Cái tôi phái tính trong thơ nữ trẻ đương đại Việt Nam

Thơ nữ Việt Nam đương đại bộc lộ mong muốn thể hiện cái tôi cá nhân của người phụ

nữ Á Đông sau hàng ngàn năm chịu trói buộc bởi những giáo lí đạo đức phong kiến. Trong

sự phong phú, đa dạng của cái tôi cá nhân mà thơ nữ đương đại khát khao thể hiện, nổi lên

cái tôi phái tính. Cái tôi phái tính vừa là nội dung, vừa là nguồn gốc, là cơ sở, bản chất của

thơ nữ trẻ. Thơ họ thể hiện phái tính của người viết nữ, một cái tôi cháy bỏng khát vọng và

đầy chất suy tư. Bài viết tập trung phân tích đặc điểm cái tôi phái tính trong thơ nữ trẻ đương

đại Việt Nam với sự bộc lộ mạnh mẽ khát khao tình yêu, hạnh phúc, ước vọng làm mẹ.

Cái tôi phái tính trong thơ nữ trẻ đương đại Việt Nam trang 1

Trang 1

Cái tôi phái tính trong thơ nữ trẻ đương đại Việt Nam trang 2

Trang 2

Cái tôi phái tính trong thơ nữ trẻ đương đại Việt Nam trang 3

Trang 3

Cái tôi phái tính trong thơ nữ trẻ đương đại Việt Nam trang 4

Trang 4

Cái tôi phái tính trong thơ nữ trẻ đương đại Việt Nam trang 5

Trang 5

Cái tôi phái tính trong thơ nữ trẻ đương đại Việt Nam trang 6

Trang 6

Cái tôi phái tính trong thơ nữ trẻ đương đại Việt Nam trang 7

Trang 7

Cái tôi phái tính trong thơ nữ trẻ đương đại Việt Nam trang 8

Trang 8

pdf 8 trang minhkhanh 9880
Bạn đang xem tài liệu "Cái tôi phái tính trong thơ nữ trẻ đương đại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Cái tôi phái tính trong thơ nữ trẻ đương đại Việt Nam

