Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Trên thực tế, việc chọn ngành, chọn trường đại học của học sinh trung học phổ thông (THPT) rất quan trọng. Nghiên cứu này nhằm xác định, đo lường mức độ tác động của một số yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Số liệu của nghiên cứu được thu thập từ 340 học sinh lớp 12 của 5 trường THPT tại Quảng Ngãi năm học 2019-2020. Sử dụng các phương pháp phân tích định lượng, kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh THPT tại Quảng Ngãi, được xếp từ cao đến thấp gồm: (1) Danh tiếng trường đại học, (2) Hoạt động truyền thông, (3) Điều kiện học tập, (4) Yếu tố thuộc về bản thân học sinh, (5) Các cá nhân có ảnh hưởng
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Tóm tắt nội dung tài liệu: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
163(4) 4.2021 Khoa học Xã hội và Nhân văn Mở đầu Ngày nay, yêu cầu về nguồn nhân lực trình độ cao đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, luôn có sự cạnh tranh gay gắt về việc làm, đòi hỏi chất lượng sinh viên sau tốt nghiệp phải ngày càng cao. Điều này mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho người lao động. Chính vì vậy, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, sinh viên cần hoàn thiện các kỹ năng và nâng cao kiến thức nhằm tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường lao động. Không chỉ thế, việc theo học tại một trường đại học có chất lượng cũng là nhân tố quan trọng làm tăng cơ hội có việc làm. Vì vậy, học sinh THPT, đặc biệt là học sinh lớp 12 rất quan tâm đến việc chọn ngành học, trường học phù hợp với sở thích bản thân cũng như có nhiều cơ hội tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích: (1) Tìm ra các yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh; (2) Xây dựng phương trình hồi quy bội thể hiện sự tác động của các yếu tố đến quyết định chọn trường đại học của học sinh tại Quảng Ngãi; (3) Đưa ra những thông tin và nhận định giúp các trường THPT hay các trường đại học, cao đẳng, cũng như phụ huynh và thầy cô có biện pháp nhằm định hướng và giúp các em học sinh chọn trường đại học phù hợp. Cơ sở lý thuyết Khái niệm quyết định chọn trường đại học Theo Hossler và cộng sự (1989) [1], quyết định lựa chọn trường đại học là một quá trình phức tạp và đa giai đoạn trong đó một cá nhân phát triển từ nguyện vọng tiếp tục theo học đại học sau khi tốt nghiệp THPT, cuối cùng là quyết định được xác lập bằng hành động cụ thể hướng đến chọn trường đại học, cao đẳng hoặc quá trình đào tạo của một tổ chức hướng nghiệp tiên tiến. Theo Nguyễn Thị Kim Chi (2018) [2], quyết định lựa chọn trường đại học của học sinh THPT được hiểu là khả năng hay dự định thực hiện quyết định lựa chọn một trường đại học. Quyết định lựa chọn trường đại học được xem xét ở khía cạnh là ý định lựa chọn một trường đại học nào đó để ghi danh của học sinh THPT. Tổng hợp từ những khái niệm trên, trong nghiên cứu này, quyết định lựa chọn trường đại học của học sinh THPT được hiểu là kết quả của sự lựa chọn các cơ sở giáo dục - đào tạo đáp ứng yêu cầu của người học sau khi cân nhắc, tính toán từ các nguồn thông tin khác nhau. Lý thuyết về hành vi lựa chọn của khách hàng Hành vi lựa chọn trường đại học để theo học của học sinh cũng giống như hành vi một khách hàng lựa chọn các sản phẩm. Do đó, lý thuyết về hành vi lựa chọn của khách hàng sẽ được sử dụng để giải thích cho hành vi chọn ngành và trường đại học