Các yếu tố nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện sau phẫu thuật tim hở trẻ dưới 2 tháng tuổi tại bệnh viện nhi đồng 1

Tim bẩm sinh (TBS) là một trong những dị tật bẩm sinh thường gặp

nhất ở trẻ sơ sinh với nhiều tổn thương đa dạng.

TRÊN TOÀN THẾ GIỚI

• Tần suất bệnh ngày càng tăng.

• Từ 0,6/1000 trẻ sinh sống (trong thập niên 30) lên đến 9,1/1000 trẻ

sinh sống (sau năm 1995).

TẠI VIỆT NAM

• Khoảng 8.000 – 10.000 trẻ sơ sinh mỗi năm mắc bệnh TBS chiếm

tỉ lệ 8/1000 trẻ sinh sống.

• Hơn 50% là TBS nặng có chỉ định can thiệp phẫu thuật khẩn ngay

trong giai đoạn sơ sinh.

Các yếu tố nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện sau phẫu thuật tim hở trẻ dưới 2 tháng tuổi tại bệnh viện nhi đồng 1 trang 1

Trang 1

Các yếu tố nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện sau phẫu thuật tim hở trẻ dưới 2 tháng tuổi tại bệnh viện nhi đồng 1 trang 2

Trang 2

Các yếu tố nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện sau phẫu thuật tim hở trẻ dưới 2 tháng tuổi tại bệnh viện nhi đồng 1 trang 3

Trang 3

Các yếu tố nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện sau phẫu thuật tim hở trẻ dưới 2 tháng tuổi tại bệnh viện nhi đồng 1 trang 4

Trang 4

Các yếu tố nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện sau phẫu thuật tim hở trẻ dưới 2 tháng tuổi tại bệnh viện nhi đồng 1 trang 5

Trang 5

Các yếu tố nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện sau phẫu thuật tim hở trẻ dưới 2 tháng tuổi tại bệnh viện nhi đồng 1 trang 6

Trang 6

Các yếu tố nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện sau phẫu thuật tim hở trẻ dưới 2 tháng tuổi tại bệnh viện nhi đồng 1 trang 7

Trang 7

Các yếu tố nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện sau phẫu thuật tim hở trẻ dưới 2 tháng tuổi tại bệnh viện nhi đồng 1 trang 8

Trang 8

Các yếu tố nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện sau phẫu thuật tim hở trẻ dưới 2 tháng tuổi tại bệnh viện nhi đồng 1 trang 9

Trang 9

Các yếu tố nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện sau phẫu thuật tim hở trẻ dưới 2 tháng tuổi tại bệnh viện nhi đồng 1 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 58 trang minhkhanh 6980
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Các yếu tố nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện sau phẫu thuật tim hở trẻ dưới 2 tháng tuổi tại bệnh viện nhi đồng 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các yếu tố nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện sau phẫu thuật tim hở trẻ dưới 2 tháng tuổi tại bệnh viện nhi đồng 1