Cái tôi phái tính trong thơ nữ trẻ đương đại Việt Nam
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 52.2020 
13 
CÁI TÔI PHÁI TÍNH TRONG THƠ NỮ TRẺ ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM 
Trịnh Phương Dung1 
TÓM TẮT 
Thơ nữ Việt Nam đương đại bộc lộ mong muốn thể hiện cái tôi cá nhân của người phụ nữ Á Đông sau hàng ngàn năm chịu trói buộc bởi những giáo lí đạo đức phong kiến. Trong sự phong phú, đa dạng của cái tôi cá nhân mà thơ nữ đương đại khát khao thể hiện, nổi lên cái tôi phái tính. Cái tôi phái tính vừa là nội dung, vừa là nguồn gốc, là cơ sở, bản chất của thơ nữ trẻ. Thơ họ thể hiện phái tính của người viết nữ, một cái tôi cháy bỏng khát vọng và đầy chất suy tư. Bài viết tập trung phân tích đặc điểm cái tôi phái tính trong thơ nữ trẻ đương đại Việt Nam với sự bộc lộ mạnh mẽ khát khao tình yêu, hạnh phúc, ước vọng làm mẹ. 
Từ khóa: Thơ nữ trẻ đương đại, cái tôi phái tính, khát khao tình yêu, hạnh phúc, ước vọng làm mẹ. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Sau 1975, cùng với những đổi thay của điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, nền văn học nước nhà cũng có những bước chuyển mình, giao lưu, hội nhập với văn học thế giới, hình thành nên một thế hệ tác giả trẻ, trong đó ghi nhận sự “bùng nổ” của các cây bút nữ. Họ được sinh ra và lớn lên trong hòa bình, có điều kiện tiếp xúc, học hỏi và chịu ảnh hưởng của văn học nước ngoài, đặc biệt là vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền. Sự nổi dậy của ý thức phái tính trong văn học nữ nói chung, thơ nữ nói riêng gắn liền với chủ nghĩa nữ quyền. Ý thức phái tính là ý thức về những gì gắn bó nhất với mỗi phái về mặt bản thể. Thơ nữ trẻ Việt Nam đương đại bộc lộ mong muốn, khát khao thể hiện cái tôi cá nhân, cái tôi phái tính của người phụ nữ Á Đông sau hàng ngàn năm buộc phải dồn nén bởi những giáo lí đạo đức phong kiến. 
2. NỘI DUNG 
2.1. Thơ nữ trẻ và ý thức mãnh liệt về bản ngã 
2.1.1. Bối cảnh văn hóa xã hội và nhu cầu thể hiện cái tôi trong thơ 
Tháng 12 năm 1986, Đại hội Đảng lần thứ VI đã mở ra một trang mới với những chuyển biến trên hầu hết các mặt về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Cùng với sự phát triển đi lên của kinh tế, đời sống con người được quan tâm nhiều hơn, từ vật chất đến tinh thần. Tuy nhiên, do những mặt trái của kinh tế thị trường, con người cũng phải đối diện với những nghịch lí xã hội, tạo nên những vòng xoáy tâm lý phức tạp, đa diện, nhiều chiều. Tất cả những đổi thay đó đã tác động mạnh mẽ đến sự vận động và phát triển của văn học. Văn học thời kì này, bên cạnh những thay đổi về phương pháp sáng tác còn có sự thay đổi rõ nét trong quan niệm về chức năng, nhiệm vụ. Không còn mang chức năng của một nền văn học cách mạng với sứ mệnh tuyên truyền, cổ vũ, giờ đây văn học như một tấm gương 1Trường Trung học phổ thông Lý Thường Kiệt, Hà Nội; Email: trinhphuongdung4496@gmail.com 
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 52.2020 
14 
