ HPV: HPV 16 (73% số ca). HPV 18 khoảng 5% de Martel C. Ung thư hậu môn là một trong những ung thư thường gặp nhất ở đàn ông đồng tính vì hầu hết đàn ông đồng tính nhiễm HIV đều có HPV trong hậu môn. HIV - HPV liên thủ Hệ miễn dịch của bệnh nhân bị suy yếu vì HIV AIDS thì virút HPV mạnh lên, dễ dàng gây ung thư. Đặc biệt ung thư cổ tử cung xuất hiện ở phụ nữ mang HIV gấp nĕm đến mười lần ở phụ nữ không nhiễm HIV. Đã có đối sách Vắcxin ngừa HPV Phòng tránh ung thư cổ tử cung. Đã có hai vắcxin ngừa nhiễm HPV 16 - 18: Gardasil ngừa 4 nhóm virút và Cervarix ngừa 2 nhóm. Mới đây FDA Hoa Kỳ chuẩn nhận thêm Gardasil 9 ngừa 9 nhóm virút. Tuổi quy định tiêm vắcxin tại các nước Âu Mỹ là 9 đến 26 tuổi, chưa có quan hệ tình dục. Các vắcxin này ngừa nhiễm HPV, nhưng không hiệu quả để chống lại nhiễm HPV hay các bệnh do HPV. Đến cuối nĕm 2015 đã có 200 triệu liều vắcxin được sử dụng trên toàn cầu, vắcxin ngừa HPV đã có mặt ở hầu hết các quốc gia trên toàn cầu và 66 quốc gia đã đưa vắcxin vào chương trình tiêm chủng quốc gia. Tiêm ngừa HPV giúp giảm các bệnh có liên quan đến HPV. Chương trình tiêm ngừa ít tốn kém hơn chẩn đoán và điều trị. Theo dõi thấy vắcxin này an toàn. Phòng tránh các ung thư khác liên hệ HPV. FDA Hoa Kỳ mới cho phép dùng Gardasil cho giới nam từ 9 - 26, đặc biệt ngừa bướu nhú. Cần nhiều nghiên cứu nữa để xem hiệu quả của Gardasil và Cervarix nhằm ngừa ung thư dương vật, hậu môn và họng miệng liên hệ HPV. Việc chế tạo vắcxin thật tài tình. Cắt lấy gen L1 của virút đem gắn vào DNA trong vốn gen của tế bào nấm men hoặc côn trùng. Tế bào này sản xuất ra một cái bọc gọi là VLP (Virus like particles) giống hình HPV mà rỗng ruột, không chứa phần “quậy” của virút nên không thể sinh sôi và không gây nhiễm. VLP kêu gọi bộ máy bảo vệ cơ thể tập dượt để chống HPV thật. Đó là vắcxin ngừa HPV. Các biện pháp khác ngừa nhiễm HPV Quan hệ tình dục một cách an toàn. Không nên quan hệ tình dục với nhiều người. Hoặc với người đã quan hệ tình dục với nhiều người khác. Bao cao su có thể làm giảm khả nĕng mắc bệnh HPV cũng như HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Con người ngày càng biết thêm hành tung kỳ thú của những kẻ khuấy rối vô hình. Đối sách càng phong phú và hiệu quả. H.PYLORI VÀ UNG THƯ DẠ DÀY Helicobacter pylori đã ẩn trú trong dạ dày con người khoảng 60.000 nĕm trước từ vùng Đông Phi Châu, cái nôi của con người hiện đại. Cùng loài người tỏa đi khắp nơi trên trái đất, xoắn khuẩn có khi âm thầm gây khổ “bạn đồng hành”. Phỏng định có khoảng 2/3 dân số địa cầu mang H.pylori. Từ khi H.pylori được khám phá trong thập niên 1980, người ta đã biết nhiều về vi khuẩn gram âm dạng xoắn. Nĕm 1994, Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu Ung thư (IARC) công bố H.pylori là tác nhân gây ung (carcinôgen) thuộc nhóm I của carcinôm tuyến dạ dày. Gánh nặng ung thư dạ dày (Globocan 2012) Khoảng 1 triệu ca mới (952.000 ca, chiếm 6,5% tổng số ca ung thư) ung thư dạ dày thường gặp hàng thứ nĕm toàn cầu. Hơn 70% số ca xảy ra ở các nước đang phát triển và phân nửa tổng số ca trên thế giới gặp ở vùng Đông Á xuất độ nam giới cao gấp đôi nữ giới. Gây tử vong ung thư hàng thứ ba ở cả hai giới. Tử suất cao nhất ở Đông Á (24/ 100.000 ở đàn ông, 9,8/ 100.000 ở phụ nữ). Ung thư này chiếm vị trí thứ ba trong gánh nặng ung thư ở Việt Nam và là sát thủ hàng thứ ba. H.pylori gây ra khoảng 60% carcinôm tuyến dạ dày Ở các nước đang phát triển, đặc biệt liên hệ với nhiễm H.pylori do thức ĕn và nước không sạch. Các yếu tố nguy cơ khác gồm viêm dạ dày mạn tính, tuổi TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM vi già, đàn ông, chế độ dinh dưỡng