Các yếu tố nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện sau phẫu thuật tim hở trẻ dưới 2 tháng tuổi tại bệnh viện nhi đồng 1
HỘI NGHỊ KHOA HỌC NHI KHOA NĂM 2020
CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ NHIỄM TRÙNG 
BỆNH VIỆN SAU PHẪU THUẬT TIM HỞ
TRẺ DƯỚI 2 THÁNG TUỔI 
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
Bệnh viện Nhi Đồng 1 341 Sư Vạn Hạnh, P10, Q10, TPHCM nhidong.org.vn 1
ThS.BS.CKII. NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
NỘI DUNG
ĐẶT VẤN ĐỀ - TỔNG QUAN TÀI LIỆU
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Bệnh viện Nhi Đồng 1 341 Sư Vạn Hạnh, P10, Q10, TPHCM 028) 39271119 nhidong.org.vn 2
1
2
3
4
5
ĐẶT VẤN ĐỀ - TỔNG QUAN TÀI LIỆU
3Bệnh viện Nhi Đồng 1 341 Sư Vạn Hạnh, P10, Q10, TPHCM 028) 39271119 nhidong.org.vn
Tim bẩm sinh (TBS) là một trong những dị tật bẩm sinh thường gặp
nhất ở trẻ sơ sinh với nhiều tổn thương đa dạng.
TRÊN TOÀN THẾ GIỚI
• Tần suất bệnh ngày càng tăng.
• Từ 0,6/1000 trẻ sinh sống (trong thập niên 30) lên đến 9,1/1000 trẻ
sinh sống (sau năm 1995).
TẠI VIỆT NAM 
• Khoảng 8.000 – 10.000 trẻ sơ sinh mỗi năm mắc bệnh TBS chiếm
tỉ lệ 8/1000 trẻ sinh sống.
• Hơn 50% là TBS nặng có chỉ định can thiệp phẫu thuật khẩn ngay
trong giai đoạn sơ sinh.
TẠI KHOA SƠ SINH BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
• Tỉ lệ TBS chiếm 11,2% tổng số trẻ sơ sinh nhập viện hàng năm.
• 45,3% TBS nặng có chỉ định phẫu thuật tạm thời hoặc sửa chữa
hoàn toàn ngay sau sanh.
ĐẶT VẤN ĐỀ - TỔNG QUAN TÀI LIỆU
4Bệnh viện Nhi Đồng 1 341 Sư Vạn Hạnh, P10, Q10, TPHCM 028) 39271119 nhidong.org.vn
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 
CHỌN SƠ SINH VÀ PHẪU THUẬT TIM MẠCH NHI 
2 mũi nhọn chuyên sâu trong định hướng đầu tư và phát triển lâu dài
2004 2007 2010 2019
01/06/2007
CA PHẪU THUẬT TIM 
HỞ ĐẦU TIÊN
CA TBS SƠ SINH ĐẦU TIÊN ĐƯỢC
PHẪU THUẬT THÀNH CÔNG
▪ Phẫu thuật thành công 4000
ca TBS/ 350 ca TBS sơ sinh
nặng.
▪ Trẻ SS được phẫu thuật tim
hở thành công có cân nặng
thấp nhất là 850 gram.
KHỞI ĐẦU 
CHƯƠNG TRÌNH 
MỔ TIM KÍN: 
VSD, ASD, PDA
ĐẶT VẤN ĐỀ - TỔNG QUAN TÀI LIỆU
5Bệnh viện Nhi Đồng 1 341 Sư Vạn Hạnh, P10, Q10, TPHCM 028) 39271119 nhidong.org.vn
Việt Nam gia
nhập IQIC →
BVNĐ1 trung
tâm đầu tiên
được chọn
Các ca PT tim tại
bệnh viện được
thu thập số liệu
theo một mẫu
nghiên cứu thống
nhất do IQIC quy
định.
IQIC:
Tổ chức quốc tế
cải thiện chất
lượng phẫu
thuật TBS ở các
nước có thu
nhập TB - thấp
ICQC 
THÀNH LẬP
2008
75.000 ca PT tim
trẻ em (tại 56 địa
điểm nghiên cứu
của 24 nước
thành viên)
được lưu vào hệ
thống dữ liệu
IQIC
2017
Tại BVNĐ1: 
Tỉ lệ NTBV sau PT 
tim đều cao hơn so 
với thống kê chung 
các địa điểm IQIC. 
Cụ thể là:
NTBV: 10.8% so 4.4%
NTH: 8.3% so 3.3% 
NTVM: 3% so 1.4%
ĐẶT VẤN ĐỀ - TỔNG QUAN TÀI LIỆU
6Bệnh viện Nhi Đồng 1 341 Sư Vạn Hạnh, P10, Q10, TPHCM 028) 39271119 nhidong.org.vn
• NTBV sau PT là một vấn đề đã, đang và sẽ luôn tồn tại nếu không có
hướng giải quyết triệt để.