phản chiếu cuộc sống con người với muôn mặt đời thường, con người cá nhân với những góc khuất sâu kín trong tâm hồn. Tư duy hướng nội được đề cao, con người cá nhân được thể hiện, dẫn đến những thay đổi trên nhiều phương diện khác nhau của văn học. Những thay đổi trên mọi mặt đời sống đã tạo nên một thế hệ nhà thơ mới có trình độ học vấn, đa tài, hoạt động đa dạng trong các ngành văn hóa văn nghệ cũng như trong nhiều lĩnh vực xã hội khác. Những cây bút thơ nữ trẻ xuất hiện mang theo sức sống căng tràn, niềm đam mê sáng tạo, là một làn gió mới đem lại sự sinh động cho đời sống văn hóa văn nghệ Việt Nam. Các tác phẩm thời kì này bộc lộ rõ cá tính sáng tạo của mỗi tác giả. Các nhà thơ nữ trẻ có nhu cầu thể hiện những trải nghiệm của cá nhân trên mọi lĩnh vực. Họ vừa chịu một phần ảnh hưởng thơ ca truyền thống, đồng thời cũng chịu sự tác động của thời cuộc. Thơ nữ trẻ xuất hiện với hai chiều hướng khá rõ rệt, một là những cây bút tiếp nối truyền thống, hai là những cây bút cách tân thử nghiệm, sắp đặt, hướng tới cái mới. Cả hai chiều hướng đều có những tác giả tiêu biểu. Tuy nhiên, nhìn chung trong số những tác giả thơ trẻ đương đại, chiều hướng tìm đến những cách tân phổ biến hơn. Sống trong thời kì hội nhập, các nhà thơ nữ trẻ được đón nhận nhiều luồng văn hóa phong phú của thế giới, cho nên tác phẩm của họ đa phần bộc lộ lối tư duy mới, cách suy nghĩ, diễn giải khá hiện đại. Khi thân phận, vai trò, vị trí của người phụ nữ là điều ám ảnh đối với các cây bút nữ thì ý thức phái tính trở thành đặc điểm của tư duy thơ nữ như một lẽ đương nhiên. Thời gian gần đây, thơ nữ Việt Nam xuất hiện nhiều gương mặt mới mà phong cách sáng tác là sự phá vỡ quan niệm nghệ thuật truyền thống với lối tư duy khác biệt. Có nhiều cái tên được nhắc tới, tiêu biểu như Phan Huyền Thư, Vi Thùy Linh, Dạ Thảo Phương, Trần Lê Sơn Ý, Ly Hoàng Ly... Khi tập thơ Khát (1999) và Linh (2000) xuất hiện trên thi đàn, tên tuổi Vi Thùy Linh trở thành một hiện tượng văn học trẻ với những ý kiến khen chê trái chiều, bởi lần đầu trong thơ nữ, người đọc thấy một cá tính đặc biệt, cái tôi cháy bỏng, mạnh mẽ đến mức táo bạo. Đến 2002 và 2005, chỉ trong ba năm, Phan Huyền Thư liên tiếp cho ra đời hai tập thơ Nằm nghiêng và Rỗng ngực. Lúc này cái tên Phan Huyền Thư được nhắc đến nhiều trên các mặt báo với sự ghi nhận về những cố gắng cách tân thơ, sự táo bạo, cá tính trong cách thể hiện quan điểm, tư tưởng, cũng như những lời phê bình về sự hạn chế của tính thẩm mỹ mà thơ chị đem lại. Cũng trong khoảng thời gian này, Ly Hoàng Ly với hai tập thơ Cỏ trắng (1999) và Lô lô (2005) cũng để lại dấu ấn cá nhân, nhận được nhiều ý kiến khen chê của giới chuyên môn cũng như của bạn đọc. Tuy có nhiều quan điểm trái chiều, nhưng giới phê bình cũng ít nhiều ghi nhận nét độc đáo, khác biệt mang màu sắc cá tính riêng của các nhà thơ nữ trẻ này cũng như những đóng góp của họ cho nền văn học đương đại nói chung, nền thơ Việt Nam đương đại nói riêng. 
2.1.2. Nhu cầu thể hiện cái tôi trong thơ nữ trẻ đương đại 
Cái tôi trữ tình thể hiện nhận thức và cảm xúc đối với đời sống qua cái nhìn của chủ thể, kết hợp với việc tổ chức các phương tiện biểu hiện của thơ trữ tình, tạo nên một thế giới tinh thần riêng biệt, độc đáo mang dấu ấn cá n ...  thậm chí đến mức dữ dội và bạo liệt, nhưng cũng rất đỗi dịu dàng nữ tính. Phác họa về người nữ trong thơ của Vi Thùy Linh cho thấy cuộc hành trình trở về với thiên tính nữ mà ở đó người nữ như một thiên sứ của tình yêu: “... trong em, nữ thần Aphrodite/ Đến với mọi người bằng sóng chữ tình yêu/ Tung vó nhân mã bắn cung, yêu kiều nàng không dừng quyến rũ/ Những quả bông nở thành chim trắng khắp cánh đồng mây trắng/ Những làn môi mọng đỏ đòi hôn như dâu tây đòi nước và ánh sáng...” (Hãy phủ thơ khắp thế giới của em). Vi Thùy Linh viết nhiều về tình yêu. Tình yêu trong thơ chị là sự tận hiến hết mình: Em