Các thành phần của mạng máy tính

Trong hệ thống mạng quảng bá chỉ tồn tại một kênh truyền được chia sẻ cho tất cả các máy tính. Khi một máy tính gởi tin, tất cả các máy tính còn lại sẽ nhận được tin đó. Tại một thời điểm chỉ cho phép một máy tính được phép sử dụng đường truyền.

Các thành phần của mạng máy tính trang 1

Trang 1

Các thành phần của mạng máy tính trang 2

Trang 2

Các thành phần của mạng máy tính trang 3

Trang 3

Các thành phần của mạng máy tính trang 4

Trang 4

Các thành phần của mạng máy tính trang 5

Trang 5

Các thành phần của mạng máy tính trang 6

Trang 6

Các thành phần của mạng máy tính trang 7

Trang 7

Các thành phần của mạng máy tính trang 8

Trang 8

Các thành phần của mạng máy tính trang 9

Trang 9

Các thành phần của mạng máy tính trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 14 trang Danh Thịnh 08/01/2024 4700
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Các thành phần của mạng máy tính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các thành phần của mạng máy tính

Các thành phần của mạng máy tính
Các thành phần của mạng
máy tính
Bởi:
unknown
Phần cứng mạng máy tính
Phân loại mạng máy tính theo kỹ thuật truyền tin
Dựa theo kỹ thuật truyền tải thông tin, người ta có thể chia mạng thành hai loại là Mạng
quảng bá (Broadcast Network) và mạng điểm nối điểm (Point – to – point Network)
Mạng quảng bá
Trong hệ thống mạng quảng bá chỉ tồn tại một kênh truyền được chia sẻ cho tất cả các
máy tính. Khi một máy tính gởi tin, tất cả các máy tính còn lại sẽ nhận được tin đó. Tại
một thời điểm chỉ cho phép một máy tính được phép sử dụng đường truyền.
Mạng điểm nối điểm
Trong hệ thống mạng này, các máy tính được nối lại với nhau thành từng cặp. Thông tin
được gởi đi sẽ được truyền trực tiếp từ máy gởi đến máy nhận hoặc được chuyển tiếp
qua nhiều máy trung gian trước khi đến máy tính nhận.
Phân loại mạng máy tính theo phạm vị địa lý
Trong cách phân loại này người ta chú ý đến đại lượng Đường kính mạng chỉ khoảng
cách của hai máy tính xa nhất trong mạng. Dựa vào đại lượng này người ta có thể phân
mạng thành các loại sau:
Các thành phần của mạng máy tính
1/14
Mạng cục bộ
Đây là mạng thuộc loại mạng quảng bá, sử dụng một đường truyền có tốc độ cao, băng
thông rộng, có hình trạng (topology) đơn giản như mạng hình bus, mạng hình sao (Star
topology), mạng hình vòng (Ring topology).
Mạng hình bus
Mạng hình Bus
Tất cả các máy tính được nối lại bằng một dây dẫn (Cáp đồng trục gầy hoặc đồng trục
béo). Khi một trong số chúng thực hiện truyền tin, tín hiệu sẽ lan truyền đến tất cả các
máy tính còn lại. Nếu có hai máy tính truyền tin cùng một lúc thì sẽ dẫn đến tình trạng
đụng độ và trạng thái lỗi xẩy ra.
Mạng hình sao
Mạng hình sao
Các máy tính được nối trực tiếp vào một Bộ tập trung nối kết, gọi là Hub. Dữ liệu được
chuyển qua Hub trước khi đến các máy nhận. Hub có nhiều cổng (port), mỗi cổng cho
Các thành phần của mạng máy tính
2/14
phép một máy tính nối vào. Hub đóng vai trò như một bộ khuyếch đại (repeater). Nó
khuyếch đại tín hiệu nhận được trước khi truyền lại tín hiệu đó trên các cổng còn lại.
Ưu điểm của mạng hình sao là dễ dàng cài đặt, không dừng mạng khi nối thêm vào hoặc
lấy một máy tính ra khỏi mạng, cũng như dễ dàng phát hiện lỗi. So với mạng hình Bus,
mạng hình sao có tín ổn định cao hơn.
Tuy nhiên nó đòi hỏi nhiều dây dẫn hơn so với mạng hình bus. Toàn mạng sẽ bị ngưng
hoạt động nếu Hub bị hư. Chi phí đầu tư mạng hình sao cao hơn mạng hình Bus.
Mạng hình vòng
Mạng hình vòng