• Riêng đối với PT tim hở trên trẻ < 2 tháng – một lĩnh vực đang được
đánh giá là mũi nhọn chuyên sâu, mang lại “thương hiệu” cho BV Nhi
Đồng 1 – việc đặt ra mục tiêu giảm đến mức tối thiểu NTBV sau PT lại
càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.
ĐẶT VẤN ĐỀ - TỔNG QUAN TÀI LIỆU
7Bệnh viện Nhi Đồng 1 341 Sư Vạn Hạnh, P10, Q10, TPHCM 028) 39271119 nhidong.org.vn
Nhóm bệnh nhi được lựa chọn là trẻ < 2 tháng tuổi có bệnh lý TBS nặng
được phát hiện và có chỉ định can thiệp phẫu thuật khẩn ngay trong giai
đoạn sơ sinh nhưng thời điểm PT thực tế có thể đến tháng thứ 2 sau
sanh do các nguyên nhân:
➢ Tình trạng bệnh nhân chưa ổn định.
➢ Yếu tố khách quan như: chuyển viện trễ từ BV tỉnh, số lượng BN
chờ mổ quá đông, thiếu giường nhận bệnh tại ICU sau PT.
NỘI DUNG
ĐẶT VẤN ĐỀ - TỔNG QUAN TÀI LIỆU
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Bệnh viện Nhi Đồng 1 341 Sư Vạn Hạnh, P10, Q10, TPHCM 028) 39271119 nhidong.org.vn 8
1
2
3
4
5
Bệnh viện Nhi Đồng 1 341 Sư Vạn Hạnh, P10, Q10, TPHCM nhidong.org.vn 9
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Trong các yếu tố trước, trong và sau 
phẫu thuật, yếu tố nào có liên quan đến 
nhiễm trùng bệnh viện sau phẫu thuật tim 
hở ở trẻ dưới 2 tháng tuổi tại bệnh viện
Nhi Đồng 1 
(12/2008 đến 8/2019)
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
10Bệnh viện Nhi Đồng 1 341 Sư Vạn Hạnh, P10, Q10, TPHCM 028) 39271119 nhidong.org.vn
MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
Xác định các yếu nguy cơ NTBV sau phẫu thuật tim hở trẻ
dưới 2 tháng tuổi tại BV Nhi Đồng 1 từ tháng 12/2008 đến
tháng 08/2019.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
11Bệnh viện Nhi Đồng 1 341 Sư Vạn Hạnh, P10, Q10, TPHCM 028) 39271119 nhidong.org.vn
MỤC TIÊU CHUYÊN BIỆT
1. MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM
DÂN SỐ NGHIÊN CỨU 
2. XÁC ĐỊNH TỈ LỆ
3. XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ
LIÊN QUAN NTBV 
• Hình thái (giới tính, ngày
tuổi, cân nặng lúc PT).
• Các yếu tố trước – trong –
sau phẫu thuật.
• Phân loại TBS, dị tật bẩm
sinh ngoài tim, bất thường
NST, bệnh lý nền đi kèm.
• Các loại PT tim và biến
chứng sau PT tim hở
• Các loại NTBV.
• Tác nhân gây NTBV
• TRƯỚC PT: giới tính, tuổi lúc PT,
cân nặng lúc PT, sanh non, tình
trạng dinh dưỡng, dị tật bẩm sinh
ngoài hệ tim mạch, bất thường
NST, bệnh lý nền đi kèm, năm PT.
• TRONG PT: RACHS-1 ≥ 3, có sự
tham gia của PTV ngoài bệnh
viện, không đóng xương ức ngay
sau PT.
• SAU PT: số lần PT trước đó ≥ 2,
phải mở ngực khẩn để cầm máu
sau PT, biến chứng sau PT, thời
gian nằm hồi sức sau PT, thời
gian thở máy.
TRẺ < 2 THÁNG TUỔI SAU PT TIM HỞ TẠI BVNĐ1 TỪ 12/2008 – 08/2019
NỘI DUNG
ĐẶT VẤN ĐỀ - TỔNG QUAN TÀI LIỆU
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Bệnh viện Nhi Đồng 1 341 Sư Vạn Hạnh, P10, Q10, TPHCM 028) 39271119 nhidong.org.vn 12
1
2
3
4
5
 i . .
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
13Bệnh viện Nhi Đồng 1 341 Sư Vạn Hạnh, P10, Q10, TPHCM 028) 39271119 nhidong.org.vn