sẵn sàng chết vì anh nhưng không phải là cái chết đau đớn/ Nếu anh không của em/ Em sẽ vắt mình đến giọt sống cuối cùng làm nghiêng ngả mọi ổn định/ Thế giới không bao giờ yên ổn/ Mỗi người là một thế giới nhỏ/ Em dâng anh thế giới của mình! (Không thanh thản). Người đọc cũng tìm thấy trong thơ Vi Thùy Linh những đặc trưng phái tính rất rõ nét qua nỗi lòng những người đàn bà trẻ nồng nàn thanh xuân: Những đường cong khỏa vào sóng chữ/ Em say nắng mất rồi, em say thêm nữa nhé/ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 52.2020 
17 
Mặc cho búp hôn thụ phấn thân người (Say nắng); Anh ở đâu/ Mắt anh ngủ nơi nào/ Có yêu nhau, có thương nhau thì vượt đêm mà về/ Có nhớ nhau, có khát nhau hãy cuộn tung thác nguồn/ Cuộn lửa tình mà cháy (Gọi nguồn). Thơ Vi Thùy Linh tràn đầy khát khao hạnh phúc, khát khao bản năng dâng hiến: Anh là đỉnh cao khát vọng dâng hiến/ Là hơi thở của em (Sóng). Hơn thế nữa, đó còn là khát vọng mãnh liệt đòi hỏi được hưởng thụ tình yêu cả tinh thần và thể xác chứ không đơn thuần là tận hiến một chiều: Anh yêu của em/ Em yêu anh cuồng điên/ Yêu đến tan cả em/ Ào tung ký ức/ Tim em rộn lên/ Em đếm từng ngày anh đến/ Ngày dài hơn mùa (Người dệt tầm gai). Người đàn bà trong thơ Vi Thùy Linh mang nặng khát vọng tình yêu, khát vọng về một cuộc sống tự do: Trong dữ dội em khao khát bình yên/ Em muốn ngủ bên anh như rễ cây trong đất. Đó cũng là người đàn bà nhạy cảm, giàu tình yêu và vô cùng mãnh liệt trong cảm xúc: Đừng hỏi em điều gì, hãy nhìn em? Người đàn bà đa đoan đến cả dáng nằm, ngồi cũng mang hình dấu hỏi... Em đa mang một đời (Anh). Có nhiều khi, người đàn bà nồng nàn ấy hướng đến tình yêu, khát khao hạnh phúc từ một mái ấm gia đình: giả sử ta được như những người ngư phụ líu ríu đón chồng từ khơi về/ ngày nào cũng gỡ lưới, hay cất lên lời hát đợi chờ: Về đi anh/ cài then tiếng khóc của em bằng đôi môi anh (Người dệt tầm gai). Có thể nói, không gian nghệ thuật trong thơ Vi Thùy Linh là cõi yêu của một người đàn bà luôn khao khát tình yêu, khát vọng được sống, được có một tình yêu vừa thiêng liêng vừa trần thế. Nếu như Vi Thùy Linh thể hiện trong thơ tình lối tư duy của một cái tôi tính nữ với những khát khao rất thật được cất lên thành lời trực tiếp, thì Phan Huyền Thư đem đến cho thơ nữ trẻ đương đại một cái tôi đằm hơn, trưởng thành và kiệm lời hơn. Đó là cái tôi phái tính chất chứa những ưu tư trăn trở của một người đàn bà đã chín, từng trải và đa đoan. Nhưng dù kiệm lời, dù trăn trở, thì người đàn bà ấy cũng mang đầy những khát vọng yêu đương. Cái tôi trong thơ Phan Huyền Thư là cái tôi của lý trí, ẩn đằng sau đó là nỗi ám ảnh không nguôi của một tâm hồn vẹn nguyên nét nữ tính yếu mềm: Dịu dàng nhé anh/ mơ rất dễ tan/ sương rất dễ vỡ/ gió rất dễ đổ/ Tình thường hay tận/ người vẫn thường đau (Tạ ơn). Và đôi khi người đàn bà trong thơ Phan Huyền Thư trở nên rất lụy tình, cái lụy tình của một người đàn bà yếu đuối: Tay em không vươn tới những năm hai nghìn/ không chạm được người đàn ông gần nhất/ Tay em/ níu đám mây lang bạt/ đòi bắt một hạt mưa/ Cũ và thừa/ Tay em/ lúc quấn quýt thành giường/ lúc mỏi mòn ngậm miệng/ Anh biết không/ em vẫn chìa tay/ Thế kỉ sau/ biết đâu có một ngày (Van nài). Thế giới trong thơ Phan Huyền Thư nhiều khi tràn ngập nỗi cô đơn: cô đơn nào hơn gió chiều hoang vắng (Viết), với những ám ảnh chia ly, đau đớn, tuyệt vọng đến ngơ ngác: Rồi hạt mưa hồi xuân/ thất thểu tìm chồi đâm