gồm thức ĕn muối mặn, hun khói hoặc bảo quản kém, thiếu rau trái tươi, hút thuốc lá và bệnh sử trong gia đình. Có sự sụt giảm rõ rệt: nĕm 1975, ung thư dạ dày là loại thường gặp nhất. Sự sụt giảm loại ung thư này ở các nước phương Tây được cho là liên hệ với mức nhiễm khuẩn đang xuống thấp. Cơ chế sinh ung Nhiễm khuẩn H.pylori Vẫn là gánh nặng, nhất là ở các nước đang phát triển. Phỏng định khoảng 2/3 (74%) những người trung niên ở các nước đang phát triển so với hơn phân nửa (58%) ở các nước phát triển. Những người nhiễm H.pylori có nguy cơ ung thư dạ dày gấp 6 lần so với những người không nhiễm. Nhiễm khuẩn H.pylori Trong dạ dày người kéo dài nhiều thập niên và tạo ra viêm dai dẳng. Khoảng 10-30% các bệnh nhân nhiễm H.pylori sẽ phát triển thành loét dạ dày và 1-2% mắc ung thư dạ dày. Quá trình sinh ung do nhiễm H.pylori gồm các bước: niêm mạc bình thường, các loại viêm dạ dày (viêm ngoài mặt, viêm teo mạn tính) tĕng trưởng tế bào bất thường, cuối cùng là carcinôm. Lymphôm MALT xuất phát theo lộ trình tĕng trưởng lymphô bào B ở lớp sâu của niêm mạc. Nhiễm H. pylori và ung thư Sự tạo ổ mạn tính trong dạ dày Là nguyên nhân chính của viêm dạ dày mạn tính, loét và ung thư dạ dày. Vai trò quan trọng của độc tố cagA. Dòng chủng cagA dương gia tĕng nguy cơ ung thư không tâm vị, mà làm giảm nguy cơ ung thư tâm vị và carcinôm tuyến thực quản. H.pylori là bạn là thù Ngày nay ung thư dạ dày được phân chia theo vị trí nguyên phát gồm các ung thư vùng xa của dạ dày (thân và hang vị) và các ung thư vùng gần của dạ dày (chỗ nối thực quản - dạ dày và tâm vị) - Các ung thư vùng xa (còn gọi là ung thư không tâm vị) có cơ chế sinh ung khác với các ung thư vùng gần (ung thư tâm vị). Vì H. pylori mới được khám phá, tương quan phức tạp giữa vi khuẩn này và con người còn cần được tìm hiểu nhiều, kể cả những nguy cơ và những lợi ích của nó. Phải tìm hiểu vì sao nhiễm khuẩn H.pylori lại liên hệ với nguy cơ cao ung thư dạ dày không tâm vị và lymphôm MALT, đồng thời giảm nguy cơ ung thư tâm vị. Chúng ta còn chưa biết làm thế nào phòng ngừa các chủng dữ dằn cũng như các chủng im lìm. Loại bỏ đại trà nhiễm khuẩn H.pylori Một số khảo sát nghiên cứu gợi ý là loại bỏ H.pylori có giúp giảm nhẹ nguy cơ ung thư dạ dày. Bảy nghiên cứu ở châu Á cho thấy là việc loại bỏ H.pylori có làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày (từ 1,7% đến 1,1%), giảm nguy cơ tương đối xuống 0,65. Có vài thử nghiệm lâm sàng khác cho kết quả không rõ ràng. Nhiều chuyên gia cho rằng chưa có bằng chứng ủng hộ việc xét nghiệm đại trà nhằm loại bỏ lây nhiễm H. pylori. Kiểu này e có nhiều hậu quả về lâu về dài. Có đối sách phù hợp Chừng nào mối tương H.pylori - con người còn chưa được biết rõ hơn thì các thầy thuốc lâm sàng nên giới hạn việc xét nghiệm và điều trị cho các tình huống rõ ràng có lợi. Theo CDC Hoa Kỳ, người nào loét dạ dày hoặc tá tràng hoặc có bệnh sử viêm loét cần phải được xét nghiệm H.pylori, nếu có thì mới phải điều trị. Có nhiều cách nhận ra H.pylori. Các xét nghiệm không dùng nội soi gồm: kháng thể trong máu, TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM vii kháng nguyên trong phân, xét nghiệm urê hơi thở. Các xét nghiệm nội soi gồm: nuôi cấy, mô học và xét nghiệm urê sinh thiết. Liệu pháp ba thuốc có thể trị lành viêm loét dạ dày và có thể làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày. Thầy thuốc chỉ điều trị các bệnh nhân có xét nghiệm H.pylori dương tính. FDA Hoa Kỳ và các tổ chức thế giới đã chuẩn nhận các “liệu pháp ba thuốc”. Phối hợp hai loại kháng sinh khác nhau, thêm một thuốc làm giảm acid dạ dày. Cuộc rượt đuổi sinh học. Vi khuẩn nhanh