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
NGHIÊN CỨU BỆNH CHỨNG LỒNG TRONG ĐOÀN HỆ
(NESTED CASE – CONTROL STUDY)
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
DÂN SỐ TRONG DATABASE ĐOÀN HỆ (IQIC)
Từ tháng 12/2008 đến nay: tất cả các ca phẫu thuật tim tại BV Nhi Đồng 1
đều được thu thập số liệu theo một mẫ ... suy dinh dưỡng, có
bệnh lý nền trước phẫu thuật và năm tiến hành phẫu thuật với p lần lượt là
0,026; 0,015; < 0,001; < 0,001.
▪ Yếu tố trong phẫu thuật: chỉ số RACHS-1 ≥ 3, có sự hỗ trợ của nhóm phẫu
thuật viên ngoài bệnh viện và không đóng xương ức sau phẫu thuật với p lần
lượt là 0,001; < 0,001; < 0,001.
▪ Yếu tố sau phẫu thuật: số lần phẫu thuật trước đó ≥ 2, có biến chứng sau phẫu
thuật, thời gian nằm ICU (giờ) và thời gian thở máy (giờ) với p đều < 0,001.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
42Bệnh viện Nhi Đồng 1 341 Sư Vạn Hạnh, P10, Q10, TPHCM 028) 39271119 nhidong.org.vn
PHÂN TÍCH ĐƠN BIẾN CÁC YẾU TỐ VỚI 
NHIỄM TRÙNG HUYẾT
a Pearson χ2 test
b Binary logistic regression, với năm PT (2010 - 2019) là biến số phân loại (categoricalcovariate) và lấy năm 2019 làm chuẩn để so sánh.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
43Bệnh viện Nhi Đồng 1 341 Sư Vạn Hạnh, P10, Q10, TPHCM 028) 39271119 nhidong.org.vn
PHÂN TÍCH ĐƠN BIẾN CÁC YẾU TỐ VỚI 
NHIỄM TRÙNG HUYẾT
a Pearson χ2 test
b Binary logistic regression, với năm PT (2010 - 2019) là biến số phân loại (categoricalcovariate) và lấy năm 2019 làm chuẩn để so sánh.
Các yếu tố có liên quan đến nhiễm trùng huyết sau phân tích đơn biến là:
▪ Yếu tố trước phẫu thuật: cân nặng lúc phẫu thuật (gram), có dị tật bẩm sinh
ngoài hệ tim mạch và năm tiến hành phẫu thuật với p lần lượt là 0,038; 0,045;
0,037.
▪ Yếu tố trong phẫu thuật: chỉ số RACHS-1 ≥ 3, và không đóng xương ức sau
phẫu thuật với p đều < 0,001.
▪ Yếu tố sau phẫu thuật: số lần phải phẫu thuật lại ≥ 2, có biến chứng sau phẫu
thuật, thời gian nằm ICU (giờ) và thời gian thở máy (giờ) với trị số p lần lượt là
0,004; 0,008; < 0,001; < 0,001.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
44Bệnh viện Nhi Đồng 1 341 Sư Vạn Hạnh, P10, Q10, TPHCM 028) 39271119 nhidong.org.vn
PHÂN TÍCH ĐƠN BIẾN CÁC YẾU TỐ VỚI 
NHIỄM TRÙNG VẾT MỔ
a Pearson χ2 test
b Binary logistic regression, với năm PT (2010 - 2019) là biến số phân loại (categoricalcovariate) và lấy năm 2019 làm chuẩn để so sánh.
Các yếu tố có liên quan đến nhiễm trùng vết mổ sau phân tích đơn biến là:
▪ Yếu tố trước phẫu thuật: tuổi lúc phẫu thuật (ngày), suy dinh dưỡng với p đều
< 0,001.
▪ Yếu tố trong phẫu thuật: chỉ số RACHS-1 ≥ 3, có sự hỗ trợ của nhóm phẫu
thuật viên ngoài bệnh viện và không đóng xương ức sau phẫu thuật với p lần
lượt là < 0,001; 0,016; < 0,001.
▪ Yếu tố sau phẫu thuật: số lần phải phẫu thuật trước đó ≥ 2 và thời gian thở
máy (giờ) với p lần lượt là < 0,001; 0,033.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