lạc/ Giấc em thánh địa cỏ/ bóng anh đè tim lệch tiết điệu mùa (Không thường). Khát khao yêu đương đầy chất đàn bà còn ẩn chứa trong nỗi cô đơn khi nhân vật trữ tình chìm đắm trong mối tình đầy nước mắt: Đêm nào lạnh, chàng giả say/ thêu cô đơn dệt truân chuyên/ mua danh bán phẩm/ thiếp lụy tình (Gửi Thúc Sinh). Và khi người đàn bà khát yêu ấy tự nhận tội mình - tội yêu - chính là lúc cái tôi cá nhân cất lên tiếng nói khát khao tình yêu đích thực: Em u mê từ thuở/ theo gió đi chăn mây/ Ngồi trên đỉnh ngày/ nhắm mắt gọi không tên tuổi/ thề thốt yêu không lời nói (Nghĩ lại); hai mươi ba tháng Chạp/ về giời/ định tu thêm chín kiếp/ cho tròn nhân quả/ Nhưng chỉ vì/ gió/ đã tố cáo tội yêu (Hai mươi ba tháng Chạp). Những cảm xúc căng đầy ấy làm hiện lên rõ rệt trong thơ Phan Huyền Thư một người đàn bà khát yêu, lúc nào cũng xanh xao từ thuở/ không dạy bảo được tim. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 52.2020 
18 
Mỗi cá tính sáng tạo sẽ làm nên một phong cách thơ riêng. “Tư duy thơ hướng vào cái cá nhân, mỗi người là một thế giới riêng biệt” [5; tr.436]. Cái tôi phái tính trong thơ Ly Hoàng Ly được biểu đạt bằng cách thức khác biệt. Hình và thơ đi đôi trong tập Lô Lô. Tập thơ mang đến nhiều ám ảnh, đó có thể là một người đàn bà ngồi trên thánh giá, khắp mình băng bó, những chiếc kẹp gỗ phơi quần áo găm trên cơ thể: người phụ nữ tự trói mình/ Trong tư thế trói gô/ Người phụ nữ không tìm thấy xác mình/ Chỉ thấy rêu xanh lét chân tường/ Chỉ thấy đêm đầm đìa nước mắt (Performance photo). “Liên tưởng là quy luật của sự nhận thức và cũng là quy luật của cảm xúc” [1; tr.146], nếu Phan Huyền Thư làm thơ với những khoảng trống đầy ám ảnh, thì Ly Hoàng Ly làm thơ với những bức sắp đặt (installation), với tranh trừu tượng, với nghệ thuật trình diễn (performance). Thơ Ly Hoàng Ly mời gọi người đọc - người xem đặt mình vào không gian, thời gian ấy để tự mình cảm nhận, tự mình đối mặt với những day dứt trăn trở ngay cả khi đã tự phơi mở lòng mình: Soi vào gương/ Bất lực và khóc/ Trong vô vàn những giọt nước mắt/ Một giọt đêm ứa ra từ bầu ngực trắng (Mở nút đêm). Những ám ảnh chi phối cảm xúc thơ, ám ảnh trộn vào đêm, vào những đêm trắng, đêm xuyên ngày của Ly Hoàng Ly, len lỏi trong tâm thức: Đêm đã nhuốm màu lên đôi bàn tay em/ Để em không thể nhìn thấy anh/ Bằng xúc giác/ Đêm đã nhuốm màu lên chiếc lưỡi của em/ Để em không thể nhìn thấy anh/ Bằng vị giác (Đêm và anh). Người đàn bà trong thơ Ly Hoàng Ly là kiểu nhân vật trữ tình có nội tâm chứa nhiều bi kịch. Đó là người đàn bà luôn mang nỗi cô đơn tận cùng, cô độc trong tình yêu, chìm đắm trong thế giới đặc quánh, nguội lạnh và bất lực: Người đàn bà mặc áo dài trắng bắt chéo chân/ Hút cạn mắt một đêm/ Từ từ rã xác/ Hút cạn mắt nghìn mưa/ Nhà cổ ngập tiếng khóc (Người đàn bà và căn nhà cổ). Đêm trong thơ Ly Hoàng Ly lấp đầy không gian, đêm là chất lỏng bao phủ bầu trời, đêm đặc quánh tràn qua ánh mắt, hơi thở, da thịt. Nhưng trong những vùng đêm và vùng đen ấy, người đàn bà vẫn tìm thấy một vùng mộng tuyệt vời: Vườn co vào lá/ Hoa ôm đêm đến rũ xác/ Em đi nhặt xác hoa/ Bước vào vùng trăng/ Toàn thân lấp lánh dịu dàng/ Cả một ước mơ gửi vào vườn đêm/ Cây hoàng lan chìa cánh mềm/ Buốt ánh mắt em/ Hương hoàng lan xanh óng dưới trăng/ Buốt hơi thở em (Đêm trong vườn). Chính vùng đen, vùng đêm, vùng trăng ấy trong thơ Ly Hoàng Ly cho thấy những cuộc hành xác và thử nghiệm là cách để con người sống sâu với tâm thức, trở về với bản thể của chính mình. Đồng thời, qua cách sử dụng nghệ thuật sắp đặt, trình diễn, bên cạnh những diễn đạt ngôn từ, người đọc cũng nhận thấy cái tôi phái tính của Ly Hoàng Ly biểu hiện mạnh mẽ trong thơ. 