chóng tránh đòn, ngày càng lờn thuốc. Lờn kháng sinh là yếu tố quan trọng nhất làm giảm hiệu quả diệt khuẩn. Do đó liệu pháp kháng sinh không luôn luôn ức chế hoàn toàn H.pylori. Mới nhận ra H.pylori, con người liền có đối sách hiệu quả, nhưng xoắn khuẩn cũng trớ đòn nhanh lẹ không kém. Là bạn là thù, còn phải tìm hiểu nhiều về kẻ đồng hành “thân thiết” này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. de Martel C, Ferlay J, Franceschi S, et al. Global burden of cancers attributable to infections in 2008: a review and synthetic analysis. Lancet Oncol 2012;13(6):607-15. 2. GV Papatheodoridis, HL Chan, BE Hansen, etal: Risk of hepatocellular carcinoma in chronic hepatitis B: Assessment and modification with current antiviral therapy J Hepatol 62:956- 967,2015 Crossref, Medline 3. H. I. Grabsch and P. Tan, “Gastric cancer pathology and underlying molecular mechanisms,” Digestive Surgery, vol. 30, no. 2, pp. 150-158, 2013. View at Publisher • View at Google Scholar • View at Scopus 4. HLY Chan, JD Jia: Chronic hepatitis B in Asia: New insights from the past decade J Gastroenterol Hepatol 26:131-137,2011 Crossref, Medline 5. IARC Working Group on the Evaluation of Carcinogenic Risks to Humans: Biological agents: Volume 100 B. A review of human carcinogens IARC Monogr Eval Carcinog Risks Hum 100:1-441,2012 6. Jemal A, Simard EP, Dorell C, et al. Annual Report to the Nation on the Status of Cancer, 1975-2009, featuring the burden and trends in human papillomavirus (HPV)-associated cancers and HPV vaccination coverage levels. Journal of the National Cancer Institute 2013; 105(3):175-201. 7. Kamangar F, Dawsey SM, Blaser MJ, et al. Opposing risks of gastric cardia and noncardia gastric adenocarcinomas associated with Helicobacter pylori seropositivity. Journal of the National Cancer Institute 2006; 98(20): 1445-1452. 8. Komatsu H. Hepatitis B virus: where do we stand and what is the next step for eradication? World J Gastroenterol 2014;20:8998-9016. 9. M. Hatakeyama, “Helicobacter pylori CagA and gastric cancer: a paradigm for hit-and-run carcinogenesis,” Cell Host & Microbe, vol. 15, pp. 306-316, 2014. View at Google Scholar 10. Ming L, Thorgeirsson SS, Gail MH, et al. Dominant role of hepatitis B virus and cofactor role of aflatoxin in hepatocarcinogenesis in Qidong, China. Hepatology 2002;36:1214-20. 11. Mirghani H, Amen F, Blanchard P, et al. Treatment de-escalation in HPV-positive oropharyngeal carcinoma: Ongoing trials, critical issues and perspectives. International Journal of Cancer 2015;136(7):1494-503. 12. Parkin D.M (2006). The Global health burden of infection-associated cancers in the year 2002. International Journal of Cancer, Jun, 2006. 13. Romero-Gallo J, Harris EJ, Krishna U, Washington MK, Perez-Perez GI, Peek RM., Jr Effect of Helicobacter pylori eradication on gastric carcinogenesis. Lab. Invest. 2008;88(3):328-336. 14. Schiller JT, Castellsague X, Garland SM. A review of clinical trials of human papillomavirus prophylactic vaccines. Vaccine 2012; 30 Suppl 5:F123-138. 15. The WHO Global hepatitis report, 2017 16. Urban D, Corry J, Rischin D. What is the best treatment for patients with human papillomavirus-positive and -negative oropharyngeal cancer? Cancer 2014; 120(10):1462-1470. 17. Winer RL, Hughes JP, Feng Q, et al. Condom use and the risk of genital human papillomavirus infection in young women. New England Journal of Medicine 2006; 354(25):2645–2654. 18. Nguyễn Chấn Hùng và cs (2014). Hiểu biết hiện nay về ung thư và bệnh nhiễm. Tạp chí Ung thư Việt Nam, số 05, 2014.
File đính kèm:
- chan_benh_nhiem_ngua_ung_thu.pdf