45Bệnh viện Nhi Đồng 1 341 Sư Vạn Hạnh, P10, Q10, TPHCM 028) 39271119 nhidong.org.vn
PHÂN TÍCH ĐA BIẾN CÁC YẾU TỐ VỚI 
NHIỄM TRÙNG BỆNH VIỆN
Binary logistic regression, với năm PT (2010 - 2019) là biến số phân loại (categoricalcovariate) và lấy năm 2019 làm chuẩn để so sánh.
Các yếu tố có liên quan đến nhiễm trùng bệnh viện sau phân tích đa biến là:
▪ Yếu tố trước phẫu thuật: cân nặng lúc phẫu thuật (gram), có bệnh lý nền đi
kèm trước PT và năm tiến hành phẫu thuật với p lần lượt là 0,02; < 0,001;
< 0,001.
▪ Yếu tố trong phẫu thuật: chỉ số RACHS-1 ≥ 3, có sự hỗ trợ của nhóm phẫu
thuật viên ngoài bệnh viện và không đóng xương ức sau phẫu thuật với p lần
lượt là 0,029; < 0,001; 0,003.
▪ Yếu tố sau phẫu thuật: thời gian thở máy (giờ) với p là < 0,001.
DIỄN GIẢI:
▪ Khi tăng 1 giờ thở máy sau phẫu thuật sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện sau
phẫu thuật lên 0,3% (p<0,001; OR=1,003; CI 95% 1,001 – 1,004).
▪ Bệnh nhi được tiến hành phẫu thuật năm sau (trong khoảng 2010 – 2019) có khả năng
nhiễm trùng bệnh viện sau phẫu thuật giảm đi 16% (tính trung bình) so với năm trước đó
(p<0,001; OR=0,84; CI 95% 0,778 – 0,908).
✓ Bệnh nhi được tiến hành phẫu thuật năm 2010 đến năm 2015 có khả năng nhiễm
trùng bệnh viện sau PT tăng lần lượt gấp 9,03 lần, 3,89 lần, 3,61 lần, 4,22 lần và 4,21
lần so với bệnh nhân được phẫu thuật năm 2019 với lần lượt là <0,001; 0,003; 0,008;
0,002 và 0,001.
✓ Bệnh nhi được tiến hành phẫu thuật năm 2013, năm 2016, năm 2017 và năm 2018 có
khả năng nhiễm trùng bệnh viện sau PT khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với
bệnh nhân được phẫu thuật năm 2019 (p>0,05).
▪ i tă 1 ram cân nặng lúc phẫu thuật sẽ làm iảm nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện
sau phẫ thuật xuống 31% (p=0,02; OR=0,69; CI 95% 0,508 – 0,944).
▪ ệ i có bệnh lý nền đi kèm trước phẫu thuật sẽ có khả năng bị nhiễm trùng bệ h
viện sau phẫu thuật gấp 2,37 lần (p<0,001; OR=2,37; CI 95% 1,525 – 3,667).
▪ Bệnh nhi có chỉ số RACHS-1 ≥ 3 sẽ tăng khả năng bị nhiễm trùng bệnh viện sau phẫu
thuật lên 1,26 lần (p=0,029; OR=1,26; CI 95% 1,024 – 1,555).
▪ Bệnh nhi được tiế hành phẫu thuật dưới sự hỗ trợ của nhóm phẫu thuật viên ngoài
bệnh viện sẽ giảm khả năng bị nhiễm trùng bệnh viện sau phẫu thuật xuống 64% so với
khi không có sự hỗ trợ (p<0,001; OR=0,36; CI 95% 0,223 – 0,590).
▪ Bệnh nhi k ông được đóng xương ức sau phẫu thuật có khả ăng bị nhiễm trùng bệnh
viện sau phẫu thuật gấp 2,13 lần trẻ được đóng xương ức ngay sau PT (p=0,003;
OR=2,13; CI 95% 1,290 – 3,516).
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
46Bệnh viện Nhi Đồng 1 341 Sư Vạn Hạnh, P10, Q10, TPHCM 028) 39271119 nhidong.org.vn
PHÂN TÍCH ĐA BIẾN CÁC YẾU TỐ VỚI 
NHIỄM TRÙNG BỆNH VIỆN
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
47Bệnh viện Nhi Đồng 1 341 Sư Vạn Hạnh, P10, Q10, TPHCM 028) 39271119 nhidong.org.vn
PHÂN TÍCH ĐA BIẾN CÁC YẾU TỐ VỚI 
NHIỄM TRÙNG HUYẾT
Binary logistic regression.
Các yếu tố có liên quan đến nhiễm trùng huyết sau phân tích đa biến là:
▪ Yếu tố trước phẫu thuật: có dị tật bẩm sinh ngoài hệ tim mạch với p là 0,015.
▪ Yếu tố trong phẫu thuật: chỉ số RACHS-1 ≥ 3 với p là 0,015.
▪ Yếu tố sau phẫu thuật: thời gian thở máy (giờ) với p < 0,001.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
48Bệnh viện Nhi Đồng 1 341 Sư Vạn Hạnh, P10, Q10, TPHCM 028) 39271119 nhidong.org.vn
PHÂN TÍCH ĐA BIẾN CÁC YẾU TỐ VỚI 
NHIỄM TRÙNG HUYẾT
DIỄN GIẢI:
▪ Bệnh nhi có dị tật bẩm sinh ngoài hệ tim mạch sẽ có khả năng bị nhiễm trùng
huyết sau phẫu thuật gấp 3,38 lần (p=0,015; OR=3,38; CI 95% 1,265 – 9,044).
▪ Bệnh nhi có chỉ số RACHS-1 ≥ 3 sẽ làm tăng khả năng bị nhiễm trùng huyết
sau phẫu thuật lên 1,37 lần (p=0,015; OR=1,37; CI 95% 1,062 – 1,77).
▪ Khi tăng 1 giờ thở máy sau phẫu thuật sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng huyết
sau phẫu thuật lên 0,3% (p<0,001; OR=1,003; CI 95% 1,002 – 1,005).
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
49Bệnh viện Nhi Đồng 1 341 Sư Vạn Hạnh, P10, Q10, TPHCM 028) 39271119 nhidong.org.vn
PHÂN TÍCH ĐA BIẾN CÁC YẾU TỐ VỚI 
NHIỄM TRÙNG VẾT MỔ
Binary logistic regression.
Các yếu tố có liên quan đến nhiễm trùng vết mổ sau phân tích đa biến là:
▪ Yếu tố trước phẫu thuật: tuổi lúc phẫu thuật (ngày), suy dinh dưỡng với p lần
lượt là 0,026; 0,041.
▪ Yếu tố trong phẫu thuật: có sự hỗ trợ của nhóm phẫu thuật viên ngoài bệnh
viện với p là 0,015.
▪ Yếu tố sau phẫu thuật: thời gian nằm ICU (giờ) với p là 0,032.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
50Bệnh viện Nhi Đồng 1 341 Sư Vạn Hạnh, P10, Q10, TPHCM 028) 39271119 nhidong.org.vn
PHÂN TÍCH ĐA BIẾN CÁC YẾU TỐ VỚI 
NHIỄM TRÙNG VẾT MỔ
DIỄN GIẢI:
▪ Khi tăng 1 ngày tuổi lúc phẫu thuật sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm trùng vết mổ
sau phẫu thuật xuống 3% (p=0,026; OR=0,97; CI 95% 0,954 – 0,997).
▪ Bệnh nhi có tình trạng suy dinh dưỡng trước phẫu thuật sẽ có khả năng bị
nhiễm trùng vết mổ sau phẫu thuật gấp 2,43 lần trẻ không bị suy dinh dưỡng
(p=0,041; OR=2,53; CI 95% 1,035 – 5,724).
▪ Bệnh nhi được tiến hành phẫu thuật dưới sự hỗ trợ của nhóm phẫu thuật viên
ngoài bệnh viện sẽ giảm khả năng bị nhiễm trùng vết mổ sau phẫu thuật
xuống 77% so với khi không có sự hỗ trợ (p=0,015; OR=0,23; CI 95% 0,073 –
0,753).
▪ Khi tăng 1 giờ nằm tại ICU sau phẫu thuật sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết
mổ sau phẫu thuật lên 0,1% (p=0,032; OR=1,001; CI 95% 1,000 – 1,001).
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
51Bệnh viện Nhi Đồng 1 341 Sư Vạn Hạnh, P10, Q10, TPHCM 028) 39271119 nhidong.org.vn
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TỚI QLYT
NĂM PHẪU THUẬT
NTBV, NTH và NTVM giảm rõ rệt qua từng năm phẫu thuật, đặc biệt là ở thời điểm
năm 2017 do điều kiện chống nhiễm khuẩn tại phòng mổ, phương pháp phẫu
thuật, quy trình chuẩn bị tiền phẫu và chăm sóc hậu phẫu có nhiều cải tiến.
Riêng đối với năm 2017, NTBV sau phẫu thuật giảm đi 71% so với so với năm