2.2.2. Cái tôi với ước vọng làm mẹ 
Đặc trưng tiêu biểu nhất cho tính nữ là sự sinh nở. Các nền văn minh trên Thế giới đều có những hình ảnh mẹ mang tính biểu tượng như nữ thần Đất mẹ Prithvi, Aditi (Ấn Độ), thần Đất mẹ Gaia (Hy Lạp), bà Nữ Oa (Trung Hoa), Mẹ Âu Cơ (Việt Nam)... Bản chất của tình mẹ là yêu thương, che chở, tiêu biểu cho tính nữ, đây cũng là nguồn cảm xúc sáng tạo của thi ca. Thơ nữ đương đại tiếp nối nguồn mạch ấy với những khát khao mãnh liệt được bộc lộ không ngại ngần. Ước vọng làm mẹ là thiên tính nữ thuộc về bản thể của cái tôi phái tính Vi Thùy Linh: Em bẩm sinh năng lượng làm Mẹ (Nơi tận cùng sự ngưng đọng). Người con gái - người đàn bà Vi Thùy Linh mới yêu đã tưởng tượng mình là thiếu phụ tuổi 20 với lời nguyện cầu tha thiết: con ơi/ Không biết bao lần mẹ đặt tay lên bụng, gọi con/ Mẹ khao khát mang con, mặt trời đang phôi thai trong mẹ.../ Con đang bay ở đâu/ Hãy 
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 52.2020 
19 
theo tình yêu của cha, đậu vào lòng mẹ (Những mặt trời đang phôi thai). Đó là một khao khát mang thiên tính mẫu thiêng liêng. Khao khát ấy khiến cho người nữ mang ước mơ cháy bỏng có những đứa con được sinh ra từ tình yêu vợ chồng: Em tin ở ngày mai của đôi ta/ Khi đôi mắt Anh nhìn thấy trong mắt em những đứa bé chờ được sinh ra, và hoan hỉ gọi (Đôi mắt Anh). Điều đặc biệt là cái tôi phái tính trong thơ Vi Thùy Linh đem đến hình ảnh một trinh nữ muốn hóa thân thành mẹ. Từ các tập thơ năm 20 tuổi, đến tập thơ xuất bản khi đã là người đàn bà ba mươi, trong tập Phim đôi - Tình tự chậm, người đọc vẫn thấy một Vi Thùy Linh khắc khoải với ước vọng làm mẹ. Khát khao làm mẹ trong thơ Vi Thùy Linh mãnh liệt đến mức được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong suốt các tập thơ, ở nhiều bài tiêu biểu khác như: Đôi cánh của mẹ, Chờ tháng Tư, Kể chuyện cho con, Biển trời của bé, Giáng sinh con, Nơi ánh sáng, Hôn Việt Trì, Đêm của tím... Cái tôi phái tính trong thơ Phan Huyền Thư cũng được bộc lộc rõ nét qua những câu thơ tràn đầy tình yêu của người mẹ dành cho con. Ở đề tài này, thơ Phan Huyền Thư không ồn ào mãnh liệt như cách biểu hiện của thơ Vi Thùy Linh, nhưng người đọc cũng nhận thấy hình ảnh một người mẹ dịu dàng đang hân hoan trong niềm hạnh phúc: Bên kia bến ngủ/ ngượng ngùng giấu con/ khát vọng mẹ/ thanh xuân thao thức/ Nước mắt này hai bầu tinh khiết/ nguyên vẹn cho con/ Cạn hai bầu vú/ con bay (Lập Duy). Người nữ với vai trò làm mẹ trong thơ Phan Huyền Thư là người mẹ từng trải nhiều gian truân của đời: Rút khỏi đầu tấm voan ảm đạm/ vắt nỗi buồn mẹ lên cành trăng non/ Lập Duy/ vỗ cánh/ Gót chân hồng lanh canh/ tiếng cười bi ve ôm mặt trời nhồi bông/ mơ mẹ (Lập Duy). Cũng như tất cả những bà mẹ khác, người mẹ trong thơ Phan Huyền Thư có niềm tin mạnh mẽ vào tương lai của con: Ngày mai/ điềm tĩnh lại/ mẹ sẽ tập đi bằng ánh sáng Lập Duy/ trong bóng tối câm lặng của lời (Lập Duy). Ước vọng làm mẹ thể hiện trước hết ở cách hình dung về con, qua đó bộc lộ chân dung người viết. Khát vọng làm mẹ trong thơ nữ trẻ đương đại thấm đẫm tính cảm xúc, bởi nó được bày tỏ bằng cái nhìn từ bên trong, từ cái tôi nội cảm của nhà thơ. Tính nữ trong thơ của