của học sinh. Đã có nhiều nghiên cứu về hành vi lựa chọn của khách hàng, hành vi lựa chọn được hiểu là những cách ứng xử mà khách hàng thể hiện trong quá trình mua hàng hóa/dịch vụ. Các doanh nghiệp thường tìm hiểu hành vi của khách hàng để đưa ra những sản phẩm, chiến lược kinh doanh hay chiến lược marketing phù hợp trong từng giai đoạn. Nghiên cứu hành vi lựa chọn của khách hàng là nghiên cứu cả một quá trình từ việc nhận biết nhu cầu đến tìm kiếm thông tin, đánh giá các phương án lựa chọn, quyết định lựa chọn và đánh giá sau chọn. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Thị Minh Hương* Trường Đại học Tài chính - Kế toán Ngày nhận bài 23/11/2020; ngày chuyển phản biện 27/11/2020; ngày nhận phản biện 25/12/2020; ngày chấp nhận đăng 5/1/2021 Tóm tắt: Trên thực tế, việc chọn ngành, chọn trường đại học của học sinh trung học phổ thông (THPT) rất quan trọng. Nghiên cứu này nhằm xác định, đo lường mức độ tác động của một số yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Số liệu của nghiên cứu được thu thập từ 340 học sinh lớp 12 của 5 trường THPT tại Quảng Ngãi năm học 2019-2020. Sử dụng các phương pháp phân tích định lượng, kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh THPT tại Quảng Ngãi, được xếp từ cao đến thấp gồm: (1) Danh tiếng trường đại học, (2) Hoạt động truyền thông, (3) Điều kiện học tập, (4) Yếu tố thuộc về bản thân học sinh, (5) Các cá nhân có ảnh hưởng. Từ khóa: học sinh trung học phổ thông, Quảng Ngãi, quyết định chọn trường đại học, yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học. Chỉ số phân loại: 5.1 *Email: nguyenthiminhhuong@tckt.edu.vn 263(4) 4.2021 Khoa học Xã hội và Nhân văn Mô hình và giả thuyết nghiên cứu Một số mô hình nghiên cứu trong và ngoài nước - D.W. Chapman (1981) [3] đã đề xuất mô hình lựa chọn trường đại học của học sinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 2 nhóm nhân tố ảnh hưởng nhiều đến quyết định chọn trường đại học của học sinh. Nhóm thứ nhất là đặc điểm của gia đình và cá nhân học sinh. Nhóm thứ hai là các nhân tố thuộc bên ngoài ảnh hưởng đến cá nhân như: các đặc điểm cố định của trường đại học và nỗ lực giao tiếp của trường đại học với các học sinh. - A.F. Cabrera và S.M. La Nasa (2000) [4] tiếp nối kết quả nghiên cứu của Chapman đã nghiên cứu mô hình 3 giai đoạn lựa chọn trường đại học của học sinh, trong đó nhân tố mong đợi về công việc trong tương lai của học sinh rất quan trọng trong sự tác động đến quyết định chọn trường đại học của học sinh. - Nguyễn Thị Kim Chi (2018) [2] đã thực hiện “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường đại học của học sinh THPT - trường hợp Hà Nội”. Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết cho thấy có 4 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường đại học của học sinh THPT xếp từ mạnh đến yếu như sau: (1) Danh tiếng trường đại học, (2) Cảm nhận về chương trình học, (3) Cảm nhận chi phí, (4) Chuẩn mực chủ quan. Mô hình nghiên cứu Dựa trên lý thuyết về hành vi lựa chọn của khách hàng, mô hình nghiên cứu của D.W. Chapman (1981), Cabrera và La Nasa (2000), Nguyễn Thị Kim Chi (2018), tác giả đề xuất ... lett’s (Sig.) 0,000 Sau khi phân tích nhân tố, tác giả đã tiến hành phân tích mối tương quan giữa các yếu tố nhằm xác định mối liên hệ giữa các yếu tố và biến phụ thuộc. Tương quan không loại yếu tố nào vì sig. giữa từng biến độc lập với biến phụ thuộc đều nhỏ hơn 0,05 (bảng 4). Như vậy, tất