2019 do từ tháng 02/2017, khoa hồi sức tim bệnh viện chúng tôi bắt đầu thử
nghiệm quy trình phòng ngừa nhiễm trùng huyết liên quan đến đường truyền
trung tâm (CLABSI = Central line – associated bloodstream ìnfection
Tuy nhiên, tỉ lệ NTBV năm 2018 và 2019 vẫn cao hơn năm 2017 do số lượng bệnh
nhân được phẫu thuật đông hơn và mức độ phẫu thuật phức tạp hơn.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
52Bệnh viện Nhi Đồng 1 341 Sư Vạn Hạnh, P10, Q10, TPHCM 028) 39271119 nhidong.org.vn
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TỚI QLYT
SỰ THAM GIA NHÓM PHẪU THUẬT VIÊN NGOÀI BV
Đối với những trường hợp được phẫu thuật có sự tham gia của nhóm phẫu thuật viên
ngoài bệnh viện (đoàn phẫu thuật viên tim mạch nhi từ Mỹ, Singapore, Malaysia và
nhóm phẫu thuật viên từ Viện tim – thành phố Hồ Chí Minh), tỉ lệ nhiễm trùng bệnh
viện giảm rõ rệt do quy trình và phương pháp phẫu thuật có sự khác biệt với bệnh
viện chúng tôi.
THỜI GIAN NẰM ICU/ THỜI GIAN THỞ MÁY
Thời gian nằm ICU không liên quan đến việc tăng khả năng nhiễm trùng bệnh viện và
nhiễm trùng huyết nhưng lại làm tăng khả năng nhiễm trùng vết mổ, nghĩa là chính
điều kiện môi trường tại khoa hồi sức tim là một yếu tố nguy cơ liên quan đến NTVM.
Ngược lại, thời gian thở máy thật sự không liên quan đến khả năng xảy ra nhiễm trùng
vết mổ nhưng lại làm tăng khả năng nhiễm trùng bệnh viện và nhiễm trùng huyết.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
53Bệnh viện Nhi Đồng 1 341 Sư Vạn Hạnh, P10, Q10, TPHCM 028) 39271119 nhidong.org.vn
ƯU ĐIỂM – HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu chúng tôi đã khắc phục được điểm hạn chế lớn nhất của nghiên cứu bệnh –
chứng là khả năng sai lệch thông tin khi thu thập số liệu dựa vào hồi cứu hồ sơ bệnh án vì:
✓ Tất cả các ca phẫu thuật tim hở tại BV Nhi Đồng 1 từ 12/2008 đến nay đều được thu thập
số liệu theo một mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất do IQIC quy định.
✓ Các biến số đều mang tính chất khách quan → không khác biệt giữa các thời điểm thu
thập.
Tuy nhiên, do bản chất đây là một nghiên cứu bệnh – chứng nên:
✓ Không đủ mạnh để kết luận đâu là yếu tố nguy cơ thật sự của nhiễm trùng bệnh viện sau
phẫu thuật mà chỉ tìm ra các yếu tố liên quan.
✓ Không tìm được tỉ suất mới mắc NTBV sau phẫu thuật – một chỉ số rất quan trọng trong
việc đánh giá sự cải thiện sau khi bệnh viện đã và đang áp dụng nhiều biện pháp để làm
giảm tỉ lệ nhiễm trùng.
NỘI DUNG
ĐẶT VẤN ĐỀ - TỔNG QUAN TÀI LIỆU
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Bệnh viện Nhi Đồng 1 341 Sư Vạn Hạnh, P10, Q10, TPHCM 028) 39271119 nhidong.org.vn 54
1
2
3
4
5
KẾT LUẬN
Bệnh viện Nhi Đồng 1 341 Sư Vạn Hạnh, P10, Q10, TPHCM 028) 39271119 nhidong.org.vn 55
1. Từ tháng 12/2008 đến tháng 08/2019 có 700 ca phẫu thuật tim hở ở trẻ < 2 tháng
tuổi tại BVNĐ1 đủ tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứu. Trong đó, có 277 ca nhiễm
trùng bệnh viện sau phẫu thuật theo tiêu chuẩn CDC – 2013 chiếm tỉ lệ 39,6%.