các nhà thơ nữ trẻ như Phan Huyền Thư, Vi Thùy Linh được tạo nên từ một tâm hồn chín sớm, một tâm hồn được nuôi dưỡng trong thời kì xã hội thay đổi đến chóng mặt. Chính vì vậy, thơ họ thể hiện một tính cách nữ đa chiều và phức tạp. Tính nữ rất riêng ấy đã mang tới cho thơ Vi Thùy Linh và Phan Huyền Thư màu sắc riêng biệt, khai mở thế giới nội tâm phức tạp và mâu thuẫn của người phụ nữ trong khao khát hạnh phúc và ước vọng làm mẹ. Đó cũng là tiếng nói của người phụ nữ hiện đại dám sống, dám yêu, dám khẳng định mình bằng cái tôi khác biệt. Nó cũng góp phần làm nên tên tuổi những nhà thơ nữ trẻ trong nền thơ đương đại Việt Nam. 
3. KẾT LUẬN 
Cái tôi cá nhân đậm dấu ấn phái tính mà thơ nữ trẻ đương đại thể hiện đã tạo nên một dấu ấn mới trong hành trình vận động và phát triển của cái tôi trữ tình trong thơ Việt Nam hiện đại. Đó là kết quả của quá trình tìm tòi sáng tạo, sự thăng hoa cảm xúc, sự thể hiện đời sống tinh thần và tư duy sáng tạo nghệ thuật của những nhà thơ mang đậm thiên tính nữ. Với hệ thống hình ảnh biểu tượng đầy chất nữ tính, cách sử dụng ngôn từ đa dạng, phong phú đặc trưng cho giới nữ, thơ nữ trẻ Việt Nam đương đại đã và đang định hình nên một lối thơ tự do 
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 52.2020 
20 
phóng khoáng, không lệ thuộc vào câu chữ, vần điệu, mang đặc điểm của cái tôi phái tính rõ nét. Trong dòng chung ấy, mỗi nhà thơ nữ trẻ đã tạo cho mình một tiếng nói riêng, khẳng định bản lĩnh và khả năng sáng tạo, góp phần làm phong phú thơ ca Việt Nam đương đại. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Hà Minh Đức (1974), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội. [2] Mã Giang Lân (2000), Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. [3] Đoàn Đức Phương (1996), Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Bính trước cách mạng, Tạp chí Văn học, số 10. [4] Nguyễn Bá Thành (2012), Giáo trình Tư duy thơ hiện đại Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. [5] Nguyễn Bá Thành (2015), Toàn cảnh thơ Việt Nam 1945-1975, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. [6] Trần Nho Thìn (2018), Phương pháp tiếp cận văn hóa trong nghiên cứu, giảng dạy văn học, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. [7] Nguyễn Thị Bích Thu (1998), Theo dòng văn học (Tiểu luận phê bình), Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội. 
THE GENDER EGO OF YOUNG FEMALE POETS IN CONTEMPORARY VIETNAMESE POETRY 
Trinh Phuong Dung 
ABSTRACT 
Contemporary Vietnamese poetry by female poets expresses the wishes, their desires to express the individual personalities of Asian women after thousands of years of having been bound by feudal ethics. In the diversity of the individualism self that contemporary poetry aspires to express, there is gender ego. The gender ego is both the source and the basis, the essence of lyric poetry which is evident in their poetic works. The article focuses on analyzing the characteristics of the lyrical ego in contemporary Vietnamese young female poetry with the gender ego in arts of creativity, longing for love, happiness and motherhood aspirations. 
Keywords: Young female poets in contemporary poetry, gender ego, longing for love, happiness, motherhood aspirations. 
* Ngày nộp bài: 9/10/2018; Ngày gửi phản biện: 10/10/2018; Ngày duyệt đăng: 15/12/2020 

File đính kèm:

  • pdfcai_toi_phai_tinh_trong_tho_nu_tre_duong_dai_viet_nam.pdf