cả các biến độc lập đều có quan hệ tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc “Quyết định chọn trường đại học”. Bảng 4. Kiểm định mối quan hệ giữa các biến. QĐ HS TT DT AH DK QĐ Tương quan Pearson 1 0,387** 0,337** 0,552** 0,262** 0,434** Mức ý nghĩa 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 Kích thước mẫu 340 340 340 340 340 340 HS Tương quan Pearson 0,387** 1 0,262** 0,176** 0,150** 0,047 Mức ý nghĩa 0,000 0,000 0,002 0,007 0,402 Kích thước mẫu 340 340 340 340 340 340 TT Tương quan Pearson 0,337** 0,262** 1 0,100 0,292** 0,198** Mức ý nghĩa 0,000 0,000 0,075 0,000 0,000 Kích thước mẫu 340 340 340 340 340 340 DT Tương quan Pearson 0,552** 0,176** 0,100 1 0,165** 0,072 Mức ý nghĩa 0,000 0,002 0,075 0,003 0,204 Kích thước mẫu 340 340 340 340 340 340 AH Tương quan Pearson 0,262** 0,150** 0,292** 0,165** 1 0,081 Mức ý nghĩa 0,000 0,007 0,000 0,003 0,150 Kích thước mẫu 340 340 340 340 340 340 DK Tương quan Pearson 0,434** 0,047 0,198** 0,072 0,081 1 Mức ý nghĩa 0,000 0,402 0,000 0,204 0,150 Kích thước mẫu 340 340 340 340 340 340 **: tương quan có ý nghĩa ở mức 0,01 (2 chiều). Phân tích hồi quy (bảng 5) Sau khi tiến hành phân tích hồi quy kết quả thu được ở bảng 5. Bảng 5. Kết quả phân tích hồi quy. Các biến độc lập Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa Hệ số hồi quy chuẩn hóa Giá trị t Mức ý nghĩa (Sig.) Thống kê đa cộng tuyến B Std. Error Beta Tolerance VIF (Hằng số) 0,223 0,159 1,405 0,161 DK 0,177 0,029 0,243 6,167 0,000 0,905 1,105 HS 0,093 0,029 0,132 3,237 0,001 0,838 1,194 DT 0,366 0,031 0,456 11,852 0,000 0,946 1,057 AH 0,049 0,024 0,082 2,073 0,039 0,893 1,120 TT 0,259 0,028 0,357 9,330 0,000 0,958 1,044 Biến phụ thuộc: QĐ R2=0,567 R2 điều chỉnh=0,560 Thống kê F=80,828 và Sig.=0,00 Giá trị Durbin – Watson d=2,050 Tiêu chuẩn để chấp nhận mô hình hồi quy là sig. nhỏ hơn 0,05 và R2 lớn hơn 0,5. Kết quả phân tích hồi quy trong bảng 4 cho thấy R2 hiệu chỉnh=0,560; giá trị này cho biết các biến độc lập trong mô hình có thể giải thích được 56% sự thay đổi của biến phụ thuộc; hay 56% quyết định chọn trường của học sinh tại Quảng Ngãi chịu tác động bởi các yếu tố DK, DT, TT, HS, AH. Phân tích Anova cho thấy thống kê F hoàn toàn có ý nghĩa thống kê (mức ý nghĩa=0,00), như vậy mô hình hồi quy là hoàn toàn phù hợp xét trong phạm vi tổng thể nghiên cứu. Trong 5 yếu tố tác động đưa vào mô hình phân tích hồi quy thì cả 5 yếu tố có mối quan hệ tuyến tính với biến QĐ (cả 5 yếu tố đều có mức ý nghĩa <0,05). Mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh được xác định như sau: biến TT có hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0,357; biến DT có hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0,456; biến HS có hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0,132; biến DK có hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0,243; biến AH có hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0,082. Như vậy, biến DT có tác động mạnh nhất đến QĐ, tiếp theo là biến TT, rồi đến biến DK, HS và biến tác động yếu nhất đến QĐ là biến AH. 663(4) 4.2021 Khoa học Xã hội và Nhân văn Kiểm định sự khác biệt Nghiên cứu tiến hành kiểm định sự khác biệt về quyết định chọn trường đại học của học sinh THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi theo giới tính, thời điểm định hướng chọn trường đại học, chọn trường đại học công hay trường đại học tư. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt giữa nam và nữ trong quyết định chọn trường đại học. Tuy nhiên, giữa các nhóm học sinh có thời điểm định hướng chọn trường đại học khác nhau, nhóm học sinh chọn trường đại học công hay trường đại học tư có sự khác biệt nhất định trong quyết định chọn trường. Có sự khác biệt trong quyết định chọn trường giữa các học sinh có thời điểm định hướng chọn trường đại học khác nhau là do trong nghiên cứu này kích thước mẫu tính cho nhóm học sinh có thời điểm định hướng chọn trường đại học khi đang học lớp 12 cao hơn hẳn học sinh có thời điểm định hướng chọn trường đại học khi đang học lớp 11, 10 hay trước lớp 10. Kết quả này phù hợp với kết quả phỏng vấn sâu của tác giả. Các em học sinh cho rằng các bạn học sinh chọn ngành y, kiến trúc thường có định hướng chọn trường đại học từ năm lớp 10, lớp 11; trong khi các bạn học sinh chọn khối ngành kinh tế thường có định hướng chọn trường đại học từ năm lớp 12. Kết luận và kiến nghị Kết luận Nhìn chung hệ số hồi quy của các biến không có sự chênh lệch lớn, các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh có liên quan đến các yếu tố theo thứ tự từ cao đến thấp như sau: 1) Danh tiếng trường đại học; 2) Hoạt động truyền thông; 3) Điều kiện học tập; 4) Yếu tố thuộc về bản thân học sinh; 5) Các cá nhân có ảnh hưởng. Yếu tố “danh tiếng trường đại học” có tác động lớn nhất và thuận chiều đến quyết định chọn trường đại học của học sinh (hệ số hồi quy của yếu tố này là cao nhất, β=0,456), kết quả này tương đồng với các nghiên cứu của M. Joseph và B. Joseph (1998, 2000) [7, 8], Karl Wagner (2009) [9], Nguyễn Thị Kim Chi (2018) [2]. Như vậy, xét về mặt lý thuyết và thực tiễn cho thấy phần lớn học sinh đều có xu hướng ưu tiên lựa chọn các trường đại học danh tiếng tốt. Hiện nay, danh tiếng của các trường đại học có nhiều khác biệt, nên đây là lý do học sinh đặt tiêu chí này ở mức ưu tiên cao. Do vậy, các trường có danh tiếng tốt vẫn thu hút được nhiều học sinh và ít chịu áp lực tuyển sinh khó khăn. Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố “hoạt động truyền thông” (β=0,357) là yếu tố tác động lớn thứ 2 và cùng chiều đến quyết định chọn trường đại học của học sinh, tương đồng với nghiên cứu của D.W. Chapman (1981) [3], L. Lay & J. Maguire (1981) [10], G.A. Jackson (1982) [11], L. Litten (1982) [5], Kee Ming (2010) [6]. Kết quả này chứng tỏ việc tăng cường các hoạt động truyền thông như quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, đẩy mạnh truyền thông trực tiếp bằng việc đưa các thông tin về nhà trường thông qua các công cụ như tờ rơi, ấn phẩm, tư vấn tuyển sinh tại các trường THPT, đẩy mạnh truyền thông online qua internet, mạng xã hội (Facebook, Zalo) sẽ giúp gia tăng số lượng học sinh biết đến các trường đại học. Yếu tố “điều kiện học tập” (hệ số hồi quy β=0,243) có tác động lớn thứ ba và tác động tích cực đến quyết định chọn trường đại học của học sinh, kết quả này phù hợp với nghiên cứu của D.W. Chapman (1981) và nghiên cứu định tính ban đầu. Học sinh thực tế rất quan tâm đến cơ sở vật chất phục vụ cho việc học, vị trí của trường, các cuộc thi học thuật và hoạt động ngoại khóa, hoạt động tư vấn và hỗ trợ sinh viên, môi trường học tập Yếu tố thuộc về bản thân học sinh (β=0,132) là yếu tố tác động thứ 4 đến quyết định chọn trường đại học của học sinh và tác động cùng chiều, phù hợp với khảo sát định tính của tác giả và nghiên cứu của D.W. Chapman (1981), S.G. Washburn (2000) [3, 12]. Như vậy, yếu tố này quyết định khả năng trúng tuyển của học sinh và khả năng theo đuổi học tập tại trường do phù hợp về điều kiện kinh tế gia đình và đam mê theo đuổi ngành học. Yếu tố “Các cá nhân có ảnh hưởng” (β=0,082) có tác động lớn thứ 5 và tác động tích cực đến quyết định chọn trường đại học của học sinh. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của D.W. Chapman (1981) [3], L. Litten (1982) [5], Nguyễn Thị Kim Chi (2018) [2] và nghiên cứu định tính ban đầu của tác giả. Kiến nghị Dựa trên kết quả nghiên cứu, một số kiến nghị được đề xuất căn cứ vào 2 yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất trong mô hình, gồm: danh tiếng trường đại học và hoạt động truyền thông. Danh tiếng của trường đại học được xác định là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất và tích cực đến quyết định lựa chọn trường đại học của học sinh, do vậy nâng cao danh tiếng của trường đại học được xác định là giải pháp hàng đầu nhằm thu hút học sinh chọn học tại các trường đại học. Đây là một giải pháp mang tính chất dài hạn và đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút thí sinh dự thi. Danh tiếng thể hiện ở nhiều khía cạnh, nhưng chủ yếu liên quan đến chất lượng đội ngũ giảng viên, chương trình đào tạo, cơ hội nghề nghiệp. Cụ thể: - Các trường đại học cần nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu có hiệu quả của đội ngũ giảng viên nhằm đáp ứng được các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, phẩm chất và yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Đây là giải pháp cần thiết, mang tính dài hạn để giúp cải thiện danh tiếng của các trường đại học đối với xã hội, giúp sinh viên hứng thú hơn với việc học tập. - Các trường đại học cần đổi mới, đa dạng hóa, nâng cao và linh hoạt chương trình đào tạo và gia tăng cơ hội nghề nghiệp của sinh viên sau tốt nghiệp. Bên cạnh đó, các trường đại học cần đẩy mạnh hoạt động truyền thông để có thể thực hiện tốt việc tuyển sinh và thu hút được nhiều thí sinh dự tuyển và nhập học. Các trường đại học cũng cần có hệ thống cung cấp thông tin đa dạng và hấp dẫn hơn, như: tối ưu hóa website của trường với nhiều hình ảnh, video sinh động hơn; xuất bản tập san giới thiệu về ngành nghề nhà trường đang đào tạo, điều kiện ký túc xá hay các chương trình hỗ trợ tài chính, thống kê điểm chuẩn, tỷ lệ có việc làm của sinh viên tốt nghiệp Đồng thời, đẩy mạnh các công cụ truyền thông khác như mạng xã hội (Facebook, Zalo, Youtube, Twitter, Flickr, Google plus). 763(4) 4.2021 Khoa học Xã hội và Nhân văn Kết quả của nghiên cứu cho thấy, 77,1% học sinh bắt đầu lựa chọn trường đại học từ lớp 11, 12 và có sự khác biệt trong quyết định chọn trường giữa các học sinh có thời điểm định hướng chọn trường đại học khác nhau. Do đó, các trường THPT nên đưa vào chương trình học môn hướng nghiệp hay xem hướng nghiệp là một trong những tiêu chí quan trọng trong giáo dục - đào tạo. Đồng thời, công tác hướng nghiệp cần được thực hiện thường xuyên, liên tục từ khi các em học sinh bước vào năm lớp 10 hơn là chỉ tổ chức vào cuối năm lớp 12. Ngoài ra, các trường THPT cần tạo hứng thú cho học sinh trong những buổi hướng nghiệp, tạo cho các em thấy được tầm quan trọng của việc tham gia vào các buổi học hướng nghiệp. Bên cạnh cung cấp thông tin về nghề nghiệp, nên đưa hình ảnh về các ngành nghề để làm cho buổi hướng nghiệp trở nên sinh động. Hạn chế của nghiên cứu Thứ nhất, mô hình 5 