✓ Nhiễm trùng tại 1 vị trí: 237 ca (33,9%).
✓ Nhiễm trùng tại 2 vị trí: 38 ca (5,4%).
✓ Nhiễm trùng tại 3 vị trí: 02 ca (0,3%).
2. Khi phân lập tác nhân gây bệnh bằng các phương pháp cấy máu, cấy mủ, cấy
dịch hút khí quản và cấy nước tiểu, tác nhân nhiễm trùng bệnh viện đều là
những tác nhân có độc lực mạnh, đa kháng nhiều loại kháng sinh:
✓ Cấy máu và dịch phế quản: Klebsiella spp và Acinetobacter spp ưu thế.
✓ Cấy mủ vết mổ: Acinetobacter baumannii và Staphylococcus coagulase (-).
3. Phân loại các tật TBS theo 3 nhóm dựa vào tình trạng phụ thuộc PDA:
✓ TBS không phụ thuộc ống động mạch: 45,1%.
✓ TBS có tuần hoàn phổi phụ thuộc ống động mạch: 40%.
✓ TBS có tuần hoàn hệ thống phụ thuộc ống động mạch: 14,9%.
KẾT LUẬN
Bệnh viện Nhi Đồng 1 341 Sư Vạn Hạnh, P10, Q10, TPHCM 028) 39271119 nhidong.org.vn 56
4. Các yếu tố có liên quan đến nhiễm trùng bệnh viện sau phân tích đa biến là:
✓ Yếu tố trước phẫu thuật: cân nặng lúc phẫu thuật (gram), có bệnh lý nền đi
kèm trước PT và năm tiến hành phẫu thuật.
✓ Yếu tố trong phẫu thuật: chỉ số RACHS-1 ≥ 3, có sự hỗ trợ của nhóm PTV
ngoài bệnh viện và không đóng xương ức sau phẫu thuật.
✓ Yếu tố sau phẫu thuật: thời gian thở máy (giờ).
5. Các yếu tố có liên quan đến nhiễm trùng huyết sau phân tích đa biến là:
✓ Yếu tố trước phẫu thuật: có dị tật bẩm sinh ngoài hệ tim mạch.
✓ Yếu tố trong phẫu thuật: chỉ số RACHS-1 ≥ 3.
✓ Yếu tố sau phẫu thuật: thời gian thở máy (giờ).
6. Các yếu tố có liên quan đến nhiễm trùng vết mổ sau phân tích đa biến là:
✓ Yếu tố trước phẫu thuật: tuổi lúc phẫu thuật (ngày), tình trạng dinh dưỡng.
✓ Yếu tố trong phẫu thuật: có sự hỗ trợ của nhóm phẫu thuật viên ngoài BV.
✓ Yếu tố sau phẫu thuật: thời gian nằm ICU (giờ).
KIẾN NGHỊ
Bệnh viện Nhi Đồng 1 341 Sư Vạn Hạnh, P10, Q10, TPHCM 028) 39271119 nhidong.org.vn 57
TRƯỚC PHẪU THUẬT:
Chuẩn bị bệnh nhân giai đoạn tiền phẫu thật tốt, cung cấp đầy đủ năng lượng và
dinh dưỡng để cân nặng trẻ tăng trước phẫu thuật và điều trị triệt để các bệnh lý
nền và dự phòng nhiễm trùng trước PT.
TRONG PHẪU THUẬT:
Để hở xương ức ngay sau PT đúng chỉ định. Áp dụng các phương pháp cải tiến
chất lượng và quy trình phẫu thuật mới đã được chuyển giao từ đội ngũ phẫu
thuật viên nhiều kinh nghiệm ngoài BV.
SAU PHẪU THUẬT:
Đối với môi trường hồi sức: cần bố trí nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân sau
phẫu thuật hợp lý → đảm bảo tỉ lệ giường bệnh khu vực hồi sức tim và tỉ số điều
dưỡng / bệnh nhân đạt chuẩn.
Phối hợp với đơn vị chống nhiễm khuẩn tầm soát định kỳ chủng vi khuẩn gây
NTBV trong môi trường hồi sức (nước, trang thiết bị, bàn tay nhân viên y tế).
Dựa vào nhóm yếu tố liên quan có thể can thiệp và phòng ngừa được,
để làm giảm khả năng xảy ra nhiễm trùng bệnh viện sau PT tim hở,
chúng tôi đưa ra các giải pháp sau:
Bệnh viện Nhi Đồng 1 341 Sư Vạn Hạnh, P10, Q10, TPHC (028) 39271119 nhidong.org.vn 58
XIN CÁM ƠN

File đính kèm:

  • pdfcac_yeu_to_nguy_co_nhiem_trung_benh_vien_sau_phau_thuat_tim.pdf