Tồn tại một thẻ bài (token: một gói tin nhỏ) lần lượt truyền qua các máy tính. Một máy
tính khi truyền tin phải tuân thủ nguyên tắc sau:
• Chờ cho đến khi token đến nó và nó sẽ lấy token ra khỏi vòng tròn.
• Gởi gói tin của nó đi một vòng qua các máy tính trên đường tròn.
• Chờ cho đến khi gói tin quay về
• Đưa token trở lại vòng tròn để nút bên cạnh nhận token
Mạng đô thị
Mạng đô thị
Các thành phần của mạng máy tính
3/14
Mạng MAN được sử dụng để nối tất cả các máy tính trong phạm vi toàn thành phố. Ví
dụ như mạng truyền hình cáp trong thành phố.
Mạng diện rộng
Mạng diện rộng
Mạng LAN và mạng MAN thông thường không sử dụng các thiết bị chuyển mạch, điều
đó hạn chế trong việc mở rộng phạm vi mạng về số lượng máy tính và khoảng cách.
Chính vì thế mạng diện rộng được phát minh.
Trong một mạng WAN, các máy tính (hosts)được nối vào một mạng con (subnet) hay
đôi khi còn gọi là đường trục mạng (Backbone), trong đó có chứa các bộ chọn đường
(routers) và các đường truyền tải (transmission lines).
Lưu và chuyển tiếp trong mạng WAN
Các Routers thông thường có nhiệm vụ lưu và chuyển tiếp các gói tin mà nó nhận được
theo nguyên lý cơ bản sau: Các gói tin đến một router sẽ được lưu vào trong một hàng
chờ, kế đến router sẽ quyết định nơi gói tin cần phải đến và sau đó sẽ chuyển gói tin lên
đường đã được chọn.
Mạng không dây
Nếu phân biệt mang theo tiêu chí hữu tuyến hay vô tuyến thì ta có thêm các loại mạng
không dây sau:
Nối kết hệ thống (System interconnection)
Các thành phần của mạng máy tính
4/14
Mạng này nhằm mục đích thay thế hệ thống cáp nối kết các thiết bị cục bộ vào máy tính
như màn hình, bàn phím, chuột, phone, loa ,....
(a) Thiết bị không dây, (b) Mạng cục bộ không dây
Mạng cục bộ không dây (Wireless LANs):
Tất cả các máy tính giao tiếp với nhau thông qua một trạm cơ sở (Base Station) được
nối bằng cáp vào hệ thống mạng.
Mạng diện rộng không dây (Wireless WANs):
Thông thường mạng điện thoại di động số thuộc dạng này. Với các công nghệ mới cho
phép băng thông mạng có thể đạt đến 50 Mbps với khoảng cách vài kilomet
Mạng diện rộng không dây
Trong hình (a ) các máy tính sử dụng công nghệ mạng vô tuyến để nối kết với router.
Ngược lại trong hình (b), các máy tính được nối bằng đường dây hữu tuyến với một
router, để từ đó router sử dụng kỹ thuật vô tuyến để liên lạc với các router khác.
Liên mạng (Internetwork)
Thông thường một mạng máy tính có thể không đồng nhất ( homogeneous), tức có sự
khác nhau về phần cứng và phần mềm giữa các máy tính. Trong thực tế ta chỉ có thể xây
Các thành phần của mạng máy tính
5/14
dựng được các mạng lớn bằng cách liên nối kết (interconnecting) nhiều loại mạng lại
với nhau. Công việc này được gọi là liên mạng (Internetworking).
Ví dụ:
• Nối kết một tập các mạng LAN có kiểu khác nhau như dạng Bus với dạng vòng
của một công ty.
• Nối các mạng LAN lại với nhau nhờ vào một mạng diện rộng, lúc đó mạng
WAN đóng vai trò là một Subnet.
• Nối các mạng WAN lại với nhau hình thành mạng WAN lớn hơn. Liên mạng
lớn nhất hiện nay là mạng toàn cầu Internet.
Phần mềm mạng
Đây là thành phần quan trọng thật sự làm cho mạng máy tính vận hành chứ không phải
là phần cứng. Phần mềm mạng được xây dựng dựa trên nền tảng của 3 khái niệm là giao
thức (protocol), dịch vụ (service) và giao diện (interface).
• Giao thức (Protocol): Mô tả cách thức hai thành phần giao tiếp trao đổi thông
tin với nhau.
•
• Dịch vụ (Services): Mô tả những gì mà một mạng máy tính cung cấp cho các
thành phần muốn giao tiếp với nó.
• Giao diện 

File đính kèm:

  • pdfcac_thanh_phan_cua_mang_may_tinh.pdf