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh kiểm định giải thích được 56% sự biến thiên của biến phụ thuộc (quyết định chọn trường của học sinh), còn lại 44% được giải thích bởi những yếu tố khác chưa được đề cập trong mô hình. Nghĩa là, khả năng còn có những yếu tố khác, những biến quan sát khác cũng tham gia giải thích cho quyết định chọn trường của học sinh chưa được cô đọng trong mô hình nghiên cứu. Theo các nghiên cứu trước đây thì có nhiều yếu tố tác động đến quyết định chọn trường của học sinh như: động cơ cá nhân, tự tin bản thân, cảm nhận về chi phí, thông tin về trường, sự hấp dẫn của ngành học Nhưng do giới hạn về nguồn lực nên trong nghiên cứu này chỉ tập trung phân tích định lượng vào một số yếu tố cụ thể, đó là yếu tố điều kiện học tập, danh tiếng trường đại học, hoạt động truyền thông, yếu tố thuộc về bản thân học sinh, các cá nhân có ảnh hưởng. Vì vậy, những nghiên cứu tiếp theo trong tương lai có thể dựa vào kết quả của nghiên cứu này bổ sung các biến mới, xây dựng và kiểm định thêm những mô hình khác. Thứ hai, nghiên cứu chỉ mới triển khai thực hiện tại 5 trường THPT tại Quảng Ngãi nên mẫu chưa mang tính tổng quát cao. Thứ ba, nghiên cứu chưa có điều kiện đưa vào hết các tài liệu tham khảo đã triển khai thực hiện trên các vùng miền. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Hossler, Braxton, and Coopersmith (1989), “Understanding student college choice”, Higher education: Handbook of theory and research, 5, p.234. [2] Nguyễn Thị Kim Chi (2018), “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường đại học của học sinh THPT - Trường hợp Hà Nội”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. [3] D.W. Chapman (1981), “A model of student college choice”, The Journal of Higher Education, 52(5), pp.490-505. [4] A.F. Cabrera, and S.M. La Nasa (2000), "Understanding the college choice of disadvantaged students", New directions for Institutional Research. [5] L. Litten (1982), “Different strokes in the applicant pool: some refinements in model of student choice”, Journal of Higher Education, 4, pp.378-402. [6] Joseph Sia Kee Ming (2010), “Institutional factors influencing students’ college choice decision in Malaysia: A Conceptual Framework”, International Journal of Business and Social Science, 1(3), pp.53-58. [7] M. Joseph, B. Joseph (1998), “Identifying Need of potential students in tertiary education for strategy development”, Quality Assurance in Education, 6(2), pp.90-96. [8] M. Joseph and B. Joseph (2000), “Indonesian students’ perceptions of choice criteria in the selection of a tertiary institution: strategic implications”, The International Journal of Educational Management, 14(1), pp.40-44. [9] K. Wagner, and P.Y. Fard (2009), Factors Influencing Malaysian Students’ Intention to study at a Higher Educational Institution, E-Leader Kuala Lumpur. [10] L. Lay, J. Maguire (1981), “Coordinating market and evaluation research on the admission rating process”, Research in Higher Education, 14(1), pp.71-85. [11] G.A. Jackson (1982), “Public efficiency and private choice in higher education”, Educational Evaluation and Policy Analysis, 4(2), pp.237-247. [12] S.G. Washburn, B.L. Garton, and P.R. Vaughn (2000), Factors influencing college choice of agriculture students College-Wide compared with students majoring in Agricultural Education, University of Florida.
File đính kèm:
- cac_yeu_to_anh_huong_den_quyet_dinh_chon_truong_dai_hoc_cua.pdf